ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1200/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh,
ngày 09 tháng 8 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHÂN CẤP, QUẢN LÝ KINH PHÍ TRUNG ƯƠNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA
KHÁNG CHIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 16/7/2012;
Căn cứ Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày
15/4/1999 của Chính phủ về chế độ quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K
trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và
quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954;
Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một
số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày
14/11/2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng
chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phân cấp, quản lý
kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và
người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh; Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ
quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐTBXH (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: KTTH, PCVP (VX, KTTH), CVP;
- Lưu: VT, KGVX (NTT).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phong
|
QUY CHẾ
PHÂN CẤP, QUẢN LÝ KINH PHÍ TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA KHÁNG CHIẾN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này xác định phạm vi,
trách nhiệm, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Kho bạc Nhà nước
Bắc Ninh, Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố; Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội các huyện,
thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lý,
sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
(NCCVCM) và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động- Thương binh
và Xã hội quản lý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2.
Nguyên tắc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí
1. Ngân sách Trung ương đảm bảo
nguồn kinh phí để thực hiện.
2. Việc quản lý kinh phí chi trả
trợ cấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các quy định
của pháp luật hiện hành và các nội dung tại Quy chế này. Đảm bảo nguyên tắc tổ
chức thực hiện chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng nội dung và phải hoàn
thành trước ngày 20 hàng tháng.
3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá
nhân được giao nhiệm vụ sử dụng kinh phí thực hiện các chế độ để cho vay, mượn
hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Không được thu bất cứ một khoản lệ phí nào
của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trong
việc cấp, phát, chi trả chế độ trợ cấp.
Điều 3. Nội
dung và mức chi
Nội dung và mức chi thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính
và các quy định hiện hành có liên quan.
Chương II
QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC NGÀNH VÀ CÁC CẤP NGÂN SÁCH
Điều 4. Sở
Lao động- Thương binh và Xã hội
1. Thẩm tra dự toán kinh phí hàng
năm thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM và người trực tiếp tham gia kháng chiến
của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố;
kinh phí trung ương ủy quyền tại Văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội. Tổng hợp dự toán kinh phí của tỉnh báo cáo Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội trước ngày 05 tháng 7 hàng năm.
2. Căn cứ Quyết định giao dự
toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám
đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phân bổ và ban hành Quyết định giao dự
toán trước ngày 31/12 năm trước cho các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị thuộc Sở, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước
để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định của pháp luật. Lập phương án phân
bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công
liệt sĩ cho các địa phương trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
3. Trên cơ sở đề nghị của đơn vị,
xác nhận của Kho bạc Nhà nước về số dư dự toán được giao và khả năng sử dụng
kinh phí của các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, nội dung chi tại
Sở; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định điều chỉnh
dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước dự
toán điều chỉnh trước ngày 15/11 năm hiện hành để phối hợp thực hiện.
4. Hàng tháng trên cơ sở danh sách báo tăng, giảm
đối tượng của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nhập điều chỉnh đối tượng trong phần mềm quản lý
đối tượng, đồng thời chuyển bản mềm về phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội chậm nhất ngày 05 hàng tháng. Ban hành văn bản tạm dừng chi trả
khi có văn bản đề nghị của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thẩm tra, xét duyệt, thông
báo kết quả thực hiện dự toán, quyết toán kinh phí theo qui định cho các Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội. Định kỳ kiểm tra việc quản lý chi trả trợ cấp
cho đối tượng chính sách ở các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Tổng hợp báo cáo quyết toán
kinh phí thực hiện gửi về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trước ngày 05
tháng 7 hàng năm.
7. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ
cho các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội những quy định chung về chế độ
tài chính, kế toán hành chính sự nghiệp và những quy định riêng về chế độ tài
chính kế toán chuyên ngành. Chỉ đạo công tác quản lý, tổ chức thực hiện chi trả
trợ cấp ưu đãi cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.
8. Căn cứ Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức chi quản lý (hoặc
dự toán chi quản lý được Bộ giao), Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội quyết định mức chi trả thù lao (hoặc giao dự toán chi quản
lý) cho các đơn vị và cá nhân được thụ hưởng, đồng thời hướng dẫn
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quyết toán theo đúng
các nội dung quy định.
9. Chỉ đạo Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc thực hiện
chính sách tại các xã, phường, thị trấn.
Điều 5. Kho
bạc Nhà nước Bắc Ninh, Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã, thành phố
1. Hướng dẫn mở tài khoản rút dự
toán; thanh toán và kiểm soát chi nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến theo đúng
quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính và
các quy định hiện hành.
2. Hàng tháng Kho bạc Nhà nước
Bắc Ninh, Kho bạc nhà nước các huyện, thị xã, thành phố căn cứ giấy rút dự
toán và hồ sơ chứng từ có liên quan của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện kiểm soát và thanh toán theo đề nghị trên cơ sở các quy
định hiện hành.
3. Phối hợp với cơ quan Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện đối chiếu và xác nhận tình hình
sử dụng kinh phí để làm căn cứ cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội
lập các báo cáo quyết toán theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
Điều 6. Ủy
ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
1. Bố trí công chức làm công
tác kế toán đảm bảo yêu cầu vị trí việc làm, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ.
2. Chỉ đạo Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã phường, thị trấn thực hiện tốt
công tác quản lý đối tượng, quản lý kinh phí, xây dựng dự toán hàng năm, chấp
hành dự toán được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giao, báo cáo quyết toán
đúng nội dung và thời gian quy định; xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm theo
quy định của pháp luật.
3. Chỉ đạo phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban liên quan, UBND các
xã, phường thị trấn khảo sát, đề xuất kế hoạch sửa chữa, cải tạo
nâng cấp công trình ghi công liệt sỹ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tổng hợp và trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bố trí kinh
phí đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện dự án (dự toán),
đồng thời chịu trách nhiệm phê duyệt, thẩm định các dự án do UBND
huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư.
4. Định kỳ chỉ đạo, kiểm tra
công tác quản lý đối tượng, chi trả trợ cấp ưu đãi NCCVCM và người trực tiếp
tham gia kháng chiến và các nguồn kinh phí khác thuộc Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội quản lý, sử dụng.
Điều 7.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố
1. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ,
công chức của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác theo
dõi, chi trả trợ cấp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
2. Quản lý đối tượng, quản lý
kinh phí thực hiện chính sách trên địa bàn; Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
cùng cấp để quản lý, thực hiện nguồn kinh phí trung ương ủy quyền được
giao. Mở sổ sách theo dõi đối tượng, kinh phí chi trả, quản lý, lưu trữ chứng từ,
hồ sơ sổ sách, thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Xây dựng dự toán kinh phí
chi trả trợ cấp ưu đãi của năm kế hoạch báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội trước ngày 01 tháng 7 hàng năm. Tham mưu cho UBND huyện, thị xã,
thành phố lựa chọn các công trình ghi công liệt sĩ cần tu sửa, nâng
cấp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Thanh toán kinh phí hỗ trợ
tu sửa, nâng cấp công trình ghi công liệt sỹ cho các địa phương từ
nguồn kinh phí trung ương ủy quyền được phân bổ theo quy định hiện
hành.
4. Hàng tháng kiểm tra, rà soát
đối tượng giảm báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 22
hàng tháng. Đối với những trường hợp người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng nếu trong một năm (01 năm) không đến nhận trợ cấp, Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố có công văn gửi kèm danh
sách trích ngang đối tượng đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tạm dừng
chi trả trợ cấp.
5. Trưởng Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng trách nhiệm với Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (hoặc các tổ chức dịch vụ chi
trả) về việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công và thanh quyết toán lệ
phí chi trả cho các tổ chức, cá nhân được hưởng theo hướng dẫn của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Cung cấp tài liệu và hướng dẫn
UBND các xã, phường, trị trấn nội dung, trình tự, cách ghi chép chứng từ, sổ
liên quan đến chi trả.
7. Hàng tháng rút dự toán kinh
phí chi trả trợ cấp trước ngày 10 hàng tháng đồng thời rà soát, kiểm tra chi tiết,
đối chiếu danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng và cung cấp danh sách cho UBND
các xã, phường, thị trấn và tạm ứng tiền chi trả trợ cấp theo danh sách cho
UBND các xã, phường, thị trấn. Cuối tháng, làm thủ tục thanh toán tạm ứng với
UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ số tiền đã chi trả trợ cấp cho người có
công và thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước.
8. Quản lý chi trả trợ cấp ưu
đãi giáo dục theo quy định kèm theo giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học. Quản lý chi trả trang cấp dụng cụ chỉnh
hình theo quy định kèm sổ trang cấp. Lập danh sách trích ngang những đối tượng
được hưởng đúng tiêu chuẩn gửi về Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội để theo dõi quản lý.
9. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội
các huyện, thị xã, thành phố để mua, cấp và báo giảm thẻ bảo hiểm y tế cho đối
tượng kịp thời. Đối với các đối tượng di chuyển đi tỉnh, thành phố khác hoặc đối
tượng chết lập danh sách báo giảm hàng tháng để có căn cứ thanh toán.
10. Lập danh sách và chi trả
cho đối tượng được cấp Báo Nhân dân, tiền ăn thêm ngày Lễ, Tết, đối tượng hưởng
trợ cấp một lần (không mang tính chất thường xuyên) và đối tượng hưởng điều dưỡng.
11. Hàng quý, năm lập báo cáo
quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi trên địa bàn đúng biểu mẫu theo quy
định hiện hành chậm nhất sau khi kết thúc quý 15 ngày (đối với báo cáo quý) và
trước ngày 30 tháng 4 hàng năm (đối với báo cáo năm).
12. Thường xuyên kiểm tra việc
thực hiện chính sách tại UBND các xã, phường, thị trấn và việc báo giảm đối
tượng người có công hưởng trợ cấp hàng tháng. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc UBND
các xã, phường, thị trấn tổ chức chi trả nhanh, gọn, kịp thời, đầy đủ, chính
xác. Nếu phát hiện thấy sai phạm, kịp thời báo cáo UBND các huyện, thị xã,
thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý theo quy định
pháp luật.
Điều 8. Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Căn cứ Hợp đồng trách nhiệm
chi trả trợ cấp ưu đãi người có công đã ký với Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện, thị xã, thành phố, ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ
Thương binh xã hội quản lý thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công tại
địa phương và thông báo cho Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội biết để phối hợp thực hiện. Phối hợp với phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội, các tổ
chức dịch vụ chi trả (khi triển khai Đề án chi trả qua các tổ chức
dịch vụ) để quản lý nguồn kinh phí ưu đãi được chặt chẽ.
2. Chỉ đạo cán bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội:
- Mở sổ theo dõi và quản lý từng
loại đối tượng.
- Kiểm tra, lập danh sách những
đối tượng đã chết, hết tuổi hưởng trợ cấp, chuyển đi địa phương khác và phát hiện
những trường hợp hưởng sai chế độ (nếu có) gửi Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện, thị xã, thành phố trước ngày 18 hàng tháng để làm cơ sở cắt giảm.
- Mở sổ theo dõi thu, chi các
khoản chi trợ cấp ưu đãi người có công theo đúng quy định của Nhà nước, lập đầy
đủ các chứng từ, danh sách chi trả và thanh quyết toán kinh phí chi trợ cấp với
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố. Các loại hồ
sơ, sổ sách, chứng từ, các báo cáo liên quan tới công tác tài chính, chính sách
người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến phải được
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ký duyệt.
- Kiểm tra danh sách chi trả
trước khi trả cho đối tượng hưởng. Nếu phát hiện thấy có sai sót báo cáo Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố để có biện pháp xử
lý.
- Tổ chức thông báo công khai để
đối tượng và nhân dân được biết địa điểm và thời gian chi trả, thống nhất và ổn
định tại một địa điểm để tạo thuận lợi cho các đối tượng người có công khi nhận
trợ cấp.
- Khi giao tiền cho đối tượng
được hưởng (hoặc người được đối tượng ủy quyền) yêu cầu người nhận phải kiểm
tra tiền, ký và ghi rõ họ tên vào danh sách chi trả. Giấy ủy quyền phải có xác
nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và thời hạn ủy quyền do các bên
thỏa thuận và hiệu lực không quá một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
- Kinh phí chi trợ cấp ưu đãi
người có công cấp trong tháng phải thanh toán với Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội huyện, thị xã, thành phố chậm nhất ngày 20 hàng tháng kèm theo danh
sách có đầy đủ chữ ký của các đối tượng.
- Không được chiếm dụng tiền trợ
cấp để làm việc khác hoặc chậm trả trợ cấp đến người hưởng chính sách. Mọi hành
vi vi phạm của cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm thất thoát tiền
trợ cấp đều phải bồi hoàn đầy đủ cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tùy theo mức độ vi phạm mà chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật
3. Chỉ đạo cán bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (hoặc tổ chức dịch vụ chi trả) tiến hành ngay việc
chi trả trợ cấp kịp thời cho đối tượng chính sách. Bố trí nơi chi trả thuận lợi,
đảm bảo an toàn cho đối tượng.
4. Phối hợp với các cơ quan
liên quan khảo sát, xây dựng dự án (dự toán) và trực tiếp làm Chủ
đầu tư theo phân cấp các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công
trình ghi công liệt sĩ. Bố trí kinh phí đối ứng của địa phương và
thực hiện thanh quyết toán công trình theo đúng qui định hiện hành.
Điều 9. Tổ
chức dịch vụ chi trả
1. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
chi trả với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội về tổ chức chi trả chế độ
cho đối tượng chính sách.
2. Phối hợp với UBND các xã,
phường, thị trấn bố trí các điểm giao dịch chi trả tạo thuận lợi cho đối tượng
nhận trợ cấp.
3. Hàng tháng, nhận danh sách
chi trả từ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố
và thực hiện rút tiền chi trợ cấp cho đối tượng đảm bảo đúng đối tượng, đúng mức
tiền được hưởng. Tổng hợp danh sách đối tượng đã nhận tiền, số tiền đã chi
trả và danh sách đối tượng chưa nhận tiền để chuyển chi trả vào tháng sau
cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã trước
ngày 20 hàng tháng để làm căn cứ quyết toán kinh phí đã chi trả cho các đối tượng
và chuyển trả phần kinh phí không chi hết cho Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội để làm cơ sở quyết toán ngân sách nhà nước.
4. Bố trí
cán bộ chi trả đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Trường hợp đối tượng không nhận tiền, cán bộ chi trả có trách nhiệm phối
hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn tìm hiểu nguyên nhân. Nếu do
đối tượng chết, mất tích hoặc chuyển khỏi địa bàn, tổ chức dịch vụ chi trả có
trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội biết để giải quyết (làm các thủ tục cắt trợ giúp hoặc tạm dừng
chi trả trợ cấp theo quy định).
5. Trường hợp xảy ra mất tiền trong quá trình tổ chức thực
hiện chi trả hoặc chi trả không đúng đối tượng, chế độ, thì tổ chức dịch vụ chi
trả có trách nhiệm thu hồi, bồi hoàn cho đối tượng hoặc cho Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan Lao động -
Thương binh và Xã hội thường xuyên kiểm tra chi trả tại các điểm giao dịch chi
trả để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm.
Chương
III
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 10. Xử
lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu
vi phạm, gây thiệt hại, thất thoát kinh phí thì tùy theo mức độ sẽ xử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Tổ
chức thực hiện
- Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan
triển khai và kiểm tra thực hiện Quy chế này.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, bổ sung, sửa đổi
cho phù hợp./.