Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1289/KH-UBND 2019 quản lý công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tây Ninh

Số hiệu: 1289/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
Ngày ban hành: 21/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1289/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 21 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY TÂY NINH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22/01/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Trên cơ sở Chương trình hành động số 169-CTr/TU ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm giúp cho các cấp chính quyền, đội ngũ công chức, viên chức, các tổ chức đoàn thể, cộng đng doanh nghiệp và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư.

- Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội.

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong công tác xử lý các kiến nghị của người tiêu dùng; khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới nền kinh tế.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Chấp hành Trung ương bảo đảm tiến hành nghiêm túc, hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới; gắn với việc triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 do Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam và công tác kiểm tra kiểm soát đảm bảo kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

- Các hoạt động bảo vệ quyền lợi tiêu dùng tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật được thực hiện thường xuyên, chuyên sâu, nhân rộng bằng nhiều hình thức; Việc tổ chức các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng phải đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm hiệu quả.

- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hỗ tr, giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền; tổ chức khen thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước. Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp theo Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư.

- Hàng năm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15/3, nhằm nâng cao nhận thức về quyn lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Tổ chức khen thưởng tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thng chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

- Tiến hành kiện toàn, củng cố bộ máy, cơ cấu tổ chức Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh theo quy định của Điều lệ Hội và chính thức đi vào hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, phạm vi, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội theo quy định của pháp luật và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

- Hàng năm, Sở Công Thương chỉ đạo Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức; cán bộ hội, ban quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để cung cấp tài liệu, thực hiện lng ghép giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chương trình giảng dạy cho đối tượng học sinh, sinh viên với hình thức tuyên truyền vận động cho học sinh, sinh viên nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng.

- Các cơ quan, tổ chức chủ động trang bị tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật về quyn lợi người tiêu dùng cho cán bộ, người lao động; cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, lớp tập huấn ngắn ngày do địa phương, trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực, trình độ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức phẩm chất, kinh nghiệm xử lý, khả năng nm bắt tâm lý cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Nâng cao công tác tuyên truyền phổ biến, chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Thường xuyên rà soát, kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm tính thống nhất, đng bộ, khả thi và phù hợp với thực tin trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thời đại công nghiệp 4.0. Công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa.

- Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, phóng sự, tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các hội thi, các tiểu phẩm, in các sổ tay người tiêu dùng.

- Tăng cường thông tin, hướng dẫn, trang bị kiến thức nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng, để mỗi người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía những nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cảnh báo những vi phạm về quảng cáo không trung thực, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể sản xuất, kinh doanh; nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng; về những hậu quả pháp lý phải gánh chịu nếu xảy ra vi phạm.

- Tăng cường thông tin, hướng dẫn, trang bị kiến thức nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng, để mỗi người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ người tiêu dùng

- Không để lưu thông trên thị trường những hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, công khai các hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết.

- Quy định việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng theo hướng thủ tục đơn giản, thuận tiện để người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng, hòa giải hoặc tòa án; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng, hòa giải. Từng bước xây dựng và phát triển các cơ chế thuận tiện, dễ dàng tiếp cận để hỗ trợ người tiêu dùng có thể nâng cao khả năng tự bảo vệ.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp và hỗ trợ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội có chức năng, quyền hạn để tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, chất lượng, đo lường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chủ động đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.

- Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện truyền thông, để tiếp nhận ý kiến phản ánh của người tiêu dùng.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố theo dõi diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động phương án hoặc kịp thời đề xuất biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

- Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng đề phòng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Tăng cường công tác hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn hướng đến các hoạt động tri ân người tiêu dùng: sản xuất, kinh doanh hàng hóa bảo đảm chất lượng, hỗ trợ bảo hành sản phẩm, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn tiết kiệm, thực hiện chương trình khuyến mại cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; xây dựng Chương trình “Tháng vì Quyền người tiêu dùng” bằng nhiều hành động thiết thực tri ân khách hàng.

- Triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng thông qua các hoạt động như: đưa các chính sách, quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tổ chức bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để thực hiện tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, triển khai các hoạt động nhằm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp chủ động phát hành tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi về bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo chính sách của doanh nghiệp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

Kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm các nguồn vốn sau:

- Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách.

- Nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân.

- Nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Các doanh nghiệp tđảm bảo nguồn kinh phí thực hiện.

2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí

Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu hiệu quả, tiết kiệm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc lĩnh vực công thương, hàng năm chỉ đạo Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tham mưu cho Sở nội dung công tác để trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong năm; Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hàng năm về “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” trình UBND tỉnh xem xét và phê duyệt (trên cơ sở dự toán kinh phí của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh).

- Huy động nguồn vốn tài trợ hợp pháp từ các chương trình, đề án của Trung ương và các doanh nghiệp địa phương (nếu có), góp phần kinh phí cho thực hiện kế hoạch.

- Tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình và theo hướng dẫn của Trung ương.

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực ngành, đặc biệt là các vấn đề như an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Công Thương quản lý.

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và khả năng thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng thống nhất, đng bộ.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch Chương trình này. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm và cả giai đoạn báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh kết quả thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.

2. Sở Nội vụ

Xem xét, bổ sung tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vào kết quả thi đua cuối năm, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Sở Tư pháp

Phối hợp rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và khả năng thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng thống nhất, đng bộ.

4. Sở Tài chính

Cân đối nguồn kinh phí hàng năm và trên nhu cầu thực tế của từng đơn vị, bố trí nguồn kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung hoạt động của kế hoạch này theo quy định hiện hành.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổng hợp cân đối, lng ghép các nguồn lực, các chương trình kinh tế - xã hội trong tỉnh với kế hoạch chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hàng năm.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng.

- Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách và pháp luật về hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

7. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan báo, đài và các cơ quan chức năng khác đưa thông tin, tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Bố trí thời gian hợp lý để tổ chức tuyên truyền cho giáo viên, sinh viên các trường học về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

9. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Công Thương trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hóa và hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kiểm tra đánh giá và công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Công khai các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.

10. Sở Y tế

Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các vấn đề như an toàn thực phẩm thuộc phân cấp quản lý của ngành Y tế.

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản, trong đó tập trung bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

12. Công an tỉnh

Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành địa phương trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; có quy chế biểu dương, khen thưởng cho các cá nhân hợp tác với công an trong tố giác các vi phạm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

13. Cục Quản lý thị trường

- Tăng cường phối hợp với cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm sớm phát hiện các sai phạm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể nhân dân

Phối hợp và tham gia vào công tác tuyên truyền các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đặc biệt là lng ghép các hoạt động tuyên truyền, giám sát thực hiện pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng.

15. Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Bố trí thời lượng hợp lý, tăng cường đưa tin bài, phóng sự về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt tăng cường thể loại phóng sự điều tra để công khai địa chỉ, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và Kế hoạch này, các đơn vị xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; lng ghép với các hoạt động khác nhằm thực hiện tiết kiệm và phát huy hiệu quả. Hỗ trợ tạo điều kiện để Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện, thành phố thực hiện tốt chương trình này.

- Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thời gian định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng địa phương để tổng hợp báo cáo Sở Công Thương theo quy định.

17. Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan, hàng năm tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam; triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tổ chức các hoạt động tuyên tuyền, phổ biến, tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tìm hiểu các chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội nghị, hội thảo, tọa đàm.

- Tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân các hoạt động về tiêu dùng. Định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo với Bộ Công Thương và UBND tỉnh.

18. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh

- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hội viên phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai các Chương trình bảo vệ quyền li tiêu dùng tại Kế hoạch này.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc Hội đẩy mạnh các Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.

19. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Chủ động triển khai thực hiện Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”; Xây dựng bộ phận chuyên trách tư vấn, hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Định kỳ 6 tháng trước ngày 15 tháng 7 và hàng năm trước ngày 15 tháng 1 báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (đng gửi Sở Công Thương) theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Như phần IV (tổ chức thực hiện);
- Bộ Công Thương;
- T.T Tỉnh ủy, T.T HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT và các Phó Chủ tịch;
- UBND các huyện, thành phố;
- PTVP, PVP: Long, Nhung;
- Phòng KTTC;
- Lưu VT.VP
2
8.CVUB.tuananh.2019

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Ngọc

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1289/KH-UBND ngày 21/06/2019 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Tây Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


913

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.63.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!