UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
89/2000/QĐ-UB
|
Phủ Lý, ngày
21 tháng 1 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NẾP SỐNG VĂN HOÁ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được
Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UB ngày 12 tháng 9
năm 1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thực hiện nếp sống văn hoá, thực
hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
Xét đề nghị của Ban chỉ đạo đời sống văn hoá
tỉnh Hà Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này các quy định về nếp sống văn hoá như sau:
1. Quy định lễ hội.
2. Quy định việc tang theo nếp sống văn hoá
3. Quy định việc cưới theo nếp sống văn hoá.
4. Quy định về bài trừ mê tín dị đoan.
5. Tiêu chuẩn làng văn hoá.
6. Tiêu chuẩn cơ quan, doanh nghiệp văn hoá.
7. Tiêu chuẩn trường học văn hoá.
8. Tiêu chuẩn bệnh viên, phòng khám đa khoa khu
vực, trạm y tế văn hoá.
9. Tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
Điều 2. Quyết định này
thay thế Quyết định 463/QĐ-UB ngày 02 tháng 6 năm 1994 của UBND tỉnh Hà Nam;
Quyết định 156/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Nam và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Thủ trưởng các cấp, các ngàmh, các đơn vị cơ quan, doanh nghiệp, trường
học và các cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Cương
|
QUY ĐỊNH
VIỆC TANG THEO NẾP SỐNG VĂN HOÁ
Tang lễ là việc gia đình, tập thể, xã hội tổ chức
tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Việc tổ chức tang lễ phải trang
nghiêm, biểu hiện tình cảm thương tiếc, chân thành, thuỷ chung, vì vậy cần thực
hiện những quy định sau:
I. Nguyễn tắc chung:
Gia đình có người chết trong bất cứ trường hợp
nào, đều phải khai báo kịp thời với chính quyền cơ sở. Không để người chết ở
nhà quá 48 giờ. Trường hợp người chết vì bệnh dịch, gia đình phải tuyệt đối
tuân theo sự chỉ đạo của cơ quan y tế. Những người chết đột xuất không rõ
nguyên nhân hoặc có dấu hiệu tội phạm phải được cơ quan chức năng khám nghiệm tử
thi theo quy định của pháp luật trước khi khâm liệm. Người chết ở nơi khác
(ngoài đường, sông…) nếu đã đưa về gia đình được quàn tại nhà hoặc ở nơi thích
hợp, phải đảm bảo không cản trở giao thông và trật tự, vệ sinh công cộng.
II. Tổ chức tang lễ:
1. Tổ chức trang trọng, tiết kiệm xoá bỏ mọi
nghi lễ lạc hậu, mê tín dị đoan.
2. Các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương
cần giúp đỡ tang chủ tổ chức đám tang chu đáo theo nếp sống văn hoá.
3. Thành lập ban tang lễ:
- Khi có người chưa qua đời đại diện chính quyền,
cơ quan, hội người cao tuổi, đoàn thể thôn xóm, khu phố… cùng gia đình lập ban
tổ chức tang lễ.
- Ban tổ chức tang lễ có trách nhiệm kết hợp chặt
chẽ và giúp đỡ tang chủ tổ chức chu đáo việc tang trên tinh thần: trang trọng,
gọn gàng, tiết kiệm, tương trợ, đoàn kết cộng đồng.
- Nếu người qua đời không có gia đình hoặc không
có người thân đứng ra lo liệu thì chính quyền địa phương phối hợp với các đoàn
thể nhân dân, các tổ chức xã hội chịu trách nhiệm tổ chức đám tang chu đáo.
4. Khâm liệm và nhập quan:
- Gia đình có người chết phải vệ sinh tẩy uế sạch
sẽ đồ dùng, giường nằm của người chết, không để lâu mới khâm liệm làm ô nhiễm
môi trường.
- Khi khâm liệm xoá bỏ hủ tục: lễ phạt mộc, tống
tiền, hú hồn, yểm bùa, không đưa thi hài vào nhờ thờ, đình, đền, chùa làm lễ.
5. Lễ viếng:
- Đảm bảo trang trọng, thiết thực, không phúng
viếng linh đình, phô trương lãnh phí. Không phúng viếng bằng thức ăn chín. Viếng
vòng hoa chỉ nên dành cho đầu mối cơ quan, tập thể.
- Các vị chức sắc tôn giáo được phép đến làm lễ
tại gia đình tang chủ. Thời gian làm lễ không quá 45 phút. Nghiêm cấm các hình
thức mê tín dị đoan.
6. Nhạc tang:
- Kèn trống, loa đài phục vụ lễ tang từ 5 giờ đến
23 giờ cùng ngày, sử dụng âm thanh vừa đủ.
- Trong một đám tang chỉ nên dùng một loại loại
nhạc tang theo phong tục truyền thống.
7. Đưa tang:
- Đến giờ đưa tang ban tang lễ đọc điếu văn, mọi
người giữ thái độ trang nghiêm, yên lặng, tỏ thái độ thương tiếc với người quá
cố.
- Khi đưa tang không gây cản trở giao thông công
cộng, xoá bỏ các thủ tục lạc hậu.
8. Hạ huyệt, đắp mồ:
- Huyệt đào sâu ít nhất 1,5m
- Khi hạ quan tài xuống huyệt, mọi người đưa
tang để 1 phút mặc niệm, sau đó lấp huyệt, đắp mồ, dựng bia, đặt vòng hoa thắp
hương. Đại diện tang chủ có lời cảm tạ những người đưa tiễn.
III. Một số quy định khác:
1. Các địa phương quy định khu vực nghĩa trang
xa khu dân cư và nguồn nước ăn, tránh ô nhiễm môi trường. Có người trông coi
nghĩa trang và hướng dẫn đặt việc đặt mồ mả theo thứ tự, tránh lãng phí ruộng đất.
Khuyến khích thực hiện việc đào sâu, chôn chặt, không cải táng. Nếu địa phương
nào còn duy trì nếp cải táng thì việc cải táng chỉ thực hiện sau 3 năm (36
tháng) trở lên để đảm bảo vệ sinh. Nên vận động thực hiện hoả táng, dần dần
hình thành tập quán mai táng mới.
2. Gia đình có người quá cố có trách nhiệm thực
hiện việc chôn, cất theo khu vực quy định của địa phương.
3. Không tổ chức ăn uống linh đình trong đám
tang. Các lễ nghi 3 ngày, tuần đầu, 49 ngày, 100 ngày, ngày giỗ hàng năm nên tổ
chức gọn nhẹ, tiết kiêm.
4. Để tang lễ có những hình thức: Chít khăn trắng,
đeo băng đen ở cánh tay, đính miếng vải đen ở tay trái…Để tang không cản trở việc
lấy chồng, lấy vợ, làm nghĩa vụ công dân và tham gia các hoạt động xã hội khác.
QUY ĐỊNH
VIỆC CƯỚI THEO NẾP SỐNG VĂN HOÁ
Cưới là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người.
Xây dựng tập quán tốt đẹp, lành mạnh trong việc cưới là biểu hiện sự văn minh,
văn hoá trong xã hội tiến bộ, việc cưới phải thực hiện theo các quy định sau:
I. Nguyên tắc chung:
1. Thực hiện việc cưới theo đúng luật hôn nhân
gia đình: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; Một vợ, một chồng: nam nữ bình đẳng; cấm
tảo hôn, cấm cưỡng ép hôn nhân; cấm thách cưới; cấm đầu cơ trục lợi trong việc
cưới. Kiên quyết đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan trong hôn nhân.
2. Việc cưới phải được tổ chức lành mạnh, văn
minh, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống văn hoá địa phương, thể hiện vẻ đẹp
văn hoá của cộng đồng.
II. Các thể thức cơ bản trong việc cưới:
Để trở thành vợ chồng, đôi nam nữ phải đăng ký kết
hôn tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 người đây là điều kiện
bắt buộc.
Đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn:
- UBND xã, phường, thị trấn hướng dẫn và tổ chức
đăng ký kết hôn đúng thủ tục Nhà nước đã quy định.
- Lễ trao giấy chứng nhận kết hôn là nghi thức bắt
buộc vì đây là lễ thành hôn chính thức về mặt pháp lý, phải thực hiện một cách
nghiêm túc, trang trọng.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã , phường, thị
trấn chủ trì và trực tiếp trao giấy chứnh nhận kết hôn tại một trong các địa điểm:
Trụ Sở UBND, phòng họp, hội trường, nhà văn hoá… Trang trí nơi tổ chức phải có
Quốc huy. Không tổ chức ăn uống trong buổi lễ trao giấy chứng nhận kết hôn.
2. Các thủ tục việc cưới:
a) Chạm ngõ là nghi thức tạo mối quan hệ và
trách nhiệm giữa hai gia đình cho hạnh phúc đôi nam nữ. Không tổ chức rườm rà,
lãnh phí.
b) Lễ hỏi là nghi thức mang tính phong tục, xác
định trách nhiệm của hai gia đình trong việc tổ chức cưới cho đôi nam nữ và thống
nhất thời gian tiến hành lễ cưới. Không phô trương, lãnh phí và thách cưới tốn
kém.
Những nơi không còn tục chạm ngõ, ăn hỏi….thì
không nên lập lại.
c) Lễ cưới:
- Được tổ chức sau lễ chứng nhận kết hôn của
chính quyền địa phương.
- Địa điểm tổ chức lễ cưới được trang trí hài
hoà, đẹp, lịch sự.
- Không sử dụng những văn hóa phẩm đồi truỵ,
kích động. Sử dụng loa, đài với công suất vừa đủ và chỉ hoạt động trong thời gian
5 giờ đến 23 giờ trong ngày.
- Trang phục cô dâu, chú rể đẹp, lịch sự, phù hợp
với điều kiện kinh tế của từng gia đình và truyền thống văn hoá của địa phương.
- Việc đưa, đón dâu đảm bảo an toàn, tíêt kiệm,
thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến giao thông và trật tự công cộng.
- Chủ hôn là người có uy tín, có kinh nghiệm để
điều hành lễ cưới vui tươi và chu đáo. Thời gian tổ chức lễ cưới không kéo dài
quá 45 phút.
- Chỉ nên tổ chức ăn uống, mừng lễ cưới trong phạm
vi gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết. Đối với bạn bè công tác thì nên sử dụng
hình thức báo hỉ sau khi tổ chức lễ cưới hoặc sau khi tổ chức lễ trao giấy chứng
nhận kết hôn mà không tổ chức lễ cưới.
QUY ĐỊNH
VỀ BÀI TRỪ MÊ TÍN DỊ ĐOAN
Mê tín dị đoan là niềm tin mê muội, do con người
chưa đủ khả năng phân tích, lý giải đúng sai về các hiện tượng tự nhiên và xã hội,
bị người xấu lợi dụng tin vào điều nhảm nhí, mù quáng.
Tín ngưỡng là sự tin tưởng ngưỡng mộ, thể hiện đời
sống tâm linh của con người hằng cầu mong về một cuộc sống tốt đẹp.
I. Nguyên tắc chung:
1. Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của công dân.
2. Việc thờ cúng tổ tiên, đi lễ nhà thờ, đền
đình, chùa và những nơi thờ các danh nhân lịch sử tín ngưỡng đựơc nhà nước tôn
trọng. Cấm mọi biểu hiện hoạt động mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo
đức, lối sống, sức khoẻ, tiền của , tình cảm, tính mạng của công dân và gây mất
trật tự trị an xã hội.
II. Quy định cụ thể:
1. Cấm hành nghề bói toán, xem tướng số, lên đồng,
gọi hồn, đội bát nhang, sóc thẻ, bán thẻ, phù phép, bán bùa và chữa bệnh bằng
phương pháp mê tín.
2. Không sản xuất buôn bán, lưu hành và sử dụng
hàng mã bao gồm các đồ dùng, con vật, hình nhân bằng giấy và các loại hình bằng
giấy giả.
3. Cấm tự động xây dựng mới nơi thờ tự hoặc tự ý
thay đổi hiện trạng đình, đến, chùa, nhà thờ, miếu điện…không lập thêm bàn thờ
mẫu, ngũ hổ, bạch xà…các di tích được nhà nứơc xếp hạn khi muốn trùng tu, tôn tạo
phải xin phép các cấp có thẩm quyền.
4. Cấm thành lập các đoàn tế lễ hoạt động vì mục
đích kiếm tiền.
5. Những người hành nghề cung văn phải được phép
của Sở Văn hoá Thông tin và chịu sự giám sát của Sở về nội dung các bài cung
văn.
6. Không được lập bàn thờ, đặt bát hương tại các
công Sở, trường học, đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp của Nhà nước và các tổ chức
chính trị, xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.
TIÊU CHUẨN
LÀNG VĂN HOÁ
Xây dựng làng văn hoá là kế thừa, phát huy những
giá trị của di sản văn hoá và thuần phong mỹ tục của ông cha để lại, góp phần
tích cực vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Dưới đây là tiêu chuẩn của một làng văn hoá:
1. Kinh tế ngày một phát triển, xoá hộ đói, giảm
hộ nghèo, tăng hộ giầu. Cơ sở hạ tầng: Hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống
nước sạch, hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh, nhà trẻ mẫu giáo, câu lạc bộ,
những điểm vui chơi giải trí…đựơc xây dựng ngày một khang trang, phục vụ được
đông đảo quần chúng nhân dân.
2. Nếp sống văn hoá và sinh hoạt trong làng thực
sự văn minh, tiến bộ, không có những tập tục lạc hậu, không có các tệ nạn xã hội.
Các lễ hội và gia lễ đựơc tổ chức phù hợp với thuần phong mỹ tục.
- Các hoạt động văn hoá thể thao được duy trì đều
đặn như: câu lạc bộ, phòng đọc sách, báo, đội văn nghệ, nhà thông tin, các đội
bóng…
- Các lĩnh vực giáo dục, y tế, dân số, bảo vệ
môi trường đạt yêu cầu và chỉ tiêu quy định.
- Phấn đấu hạ chỉ tiêu về tỷ lệ phát triển dân số,
không có người sinh con thứ 3, tích cực phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em và
bà mẹ đang mang thai.
- Chăm lo khuyến học, khuyến tài, khuyến nghệ,
không có người mù chữ (mọi người trong độ tuổi đều được đi học).
- Chú trọng bảo vệ và phát triển nét văn hoá văn
nghệ truyền thống riêng của từng địa phương.
3. Xây dựng cảnh quan và môi trường sống trong
lành, giữ gìn, tôn tạo những danh lam thắng cảnh di tích lịch sử, văn hóa truyền
thống của làng quê.
- Khuyến khích phát triển sinh vật cảnh từng hộ
trong làng.
4. Xây dựng nề nếp việc thực hiện nghiêm chỉnh
đường nối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, không có người vi phạm
pháp luật. Xây dựng và thực hiện hương ước phù hợp với truyền thống văn hoá và
pháp luật của Nhà nước, đạt tiêu chuẩn an ninh trật tự thôn, xóm bình yên. Có
trên 50% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
TIÊU CHUẨN
CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VĂN HOÁ
Cơ quan, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chủ
trương, đường lối của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, đảm bảo
các tiêu chuẩn văn hoá sau:
1. Tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể được
công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
thao và các sinh hoạt câu lạc bộ để nâng cao sức khoẻ và tinh thần cho cán bộ
công nhân viên.
3. Từ quy hoạch tổng thể cho tới nơi sản xuất,
nơi làm việc và nơi giao tiếp và khu vực nghỉ ngơi, giải trí đảm bảo tính khoa
học và tính văn hoá.
4. Bố trí hợp lý các phương tiện thông tin tuyên
truyền trực quan: Bản tin, tủ ảnh, pano áp phích, khẩu hiệu phục vụ sản xuất và
chương trình công tác.
5. Có hệ thống vệ sinh công cộng: Nhà tắm, nhà vệ
sinh, hệ thống thoát nước ngầm đảm bảo không để nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Trồng cây tạo môi trường: “xanh,
sạch, đẹp”.
6. Cơ quan doanh nghiệp phải có thiết bị phòng cứu
hoả, thiết bị chiếu sáng, hệ thống thông gió, hút bụi, chống tiếng ồn trong sản
xuất để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
7. Đối với cán bộ, công nhân viên chức: Thực hiện
tốt quy chế làm việc của cơ quan, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
TIÊU CHUẨN
TRƯỜNG HỌC VĂN HOÁ
Trường học là nơi giáo dục, đào tạo các thế hệ học
sinh theo mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước. Nhà trường là một
trong những trung tâm văn hoá, giáo dục ở địa phương phải có nếp sống văn hóa
theo tiêu chuẩn:
I. Đối với tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường:
1. Đoàn kết, thống nhất có lối sống mẫu mực, dạy
tốt với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu.
2. Xây dựng các mối quan hệ tốt với phụ huynh học
sinh địa phương.
3. Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về
chuyên môn, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng đúc rút kinh nghiệp, cải tiến
phương tiện giảng dạy, nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.
4. Chấp hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nứơc. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo, luôn xây dựng gia đình nhà giáo mẫu mực và tích cực tham gia các hoạt động
xã hội.
II. Học sinh phải được giáo dục phát triển
toàn diện:
1. Có sức khoẻ tốt, có nếp sống lành mạnh: Thường
xuyên tập thể dục, thể thao và hoạt động văn hoá, văn nghệ sôi nổi, bổ ích.
Không đọc, xem, lưu trữ sách, báo, phim ảnh, văn hoá phẩm đồi truỵ; không hút
thuốc lá, không nghiện ma tuý; không rượu chè cờ bạc, không nói tục chửi bậy,
không vi phạm pháp luật. Có trang phục khoẻ đẹp, phù hợp với lứa tuổi và điều
kiện gia đình. Biết thưởng thức văn học nghệ thụât, có quan điểm thẩm mỹ đúng đắn.
2. Rèn luyện năng lực học và tự học, tự giác học
tập và có phương pháp tư duy khoa học, biết học thầy, học bạn, học trong sách vở,
học ngoài xã hội. Không ngừng tìm tòi học hỏi, cải tiến phương pháp học tập, biến
quá trình đượ đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
3. Có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người
lúc khó khăn, kính trên nhường dưới, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập và trong sinh hoạt.
4. Thực hiện tốt “10 điều giao tiếp văn hoá của
học sinh”.
III. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh:
1. Trường phải đạt danh hiệu “Trường tiên tiến
xuất sắc”.
2. Quy hoạch trường, lớp hợp lý, phù hợp với
tình hình kinh tế và xã hội của địa phương, đảo bảo trường lớp “xanh, sạch, đẹp”.
3. Có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giáo dục
đào tạo toàn diện.
4. Có nơi sinh hoạt thể dục thể thao, văn hóa
văn nghệ cho thầy và trò.
5. Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong trường
học.
6. Trường phải là một trung tâm văn hoá để tuyên
truyền và gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nứơc.
10 ĐIỀU GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ
CỦA HỌC SINH
1. Kính trọng, lễ phép đối với mọi người, kính
thầy, yêu bạn.
2. Vâng lời ông, bà, cha mẹ, anh chị em và làm
gương cho các em noi theo.
3. Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông,
không đi bộ, đi xe đạp hàng 2 dưới lòng đường, không đi xe đạp trên hè phố và
trong công viên; không viết vẽ bậy lên tường và bàn nghế; nghiêm cấm mọi hành
vi phá hoại hoặc lấy cắp tài sản của nhân dân và Nhà nước.
4. Thực hiện nghiêm túc nội quy của Nhà trường
và quy chế trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Có nếp sống văn hoá lành mạnh, không nói tục,
chửi bậy, gây gổ đánh nhau, không hút thuốc lá, không xem sách báo, văn hoá phẩm
đồi truỵ, phản động, không mắc các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật.
6. Biết xử sự một cách có văn hoá: Chào hỏi khi
gặp mặt, cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm phiền người khác.
7. Quý trọng, giúp đỡ người cao tuổi, em nhỏ, phụ
nữ có thai, thương bệnh binh, người tàn tật, học sinh nghèo và những người gặp
khó khăn ở mọi lúc, mọi nơi.
8. Đầu tóc gọn gàng, trang phục sạch, đẹp phù hợp
với lứa tuổi học trò và điều kiện gia đình, xã hội.
9. Gặp đám tang cần tỏ thành kính đối với người
đã khuất.
10.Quan hệ với người nước ngoài lịch sự, đúng mực
và giữ được thể diện Quốc gia.
TIÊU CHUẨN
BỆNH VIỆN, PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC, TRẠM Y TẾ VĂN HOÁ
Bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế
xã, phường, thị trấn, kể cả cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được cơ quan Nhà nứơc
có thẩm quyền cho phép, không chỉ là nơi khám chữa bệnh cho nhân dân, mà còn là
nơi giáo dục, tuyên truyền, bảo vệ sức khoẻ và hướng dẫn nhân dân phòng, chống
các bệnh dịch.
Tiêu chuẩn bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực,
trạm y tế có nếp sống văn hoá như sau:
I. Đối với cán bộ, công nhân viên chức y tế:
1. Thực hiện nghiêm kỷ luật lao động và các quy
chế chuyên môn.
2. Thực hiện tốt 12 điều y đức đối với cán bộ y
tế ban hành theo Quyết định 1088/BTY/QĐ ngày 6/11/1996 của Bộ Y tế.
3. Mọi cán bộ, công nhân viên đến cơ quan làm việc
phải theo thẻ công chức, viên chức. Y phục phải sạch đẹp, thực hiện đúng chức
trách cá nhân.
4. Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, thể
thao và các hoạt động xã hội khác
II. Đối với các cơ quan
1. Tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể được
công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Thường xuyên tổ chức các phong trào sinh hoạt
văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao...tạo không khí vui tươi lành mạnh phục vụ
tốt cho nhiệm vụ chuyên môn.
3. Không để xảy ra tai biến trong điều trị.
4. Tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ các hình thức chính trị, xã hội cho cán bộ công nhân viên.
5. Có cảnh quan môi trường “xanh, sạch, đẹp”. Xử
lý tốt chất thải, không làm ô nhiễm môi trường.
6. Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn trong cơ
quan bệnh viện và bệnh nhân.
TIÊU CHUẨN
GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì
xã hội mới tốt. Tiêu chuẩn gia đình văn hoá như sau:
I. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ:
1. Vợ chồng tôn trọng lẫn nhau, cùng chung trách
nhiệm xây dựng gia đình chăm sóc con cháu.
2. Xây dựng các mối quan hệ trong gia đình bình
đẳng, nhân ái, tốt đẹp. Bố mẹ có trách nhiệm nuôi con khoẻ dạy con ngoan, đối xử
công bằng với các con. Người lớn (ông, bà, anh, chị) sống mẫu mực. Con cháu biết
hiếu thảo, chăm ngoan, lễ phép, làm tròn bổn phận chăm sóc chu đáo ông, bà, bố,
mẹ và những người thân trong gia đình.
3. Mọi thành viên trong gia đình có ý thực giữ
gìn, vun đắp và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2
con.
4. Thực hiện việc cưới, tang lễ, giỗ tết tiết kiệm,
lịch sự văn minh phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình.
5. Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, tạo
việc làm và thu nhập chính đáng bằng trí tuệ và sức lao động của mình, chi tiêu
có kế hoạch và tiết kiệm để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
II. Thực hiện tốt nghĩa vụ của người công
dân:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật,
của Đảng và Nhà nước, thực hiện đấy đủ nghĩa vụ người công dân, cũng như quy ước,
quy chế, quy định, nội quy của cơ quan, địa phương nơi cư trú và các đoàn thể
ban hành.
2. Không sử dụng và lưu hành các loại văn bản hoá
phẩm đồi truỵ, phản động bạo lực, không mê tín dị đoan, không có người mắc các
tệ nạn xã hội.
3. Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng,
giữ gìn vệ sinh môi trường cảnh quan. Bảo vệ di sản, di tích lịch sử, văn hoá.
III. Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân
cư:
1. Có tinh thần tương trợ đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau. Có ý thức giúp đỡ người nghèo và những gia đình neo đơn. Tích cực tham
gia các hoạt động từ thiện.
2. Tôn trọng cuộc sống riêng của mọi cá nhân và
gia đình. Cùng nhau giải quyết các mối quan hệ bất đồng với ý thức xây dựng, thẳng
thắn và đoàn kết.
3. Tham gia đầy đủ các sinh hoạt, hội họp của
thôn, xóm, tổ dân phố, miền dân cư.