UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
166/2010/QĐ-UBND
|
Bắc
Ninh, ngày 29 tháng 12 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND năm 2003;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước
năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số
182/2010/NQ-HĐND16 ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khoá
XVI, kỳ họp thứ 22 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 132/2009/NQ-HĐND16
ngày 23/4/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh và điều chỉnh, bổ sung một số
mức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn, giai
đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày
01.01.2011. Các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bãi
bỏ.
Điều 3.
Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, các cơ quan
liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức và cá nhân có liên
quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Nhân Chiến
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh
Bắc Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
1. Các hộ gia đình, các tổ chức kinh
tế và cá nhân trong nước tham gia các hoạt động sản xuất, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Riêng doanh
nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. UBND các xã, phường, thị trấn
có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Các đối tượng được hỗ trợ đầu tư
phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư và phù hợp với
quy hoạch của địa phương.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh
1. Các chương trình sản xuất giống
cây trồng có năng suất, chất lượng cao theo quy mô sản xuất tập trung nhằm tăng
năng suất và giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; dự án
xây dựng kho lạnh bảo quản giống cây trồng và nông sản; dự án giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung; các hoạt động tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
2. Chương trình phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động.
3. Các dự án đầu tư xây dựng mới
hoặc sửa chữa lớn, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn các xã,
thị trấn, phường thuộc các lĩnh vực: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
giao thông nông thôn; trường học (trường THCS công lập, tiểu học công lập, mầm
non công lập, bán công); trụ sở xã; nhà văn hoá - sinh hoạt thôn; trạm y tế;
kiên cố hoá kênh mương; chợ nông thôn.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC I. HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Điều 3. Hỗ
trợ sản xuất trồng trọt
1. Hỗ trợ giống cây trồng
a. Hỗ trợ 80% giá giống lúa siêu
nguyên chủng để sản xuất ra giống lúa nguyên chủng các loại.
b. Hỗ trợ 70% giá giống để sản
xuất ra các loại giống rau màu và cây công nghiệp (danh mục giống cây được Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định cụ thể từng vụ và hàng năm).
c. Hỗ trợ 70% giá giống cho công
tác khảo nghiệm, sản xuất thử giống cây trồng mới, giống cây trồng có giá trị
kinh tế cao (danh mục giống do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định
theo từng vụ).
2. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn
và hoa
Sản xuất rau an toàn, hoa có quy
mô từ 0,5 ha trở lên có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a. Nhà nước đầu tư 100% kinh phí
để điều tra, đo đạc, khảo sát lập dự án.
b. Nhà nước đầu tư 100% chi phí
phân tích đất, nước để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an
toàn và kinh phí kiểm tra, phân tích chất lượng rau phục vụ cho việc cấp giấy
chứng nhận;
c. Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng
đường giao thông nội đồng, nhà lưới, hệ thống tưới cho cây trồng, đường điện hạ
thế đến khu sản xuất, mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/ha (kể cả kinh
phí hỗ trợ từ nguồn khác của ngân sách Nhà nước);
d. Hỗ trợ tiền thuê cán bộ kỹ
thuật tư vấn, chuyển giao KHKT, công chỉ đạo cho cán bộ cơ sở (HTX, thôn) bằng
1,0 mức tiền lương tối thiểu/ha;
e. Nhà nước đầu tư 100% lãi suất
của số vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu của dự án sản xuất rau an toàn và hoa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g. Nhà nước đầu tư 100% giá giống
rau trong 2 năm đầu và 50% giá giống rau cho 3 năm tiếp theo cho các dự án sản
xuất rau an toàn tập trung;
h. Hỗ trợ 50% giá giống hoa
trong 2 năm đầu cho các dự án trồng hoa.
3. Xây dựng vùng sản xuất lúa,
ngô có năng suất, chất lượng cao hoặc vùng sản xuất cây rau, màu có giá trị
kinh tế cao
a. Sản xuất lúa có năng suất cao
(lúa lai) và vùng lúa chất lượng cao được hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ 50% giá giống cho toàn
bộ diện tích gieo cấy lúa lai.
+ Hỗ trợ 70% giá giống cho vùng
lúa chất lượng cao có quy mô từ 5ha trở lên.
+ Nhà nước đầu tư 100% giá giống
cho toàn bộ diện tích gieo trồng ngô lai.
(Danh mục giống lúa lai, lúa chất
lượng cao và ngô lai được Sở Nông nghiệp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
xác định hàng năm).
b. Sản xuất cây vụ đông có giá
trị kinh tế cao được hỗ trợ kinh phí tương đương 100 kg phân Kali/ha (mức hỗ trợ
và danh mục cây vụ đông được xác định hàng năm).
c. Những người trực tiếp tham
gia chỉ đạo sản xuất lúa năng suất cao, xây dựng vùng lúa chất lượng cao; sản
xuất cây rau, màu có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ tiền công chỉ đạo bằng 0,1
mức lương tối thiểu/ha/vụ.
4. Xây dựng kho lạnh để bảo quản
nông sản
Nhà nước đầu tư 100% kinh phí
mua thiết bị lạnh khi xây dựng kho lạnh để bảo quản giống cây trồng và nông sản
(kinh phí hỗ trợ được xác định theo thiết kế mẫu do Sở Nông nghiệp & PTNT
và Sở Tài chính thống nhất).
5. Chính sách ưu đãi khuyến
khích tiêu thụ nông sản
Các tổ chức kinh tế và cá nhân
có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các HTX nông nghiệp, các hộ nông
dân theo phương thức ứng trước vốn, nếu thực hiện đúng hợp đồng, được hỗ trợ
như sau:
- Nhà nước đầu tư 100% lãi suất
tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng;
- Hỗ trợ 50% phần chênh lệch (phần
thấp hơn) giữa giá ký hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm thu mua.
Điều 4. Hỗ
trợ phát triển chăn nuôi
1. Hỗ trợ kinh phí mua gia súc,
gia cầm
a. Nhà nước đầu tư 100% lãi suất
tiền vay ngân hàng cho hộ nông dân, tổ chức, cá nhân mua bê cái, mua bò cái để
chăn nuôi lấy sữa.
b. Mua lợn nái ngoại thuần về
nuôi sinh sản số lượng từ 20 con trở lên, được hỗ trợ 30% giá giống cho lần đầu,
với mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/1 cơ sở chăn nuôi (Giá lợn giống để chăn
nuôi lợn nái ngoại được xác định theo năm do Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở
Tài chính thống nhất công bố);
c. Mua con giống để chăn nuôi lợn
nạc thương phẩm có số lượng từ 50 con trở lên được hỗ trợ 20% giá giống cho lần
đầu (Giá lợn nạc thương phẩm được xác định theo năm do Sở Nông nghiệp &
PTNT và Sở Tài chính thống nhất công bố);
d. Mua giống gia cầm ông bà nuôi
theo phương pháp công nghiệp có quy mô từ 500 con trở lên được hỗ trợ 50% giá
giống cho 1 lần đầu (Giá con giống từng loại được xác định theo năm do Sở Nông
nghiệp & PTNT và Sở Tài chính thống nhất công bố).
2. Được vay vốn từ quỹ đầu tư
phát triển với các chế độ ưu đãi tín dụng theo quy định của Nhà nước và được
UBND tỉnh tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi từ các nguồn tài chính khác.
3. Hỗ trợ giá bán tinh, giá lợn
a. Hỗ trợ 40% giá bán tinh lợn
ngoại theo số lượng thực tế sử dụng cho các cơ sở, hộ chăn nuôi thông qua đơn vị
sản xuất tinh lợn nhân tạo trên địa bàn tỉnh (Giá tinh lợn ngoại được xác định
theo năm do Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính thống nhất).
b. Hỗ trợ 50% giá lợn đực giống
để thay thế hoặc mở rộng quy mô tại các cơ sở sản xuất tinh lợn nhân tạo trên địa
bàn tỉnh (Giá lợn đực giống được xác định theo năm do Sở Nông nghiệp & PTNT
và Sở Tài chính thống nhất).
c. Nhà nước đầu tư 100% giá tinh
bò thịt, bò sữa và nitơ bảo quản tinh để phối giống nhân tạo cho đàn bò nái
sinh sản.
4. Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng
các hạng mục: đường điện, đường giao thông chính, xử lý môi trường cho khu chăn
nuôi tập trung có quy mô diện tích từ 2 ha trở lên và tổng số đầu con đạt: 500
con đối với chăn nuôi lợn sinh sản; 1.000 con đối với chăn nuôi lợn thịt; 200
con đối với chăn nuôi trâu bò; 20.000 con đối với chăn nuôi gia cầm. Tổng mức hỗ
trợ không quá 500 triệu đồng/ha.
5. Cấp miễn phí vacxin và hỗ trợ
50% tiền công tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và bệnh nguy hiểm khác để tiêm
cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống ở các vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy
cơ lây nhiễm cao (Bệnh nguy hiểm do Sở Nông nghiệp & PTNT công bố)
6. Cấp miễn phí vacxin và hỗ trợ
50% tiền công tiêm phòng bệnh dại để tiêm cho đàn chó, mèo.
7. Nhà nước đầu tư 100% kinh phí
mua vacxin và tiền công tiêm phòng dịch cúm gia cầm cho các tổ chức kinh tế, hộ
nông dân, cá nhân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
8. Nhà nước đầu tư 100% lãi suất
vốn vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân có dự án xây dựng
chuồng trại, mua trang thiết bị chăn nuôi tiên tiến tại khu chăn nuôi tập trung
(có quy mô tổng số đầu con đạt: 300 con đối với chăn nuôi lợn sinh sản; 1.000
con đối với chăn nuôi lợn thịt; 50 con đối với chăn nuôi trâu bò; 5.000 con đối
với chăn nuôi gia cầm).
9. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây
dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có dự
án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được ngân sách hỗ trợ:
a. Hỗ trợ 50% giá trị quyết toán
được phê duyệt cho việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm tập trung.
b. Hỗ trợ 20% giá trị quyết toán
được phê duyệt của các thiết bị kho lạnh.
c. Hỗ trợ 50% giá trị thiết bị
làm lạnh, kinh phí mua tủ làm mát ở các điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
d. Nhà nước đầu tư 100% lãi suất
tiền vay ngân hàng trong 2 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây
dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 5. Hỗ
trợ phát triển thuỷ sản
1. Các dự án cải tạo, nâng cấp
vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách
tỉnh hỗ trợ: 500 triệu đồng cho mỗi dự án có quy mô từ 10 - 30 ha hoặc 1.000
triệu đồng cho dự án có quy mô trên 30 ha để xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp một
trong các hạng mục công trình: đường giao thông, đường trục điện chính, hệ thống
kênh mương cấp thoát nước của vùng nuôi trồng thuỷ sản.
2. Hỗ trợ 70% giá giống cho
công tác khảo nghiệm, nuôi thử giống thủy sản mới, giống có giá trị
kinh tế cao (danh mục giống được Sở Nông nghiệp Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn xác định hàng năm).
Điều 6. Hỗ
trợ chuyển giao khoa học công nghệ
Nhà nước đầu tư 100% kinh phí để
tập huấn, đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản) cho nông dân.
MỤC II. HỖ TRỢ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG NÔNG THÔN
Điều 7. Hỗ
trợ dự án vệ sinh môi trường nông thôn
Công trình xử lý nước thải
bằng bể Bioga: Hỗ trợ 1,2 triệu đồng/1 bể.
Điều 8. Hỗ
trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu và đường giao thông nông thôn
1. Nhà nước đầu tư xây dựng đường
trục xã (gồm cầu và đường) bằng 100% giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo thiết kế mẫu.
2. Đường giao thông liên thôn,
thôn, xóm (bao gồm cầu và đường) mức hỗ trợ là 80% giá trị quyết toán theo thiết
kế mẫu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9. Hỗ
trợ đầu tư xây dựng kênh mương
1. Nhà nước đầu tư 100% giá trị
công trình đối với các tuyến kênh loại 1 và loại 2 được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Dự án đầu tư kiên cố hóa kênh
loại 3 có nguồn nước từ trạm bơm cục bộ, nằm trong vùng quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị quyết toán công trình.
Mức tối đa không quá 50% giá trị dự toán theo thiết kế mẫu (giá trị dự toán của
thiết kế mẫu được xác định theo năm do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
cùng Sở Tài chính thống nhất công bố).
Điều 10.
Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trụ sở UBND cấp xã
Nhà nước đầu tư 100% giá trị quyết
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thiết kế mẫu.
Điều 11. Hỗ
trợ đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp nhà văn hoá - sinh hoạt thôn
Hỗ trợ 80% giá trị quyết toán được
cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thiết kế mẫu.
Điều 12.
Xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp trường học
Nhà nước đầu tư xây dựng mới, sửa
chữa nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường trung học cơ sở công lập, tiểu học
công lập và trường mầm non công lập, bán công bằng 100% giá trị quyết toán được
cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thiết kế mẫu.
Điều 13.
Xây dựng, cải tạo nâng cấp Trạm Y tế
Nhà nước đầu tư 100% giá trị quyết
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo thiết kế mẫu.
Điều 14. Hỗ
trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp Chợ nông thôn
Hỗ trợ 80% giá trị quyết toán của
các hạng mục: cổng, tường bao, đường nội bộ, khu vệ sinh, san nền, hệ thống cấp
thoát nước và tối đa không quá 1 tỷ đồng/chợ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định
này.
Điều 16. Sở
Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định
này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt giá các loại
giống cây, con, vật tư, thiết bị, làm căn cứ cho các đơn vị, ngành
hàng cung ứng. Thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo
các quy định hiện hành.
3. Thực hiện nhiệm vụ quyết toán
tài chính hàng năm với Ngân hàng về việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và các hỗ
trợ khác có liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp với Uỷ ban
nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
Điều 17. Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Hướng dẫn danh mục giống cây,
con, vật tư được hỗ trợ theo quy định.
2. Chịu trách nhiệm thiết kế, dự
toán các hạng mục, dự án đầu tư hạ tầng thuộc chuyên ngành quản lý.
3. Tổng hợp kết quả thực hiện,
báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, 1 năm.
Điều 18. Uỷ
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Chịu trách nhiệm triển khai, chỉ
đạo thực hiện theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu có vướng mắc, giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất,
báo cáo UBND tỉnh./.