Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp

Số hiệu: 54/2011/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 15/11/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

Ngày 15/11/2011, BGDĐT đã ban hành Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.


Theo đó, việc thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) sẽ bao gồm cả thành lập mới hoặc nâng cấp, chuyển đổi từ một cơ sở giáo dục đào tạo ở trình độ khác thành trường TCCN, với điền kiện là phải có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đề án thành lập trường phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường. Bên cạnh đó, việc sáp nhập, chia, tách, thành lập phân hiệu trường TCCN phải đảm bảo các yêu cầu và phải tuân theo trình tự, thủ tục quy hoạch mạng lưới trường TCCN, phát triển kinh tế - xã hội, quyền lợi của giáo viên và học sinh.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31/12/2011.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 54/2011/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75 /2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2011.

Thông tư này thay thế Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Bộ, ngành có trường trung cấp chuyên nghiệp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

 

ĐIỀU LỆ

TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là TCCN), bao gồm: tổ chức và quản lý; tổ chức và hoạt động đào tạo; giáo viên, cán bộ, nhân viên; người học; tài sản và tài chính; nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này được áp dụng đối với các trường TCCN và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ở trường TCCN.

Điều 2. Vị trí của trường trung cấp chuyên nghiệp

Trường TCCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ cán bộ, viên chức.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn 5 năm và 10 năm.

3. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý người học và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

4. Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở quy định về chương trình khung và chương trình khung các ngành đào tạo trình độ TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình của các ngành đào tạo TCCN để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường để bảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập. Việc biên soạn hoặc lựa chọn và duyệt giáo trình các ngành đào tạo TCCN thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

6. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

7. Được nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

8. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá.

9. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

10. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.

11. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

12. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.

13. Thực hiện công khai cam kết về chất lượng đào tạo và công khai về chất lượng đào tạo thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và về thu chi tài chính. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hệ thống và loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Hệ thống trường TCCN bao gồm:

a) Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành (bao gồm cả các trường TCCN thuộc các doanh nghiệp do Bộ, ngành thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật);

b) Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường TCCN thuộc tỉnh).

2. Trường TCCN được tổ chức theo các loại hình công lập và tư thục.

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Điều 5. Nguyên tắc đặt tên trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Tên trường TCCN được viết bằng tiếng Việt và dịch ra tiếng Anh, gồm có các cụm từ như sau:

Trường trung cấp + Lĩnh vực đào tạo chính (nếu cần) + Tên riêng của trường.

2. Tên trường TCCN mới thành lập không được trùng với tên trường đã thành lập trước đó trong hệ thống các trường TCCN trên phạm vi toàn quốc.

3. Tên trường TCCN phải phù hợp với lịch sử, văn hoá và các quy định của pháp luật Việt Nam. Tên trường TCCN không được thay đổi, trong trường hợp đặc biệt nếu cần thiết phải thay đổi tên trường, cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN ra quyết định đổi tên trường. Quyết định đổi tên trường phải được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, quản lý, đồng thời phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 6. Quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Trường TCCN chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành chịu sự quản lý nhà nước của Bộ, ngành có trường và chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở.

3. Trường TCCN thuộc tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo) và chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 7. Quy chế tổ chức hoạt động trường trung cấp chuyên nghiệp

Căn cứ các quy định của Điều lệ này, Quy chế tổ chức hoạt động của trường TCCN tư thục và các quy định của pháp luật có liên quan, trường TCCN xây dựng Quy chế tổ chức, hoạt động của nhà trường mình và công bố công khai để xã hội biết và giám sát.

Chương II

THÀNH LẬP, CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ VÀ THÀNH LẬP PHÂN HIỆU TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Điều 8. Khái niệm, điều kiện thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Việc thành lập trường TCCN bao gồm cả thành lập mới hoặc nâng cấp, chuyển đổi từ một cơ sở giáo dục đào tạo ở trình độ khác thành trường TCCN.

2. Điều kiện thành lập

a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 9. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường.

2. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động.

3. Có trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Trong đó, diện tích sàn xây dựng không ít hơn 2m2/học sinh và tổng diện tích đất của trường không ít hơn 2 héc ta.

4. Có chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đảm bảo theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục. Đối với trường TCCN tư thục, vốn điều lệ tối thiểu là 22,5 tỷ đồng, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.

6. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

7. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực nếu nhà trường có đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này thì được các cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục. Sau thời hạn 02 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường TCCN không được cấp phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực.

Điều 10. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể và thành lập phân hiệu trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể và thành lập phân hiệu đối với trường TCCN trực thuộc.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể và thành lập phân hiệu đối với trường TCCN thuộc tỉnh.

3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường TCCN thuộc tỉnh.

Điều 11. Hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Hồ sơ thành lập trường gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường với những nội dung chủ yếu sau:

- Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

- Các ngành dự kiến đào tạo;

- Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

- Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

- Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ các ngành dự kiến đào tạo của trường.

Số lượng hồ sơ là 04 bộ.

2. Trình tự, thủ tục thành lập trường

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này và gửi tới cơ quan quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường. Cơ quan quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường có trách nhiệm giao cho các đơn vị tổ chức thẩm định và ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN;

b) Thẩm định thành lập trường

- Đối với trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành thì đơn vị được giao quản lý, theo dõi giáo dục TCCN của Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ, ngành tổ chức thẩm định. Đối với trường TCCN thuộc tỉnh thì Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh tổ chức thẩm định;

- Văn bản thẩm định do người đứng đầu cơ quan chủ trì thẩm định ký. Nội dung văn bản thẩm định phải đảm bảo đủ cơ sở để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định: thống nhất việc thành lập trường; không thống nhất việc thành lập trường; chưa thành lập trường, cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề trong đề án.

c) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường

Sau khi thẩm định, nếu thống nhất việc thành lập trường, cơ quan chủ trì thẩm định dự thảo quyết định trình cấp có thẩm quyền ký quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN. Quyết định thành lập trường hoặc cho phép thành lập trường TCCN phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi quản lý (trừ các trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).

d) Thời hạn giải quyết việc thành lập trường TCCN

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đề nghị thành lập trường;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng thủ tục, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN.

Điều 12. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cho phép trường trung cấp chuyên nghiệp hoạt động giáo dục

1. Hồ sơ đề nghị cho phép trường hoạt động giáo dục gồm:

a) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

b) Tờ trình về việc đề nghị cho phép trường hoạt động giáo dục;

c) Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án thành lập trường. Báo cáo cần nêu cụ thể về đất xây dựng trường, số lượng phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; khu thực hành, ký túc xá, khu thể thao và những công trình khác đã được xây dựng trên khu đất; công tác tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; tài chính chuẩn bị cho các hoạt động của trường;

d) Chương trình đào tạo, chương trình chi tiết học phần, bảng kê cơ sở vật chất, danh sách giáo viên tham gia giảng dạy đối với các ngành nhà trường dự kiến đào tạo theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

Số lượng hồ sơ là 04 bộ.

2. Trình tự, thủ tục cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục.

a) Đối với trường TCCN trực thuộc các Bộ, ngành

- Nhà trường lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này và gửi 02 bộ tới Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở chính kèm theo văn bản đề nghị kiểm tra xác nhận điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản của trường, Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở chính phải tổ chức kiểm tra và có biên bản kiểm tra thực tế và xác nhận về tình hình xây dựng trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ghi trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của trường;

- Nhà trường gửi 02 bộ hồ sơ kèm theo biên bản kiểm tra thực tế và xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục chỉ định cơ sở đào tạo có đủ điều kiện, thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định chương trình đào tạo. Quy trình thẩm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào hồ sơ, biên bản kiểm tra xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, kết quả thẩm định chương trình đào tạo, cấp có thẩm quyền ký quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục. Trong nội dung quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục phải ghi rõ thời điểm nhà trường bắt đầu hoạt động và các ngành được phép đào tạo.

Quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi quản lý (trừ các trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo).

b) Đối với trường TCCN thuộc tỉnh

- Nhà trường lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này và gửi tới Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra và có biên bản kiểm tra thực tế về tình hình xây dựng trường, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ghi trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của trường;

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ định cơ sở đào tạo có đủ điều kiện, thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định chương trình đào tạo. Quy trình thẩm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ vào hồ sơ, biên bản kiểm tra, kết quả thẩm định chương trình đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ký quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục. Trong nội dung quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục phải ghi rõ thời điểm nhà trường bắt đầu hoạt động và các ngành được phép đào tạo.

Quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi quản lý.

c) Thời hạn giải quyết việc cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trường TCCN đề nghị cho phép trường hoạt động giáo dục, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng thủ tục, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục.

Điều 13. Sáp nhập, chia, tách, thành lập phân hiệu trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Việc sáp nhập, chia, tách, thành lập phân hiệu trường TCCN phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường TCCN;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

c) Bảo đảm quyền lợi của giáo viên và học sinh;

d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

2. Việc sáp nhập, chia, tách để thành lập trường TCCN tuân theo trình tự, thủ tục đối với việc thành lập trường TCCN quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

3. Việc thành lập phân hiệu trường TCCN tuân theo trình tự, thủ tục đối với việc thành lập trường quy định Điều 11 của Thông tư này và một số quy định sau:

a) Việc thành lập phân hiệu của các trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành và thành lập phân hiệu ở tỉnh khác của các trường TCCN thuộc tỉnh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi sẽ đặt trụ sở chính của phân hiệu;

b) Việc thẩm định hồ sơ thành lập phân hiệu phải có sự tham gia của Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở chính của phân hiệu.

Điều 14. Đình chỉ hoạt động giáo dục

1. Trường TCCN bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 9 của Thông tư này;

c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 2 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ.

2. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động của trường TCCN được thực hiện như sau:

a) Cơ quan ra quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục tổ chức thanh tra tình trạng thực tế của trường;

b) Căn cứ kết quả thanh tra, cơ quan ra quyết định cho phép trường TCCN hoạt động ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường.

3. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường TCCN phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường TCCN phải được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, quản lý và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại. Quyết định cho phép trường TCCN hoạt động giáo dục trở lại phải được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, quản lý.

Điều 15. Giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Trường TCCN bị giải thể trong những trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường TCCN;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường TCCN.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể trường TCCN

a) Hồ sơ (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thành lập trường TCCN đề nghị giải thể trường)

- Công văn của trường đề nghị giải thể, trong công văn cần nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền lợi của giáo viên, người học và người lao động trong trường;

- Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

b) Cơ quan ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN tổ chức thanh tra tình trạng thực tế của trường TCCN;

c) Căn cứ kết quả thanh tra cơ quan quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường TCCN.

3. Quyết định giải thể trường TCCN phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường. Quyết định giải thể trường TCCN phải được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, quản lý và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Thời hạn giải quyết việc giải thể trường

Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của trường, cơ quan quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường phải có quyết định giải thể trường TCCN.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Điều 16. Mô hình tổ chức

1. Mô hình tổ chức của trường TCCN bao gồm:

a) Hội đồng trường (đối với trường công lập), Hội đồng quản trị (đối với trường tư thục);

b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng;

c) Các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng thành lập;

d) Các phòng chức năng;

đ) Các khoa, tổ bộ môn;

e) Các lớp học;

f) Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học;

g) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;

h) Các đoàn thể và tổ chức xã hội;

2. Mô hình tổ chức của trường TCCN tư thục thực hiện theo quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức hoạt động của trường TCCN tư thục.

Điều 17. Hội đồng trường, Hội đồng quản trị

1. Hội đồng trường đối với trường TCCN công lập, Hội đồng quản trị đối với trường TCCN tư thục là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Thẩm quyền công nhận, không công nhận hội đồng trường, hội đồng quản trị trường TCCN.

a. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định công nhận hội đồng trường của trường TCCN trực thuộc;

b. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận, không công nhận hội đồng trường, hội đồng quản trị của trường TCCN thuộc tỉnh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường, Hội đồng quản trị:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;

b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;

c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d) Quyết định về tổ chức, nhân sự theo quy định. Trước khi kết thúc nhiệm kỳ của hiệu trưởng 6 tháng, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị có trách nhiệm chuẩn bị nhân sự và giới thiệu để cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục trong nhiệm kỳ tiếp theo;

đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

4. Cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng trường TCCN công lập.

a) Cơ cấu tổ chức.

- Hội đồng trường gồm có Chủ tịch Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng và các uỷ viên;

- Thành phần Hội đồng trường bao gồm: 01 đại diện Lãnh đạo trường, do tập thể lãnh đạo trường cử; 01 đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, do tổ chức Đảng nhà trường cử; 01 đại diện tổ chức Công đoàn, do Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cử; 01 đại diện tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, do Ban chấp hành Đoàn trường cử; đại diện giáo viên, cán bộ, viên chức của trường, do hội nghị cán bộ, viên chức nhà trường bầu; 01 đại diện cơ quan quản lý do cơ quan ra quyết định thành lập trường cử; đại diện doanh nghiệp, nhà khoa học do nhà trường mời. Tổng số thành viên là một số lẻ và có ít nhất là 11 người.

b) Thủ tục thành lập.

- Khi thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên:

+ Bước 1: Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào quy mô và điều kiện cụ thể của nhà trường dự kiến số lượng, cơ cấu thành viên và kế hoạch thành lập hội đồng trường trình cơ quan quản lý trường phê duyệt;

+ Bước 2: Sau khi được cơ quan quản lý trường phê duyệt kế hoạch thành lập hội đồng trường, hiệu trưởng nhà trường làm việc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để tổ chức bầu, cử và triển khai thực hiện kế hoạch thành lập Hội đồng trường;

+ Bước 3: Sau khi có kết quả bầu, cử của các cơ quan, tổ chức nêu tại điểm a khoản 3 Điều này, Hiệu trưởng tổ chức họp các thành viên đã được bầu, cử tham gia Hội đồng trường để bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và cử Thư ký của Hội đồng trường;

+ Bước 4: Hiệu trưởng trình danh sách các thành viên Hội đồng trường và kết quả bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận Hội đồng trường;

- Từ nhiệm kỳ thứ hai trở đi: trước khi hết nhiệm kỳ 6 tháng, Chủ tịch Hội đồng trường có trách nhiệm tổ chức thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp theo thủ tục nêu tại điểm b khoản 4 Điều này. Trong đó Chủ tịch Hội đồng trường thực hiện các công việc mà Hiệu trưởng đã thực hiện khi thành lập Hội đồng trường ở nhiệm kỳ đầu tiên.

c) Hoạt động của Hội đồng trường.

- Nhiệm kỳ của Hội đồng trường TCCN là 5 năm. Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm, các cuộc họp của Hội đồng trường phải có sự tham gia của tất cả các thành viên. Chủ tịch Hội đồng trường triệu tập phiên họp bất thường khi thấy cần thiết hoặc khi Hiệu trưởng nhà trường đề nghị hoặc khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng đề nghị. Các quyết nghị của Hội đồng trường được thông qua bằng biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản tại cuộc họp. Nghị quyết của Hội đồng trường chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 3/4 số thành viên dự họp nhất trí và được công bố công khai trong toàn trường;

- Hội đồng trường có văn phòng và các phương tiện làm việc do nhà trường bố trí và trang bị. Chủ tịch Hội đồng trường được sử dụng con dấu của trường trong phạm vi thực thi các nhiệm vụ của Hội đồng trường được quy định tại Điều lệ này.

5. Cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng quản trị được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường TCCN tư thục.

Điều 18. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng trường TCCN là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo quy định của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hiệu trưởng trường TCCN phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được tập thể cán bộ, giáo viên trong trường tín nhiệm;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học một ngành chuyên môn phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trường;

c) Đã qua giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN ít nhất 5 năm.

Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Đối với trường tư thục độ tuổi khi công nhận hiệu trưởng theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường TCCN tư thục.

3. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường TCCN là 5 năm. Thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.

4. Hiệu trưởng trường TCCN do Hội đồng trường (đối với trường công lập), Hội đồng quản trị (đối với trường tư thục) giới thiệu, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định bổ nhiệm đối với trường trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bổ nhiệm đối với trường TCCN công lập hoặc công nhận đối với trường TCCN tư thục thuộc tỉnh.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng

1. Tổ chức thực hiện các quyết nghị quy định tại khoản 3 Điều 17 của Điều lệ này. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường.

2. Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường. Hàng năm báo cáo Hội đồng trường về tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển trường.

3. Quản lý các công tác chuyên môn về đào tạo, tổ chức chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy, chương trình và giáo trình môn học của trường và các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường.

4. Tổ chức và chỉ đạo công tác thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế về khoa học và đào tạo, liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động và việc làm.

5. Quản lý cán bộ, viên chức. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, viên chức và người học của trường; sắp xếp tổ chức và cán bộ của trường, thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền trong bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng và sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật. Quyết định việc thành lập các hội đồng tư vấn, các phòng chức năng, các khoa, tổ bộ môn và các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường.

6. Quản lý người học; quyết định các công việc về tuyển sinh, thi, công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền.

8. Quản lý tài chính, tài sản, thiết bị của trường; quản lý sử dụng các nguồn vốn hiệu quả và minh bạch vào công tác đào tạo, xây dựng và phát triển trường.

9. Tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua, lao động công ích, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ, chấp hành pháp luật, bảo vệ và gìn giữ môi trường vệ sinh, an ninh trật tự trong trường.

10. Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra trong trường; quyết định việc khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người học của trường theo quy định của Nhà nước.

11. Tổ chức hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường.

12. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Phó hiệu trưởng

1. Phó hiệu trưởng trường TCCN có chức năng giúp việc cho hiệu trưởng. Số lượng phó hiệu trưởng của một trường TCCN không quá 03 người tuỳ thuộc vào quy mô đào tạo của trường.

Phó hiệu trưởng do hiệu trưởng đề nghị, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định bổ nhiệm đối với trường trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bổ nhiệm đối với trường TCCN công lập hoặc công nhận đối với trường TCCN tư thục thuộc tỉnh.

2. Phó hiệu trưởng trường TCCN phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được tập thể cán bộ, giáo viên trong trường tín nhiệm;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học một ngành chuyên môn phù hợp nhiệm vụ đào tạo của trường;

c) Đã qua giảng dạy hoặc quản lý ở trường TCCN hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo TCCN ít nhất 3 năm.

Độ tuổi khi bổ nhiệm phó hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Đối với trường tư thục độ tuổi khi công nhận phó hiệu trưởng theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường TCCN tư thục.

3. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng.

Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng

1. Giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý trường, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các nhiệm vụ được phân công.

2. Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được hiệu trưởng uỷ quyền.

3. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Các hội đồng tư vấn

Các hội đồng tư vấn được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thời gian hoạt động, số lượng thành viên của các hội đồng này do hiệu trưởng quy định.

Điều 23. Các phòng chức năng

1. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập các phòng chức năng nhằm thực hiện các lĩnh vực công tác chủ yếu như: hành chính, quản trị; tổ chức cán bộ; đào tạo, quản lý chất lượng; kế hoạch, tài chính; công tác học sinh.

2. Nhiệm vụ của các phòng chức năng:

a) Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và thực hiện các mặt công tác của trường;

b) Quản lý cán bộ, nhân viên của đơn vị mình theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;

3. Đứng đầu các phòng là trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc trưởng phòng có các phó trưởng phòng do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của trưởng phòng.

Điều 24. Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc trường

1. Căn cứ vào quy mô đào tạo và đặc điểm ngành nghề đào tạo, Hiệu trưởng quyết định thành lập các khoa, các tổ bộ môn trực thuộc trường.

2. Nhiệm vụ của các khoa:

a) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

b) Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phối hợp với các tổ chức khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;

c) Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình theo phân cấp của Hiệu trưởng;

d) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy, biên soạn đề thi kiểm tra đánh giá do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo, thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa, tổ bộ môn.

3. Đứng đầu các khoa, các tổ bộ môn trực thuộc trường là trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn có các phó trưởng khoa, tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của trưởng khoa, tổ trưởng bộ môn.

4. Nhiệm vụ của tổ bộ môn trực thuộc trường do hiệu trưởng quy định.

Điều 25. Các tổ bộ môn thuộc khoa

1. Các khoa thành lập các tổ bộ môn thuộc khoa, phụ trách một môn học hoặc nhóm môn học có liên quan.

2. Việc thành lập và xác định nhiệm vụ của tổ bộ môn thuộc khoa do trưởng khoa đề nghị, hiệu trưởng nhà trường quyết định.

Điều 26. Các lớp học

Người học được tổ chức thành lớp học theo ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và theo khoá học. Mỗi lớp học có không quá 45 người học, có lớp trưởng và một đến hai lớp phó, do tập thể người học bầu ra vào đầu mỗi năm học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm.

Điều 27. Các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

1. Trong trường TCCN có các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học do hiệu trưởng quyết định thành lập là: thư viện, cơ sở thực hành, thực tập; phòng thí nghiệm, xưởng trường, trại trường, vườn thực nghiệm, phòng truyền thống, câu lạc bộ, nhà văn hoá- thể dục thể thao; ký túc xá; nhà ăn.

2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động của các cơ sở phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học do hiệu trưởng nhà trường quy định.

Điều 28. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2. Các đoàn thể và tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Chương IV

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 29. Chương trình và giáo trình

1. Căn cứ vào chương trình khung các ngành đào tạo trình độ TCCN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, hiệu trưởng trường TCCN tổ chức xây dựng và ban hành chương trình đào tạo của nhà trường.

2. Giáo trình các môn học do Hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong nhà trường.

3. Trường TCCN định kỳ 2 năm (1 khoá học) tổ chức đánh giá chương trình đào tạo của các ngành học, giáo trình môn học của nhà trường để có những điều chỉnh cần thiết.

Điều 30. Mở ngành đào tạo mới

Trường TCCN sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép hoạt động giáo dục được đăng ký mở các ngành đào tạo mới khi có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc mở ngành đào tạo mới được thực hiện theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 31. Tuyển sinh

Trường TCCN xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh hàng năm dựa trên các tiêu chí đảm bảo chất lượng, báo cáo cơ quan có thẩm quyền công nhận chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 32. Hoạt động đào tạo

1. Trường TCCN tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên theo quy chế đào tạo TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Hoạt động đào tạo trong trường TCCN bao gồm:

a) Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp.

b) Tổ chức thực tập, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo.

c) Các hoạt động ngoại khoá bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác.

Điều 33. Đánh giá kết quả dạy - học

1. Trường TCCN thực hiện việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng của người học, việc giảng dạy của giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường TCCN có trách nhiệm thực hiện quy trình kiểm định chất lượng và công khai kết quả kiểm định chất lượng theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 34. Văn bằng chứng chỉ

1. Trường TCCN quản lý, cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho người học khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trường TCCN có trách nhiệm thu hồi và huỷ bỏ các văn bằng chứng chỉ theo quy định hiện hành.

3. Trường TCCN chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo đảm an toàn mọi hồ sơ liên quan về việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Chương V

GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN

Điều 35. Tiêu chuẩn giáo viên

1. Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

3. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

4. Lý lịch bản thân rõ ràng.

Điều 36. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ trường TCCN.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ðiều 37. Quyền của giáo viên

1. Ðược giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.

2. Ðược đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Ðược hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.

4. Ðược bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được nghỉ hè, nghỉ Lễ, Tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Luật lao động.

6. Ðược hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên chủ nhiệm

Ngoài những nhiệm vụ và quyền của giáo viên quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Điều lệ này, giáo viên chủ nhiệm còn có những nhiệm vụ và quyền sau đây:

1. Giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, giáo dục và rèn luyện người học.

2. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của lớp học do mình phụ trách.

3. Phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức trong và ngoài trường, gia đình người học để quản lý và giáo dục người học.

Điều 39. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và các hành vi giáo viên không được làm

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử và trang phục của giáo viên trường TCCN phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với người học.

2. Các hành vi giáo viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của đồng nghiệp và người học;

b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

c) Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường;

d) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

e) Ép buộc người học học thêm để thu tiền.

Điều 40. Nhiệm vụ, quyền của cán bộ, nhân viên

Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong trường TCCN thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được nhà trường phân công, chấp hành pháp luật của nhà nước; được hưởng các quyền theo quy định hiện hành.

Chương VI

NGƯỜI HỌC

Điều 41. Người học

Người học trong các trường TCCN, bao gồm:

1. Học sinh đang học tại các khoá đào tạo TCCN hệ chính quy.

2. Học viên đang học tại các khoá đào tạo TCCN hệ vừa làm vừa học.

Điều 42. Nhiệm vụ của người học

1. Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các quy định của Điều lệ, quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Hoàn thành trong thời hạn quy định tất cả nội dung học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường.

3. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, viên chức của nhà trường.

4. Thực hiện nghĩa vụ đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Tham gia sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, lao động công ích và các hoạt động phục vụ xã hội.

6. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

7. Người học học theo chế độ cử tuyển phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học; nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo theo quy định.

Điều 43. Quyền của người học

1. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về kết quả học tập của mình.

2. Được đảm bảo quyền thực hiện các chế độ học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Được tham gia hoạt động các đoàn thể, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật.

4. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao theo quy định của nhà trường.

5. Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể của mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp nhằm góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học.

6. Được hưởng các chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của người học

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của người học phải có văn hoá, phù hợp với đạo đức và truyền thống dân tộc.

2. Nghiêm cấm người học trong trường TCCN có các hành vi sau:

a) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự; xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học;

b) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh;

c) Vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế của nhà trường;

d) Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường.

Chương VII

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH

Điều 45. Tài sản

1. Tài sản của trường TCCN bao gồm: đất đai, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, các quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu dịch vụ, quyền tác giả…), các trang thiết bị và tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.

2. Một số quy định về tài sản.

a) Tổng diện tích mặt bằng đất đai của trường phải phù hợp với quy mô đào tạo nhưng không được nhỏ hơn 2 hec ta;

b) Các khối công trình trong trường TCCN:

- Khu hành chính: Văn phòng, phòng làm việc của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng chức năng, các khoa và tổ bộ môn, phòng y tế;

- Khu học tập: Phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính, thư viện, phòng truyền thống, nhà luyện tập đa năng;

- Khu sân trường, bãi tập;

- Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước;

- Khu để xe;

- Khu phục vụ đào tạo: gồm các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Các khối công trình trên phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Điều 46. Quản lý và sử dụng tài sản

1. Tài sản của trường TCCN công lập thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật. Tài sản của trường TCCN tư thục được sở hữu, sử dụng và quản lý theo quy định của Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường TCCN tư thục.

2. Hàng năm, nhà trường phải bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản đồng thời tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước.

Điều 47. Tài chính của trường

1. Nguồn tài chính của trường TCCN công lập bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Học phí, lệ phí;

c) Các khoản thu từ hợp đồng đào tạo;

d) Các khoản thu từ sản phẩm nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo của trường;

e) Các khoản vay, tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác.

2. Các khoản chi của trường TCCN công lập bao gồm:

a) Chi thường xuyên: Tiền lương, học bổng người học, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, vật tư văn phòng, công tác phí, hội nghị, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và các loại chi khác theo quy định của Nhà nước;

b) Chi đầu tư phát triển: Mua vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định, mở rộng nhà trường.

3. Nguồn tài chính và các khoản chi của trường TCCN tư thục được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường TCCN tư thục.

Điều 48. Quản lý tài chính

Việc thu, chi, quản lý, thanh quyết toán, kiểm toán tài chính của trường TCCN được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương VIII

NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 49. Trách nhiệm của nhà trường

Trường TCCN có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình người học và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai, minh bạch các thông tin về chương trình, ngành nghề đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm định chất lượng, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ và các quy định khác trong công tác đào tạo.

Điều 50. Trách nhiệm của gia đình

1. Gia đình người học có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Gia đình người học phối hợp với nhà trường để thống nhất các biện pháp quản lý và giáo dục con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ người học trong nhà trường.

3. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục để giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh có liên quan đến việc giáo dục và đào tạo con em mình.

Điều 51. Trách nhiệm xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp trường TCCN tổ chức các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho giáo viên và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho trường TCCN theo khả năng của mình.

2. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
----------------

No.: 54/2011/TT-BGDDT

Hanoi , November 15, 2011

 

CIRCULAR

ON PROMULGATION OF THE CHARTER OF THE PROFESSIONAL SECONDARY SCHOOL

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005 and the Law amending and supplementing some articles of the Law on Education dated November 25, 2009 ;

Pursuant to the Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 03, 2007 of the Government on functions, tasks,  powers and organizational structure of the ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 of the Government on functions, tasks and powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Decree No.75 /2006/ND-CP dated August 02, 2006 of the Government on providing details and guiding implementation of some articles of the Law on Education; the Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on amendment and supplement of some articles of the Decree No. 75/2006/ND-CP;

Pursuant to the Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010 of the Government on responsibility for state management on education;

According to Proposal of the Head of the Professional Education Department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Promulgating attached to this Circular the Charter of the Professional Secondary School.

Article 2. This Circular shall come into force from December 31, 2011.

This Circular shall replace the Decision No. 43/2008/QD-BGDDT dated July 29, 2008 of the Minister of Education and Training on promulgation of the Charter of the Professional Secondary School.

Article 3. Office Manager, Head of the Professional Education Department, heads of concerned units under the Ministry of Education and Training, leaders of ministries and sectors which has Professional Secondary School, Presidents of Provincial People’s Committees, Directors of Education and Training Bureaus, and the Principals of the Professional Secondary Schools are responsible for implementation of this Circular./.

 

 

ON BEHALF OF THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

CHARTER

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISION

Article 1. Governing Scope and subjects of Application

1. This Charter regulates the organizational structure and operation of the professional secondary school including: organizational structure and management; organizational structure and training activities; teachers, officers; employees, learners; assets and finance; the school, family and the society.

2. This Charter shall be applied for Professional Secondary School and organizations and individuals participating in activities at the Professional Secondary School.

Article 2. Position of the Professional Secondary School

The Professional Secondary School is professional education institutions under the public education system. The School has legal status, own seal and bank account.

Article 3. Functions and powers of the Professional Secondary School

1. Organize the School’s apparatus, recruit, manage, use and train and treat its officers, staffs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Develop the enrollment target, organize the enrollment examination, organize the teaching and learning, manage the learners and other educational activities according to the objectives, educational programs; certify for graduation; grant the diplomas, certificates based on authorization.   

4. Design and promulgate the education program based on the regulations on the framework program and the framework professional secondary training programs issued by the Ministry of Education and Training. Compilation or select the curriculum of the Professional Secondary training sectors to use as the official teaching materials for the school to ensure to have sufficient curriculum for teaching and learning. The drafting or selection and approval of the curriculum for the Professional Secondary training sectors must comply with the regulations of the Ministry of Education and Training.

5. Organize for scientific research; application, development and transfer technology, carry out the scientific –technique services and business, manufacture according to laws and regulations. 

6. Self – assessment of the educational qualification and subject to the educational qualification assessment of the authorized agencies. Develop the supervision and assessment system of the educational qualification.

7. Be allocated land or leased land by State, be allocated or leased the facilities, exempted or reduced the tax, grant credit; mobilize management and use the resources based on regulations under laws.

8. Develop the technical and material facilities according to standardized and modernization requirements.

9. Use the revenues from economic activities to invest in building the material facility for the School, widen production, business and service and expense for educational activities based on regulations under laws.

10. Coordinate with family of learners, organizations and individuals in educational activities; organize for learners, officers, staffs to join the social activities.

11. Cooperate with the economic, educational, culture, gymnastic, sports, health, and scientific research organizations to increase the educational qualification connect the training with employing and job opportunities, serve for the socio-economic development, and supplement more resources for the School.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. Implement publicly commit the training qualification and publicly actual training qualification, conditions to ensure the training qualification and financial receives and expenditures. Implement the self-control right, self-responsibility and other powers according to laws.

Article 4. Professional Secondary School system and types

1. Professional Secondary School system includes:

a) Professional Secondary School which is under the management of ministries or sectors (including Professional Secondary School which belongs to the enterprises that the ministries or sectors carry out some rights and duties of the owners according to the legal provisions);

b) Professional Secondary School which is under centrally-affiliated cities and provinces (generally referred to as the provincial Professional Secondary School).

2. Professional Secondary School shall be organized as public and private schools.

a) The public school is established by the State and the State shall invest the material facilities and ensure the budget for regular expenditure;

b) The private school is established by social, socio-professional organizations, economic organizations or individuals and shall invest to build the material facilities and ensure the operational expenditure out of the State budget.

Article 5. Principle on naming the professional secondary school

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Professional Secondary School + The main training field (if necessary) + specific name of the school

2. The name of the newly established Professional Secondary School does not coincide with the previously established ones in the national system of the Professional Secondary School.

3. The name of the Professional Secondary School must be proper with the history, culture and regulations under Vietnamese law. The name of the Professional Secondary School shall not be changed, in the special cases, if it is necessary to change the name of the school, the authorized agencies which have right to decide the establishment or allow the establishment of the Professional Secondary School issue the decision on changing the name of the school. The decision on changing the name of the School must be sent to the Ministry of Training and Education for overseeing, managing and also must be widely published on the mass media.

Article 6. Management of the Professional Secondary School

1. The Professional Secondary School is subject to the state management on education of the Ministry of Training and Education. 

2. The Professional Secondary School which is under the management of ministries or sectors must be managed by such ministries or sectors and also is subject to the administrative management of the People’s Committee of the centrally-affiliated cities and provinces (herein after referred to as Provincial People’s Committee) where the School located.  

3. The Professional Secondary School under the province’s management is unit which is under the management of the Department of Training and Education of centrally-affiliated cities and provinces (herein after refer to as Department of Training and Education) and is subject to the State management of the Provincial People’s Committee. 

Article 7. Regulation on operational organization of the Professional Secondary School

Based on the regulations of this Charter, and Regulation on operational organization of the Private Professional Secondary School and relevant laws and regulations, the each Professional Secondary School develops its owned the operation and organization Regulation and public for the society to know and supervise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ESTABLISHMENT, ALLOW TO CARRY OUT EDUCATIONAL ACTIVITIES, SUSPENSION OF THE EDUCATIONAL ACTIVITIES, MERGE, SPLIT - UP, SEPARATION, DISSOLUTION AND ESTABLISHMENT OF THE PROFESSONAL SECONDARY SCHOOL BRANCHES

Article 8. Concepts, conditions to establish the professional secondary school

1. The establishment of the professional secondary school including new establishment or upgrading or transform from an education and training institution at different level into a professional secondary school.

2. Conditions for Establishment of the Professional Secondary School

a) Have the establishment project which is suitable with socio – economic development plan and the education institution network plan approved by the authorized agencies;

b) The establishment project must clearly define the educational objectives, tasks, program and curriculum; land, material facilities and equipment, estimated place to build the school, organizational structure, resources and finance; strategic directions, development plan of the school.

Article 9. Conditions for operation for the professional secondary school

1. Have the decision on establishment or decision on allowing the establishment.

2. The location to build the school must ensure the educational environment, safe for learners, trainers and employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Have the curriculum, material facilities, and pool of management staff and teachers which ensure to follow regulations on opening training sector at professional secondary level of the Ministry of Education and Training.

5. Have enough financial resources in accordance with regulations to ensure the maintenance and development of the educational activities. For the private professional secondary school, the minimum chartered capital is 22.5 billion dong which is contributed from the legitimate sources of fund, not to mention the value of land.  

6. Have regulation on organization and operation of the School.

7. Within 02 years, from the date that the decision on establishment or decision on allowing the establishment comes into force, if the school meets all conditions regulated in this Circular, the authorized agencies shall allow the school to carry out educational activities. After 02 years from the date that the decision on establishment or decision on allowing the establishment comes into force, if the Professional Secondary School is not granted with graduation operation license, the decision on establishment or decision on allowing the establishment shall be expired.

Article 10. Power for establishment, allow carrying out educational activities, suspension of the educational activities, merging, splitting - up, separation, dissolution and establishment of the professional secondary school branches

1. Minister, head of ministerial-level agencies decide the establishment, allow carrying out, suspension of the educational activities, merge, split - up, separation, dissolution and establishment of the professional secondary school branches.

2. Presidents of the Provincial People’s Committees shall decide the establishment or allow the establishment, merges, split - up, separation, dissolution and establishment of the professional secondary school branches under their provinces.

3. Directors of Education and Training Department an issue decision on allowing educational activities, suspension of the educational activities with respect to the professional secondary school under their provinces.

Article 11. Dossiers, order of and procedures for establish the professional secondary school

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Letter of Explanation on school establishment;

b) Project on school establishment must include the following major contents:

- Name of the school, type of the school, location, necessary and legal basis for school establishment;

- Objectives, functions and tasks of the school;

- Proposed training fields;

- Training scale, enrollment sources, and enrollment objects;

- Organizational structure of the School (School Council or Governance Board, Principal, Deputy Principals, Faculties, Departments, Logistic units, etc);

- The necessary factors to ensure that the school shall operate as expected on the following perspectives: management personnel, teaching and supporting, operational expenditure, land area, building area, and facilities and equipments for proposed training fields.  

Number of set of dossiers: 04 sets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Organs, organizations and individuals proposed for establishment of the school have to prepare the documents according to regulations under Sub-article 1 of this Article and send to the organizations which have power to decide the establishment or allow the establishment of the School. The decisive organizations have duty to assign the units to assess and issue the decision.    

b) Assessment of the school establishment’s documents

- For the Professional Secondary school under the Ministry or Branch: the unit which is assigned to manage and keep track the Professional Secondary educational activities of the Ministry or Branch, shall assume the prime responsibility for and coordinate with concerning units in the Ministry or Branch to carry out the assessment. For the Professional Secondary School under the Provincial People’s Committee, the Provincial Department of Training and Education assume the prime responsibility for and coordinate with concerning departments to carry out the assessment;

- The assessment report shall be signed by the head of responsible unit. The contents of the report must ensure to have enough basic information for the authorized organizations to decide: agree or disagree with the establishment of the school, not allow the establishment, some issues in the project should be further researched.  

c) Decide the establishment or allow the establishment of the School

After the assessment, if it is agreed to establish the school, the organization which is responsible for organization of the assessment shall make decision draft then submit it to the authorized organization to sign the decision on the establishment or allow the establishment of the professional secondary school. The decision on the establishment or allow the establishment of the professional secondary school must be sent to the Ministry of Training and Education for overseeing and management (except the professional secondary school under the Ministry of Training and Education).

d) Time limit for settlement of the establishment of the Professional Secondary School

- Within 05 working days upon receipt the application dossier of the organizations and individuals proposed for the establishment of the school, if the dossier is not complete as prescribed, the dossier received agency must issue the written notification to ask those organizations and individuals to amend or supplement the dossier;

- Within 30 working days upon receipt the full application dossier, the authorized agencies must issue the decision on the establishment or allow the establishment of the professional secondary school.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The dossier proposing permit a School to conduct the educational activities includes:

a) Decision on the establishment or allow the establishment of the school;

b) Explanation Paper on request to conduct the educational activities;

c) Report on the result of implementation of the Project on Establishment of the School. The report must provide in details information on land for construction of school, number of classrooms, working rooms, laboratory, library, material facility and equipment used for the training activities; practicing area, dormitory, sports area and other works having been constructed on the land; organizational structure, management staff, lecturers, finance preparing for the school’s activities;

d) Curriculum, details credit program, list of material facilities, tentatively list of lecturers who is going to teach the training fields of the School under provisions on opening Professional Secondary training sectors of the Ministry of Education and Training;

dd) Regulation on organization and operation of the School.

Number of sets of dossier is 04 sets.

2. Order of and procedures for applying for permit Professional Secondary school to conduct the educational activities.

a) For the Professional Secondary Schools under the Ministries or Branches

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Within 10 working days upon receipt the application dossier and document of the School, the Provincial Department of Training and Education where the school locates its head office must organize the examination and have a factual examination minute and certifying the school building status, material facilities, pool of teachers being recorded in the educational activities registration dossier of the school;

- The School sends two sets of dossier together with the factual examination minute and verification of the Department of Training and Education to the organization which has power to permit conducting the educational activities. The organization which has power to permit conducting the educational activities or appointing eligible training establishment, shall establish the assessment board and organize for assessment the training program. Training program assessment process must follow the regulations on opening of the professional secondary training level of the Ministry of Training and Education. Based on the dossier and the verification examination minute of the Department of Training and Education, and result of the training program assessment, the authorized agency shall sign the decision allowing the professional secondary school to conduct the educational activities. The decision allowing the professional secondary school to conduct the educational activities must specify the time that the school starts their activities and branches permitted to conduct the training.

The decision allowing the professional secondary school to conduct the educational activities must be sent to the Ministry of Training and Education for overseeing and management (except the professional secondary school under the Ministry of Training and Education).

b) For the Professional Secondary School under the Provincial People’s Committee

- The school shall prepare the dossier stipulated in Sub-Article 1 of this Article and send to the Provincial Department of Training and Education.

- The Provincial Department of Training and Education shall organize for examination and make the factual examination minute on the school building status, material facilities, pool of teachers as recorded in the educational operation registration dossier of the school;

- The Provincial Department of Training and Education appointing eligible training institutions, establish the Assessment Board and organize for assessment of the training program. The assessment process of the training program must follow the regulations on opening of the training sector at professional secondary level of the Ministry of Training and Education. 

- Based on the document, examination minute, and the result of the assessment of the training program, director of the Provincial Department of Training and Education shall sign the decision on allowing the Professional Secondary school to conduct the educational activities. In the decision on allowing the Professional Secondary school to conduct the educational activities, it must be clearly stated the time that the school starting the operation and fields being allowed conducting training.

The decision on allowing the professional secondary school to conduct the educational activities must be sent to the Ministry of Education and Training for overseeing and management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Within 05 working days upon receipt of the dossier of the Professional Secondary school propose for conducting the educational activities, if the dossier is not enough as regulated, the dossier receiving organization must issue written notice for the school to amend and supplement the dossier;

- With 20 working days upon receipt of the full and correct documents, the authorized organization must issue the decision on allowing the professional secondary school to conduct the educational activities.   

Article 13. Merger, division, separation and establishment of the professional training school branches

1. Merger, division, separation and establishment of the professional training school branches must ensure the following requirement:

a) Be suitable with the planning of the network of the Professional Secondary training schools;

b) Meet the socio – economic development demands;

c) Ensure the benefits of teachers and students;

d) Contribute to increase the quality and effectiveness of the educational activities.

2. Merger, division, separation to establish the Professional Secondary training school must follow the procedures for  and order of the establishment of the professional training school as stipulated in Article 11 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The establishment of the professional training school branches under the ministries or branches and the establishment of the school branches in different province must be approved in written by the Provincial People’s Committee where the school branches place its head office;

b) The assessment of the documents on establishment of the school branches must have the participation of the representative of the Department of Education and Training where the head office of the school branches located.

Article 14. Suspension of the educational activities

1. The educational activities of the professional secondary training school shall be postponed in the following circumstances:

a) Fraudulent to be allowed to carry out the educational activities;

b) Not ensure the conditions stipulated in Article 9 of this Circular;

c) The person who permits the educational activities does not have right authority;

d) Not conducting the educational activities within two years from the date being granted the permission to conduct the educational activities;

dd) Violate provisions of laws on education and is subject to the administrative sanction of suspension of the educational activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The agency allowing the Professional Secondary school to conduct the educational activities organizes the inspection of the current status of the school;  

b) Based on the result of the inspection, the agency, which having made decision on permit of operation of the professional secondary school, shall make decision on postponing the educational activities of the school.

3. The decision on suspension of the educational activities of the school must identify the reason, time limit for suspension, measures to ensure the benefits of teachers, learners and employees of school. The decision on suspension must be sent to the Ministry of Education and Training for overseeing and management and public in the mass media.

4. After the suspension time limit, if the reasons for the suspension are overcome, the person who has the authority to issue decision on suspension shall issue decision to allow the school to conduct the educational activities again.  The decision on allow the school to conduct the educational activities again shall be sent to the Ministry of Training and Education for management and overseeing.

Article 15. Dissolution of the professional secondary school

1. The professional secondary school shall be dissolved in the following circumstances:

a) Seriously violate the regulations on management, organization, operation of Professional Secondary school;

b) The suspension time limit expires but the reasons causing the suspension are not overcome;

c) Objectives and content of activities recorded in the decision on establishment or allow the establishments are not suitable with the socio – economic development demand;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Dossier, order of and procedure for dissolve the professional secondary school

a) Dossier (only apply for individuals and organizations which established the Professional Secondary schools propose to dissolve them)

- An official letter of the school apply for the dissolution; in the official letter, it is necessary to clearly state the reason for dissolution, solutions for dealing with benefit of school’s teachers, learners and staff;

- Number of the set of dossier: 01 set.

b) The agency which having issued decision on establishment or allowing establishment of the school, shall organize the inspection of the current status of the school;

c) Based on the result of the inspection, the organization having decided for establishment of permitted of establishment of the school, shall decide on dissolution of Professional Secondary school.

3. The decision on Dissolution of the Professional Secondary school must identify the reason of dissolution, measures to ensure the benefits of the school’s teachers, learners and staff. The decision on dissolution must be sent to the Ministry of Education and Training for overseeing and management and public in the mass media.

4. Time limit for settlement of school dissolution

Within 20 working days upon the date of receipt of the Official Letter of the School applying for the dissolution, the agency which has power to issue decision on the establishment or allow the establishment of the school must issue the decision on dissolution of that Professional Secondary school.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF THE PROFESSIONAL SECONDARY SCHOOL

Article 16. Organizational model

1. The Organizational model of the professional secondary school includes:

a) School Councils (for the public schools), the Managing Boards (for the private schools);

b) Principal and Deputy Principal;

c) Consulting Councils established by the Principal;

d) Functional Departments;

dd) Faculties, and subject groups;

e) Classes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Organization of the Vietnamese Communist Party;

h) Unions and social organizations.

2. The organizational model of the private Professional Secondary schools shall follow provisions of this Charter and Regulation on organization and operation of the private Professional Secondary school.

Article 17. School Councils and Managing Boards  

1. The school councils for the public schools and the Managing Boards for private Professional Secondary school shall be responsible for making decision on operation direction of the school, mobilize and supervise the use of resources for schools, connect the schools with the community and society, ensure the implementation of the educational objectives.

2. The competence of recognizing or not recognizing the school council or the managing board of the Professional Secondary School

a. Minister, Head of Ministry equivalent agencies decide to recognize or not recognize the School Council of the Professional Secondary School under their management;

b. Directors of the Department of Training and Education decide to recognize or not to recognize the School Councils or managing Boards of the Schools under their province.

3. Power and Responsibility of the School Council or Managing Board:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Make decision on the regulations or supplement and amendment of the regulation on organization and operation of the school;

c) Resolve on guideline of using the financial and assets of the school;

d) Decide on the organization and human resources according to the regulation. 6 months before the term of the principal expires, the School council or the Managing Board of the School has the responsibility to look for the replacement and introduce to the authorized agencies to appoint as the principal for the public school or recognize the title of principal for the private school for the next term;

dd) Supervise the implementation of resolutions of the School Council or the Managing Board of the School; implementation of the democracy regulation in activities of the school.

4. Organizational structure, establishment procedures and operation of the School Council of the public Professional Secondary school

a) Organizational structure.

- The School Council consists of Chairman, 01 vice chair and members;

- Members of the School Council includes: 01 representative from school’s leaders appointed by leader team; 01 representative from Vietnamese Communist Party appointed by the Party organization of the school, 01 representative from Trade Union organization appointed by Trade Union Executive Committee of the school; 01 representative from Ho Chi Minh Communist Youth Union appointed by the Youth Union Executive Committee of the school; representative of the trainers, officers, staffs of the school appointed in the Staff Meeting; 01 representative from management agency delegated by agency issuing the decision on establishment of such school; representative from enterprises and scientist invited by the school. The total number of members is an odd number and at least consists of 11 members.  

b) Establishment procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Step 1: The principal bases on the scale and specific conditions of the school estimate the quantity, structure of the members and prepare School Council establishment plan to submit to the school management agency for approval;

+ Step 2: After the school management agency approves the School Council establishment plan, the principal shall work with concerning organizations, agencies and individuals to organize for election, appointment and implementation of the School Council establishment plan;

+ Step 3: After receive the election or appointment result from organizations and agencies as stated in Sub - Article 3 of this Article, the Principal shall organize a meeting to elect the Chairman, Vice – Chairman and appoint Secretary of the School Council;

 Step 4: The Principal submit the list of members of the school council and the result of election of the Chairman and Vice – Chairman for the authorized agency to issue decision on recognition of the School Council;

- As from the second term: 6 months before the expiry of the term, the Chairman of the School Council has responsibility to organize for establishment of the next term School Council according to the procedure regulated in item b sub – article 4 of this article. Of which, the Chairman of the School Council shall implement the works that the Principal implemented when establish the first School Council term.

c) Operation of the School Council

- Term of the Professional Secondary School Council is 5 years. The School Council shall organize at least two regular meetings annually. The meetings of the School Council must have the participation of all members. The Chairman shall convene the extraordinary meeting whenever it is necessary or when the Principal proposes or when at least 1/3 of the member of the Council propose. The resolutions of the Council shall be approved by voting or collections of the written opinion in the meeting. The resolutions of the Council shall only take effect if at least 3/4 of the members who attend the meeting agree and must publicly announce for the whole school;

- The School Council has office and working facilities provided by the school. The Chairman of the Council is allowed to use school’s stamp when implement the tasks of the School Council as regulated in this Charter.

5. The organizational structure, establishment procedures and operation of the School Council of the private school shall comply with the Regulation on organization and operation of the private Professional Secondary school.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Principal of the Professional Secondary school is person who is responsible for management and execution of the activities of the school in accordance with this Charter and other provisions of concerning laws.

2. The Principal of the Professional Secondary school must have the followings qualifications:

a) Good political quality, good moral and trusted by the staff and teachers;

b) Possess university degree of a professional discipline which is suitable with the profession that the school conducts training;

c) At least 5 years experience in teaching or management in a professional secondary school or an education institution having Professional Secondary training.

For the public school, the age when appointed as principal do not exceed 55 for men and 50 for women. For the private school, the age when recognized as principal complies with the Regulation on the organization and operation of the private Professional Secondary school.

3. The term of the Principal of Professional Secondary school is 5 years. One person cannot be the principal for more than two consecutive terms.

4. The Principal of the Professional Secondary School shall be introduced by School Council (for the public school) and the Managing Board (for the Private School), Ministers and the heads of ministry equivalence agencies issue the decision on appointment for the school under the Ministry and the Directors of Training and Education Department shall issue the decision on appointment for the public Professional Secondary school or issue the decision on recognition for the Private Professional Secondary School under their provinces.

Article 19. Tasks and power of the Principal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Direct the development and organization for implementation of planning, strategy and development plan of the school. Annually, the principal shall report to the School Council on the School’s implementation status of objectives and development plans.

3. Manage the professional training activities; organize to direct the development and approve the educational program, teaching plan, programs and curriculum of the school and the learning and studying activities in the school.

4. Organize and direct experiment, scientific research, scientific – technology service, international cooperation on science and training, cooperate with scientific research establishments, manufacturers, and business to carry out training activities based on the labor and job demands.

5. Manage officers and staff. Implement the state regimes and policies for officers, staff and learners; arrange the human resources of the School and implement activities under authority of appointment, dismission, recruitment and use of officers and staff according to the legal provisions. Decide on establishment of the consulting councils, functional departments, faculties, subject groups and establishments serve for education and scientific research of the School.

6. Manage learners; give decisions on enrollment, examination, recognition of graduation, graduation ranking, grant graduation certificates, diplomas, manage certificates, diplomas in accordance with regulations of the Ministry of  Training and Education.

7. Administrative, record and archive management: fully and timely report to higher management agencies as prescribed.

8. Financial, assets and equipment management: manage and use the fund resources for training activities and school development effectively and transparently.

9. Organize and direct the emulation movements, public labor, cultural and sport activities, implementation of democratic regulations, comply with the laws, protect and preserve the environmental hygiene, security and order of the school.  

10. Organize the inspection and examination in the school; make decisions on award and discipline officers, staffs and learners according to state regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Being trained to improve qualification, foster profession  and being enjoyed the treatment policies under provisions of laws.

Article 20. Vice – Principal

1. The Vice – Principal of the Professional Secondary School has function to assist the Principal. The number of the vice – principal does not exceed 03 persons depending on the training scale of the school.

The Vice – Principal is introduced by the Principal, Ministers, heads of ministry equivalent agencies issue decision on appointment for the schools under ministries and the directors of training and education departments issue the decision on appointment for the public Professional Secondary schools or issue decision on recognition for the private Professional Secondary school under their provinces.

2. The vice Principal of the Professional Secondary school must have the followings qualifications:

a) Good political quality, good moral and trusted by the staff and teachers;

b) Possess university degree of a profession discipline which is suitable with the profession that the school is training;

c) At least 3 years experience in teaching or management in a professional secondary school or an education establishment having Professional Secondary training.

For the public school, the age when appointed as vice - principal do not exceed 55 for men and 50 for women. For the private school, the age when appointed as vice - principal complies with the Regulation on the operation of the private school.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Power and task of the vice - principal

1. Assist the principal with school management, organize for implementation and be responsible before the principal for the tasks assigned.

2. On behalf of the principal manage school’s activities if authorized by the principal.

3. Be trained to improve qualification, foster profession and be enjoyed the treatment policies regulated in laws and regulations.

Article 22. Consultancy Councils

The consultancy councils shall be set up according to the principal’s decision. Functions, tasks, powers and duration of operation, number of members of these councils shall be decided by the Principal.

Article 23. Functional departments

1. Based on the characteristics and specific conditions of each school, the Principal shall decide for the establishment of functional departments in order to implement the following basic works: administration, human resources, training, quality management, planning, finance and management of learners.  

2. Tasks of the functional departments:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Manage officers, staffs of their units according to the hierarchical classification of the Principal;

3. Head of the functional department is the head of department appointed, relieved from office by the Principal. The vice – head of the department shall assist the head of the department and appointed, relieved from office by the Principal based on the proposal of the head of the department.

Article 24. Faculties and subject groups of the school

1. Bases on scale and characteristic of the training disciplines, the Principal shall decide to establish faculties and subject groups of the school.

2. Tasks of the faculties:

a) Organize for implementation training program, teaching and learning plan, and other educational activities base on the general teaching program and plan of the school;

b) Organize scientific research and technology transfer; cooperate with scientific organizations, manufacturers, link the training with scientific research, business, manufacture and social life;

c) Manage teachers, officers, staffs and learners under his/her unit according to hierarchical classification of the Principal;

d) Organize for the development of the teaching program, curriculum and questionnaires for examination, assessment  assigned by the principal; Organize research to improve the teaching and learning methods; propose to build the additional plan, maintenance of equipment for teaching, practice and scientific experiment ;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The head of the faculties and subject groups of school are dean, chief of subject group. The principal shall appoint or relieve from office the head of the faculties and subject groups. Assist dean, chief of subject group is deputy dean, vie chief of subject group who appointed or relieved from office by the principal according to recommendation of the dean, chief of subject group.

4. The tasks of the subject groups under the school are regulated by the principal.

Article 25. Subject groups under faculties

1. The faculties shall establish the subject groups under facility to be in charge of a subject or a group of relevant subjects.

2. The establishment of subject groups and these groups’ missions under a faculty shall be recommended by the dean of that faculty and decided by the Principal.

Article 26. Classes

The learners are organized in class according to the training disciplines or specialty and course. Each class shall not be over 45 learners, one monitor and one or two vice monitors appointed by the learners at the beginning of the school year. Each class also has one head teacher.

Article 27. Establishments servicing for training and scientific research

1The professional secondary school shall have establishments servicing for training and scientific research which the principal decide on the establishment consisting: library, practice establishment; laboratory, school farm, workshop, experimental garden, traditional room, clubs, culture and sport house, dormitory, canteen.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Organization of Vietnamese Communist Party, unions and social organizations

1. Organization of Vietnamese Communist Party in the school shall lead the school and operate based on the Constitution and laws.

2. Unions and social organizations in the schools shall operate according to laws aiming to help the school to carry out the purposes and educational principles.

Chapter IV

ORGANIZE FOR THE IMPLEMENTATION OF EDUCATIONAL ACTIVITIES

Article 29. Program and Syllabus

1. Based on the framework program of professional secondary training level approved by the Ministry of Training and Education, the Principal of the Professional Secondary school shall organize for development and issuance of the training program of the School.

2. The Principal shall organize for drafting or selection and approve Syllabi which shall be used as the official learning and teaching materials of the school.

3. Biannually (one training course), the School shall organize the assessment of the education program of sectors, textbook to have the necessary adjustments. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After approved by the competent agencies to conduct the educational activities, the Professional Secondary School is registered to open the new training disciplines if it meets the conditions to ensure the training quality. Opening of the new training disciplines shall follow the regulations on opening of training disciplines at the professional secondary level of the Ministry of Training and Education.

Article 31. Enrollment

The Professional Secondary School shall develop the yearly enrollment target based on the criteria to ensure the quality and report to the authorized agencies to recognize the enrollment target and organize in accordance with the regulations of the Ministry of Training and Education.

Article 32. Training Activities

1. The Professional Secondary School shall organize for implementation the formal and continuing education program based on the regulation on professional secondary training level of the Ministry of Training and Education.

2. Educational activities of the professional secondary school include:

a) Teaching theory and practicing in the class;

b) Organize for practice, experiment, scientific research, manufacture, work and services which are suitable with the training disciplines;  

c) Extracurricular activities include: study tour, club meeting, intensive research and other activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Professional Secondary School shall evaluate the learning, training, self-improving result of the learners, teaching of teachers according to the regulations of the Ministry of Training and Education.

2. The Professional Secondary School has responsibilities to implement the quality assessment procedure and public the verified result according to the regulations of the authorized agencies.

Article 34. Certificate, diploma

1. The Professional Secondary Schools manage, grant certificates, diplomas for learners if they meet the condition as prescribed by the Ministry of Training and Education.  

2. The Professional Secondary Schools have responsibility to recover and destroy certificates, diplomas based on the current regulations.

3. The Professional Secondary Schools are responsible for achievement and assurance of the safeness for documents relating to the issuance of certificates, diplomas.   

Chapter V

TEACHERS, OFFICERS AND STAFFS

Article 35. Standard of the teachers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Graduated from the Pedagogical University or having university degree and certificate on pedagogical professional training;

3. In good health condition as career requirement;

4. Having clear personal resume.

Article 36. Duties of the teachers

1. Teach in accordance with the educational principals and objectives and fully implement the educational program with good quality;

2. Exemplarily in implementation of the duties of a citizen and legal provisions and the charter of the professional secondary school;

3. Maintain the quality, prestige and honor of a teacher; respect the personality of learners; treat   learners equally, protect the legitimate rights and interest of learners; 

4. Continuously learn and practice to improve the moral quality, political professional knowledge, change the teaching methodology and be a good mirror for learners; 

5. Implement other duties according to legal provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Have right to teach the subject that she/he trained;

2. Have right to improve the qualification and professional training;

3. Have right to sign the contract to become visiting teacher and conduct scientific research in other school, educational establishments  and scientific research establishment with a condition that she/he has to ensure to fully discharge all duties in the school on working;

4. Have right to be protected the dignity and prestige;

5. Have right to leave on summer vacation, holidays, new year and other holidays according to the regulations of the Education and Training Minister and Labor Code;

6. Other rights according to legal provisions.

Article 38. Duties and powers of the head teacher

Besides the duties and rights of the teacher stated in Article 36 and 37 of this Charter, the head teacher has the following rights and duties:

1. Assist the Principal in management, education and training the learners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Coordinate with subject teachers, inside and outside organizations and families of learners to manage and educate the learners.

Article 39. Behavior, language, costume of the teacher and behavior that teachers are not allowed doing

1. Behavior, language and outfit of the teachers of Professional Secondary school must be standard and have educational effect to learners.

2. Behaviors that teachers are not allowed doing:

a) Insult the prestige and dignity; infringe the body of the colleagues and learners;

b) Fraudulence in enrollment, examination, wrongly intentionally assesses the learning, training result of the learners;

c) Smoke and drink beer and alcohol when giving lessons and participating in educational activities of the school;

d) Distort the educational contents;

e) Force the learners to attend the extra classes to collect money.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Officers and staffs who conducting the management and logistic works in Professional Secondary Schools must implement duties as position assigned by schools and obey the laws; being enjoyed the rights according to the current regulations.

Chapter VI

LEARNERS

Article 41. Learners

The learners in Professional Secondary schools include:

1. Learners who register for the regular Professional Secondary training courses of the school.

2. Learners who register for the in – service learning Professional Secondary training courses of the school.

Article 42. Duties of the learners

1. Obey the legal regulations; exercise the provisions under the Charter and regulations issued by the Ministry of Training and Education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Respect the teachers, officers and staffs of the school.

4. Pay the tuition fee according to the current regulations of the Government;

5. Participate in the class and unions meetings, public labor and other social activities;

6. Maintain and preserve the assets of the school.

7. The learner who registers to the school under the selection regime must obey the transfer plan of the competent state agency which sent that person to school; if the learner does not follow the regulations, she/he must compensate the scholarship and training expenses according to the regulations.

Article 43. The rights of learners

1. To be respected and treat equally by the school, timely provide information relating to their learning result;

2. To be ensured the right to implement the learning regimes according to the regulations of the Ministry of Training and Education. 

3. To be allowed to participate in the activities of the unions and social organizations in accordance with legal provisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Directly or through the organizations make recommendation to the school about the solutions to contribute to development of the school and protect the legitimate rights and interests of the learners.

6. Allow to enjoy the social policies according to the state’s regulations and other benefits in accordance with provisions of law.

Article 44. Behavior, language and costumes of learners

1. Behavior, language and the costumes of learners must be cultural, and suitable with the national moral and tradition. 

2. Prohibit the learners from doing the following actions:

a) Insult the prestige and dignity; infringe the body of the teachers, officers, staff and learners;

b) Fraudulence in learning, testing, examination and enrollment;

c) Violate the laws and internal regulations of the school;

d) Smoke and drink beer and alcohol in the school.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FINANCE AND ASSETS

Article 45. Assets

1. Assets of the Professional Secondary school includes: land, construction works, scientific and technology operation results, intellectual property rights (service label, author rights, etc), facility, equipment and other assets allocated by the State for management and use or purchased, constructed by the school or given to ensure the training activities and scientific research and other activities. 

2. Some regulations on assets

a) Total land area of the School must be in line with training scale but it is not less than 2 ha;

b) Clusters of construction works in the Professional Secondary School:

- Administrative zone: Office, working room of the Principle and Vice – Principals, functional rooms, faculties, subject groups and medical room;

- Learning zone: Class rooms, laboratory room, practice room, computer room, library, traditional room and gymnastic house; 

- Zone of schoolyard and training yard ;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Parking area;

- Training servicing areas: including establishments servicing the training and scientific research.

The above mentioned clusters of construction works must be well equipped and ensure to meet the standards on sanitation and environment protection.

Article 46. Management and use of the assets

1. The assets of the public Professional Secondary School must belong to the State ownership which shall be managed and used according to provisions of law. The assets of the private Professional Secondary School shall be used and managed and owned according to the Regulation on organizational structure and operation of the private Professional Secondary School.

2. Annually, the school must allocate fund for regular maintenance and repair of the assets and re-assess the value of the assets and carry out the reporting system as stipulated by the State.

Article 47. Finance of the School

1. Financial resources of the public Professional Secondary school include:

a) State budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Receivables from the training contract;

d) Revenue from scientific research products, working, manufacture, business service in line with the training disciplines of the School;

e) Loans, aids and other legitimate revenues.

2. The expenditure of the public Professional Secondary School includes:

a) Regular expenditure: salary, scholarships for learners, rewards, community benefits, official materials, logistic fee, traveling expenses, conferences, regular maintenance and big repairman and other expenditure based on the State’s regulations;

b) Expenditure for development investment: Purchase materials, equipments, basic construction, purchase the fixed assets, and widen the School.

3. Financial resources and expenditures of the private Professional Secondary School are regulated in the Regulation on organization and operation of the Private Professional Secondary School.

Article 48. Financial management

Receivables, expenditure, management, accounting finalization, financial audit of the professional secondary school shall be implemented according to the current state’s regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SCHOOL, FAMILY AND SOCIETY

Article 49. Responsibility of the School

The School has responsibility to actively coordinate the learners’ families and the society to implement the educational objectives and principles. The School has responsibility to public announce the information regarding the program, training discipline, enrollment, organization for training, quality testing, evaluation, grant diplomas, certificates and other regulations on training.

Article 50. Responsibility of the family

1. The learners’ families have responsibility to raise, educate, take care and facilitate for the learners to be learnt, trained and participated in the School’s activities.

2. The families of the learners shall coordinate with the School to reach agreement on measures of management and education with respect to their children; participate in educational activities under the school’s plan; participate in the parental activities at the School.

3. Regularly contact the School, educational management agencies to timely deal with the arising issues relating to the education and training with respect to their children.

Article 51. Social Responsibility

1. The State agencies, political organizations, socio - political organizations, socio - political – professional organization, social organization, socio-professional organization, professional organization, economic organizations, people’s armed units and citizens have the following responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Contribute to build up the learning movements and good and safe educational environment and prevent the activities which have bad effect to the learners;  

c) Facilitate for leaner to enjoy and participate in the clean culture and sports activities;

d) Provide the finance and material supports to the Professional Secondary School based on their capacity.

2. The Ho Chi Minh Youth Union has responsibility to coordinate with the School to educate, motivate the members, youth to be the mirror in the learning and training and participating in education development.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 về Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


41.651

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.45.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!