ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4475/UBND-KTTC
V/v hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số
1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
|
Đắk
Nông, ngày 29 tháng 11 năm 2011
|
Kính
gửi:
|
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa.
|
Thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg
ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày
28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hướng
dẫn thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và
Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
1. Về quyết định phê duyệt dự án sử
dụng vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ:
Trong khi chưa sửa đổi phân cấp
quản lý đầu tư, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã tuân thủ đúng quy
định hiện hành về thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế
kỹ thuật xây dựng công trình (dưới đây gọi chung là dự án), gồm các dự án mới và
dự án điều chỉnh quyết định đầu tư từ ngày 25 tháng 10 năm 2011 (dưới đây gọi tắt
là quyết định đầu tư).
Trước khi quyết định đầu tư, các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng
dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được
quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án và khả năng cân đối
vốn ở từng cấp ngân sách. Việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là
nội dung quan trọng, phải có trong hồ sơ dự án trước khi trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt (Mẫu hồ sơ thẩm định về nguồn vốn theo Phụ lục số 1 và số 2 kèm
theo Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Cơ quan thẩm định về nguồn vốn:
- Đối với nguồn vốn Trung ương bổ
sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính có ý kiến thẩm định về nguồn vốn.
- Đối với nguồn vốn cân đối ngân
sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác do địa phương quản lý: Sở Kế
hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định về nguồn vốn.
2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát
việc phê duyệt quyết định đầu tư và triển khai thực hiện các dự án của các Sở,
Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã:
a) Đối với các dự án có quyết định
đầu tư từ ngày 25/10/2011 trở đi:
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ
ngày quyết định đầu tư, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã gửi quyết
định đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Đối với các dự án mới đã phê
duyệt hoặc dự án có quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư trước ngày
25/10/2011, nhưng chưa khởi công hoặc chưa thực hiện phần điều chỉnh tổng mức
đầu tư: Trước ngày 15/12/2011 phải gửi các quyết định đầu tư về Sở Kế hoạch và
Đầu tư để rà soát, cho ý kiến về khả năng cân đối nguồn vốn (đối với các dự án
sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác
do địa phương quản lý), hoặc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho ý kiến
về khả năng cân đối nguồn vốn (đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Trung ương
bổ sung có mục tiêu cho địa phương và vốn trái phiếu Chính phủ).
c) Việc xác định nguồn vốn và cân đối
vốn là nội dung quan trọng trong hồ sơ dự án và thẩm định dự án trước khi trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những dự án được quyết định đầu tư mà không xác
định rõ nguồn vốn, không bảo đảm cân đối vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu
Chính phủ dẫn đến bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài, gây lãng phí, tốn thất
thì người ký quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về những lãng phí, tổn thất
do việc phê duyệt quyết định đầu tư gây ra và phải xử lý nghiêm theo đúng các
quy định của pháp luật. Đối với các dự án đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định
về nguồn vốn, đủ điều kiện bố trí vốn, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo
cáo UBND tỉnh cân đối vốn để hoàn thành dự án theo quy định.
d) Từ năm 2012, không bố trí vốn
cho các dự án đầu tư mới hoặc phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư, nếu trong
hồ sơ phê duyệt dự án không có ý kiến thẩm định chấp thuận về nguồn vốn của cơ
quan có thẩm quyền.
Tất cả các dự án sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ chỉ được thực hiện khối lượng theo mức vốn
kế hoạch được giao, để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Trường hợp thật sự cần
thiết phải bổ sung thêm vốn ngoài kế hoạch được giao hoặc cần điều chuyển vốn
trong nội bộ ngành, lĩnh vực và các chương trình mục tiêu, phải báo cáo cấp có
thẩm quyền giao kế hoạch vốn quyết định. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị
xã tự cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc phạm vi
trách nhiệm và thẩm quyền.
Việc cấp phát và ứng chi vốn ngân
sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ từ Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu
tư (trong kế hoạch) phải căn cứ vào khối lượng thực hiện. Đối với dự án chưa có
khối lượng thực hiện, việc tạm ứng vốn tối đa là 30% kế hoạch vốn được giao hàng
năm của dự án. Việc cấp phát và ứng chi tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi
thanh toán khối lượng hoàn thành.
3. Về tổng hợp, giao kế hoạch vốn
đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm 2012:
a) Nguyên tắc bố trí vốn ngân sách
Nhà nước:
- Tập trung bố trí vốn cho các dự
án đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng đến trước ngày 31/12/2011 nhưng
chưa bố trí đủ vốn (dưới đây gọi tắt là các dự án hoàn thành), theo thứ tự ưu
tiên: các dự án hoàn thành đến ngày 31/12/2010; các dự án hoàn thành từ
01/01/2011 đến ngày 31/10/2011; các dự án dự kiến hoàn thành từ ngày 01/11/2011
đến trước ngày 31/12/2011.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án
dự kiến hoàn thành trong năm 2012 (theo tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, khả
năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2012) và vốn đối ứng cho các
dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án.
- Số vốn còn lại (nếu có) bố trí
cho một số dự án chuyển tiếp và một số dự án mới thật sự cần thiết. Đối với dự
án mới phải có đủ các thủ tục đầu tư bao gồm: quyết định đầu tư, thiết kế cơ
sở, tổng dự toán được phê duyệt trước ngày 25/10/2011. Mức vốn bố trí cho dự án
mới năm 2012 phải bảo đảm nguyên tắc tổng số vốn bố trí cho từng dự án mới (gồm
vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp
khác), so với tổng mức vốn đầu tư của dự án được duyệt phải bảo đảm tối thiểu bằng
15% đối với dự án nhóm A; 20% do dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C.
- Việc bố trí vốn đầu tư đối với
các dự án chuyển tiếp phải bảo đảm dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm, dự án
nhóm C hoàn thành trong 3 năm.
b) Rà soát, lập danh mục các dự án
chuyển tiếp đang được đầu tư từ ngân sách Nhà nước:
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện,
thị xã tiến hành rà soát, lập danh mục các dự án chuyển tiếp đang được đầu tư từ
ngân sách Nhà nước.
- Danh mục các dự án hoàn thành đã
bàn giao và đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2011, nhưng chưa bố trí đủ vốn,
bao gồm:
+ Danh mục các dự án hoàn thành đã
bàn giao và đưa vào sử dụng đến ngày 31/10/2011.
+ Danh mục các dự án dự kiến hoàn
thành bàn giao và đưa vào sử dụng từ ngày 01/11/2011 đến trước 31/12/2011.
- Danh mục các dự án dự kiến hoàn
thành trong năm 2012:
Các dự án dự kiến hoàn thành trong
năm 2012 căn cứ theo tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, khả năng thực hiện
trong năm 2012. Các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 phải có khối lượng
hoàn thành so với tổng vốn đầu tư đến ngày 31/10/2011 đạt tối thiểu 80% đối với
các dự án nhóm A; 75% đối với dự án nhóm B; 60% đối với dự án nhóm C.
- Danh mục các dự án chuyển tiếp đang
thực hiện dự kiến bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2012.
- Danh mục các dự án được đầu tư từ
vốn ngân sách Nhà nước nhưng không bố trí được vốn kế hoạch năm 2012, gồm:
+ Danh mục các dự án có khả năng
chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc bán, chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới.
+ Danh mục các dự án chuyển tiếp
phải tạm dừng thực hiện năm 2012 do không thể chuyển đổi được sang các hình thức
đầu tư khác và không huy động được các nguồn vốn hợp pháp khác.
c) Quy trình tổng hợp, giao kế
hoạch vốn:
- Đối với các dự án sử dụng vốn
ngân sách Trung ương:
Sau khi trình Trung ương và được Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch
vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương năm 2012 cho tỉnh Đắk Nông
theo từng ngành, lĩnh vực, từng khoản bổ sung có mục tiêu; UBND tỉnh sẽ giao kế
hoạch vốn đầu tư phát triển cho từng dự án cụ thể.
- Đối với các dự án sử dụng vốn cân
đối ngân sách của địa phương, vốn xổ số kiến thiết và các nguồn vốn có tính chất
ngân sách Nhà nước:
Sau khi trình và được HĐND tỉnh quyết
nghị, căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo từng ngành, lĩnh vực; UBND
tỉnh giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho từng dự án cụ thể (trừ các nguồn
vốn ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư giao).
- Đối với các nguồn vốn phân cấp
cho UBND các huyện, thị xã quyết định đầu tư và bổ sung cho ngân sách các
huyện, thị xã:
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, căn
cứ vào kế hoạch vốn đầu tư phát triển bổ sung cho ngân sách các huyện, thị xã
theo từng ngành, lĩnh vực; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền của Chủ
tịch UBND tỉnh giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho từng dự án cụ thể.
- Đối với nguồn vốn chuẩn bị đầu
tư:
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, căn
cứ vào kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy
quyền của Chủ tịch UBND tỉnh giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho từng dự án cụ
thể.
4. Triển khai lập Kế hoạch đầu tư từ
ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ 03 năm (2013-2015):
a) Các Sở, Ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã chủ động rà soát lập các danh mục dự án đang đầu tư từ ngân sách
Nhà nước và trái phiếu Chính phủ (theo điểm b, khoản 3 của hướng dẫn này) và
danh mục các dự án dưới đây (gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quý I năm
2012):
- Danh mục các dự án đã có quyết
định đầu tư, chưa bố trí vốn thực hiện.
- Danh mục các dự án đã có chủ trương
đầu tư, chưa có quyết định đầu tư.
- Danh mục các dự án đề nghị cho chủ
trương đầu tư.
b) Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng
hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư 03 năm (2013-2015), trong đó có chia ra từng năm,
trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012.
Nhận được văn bản này, yêu cầu các
Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, Ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, nghiên cứu, đề
xuất UBND tỉnh giải quyết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KHTH, CNXD, KTTC (Tu).
|
CHỦ
TỊCH
Lê Diễn
|