Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1604/QĐ-NHNN 2018 phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam

Số hiệu: 1604/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Nguyễn Kim Anh
Ngày ban hành: 07/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1604/-NHNN

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH TẠI VIỆT NAM

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 403/2014/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưng xanh giai đoạn 2014-2020;

Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng;

Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/8/2015 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quc gia vtăng trưởng xanh đến năm 2020;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam” với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; góp phn tích cực thúc đy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

a) Từng bước tăng tỷ trọng vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh cần ưu tiên hỗ trợ trong Danh mục dự án xanh do NHNN ban hành.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đi cùng với xây dựng thói quen thân thiện với môi trường cho khách hàng trong khuôn khổ các hoạt động ngân hàng; phát triển mạnh các kênh giao dịch điện t, các dịch vụ, phương thức thanh toán mới trên nền tảng công nghệ hiện đại.

c) Phấn đấu đến năm 2025:

- 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cp tín dụng.

- 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

- 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH Ở VIỆT NAM

1. Nhóm giải pháp đối với NHNN

a) Xây dựng và ban hành hướng dẫn để định hướng phát triển ngân hàng xanh cho các TCTD

- Ban hành hướng dẫn về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh trong đó nêu rõ định nghĩa của hoạt động tín dụng xanh, ngân hàng xanh; các tiêu chí đánh giá ngân hàng xanh trong đó bao gồm: (i) Hệ thống các quy định nội bộ về qun lý rủi ro môi trường và xã hội; (iii) Mô hình tchức đ trin khai các hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng; (iii) Tỷ trọng vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh cần ưu tiên hỗ trợ trong danh mục dự án xanh do NHNN ban hành; (iv) Chất lượng đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng trong phát triển bền vững, tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

- Ban hành hướng dẫn xây dựng báo cáo về ngân hàng xanh/tín dụng xanh trong đó chi tiết các chỉ tiêu và yêu cầu báo cáo bảo đảm những nội dung sau: (i) Quản trị và cơ cấu tổ chức; (ii) Hệ thống chính sách và năng lực tài chính; (iii) Quản lý quy trình; (iv) Kiểm soát nội bộ và công bố thông tin.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 các ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 nhóm ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.

- Định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh.

b) Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ cho các TCTD để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh

Nghiên cứu các cơ chế và công cụ ưu đãi, hỗ trợ áp dụng cho các ngân hàng để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh/tín dụng xanh, như:

- Xem xét ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh thông qua chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ và mục tiêu lạm phát trong từng thời kỳ.

- Xem xét ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển thông qua NHNN cho các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao.

c) Đy mạnh công tác đào tạo và truyền thông

- Tiếp tục triển khai và mở rộng chương trình đào tạo về tín dụng xanh, ngân hàng xanh cho cán bộ NHNN và cán bộ tín dụng của các TCTD.

- Định kỳ tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề tín dụng xanh, ngân hàng xanh cũng tăng trưng xanh và phát triển bền vững

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.

- Bổ sung trong báo cáo thường niên của NHNN nội dung về hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới phát trin bn vững, góp phn hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.

d) Nghiên cứu triển khai một số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế (kết hợp với biện pháp hành chính) nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 đxanh hóa hoạt động ngân hàng.

2. Đối với các TCTD

a) Tập trung xây dựng khung chiến lược về ngân hàng xanh

Tùy thuộc vào định hướng kinh doanh, phân khúc thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu, cùng năng lực và thế mạnh của mình, từng TCTD xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ phù hợp trên cơ sở tham chiếu 5 cấp độ như sau:

Cấp độ 1: Thực hiện các hoạt động bổ trợ, tài trợ cho các sự kiện “xanh” và tham gia các hoạt động công cộng.

Cp độ 2: Tách bạch phát triển các dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ xanh riêng biệt bổ sung vào danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Cp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó hầu hết quy trình, sản phm dịch vụ ngân hàng tuân thủ nguyên tc xanh, cơ cu tchức của ngân hàng được thiết kế để hỗ trợ tác động “xanh” trên các giác độ: mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động, nhân sự và cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động.

Cấp độ 4: Sáng kiến cân bằng sinh thái tầm chiến lược. Hoạt động ngân hàng xanh không chgiới hạn phạm vi các nghiệp vụ đơn lẻ mà được mở rộng thành mạng lưới, liên minh, đi thoại cộng đồng hay toàn thể hệ sinh thái nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội, môi trường và tài chính.

Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng sinh thái chủ động, trong đó các hoạt động ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4, những được thực hiện một cách có mục đích, không chỉ là các hoạt động ứng phó với thay đổi bên ngoài như cấp độ 4.

b) Xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện, trong đó bao gm: Các hướng dẫn nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Bộ máy tổ chức để thực hiện việc quản lý, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; phân công, phân cấp, phân bổ và sử dụng các ngun lực đtriển khai hệ thng; Hệ thống báo cáo về hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội; Các chương trình nâng cao năng lực thể chế của ngân hàng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

c) Thực hiện theo hướng dẫn của NHNN về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đưa việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hướng dẫn về kiểm toán nội bộ và trong các báo cáo chung của ngân hàng; Phát triển kế hoạch quản lý rủi ro môi trường và xã hội sau khi đánh giá và giám sát các dự án và các khoản vay đã triển khai.

d) Nghiên cứu thành lập đơn vị/bộ phận chịu trách nhiệm về việc triển khai quản lý rủi ro môi trường và xã hội và quản lý, giám sát việc triển khai ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng.

đ) Từng bước chuyển đổi các quy trình quản trị nội bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin theo hướng hỗ trợ tốt hơn cho việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường; cung cấp các dịch vụ tín dụng và thanh toán trong các lĩnh vực thân thiện với môi trường; Chủ động xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh hướng tới thực hiện các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nước, giấy in, điện, nhiên liệu... tại từng chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống của ngân hàng.

e) Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, năng lượng tái tạo, dệt may; Theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần việc cho vay đối với các hoạt động gây hại môi trường.

g) Phối hợp với đơn vị chức năng của NHNN trong việc xây dựng, triển khai, đánh giá và báo cáo về việc thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động ngân hàng xanh/tín dụng xanh của đơn vị.

h) Tổ chức các khóa đào tạo và tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh, hiểu được tầm quan trọng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tổ chức tuyên truyền tổ chức sự kiện cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh; giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc không gây tác động xu đến môi trường.

Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN trong việc đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưng để triển khai tại đơn vị và/hoặc trin khai trong ngành ngân hàng.

i) Phi hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN và ngành môi trường để tiến tới xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường ca doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các NHTM trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1 (2018-2020):

a) NHNN:

- Ban hành hướng dẫn về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.

- Ban hành hướng dẫn xây dựng báo cáo về ngân hàng xanh, tín dụng xanh.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 các ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 nhóm ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.

- Định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh.

- Xem xét ưu tiên nguồn vốn cho phát triển tín dụng xanh thông qua chính sách tái cấp vốn/tái chiết khấu.

- Xem xét ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển thông qua NHNN cho các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao.

- Nghiên cứu triển khai một số giải pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế (kết hợp với biện pháp hành chính) nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 đ xanh hóa hoạt động ngân hàng.

- Tiếp tục triển khai và mở rộng chương trình đào tạo về tín dụng xanh, ngân hàng xanh cho cán bộ NHNN và cán bộ tín dụng của các TCTD.

- Định kỳ tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, tín dụng xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.

b) Các TCTD:

- Xây dựng khung chiến lược và lộ trình thực hiện hướng tới phát triển ngân hàng xanh.

- Xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện; trong đó xây dựng được các hướng dẫn nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Hệ thống báo cáo về hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội; Các chương trình nâng cao năng lực thể chế của ngân hàng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

- Tuân theo hướng dẫn của NHNN về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đưa việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hướng dẫn vkiểm toán nội bộ và trong các báo cáo chung của ngân hàng; Phát trin kế hoạch quản lý rủi ro môi trường và xã hội sau khi đánh giá và giám sát các dự án và các khoản vay đã triển khai.

- Xây dựng hướng dẫn nội bộ về môi trường làm việc xanh.

- Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội, tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh; tổ chức tuyên truyền tổ chức sự kiện cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh; giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc không gây tác động xấu đến môi trường.

2. Giai đoạn 2 (2021-2025):

a) NHNN:

- Căn cứ kết quả bước đầu về tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư và kết quả xây dựng khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh ca ngân hàng giai đoạn 1, NHNN công bố mục tiêu tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư của ngân hàng cho giai đoạn 2021-2025.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội.

- Tiếp tục hoàn thiện Danh mục dự án xanh.

- Bổ sung trong báo cáo thường niên của NHNN nội dung về hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới phát triển bền vững, góp phần hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.

b) Các TCTD:

- Báo cáo về tiến độ thực hiện tỷ trọng tín dụng xanh trong danh mục đầu tư của ngân hàng giai đoạn 1; đề xuất mục tiêu thực hiện cho giai đoạn 2 (2021-2025).

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội một cách toàn diện; trong đó hình thành được một bộ máy tchức để thực hiện việc quản lý, đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, giám sát thực hiện hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh tại ngân hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của NHNN và ngành môi trườngy dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các TCTD trong việc thm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá khách hàng vay, từ đó hạn chế/giảm cấp các khoản vay cho hoạt động gây hại môi trường.

- Tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, tăng cường năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội, tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

- Xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Triển khai thực hiện

a) Viện Chiến lược ngân hàng làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các diễn đàn, hội thảo về chủ đề ngân hàng xanh, tín dụng xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập sliệu của các TCTD phục vụ cho việc đánh giá hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.

b) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng và ban hành hướng dẫn để định hướng phát triển ngân hàng xanh cho các TCTD bao gồm: ban hành hướng dẫn về hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh; ban hành hướng dẫn xây dựng báo cáo về ngân hàng xanh, tín dụng xanh; nghiên cứu, hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 các ngành kinh tế còn lại trong tổng số 21 nhóm ngành chưa có hướng dẫn trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD.

c) Vụ Chính sách tiền tệ nghiên cứu, tham mưu về việc hỗ trợ nguồn vốn thông qua các công cụ chính sách tiền tệ đối với ngân hàng xanh, tín dụng xanh theo quy định của pháp luật và chđạo của Chính phủ, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ; Bổ sung trong báo cáo thường niên của NHNN nội dung về hoạt động ca ngành ngân hàng hướng tới kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

d) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hp với các đơn vị có liên quan thuộc NHNN, kết hợp với nguồn hỗ trợ kỹ thuật quốc tế, xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của các ngân hàng, tăng cường năng lực cho cán bộ trong ngành Ngân hàng để thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh.

đ) Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng nghiên cứu, tham mưu bổ sung cơ chế thanh tra, giám sát rủi ro môi trường và xã hội của các ngân hàng, TCTD; bổ sung, lồng ghép quy định về quản lý rủi ro môi trường và xã hội vào các quy định quản trị nội bộ của các TCTD.

e) Vụ Thanh toán chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ tin học tham mưu xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển mạng lưới thanh toán điện tử, thanh toán qua điện thoại di động, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường; Nghiên cứu trin khai một sgiải pháp khuyến khích về li ích kinh tế (kết hp với biện pháp hành chính) nhằm phát triển thanh toán trên cơ sở tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 đxanh hóa hoạt động ngân hàng.

g) Ban Quản lý các dự án ODA đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh; xem xét ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển thông qua NHNN cho các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao.

h) Vụ Truyền thông, Văn phòng NHNN tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững nói chung và về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh nói riêng.

i) Vụ Tài chính kế toán cân đối, bố trí nguồn lực tài chính phù hợp để xây dựng và triển khai hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.

k) Các TCTD chủ động xây dựng khung chiến lược phát triển ngân hàng xanh báo cáo NHNN và thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình tại Mục III của Đề án này.

2. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện

a) Việc đánh giá được tiến hành hàng năm.

b) Các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD, theo nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ, các kiến nghị, đề xuất để gửi đơn vị đầu mối (Viện CLNH) tổng hợp; đồng thời gi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế với các nhiệm vụ có nội dung tương đồng với nhiệm vụ tại Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 của Thống đốc NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; Thời hạn gi báo cáo trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

c) Viện CLNH làm đầu mối, tổng hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá kết quthực hiện Đán, trình Thống đốc NHNN trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Viện trưởng Viện CLNH, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thống đốc và các Phó Thống đốc;
- Lưu: VP NHNN, Viện CLNH.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 1604/QD-NHNN

Hanoi, August 07, 2018

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME FOR GREEN BANKING GROWTH IN VIETNAM

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and Amendments to some regulations of the Law on Candid Insinuations dated November 20, 2017;

Pursuant to the Decision No. 403/2014/QD-TTg dated March 20, 2014 approving the national green growth action plan for the 2014 - 2020 period;

Directive No. 03/CT-NHNN dated March 24, 2015 on promoting green credit growth and environmental - social risks management in credit granting activities;

Decision No. 1552/QD-NHNN dated August 06, 2015 introducing the action plan of the banking sector for implementation of the national green growth strategy by 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HEREBY DECIDES:

Article 1. The scheme for green banking growth in Vietnam (hereinafter referred to as “the Scheme”), with the following main contents, is approved.

I. GENERAL OBJECTIVES AND DETAILED TARGETS

1. General objectives

Heighten the awareness and social responsibility of the banking system towards environmental protection, climate change prevention, gradual greening of banking activities, directing the flow of loan capital to eco-friendly projects, promoting green manufacturing and service industries and green consumption, clean energy and renewable energy; actively contribute to green growth and sustainable development.

2. Detailed objectives and targets

a) Gradually increase the proportion of loan capital allocated for the prioritized green sectors and areas specified in the green project list promulgated by the State Bank.

b) Boost technology application in combination with forming eco-friendly habits in banking customers; promote e-transaction channels and new payment methods and services on modern technology platforms.

c) By 2025:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 100% banks will have evaluated environmental and social risk management in credit granting activities; applied environmental standards to projects funded by loans from banks; incorporated environmental risk assessment into credit risk assessment.

- Units specializing in environmental and social risk management will have been formed in at least 10-12 banks.

- 60% banks will have had access to green funding sources and granted loans to green credit projects.

II. SOLUTIONS FOR GREEN BANKING GROWTH IN VIETNAM

1. For the State Bank

a) Developing and providing guidelines on the direction for green banking growth in credit institutions, including:

- Promulgating guidelines on green banking and green credit activities, including the definitions of green credit and green banking activities and green banking criteria consisting of (i) Systems of internal regulations on environmental and social risk management; (ii) Organizational structure for implementing environmental and social risk management in credit granting procedures; (iii) Loan capital proportion for the prioritized green sectors/areas included in the green project list promulgated by the State Bank; (iv) Quality of training and educational activities to raise the awareness and capacity of banking officials in general and credit officials in specific towards sustainable development, green credit and green banking.

- Providing guidelines on preparing green banking/green credit reports which include the following criteria and requirements in detail: (i) Organizational structure and management; (ii) Systems of policies and financial capacity; (iii) Procedural management; (iv) Internal control and information disclosure.

- Continuing to conduct research and complete a manual on environmental and social risk assessment for the remaining 11 economic sectors among the 21 economic sector groups that are lacking guidelines on credit granting activities in credit institutions. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Formulating and promulgating incentive policies and regimes for credit institutions to encourage green banking growth, including:

Conducting research on incentive tools and regimes and apply such tools and regimes to banks to encourage green banking/green credit development such as:

- Considering and prioritizing funding sources for green credit development via refinancing/rediscounting policies in a manner that does not affect the modification of monetary policies and inflation targets of each period of time.

- Considering and prioritizing concessional loans from international organizations and development partners via the State Bank for commercial banks with high proportion of green loans. 

c) Strengthening educational and communication activities, including:

- Continuing to implement and expand training programs on green credit and green banking to officials of the State Bank and credit officials of credit institutions.

- Periodically organizing forums and seminars on green credit and green banking as well as green growth and sustainable development.

- Organizing activities to raise the awareness of officials, public employees and workers of the banking sector of green growth and sustainable development in general and of green credit and green banking growth in specific.

- Adding to annual reports of the State Bank activities of the banking sector that aim towards sustainable development and contribute to green economy and green growth.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For credit institutions

a) Focusing on formulating green banking strategic frameworks. To be specific:

Depending on its business direction, market segments, products and target customers as well as capacity and strengths, each credit institution shall formulate a suitable strategic framework for and a roadmap to green banking growth with reference to the 5 following levels:

Level 1: Supporting and sponsoring “green” events and participating in communal activities.

Level 2: Separating project development from business operation, in which, banks shall develop separate green services and products in addition to traditional banking services and products.

Level 3: Systematic business operation in which most banking procedures, products and services follow green principles, and organizational structure of banks is designed to support green operating targets, operating principles, personnel and operating procedures.

Level 4: Devising ideas for ecological stabilization on a strategic level. Green banking activities are not restricted to individual professional operations but expanded into community or ecological networks, alliances and dialogues to ensure social, environmental and financial sustainability.

Level 5: Devising ideas for proactive ecological stabilization in which green banking activities, similar to that of level 4, are target-oriented instead of mere responses to external changes like level 4.

b) Developing and establishing comprehensive systems for environmental and social risk management which include internal guidelines on environmental and social risk management in credit granting activities; organizational structure for environmental and social risk management and assessment; task assignment, decentralization, allocation and use of resources to implement the systems; a reporting system for environmental and social risk management; and programs to build institutional capacity for environmental and social risk management of banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Researching and establishing units in charge of carrying out environmental and social risk management, and managing and supervising the implementation of green banking and green credit in banks.

dd) Gradually transforming internal management procedures, modernizing infrastructure and information technology towards supporting mitigation of adverse environmental impacts; enabling credit and payment services in eco-friendly areas; Proactively developing internal guidelines on an eco-friendly working environment that incorporate measures for saving and utilization of water, printing paper, electricity, fuel, etc. in each branch and transaction office of every bank’s system.

e) Formulating specific loan policies for environmentally sensitive industries such as agriculture, leather manufacturing, renewable energy, and textile and apparel; Closely monitoring and producing solutions for gradually decreasing loans for activities that cause damage to the environment.

g) Cooperating with authorities affiliated to the State Bank in formulating and implementing their green banking/green credit strategies and action plans, and evaluating and reporting such implementation.

h) Organizing training courses to raise the awareness of their employees towards sustainable development, green growth, green credit and green banking and the importance of environmental and social risk management; carrying out promotion and organizing events to help customers understand more about green banking products and services; and introducing eco-friendly products.

Closely cooperating with authorities affiliated to the State Bank in assessing needs and developing training programs to be deployed in credit institutions and/or in the banking sector.

i) Closely cooperating with authorities affiliated to the State Bank and the environmental sector in establishing and developing a database system of environmental requirement compliance and violation of enterprises, forming the grounds for commercial banks to appraise and determine the level of environmental risks upon borrower assessment so as to limit/reduce loans for activities that cause damage to the environment.   

III. ROADMAP

1. Phase 1 (2018-2020):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Promulgate guidelines on green banking and green credit activities.

- Promulgate guidelines on preparing green banking/green credit reports.

- Continue to conduct research and complete a manual on environmental and social risk management for the remaining 11 economic sectors among the 21 economic sector groups that are lacking guidelines on credit granting activities in credit institutions. 

- Periodically update the green project list.

- Consider and prioritize funding sources for green credit development via refinancing/rediscounting policies.

- Consider and prioritize concessional loans from international organizations and development partners via the State Bank for commercial banks with high proportion of green loans. 

- Research and deploy a number of incentive solutions concerning economic interest (combining with administrative measures) to promote non-cash payment by utilizing 4.0 technological and scientific advancements for the purpose of green banking activities.

- Continue to implement and expand training programs on green credit and green banking to officials of the State Bank and credit officials of credit institutions.

- Periodically organize forums and seminars on green credit and green banking as well as green growth and sustainable development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Credit institutions shall:

- Formulate strategic frameworks and roadmaps for green banking growth.

- Develop and establish comprehensive systems for environmental and social risk management which include internal guidelines on environmental and social risk management in credit granting activities; a reporting system for environmental and social risk management; and programs to build institutional capacity for environmental and social risk management of banks. 

- Comply with guidelines of the State Bank on environmental and social risk assessment; Incorporate environmental risk assessment into credit risk assessment of banks. Add environmental and social risk assessment to internal audit guidelines and compiled reports of banks; Develop plans for environmental and social risk management after assessing and supervising completed projects and loans.

- Develop internal guidelines on green working environment.

- Formulate specific loan policies for environmentally sensitive industries.

- Organize training courses to improve capacity for environmental and social risk management, raise the awareness of employees towards sustainable development, green growth, green credit and green banking; carry out promotion and organize events to help customers understand more about green banking products and services; and introduce eco-friendly products.

2. Phase 2 (2021-2025):

a) The State Bank shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continue to conduct research and complete a manual on environmental and social risk assessment.

- Continue to complete the green project list.

- Add to annual reports of the State Bank activities of the banking sector that aim towards sustainable development and contribute to green economy and green growth.

b) Credit institutions shall:

- Report green credit proportion in investment portfolios of banks in phase 1; propose the targets for phase 2 (2021-2025).

- Continue to complete comprehensive systems for environmental and social risk management which include the organizational structure for environmental and social risk management and assessment, and supervision of green banking and green credit activities in banks.

- Closely cooperate with authorities affiliated to the State Bank and the environmental sector in establishing and developing a database system of environmental requirement compliance and violation of enterprises, forming the grounds for credit institutions to appraise and determine the level of environmental risks upon borrower assessment so as to limit/reduce loans for activities that cause damage to the environment.  

- Continue to organize training courses to improve capacity for environmental and social risk management, raise the awareness of employees towards sustainable development, green growth, green credit and green banking.

- Establish and develop a database system of environmental requirement compliance and violation of enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Implementation

a) The Banking Strategy Institute shall take charge and cooperate with relevant units in organizing forums and seminars on green banking, green credit, green growth and sustainable development; organizing inspection, survey and collection of data of credit institutions serving assessment of green banking and green credit activities.

b) The Department of Credit for Economic Sectors shall take charge and cooperate with relevant units in providing consultancy and formulating and promulgating guidelines to form the direction for green banking growth in credit institutions, including promulgating guidelines on green banking and gray service activities; and promulgating guidelines on preparing green banking/green credit reports; researching and completing the manual on environmental and social risk assessment for the remaining 11 economic sectors among the 21 economic sector groups that are lacking guidelines on credit granting activities in credit institutions.

c) The Monetary Policy Department shall conduct research and provide consultancy on funding via monetary policy tools for green banking and green credit as prescribed by law and the Government’s directives in a manner that meets monetary policy targets of each period of time; include activities of the banking sector that aim towards green economy, green growth and sustainable development in annual reports of the State Bank.

d) The Human Resources Department shall take charge and cooperate with relevant affiliates of the State Bank and international technical assistance in developing supporting policies for training the workforce, raising the awareness of banks and improving the capacity of banking officials to generate green banking growth.

dd) The Banking Inspection and Supervision Agency shall conduct research and provide consultancy on regimes for environmental and social risk inspection and supervision of banks and credit institutions; incorporate regulations on environmental and social risk management into internal management regulations of credit institutions.

e) The Payment Department shall take charge and cooperate with the Information Technology Department in providing consultancy on formulation of incentive regimes and policies for application of science and technology in banking products and services, development of e-payment and medical payment networks, and eco-friendly technological applications; conducting research and implementing a number of incentive solutions concerning economic interest (combining with administrative measures) to develop payment methods via utilization of 4.0 technological and scientific advancements for the purpose of green banking activities.

g) Managing bodies of ODA projects shall take charge and cooperate with relevant units in periodically updating the green project list; considering and prioritizing concessional loans from international organizations and development partners via the State Bank for commercial banks with high proportion of green loans.

h) The Communication Department and Office of the State Bank shall organize activities to raise the awareness of officials, public employees and workers of the banking sector on green growth and sustainable development in general and on green credit and green banking development in specific.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Credit institutions shall proactively formulate and submit strategic frameworks for green banking growth to the State Bank and perform the tasks of the roadmap specified in Section III herein.

2. Supervision and evaluation of implementation results

a) Evaluation shall be carried out on an annual basis.

b) Affiliates of the State Bank and credit institutions shall, according to their assigned tasks, submit task performance reports, recommendations and proposals to the in-charge unit (the Banking Strategy Institute) for compilation; concurrently, submit reports on the tasks corresponding with those specified in the Decision No. 1552/QD-NHNN dated August 6, 2015 by the Governor of the State Bank to the Department of Credit for Economic Sectors; The reports shall be submitted before December 31 of every year.

c) The Banking Strategy Institute shall take charge of preparing a compiled report on evaluation of implementation of the Scheme and submitting such report to the Governor of the State Bank before January 01 of every year.

Article 3. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 4. Head of Office of the State Bank, Director of the Banking Strategy Institute, heads of affiliates of the State Bank, Directors of State Bank branches of provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of Boards of Directors, Chairpersons of Members’ Councils, general directors (directors) of credit institutions and foreign bank branches shall implement this Decision./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 07/08/2018 về phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.311

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.93.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!