Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 175/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/01/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 175/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 – 2011;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển lĩnh vực dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

- Phát triển mạnh khu vực dịch vụ tiếp cận với trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực.

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong phát triển các lĩnh vực dịch vụ.

- Phát triển các lĩnh vực dịch vụ, phù hợp với các giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước.

- Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển khu vực dịch vụ hiệu quả, đạt chất lượng và năng lực cạnh tranh quốc tế; phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo tăng trưởng bền vững và dần từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

3. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2011 – 2015: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,8 – 8,5%/năm với quy mô khoảng 41% - 42% GDP toàn bộ nền kinh tế; giai đoạn 2016 – 2020: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 8,0 – 8,5%/năm với quy mô khoảng 42,0 – 43,0% GDP toàn nền kinh tế.

4. Định hướng chiến lược, phân kỳ, trọng điểm phát triển và các định hướng cơ bản

a) Định hướng Chiến lược

Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng các khu vực sản xuất và tốc độ tăng GDP.

Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.

Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính – ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.

Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ Việt Nam.

Hình thành một số trung tâm dịch vụ đặc biệt là các trung tâm du lịch có quy mô và có sức cạnh tranh trong khu vực.

b) Phân kỳ, trọng điểm phát triển:

Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015:

- Nâng cao nhận thức xã hội về dịch vụ;

- Tăng cường xây dựng thể chế phát triển khu vực dịch vụ;

- Phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng cao, bao gồm: dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối, dịch vụ khoa học và công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ, tạo tiền đề phát triển nhanh, bền vững và toàn diện khu vực dịch vụ trong giai đoạn tiếp sau thông qua việc tập trung phát triển có trọng điểm các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” bao gồm: công nghệ thông tin truyền thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ lo-gi-stic, dịch vụ tài chính và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016 – 2020

- Phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững khu vực dịch vụ trên cơ sở phát huy hiệu quả dịch vụ “cơ sở hạ tầng” đã được tăng cường và hoàn thiện; khai thác tối đa nhu cầu về dịch vụ được gia tăng trong giai đoạn 2011 – 2015;

- Sử dụng thành quả bước đầu của nền giáo dục, trong đó có giáo dục bậc cao và giáo dục chuyên nghiệp được ưu tiên phát triển trong giai đoạn trước cũng như khả năng cạnh tranh được tạo ra do phát triển công nghệ thông tin và truyền thông và các lĩnh vực khoa học công nghệ khác, thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, tri thức cao, dần tiến tới mục tiêu hình thành nền kinh tế tri thức trong các giai đoạn phát triển tiếp sau.

- Các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được tập trung phát triển gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính, lo-gi-stic, hỗ trợ kinh doanh, giáo dục bậc cao, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và du lịch.

c) Định hướng cơ bản phát triển các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020:

- Dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông

Hướng tới năm 2020, công nghệ thông tin và truyền thông phải làm nòng cốt, là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành một trong những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Dịch vụ tài chính:

+ Dịch vụ ngân hàng: phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

+ Dịch vụ chứng khoán: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường, đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020. Phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ, tăng cường quản trị rủi ro, hướng tới hoạt động theo mô hình đa năng, mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài.

+ Dịch vụ bảo hiểm

Tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ bình quân đạt khoảng 29% - 30%; trong đó, tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ; ưu tiên khai thác khách hàng cá nhân; ưu tiên phát triển bảo hiểm trách nhiệm và y tế.

Tăng trưởng bảo hiểm nhân thọ bình quân đạt khoảng 16% - 18%; trong đó, ưu tiên tập trung khai thác sản phẩm hỗn hợp; tích hợp các sản phẩm truyền thông; nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ; gia tăng các sản phẩm liên kết đầu tư (sản phẩm hỗn hợp: đầu tư, bảo vệ, tiết kiệm).

- Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Hình thành các dự án, chương trình phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh theo hướng: tạo môi trường kinh doanh; tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực, thị trường và các loại hình dịch vụ; tạo lập và nâng cao văn hóa và năng lực quản trị kinh doanh.

Xác định rõ, cụ thể các lĩnh vực dịch vụ phục vụ kinh doanh thiết yếu theo từng ngành lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể để tạo điều kiện cho các dịch vụ đó phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực đó.

- Dịch vụ giáo dục đào tạo

Phát triển dịch vụ giáo dục đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp nhằm thực hiện trực tiếp một trong ba mục tiêu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.

- Dịch vụ lo-gi-stic

Coi lo-gi-stic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển lo-gi-stic điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện.

Tốc độ tăng trưởng thị trường lo-gi-stic đạt 20 – 25% năm. Tỉ lệ thuê ngoài lo-gi-stic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%.

- Dịch vụ vận tải

Phát triển hợp lý các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không

Xây dựng chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Dịch vụ khoa học và công nghệ

Nghiên cứu đánh giá tiềm lực tổ chức R&D ở quy mô quốc gia (xét trên tổng thể các tiêu chí về nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) để có những chính sách phù hợp trong giai đoạn mới.

Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ; tăng cường phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ;

Tăng cường công tác thống kê tiềm lực khoa học và công nghệ; bám sát các chuẩn thống kê quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Dịch vụ du lịch

Phát triển du lịch mở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm; phát triển đồng thời du lịch nội địa và quốc tế.

Phát triển du lịch bền vững, đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa, gắn với an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực để Việt Nam trở thành điểm đến cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành y tế; phát triển dịch vụ y tế đạt trình độ ngang tầm các nước trong khu vực.

Phấn đấu để mọi người dân được hưởng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, các dịch vụ y tế chất lượng. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển chất lượng giống nòi.

- Dịch vụ phân phối

Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn được tổ chức và phân phối thông suốt trên phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trường then chốt và trọng yếu; có đủ các nguồn lực để giải quyết kịp thời các biến động của thị trường về quan hệ cung – cầu, giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Có chính sách, cơ chế để tạo lập vị thế và sức mạnh điều tiết thị trường của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong hệ thống phân phối. Đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối vừa và nhỏ trên thị trường các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trước hết và chủ yếu là thị trường nông thôn và miền núi.

5. Định hướng phát triển theo vùng, lãnh thổ

a) Vùng đồng bằng:

Phát triển mạnh dịch vụ thương mại và đầu tư, tham gia vào mạng phân phối quốc tế và khu vực, hình thành những trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ… mang tầm quốc tế.

Đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ giáo dục, đào tạo, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội.

Khai thác tiềm năng phát triển du lịch có quy mô lớn ở một số địa phương trong vùng, đưa du lịch thành một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn.

b) Vùng trung du miền núi:

Chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ phục vụ đời sống ở nông thôn.

Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa để phát huy giá trị các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử, đặc thù văn hóa các dân tộc của vùng. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở các địa điểm có khí hậu ôn đới.

Chú trọng phát triển dịch vụ theo hướng khai thác tốt hạ tầng kinh tế, xã hội tại các khu kinh tế, trong đó có các khu kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh giao thương với các nước láng giềng. Khai thác các lợi thế liên quan đến phát triển các hành lang và vành đai kinh tế trong quan hệ phát triển và trao đổi dịch vụ với các quốc gia khác trong khu vực, quốc tế và với Trung Quốc.

c) Vùng biển, ven biển và hải đảo:

Phát triển khu vực dịch vụ gắn với thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Đa dạng hóa các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao, chất lượng cao với cơ sở hạ tầng hiện đại, phương thức kinh doanh tiên tiến.

Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch biển, đảo. Đầu tư xây dựng các khu du lịch biển chất lượng cao, mang tầm quốc gia và khu vực. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ khai thác dầu khí. Khai thác tốt tiềm năng phát triển cảng biển, đẩy mạnh và phát triển tốt các hoạt động lo-gi-stic hỗ trợ cho hoạt động hàng hải.

d) Phát triển dịch vụ tại khu vực nông thôn hướng tới xây dựng nông thôn mới:

Phát triển mạnh dịch vụ cơ bản với hình thức và quy mô phù hợp đảm bảo phục vụ cho đời sống dân cư nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, làng nghề, tiêu thụ chế biến nông sản và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác gắn với các dạng năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường.

Chú trọng phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề với hình thức phù hợp tại khu vực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới, khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp, đô thị hóa.

Phát triển các dịch vụ thông tin, truyền thông nhằm tạo điều kiện nâng cao dân trí, đảm bảo người dân được tiếp cận với thông tin với các cơ hội phát triển một cách công bằng, hiệu quả và bền vững.

đ) Phát triển dịch vụ gắn với phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng có ý nghĩa đối với cả nước và liên kết trong khu vực

Khai thác tiềm năng, điều kiện đầu tư kết nối đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng trong chiến lược hình thành trục kinh tế Bắc – Nam, các hành lang kinh tế Đông – Tây, các hành lang kinh tế xuyên Á, các hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng để phát triển khu vực dịch vụ nhanh và hiệu quả. Hình thành các trung tâm hợp tác phát triển kinh tế lớn tại các cửa khẩu trên các hành lang kinh tế. Phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, thương mại và đầu tư, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh để đảm bảo giao thương nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hành lang kinh tế, kết nối được các trung tâm phát triển trong nước và ngoài nước trên các tuyến hành lang.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược này; xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, thời hạn hoàn thành cũng như nguồn lực để thực hiện; bảo đảm việc lồng ghép thực hiện các mục tiêu của Chiến lược với các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Trung ương và địa phương; trình Thủ tướng Chính phủ trong đầu quý II năm 2011;

2. Căn cứ các mục tiêu định hướng của Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược theo chức năng, thẩm quyền; định kỳ hàng năm có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2015 và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 175/QD-TTg

Hanoi, January 27, 2011

 

DECISION

APPROVING THE OVERALL STRATEGY ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAM'S SERVICE SECTOR THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government:
Pursuant to the Government's Resolution No. 03/2008/NQ-CP of January If 2008, promulgating the Government's program of action for the 2007 2011 term:
Pursuant to the 2011-2020 socio-economic development strategy:
At the proposal of the Minister of Planning and Investment.

DECIDES:

Article 1. To approve the overall strategy on development of Vietnam's service sector through 2020. with the following principal contents:

I. Development viewpoints

- To develop the service sector in a fast, effective and sustainable manner, ensuring the provision of basic services to serve national socio-economic development and establishment of a modem economic structure.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To raise funds from all economic sectors for the development of service sub-sectors.

- To develop service sub-sectors appropriately in each development period of the national economy.

- To create a fair and transparent competition environment. To synchronously develop, perfect and step by step modernize service markets. To further improve management mechanisms as a momentum for socio-economic development.

2. General objectives

To effectively develop the service sector up to international standards in terms of quality and competitiveness; to develop service sub-sectors with great potential, high competitiveness and high added value to serve the national industrialization and modernization so as to ensure sustainable development and gradual shift to a knowledge-based economy.

3. Specific targets

- To reach an annual growth rate of 7.8-8.5% of the service sector which will account for about 41 -42% of the national GDP during 2011 -2015,.In the 2016-2020 period, the sector will grow about 8-S.59<: per year, accounting for some 42-43% of the national GDP.

4. Strategic orientations, development phasing and focuses and basic orientations

a/ Strategic orientations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To concentrate investment in accelerating the development of service sub-sectors with great potential and advantages and those with a high scientific and technological content and high added value to serve as a basis for the development of (he service sector as well as the whole economy.

To raise the quality of service products and competitiveness of service providers in domestic, regional and international markets; to further tap the potential and advantages of each service sub-sector while promoting cooperation among them for competition and development.

To accelerate the export of services and provision of domestic services that generate foreign currencies such as tourism, finance-banking, post and telecommunications, airway and seaway transport and sale so as to reduce the service deficit.

To develop domestic and overseas distribution networks for products that have a competitive edge and develop brands for Vietnam's services.

To build a number of service centers, especially tourism centers of regional scale and competitiveness.

b/ Development phasing and focuses:

Major tasks for the 20! 1-20.15 period:

- To improve social awareness about services;

- To further formulate institutions for the development of the service sector;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To complete the construction of infrastructure facilities so as to create a prerequisite for fast, sustainable and comprehensive development of the service sector in subsequent periods through concentrating on developing '"infrastructure" services, including information and communication technologies, education, logistics, finance and business assistance.

Major tasks for the 2016-2020 period:

- To strongly, comprehensively and sutainably develop the service sector on the basis of bringing into full play the effectiveness of "infrastructure" services which have been promoted and perfected; and to tap to the utmost service demands which have increased during 2011-2015:

- To make use of the initial achievements of education, especially high education and professional education which have teen prioritized for development in the previous period, as well as the competitiveness brought about by the development, of information and communication technologies and other scientific and technological domains, and strongly shift to service sub-sectors of a high added value and high technological and gray content so as to attain the objective of creating a knowledge-based economy in subsequent development periods.

- To further develop a number of service sub-sectors, including information and communication technologies, finance, logistics, business assistance, high education, high-quality healthcare and tourism.

c/ Fundamental orientations for development of major services through 2020:

- Information and communication technology services

By 2020. information and communication technologies should serve as the core and prerequisite for international economic integration and an important pivot for socio­economic development and economic restructuring, thus turning Vietnam into an advanced country wild a knowledge-based economy and an information society and greatly contributing to the success of the cause of national industrialization and modernization.

- Financial services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Securities services: To increase the scope and consolidate the liquidity of the securities market. By 2020. the total capitalization of the Stock market will reach 80-110% of the GDP. To develop the bond market, especially government bonds, into an important capital raising and distribution channel for economic development. To increase the competitiveness of market intermediary institutions and support organizations by enhancing risk management, applying multi-functional models and expanding overseas, operations.

+ Insurance services

To reach an average growth rate of about 29-30% in the non-life insurance sector, paying special attention to improving the quality to insurance services and prioritizing the attraction of individual customers and development of liability insurance and health insurance.

To reach an average growth rate of about 16-18% in the life insurance sector, paying special attention to exploiting mixed insurance products, integrating traditional insurance products, improving the quality of insurance services and increasing the number of insurance-cum-investment products (mixed products of investment, safeguard and saving).

- Business assistance services

To formulate projects and programs to develop business assistance services through creating business environment, building and improving enterprises' competitiveness, improving and facilitating enterprises' access to resources, markets and services, and creating and improving business culture and administration capability.

To identify essential business assistance sub-services for each socio-economic domain or area so as to create favorable conditions for their development to meet development demands in these domains and areas.

- Education and training services

To develop education and training services so as to develop human resources into a competitive edge in international integration: to train human resources to meet demands of the society and business community for the fulfillment of one of the three breakthrough objectives set forth in the 2011-2020 socio-economic development strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To make logistic services a key factor in accelerating the development of distribution systems for other services as well as for domestic circulation of goods and import and export.

To form integrated third-party logistic (3PL) and e-logistic services in association with e-commerce and effective and friendly supply chain management.

The logistic market will grow 20-25% per year. By 2020. the rate of outsourcing logistics will reach 40%.

- Transport services:

To develop road, railway, seaway, inland waterway and airway transport in an appropriate manner.

To adopt policies to encourage all economic sectors to provide transport business and transport support services and support enterprises providing in public passenger transport services and transport services in deep-lying, remote and exceptional difficulty-stricken areas.

- Science and technology services

To study and evaluate potentials of R&D organizations at the national level (considering all criteria regarding human resources, physical foundation, financial capacity and information technology capacity) so as to adopt appropriate policies in the new period.

To develop human resources for science and technology services: and further develop a network of science and technology service organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tourism services

To develop tourism into a spearhead industry. To concentrate on developing tourism in a professional manner with brand names, priorities and focuses; to develop both domestic and international tourism.

To develop sustainable tourism, ensuring linkage among areas and regions. To encourage socialization while assuring security, defense and social order and safety. To tap to the utmost the national advantages and sources for Vietnam to become a competitive tourist destination in the region.

- Healthcare services

To build a developed Vietnamese healthcare system along the line of equality and effectiveness by accelerating the modernization of the health sector and developing health services to regional standards.

To strive to ensure public access to primary healthcare services and high-quality health services. To strive for the target that people will live safely within their communities and well develop both physically and spiritually. To reduce morbidity rates, improve physical strength, increase life expectancy and improve the quality of Vietnamese race.

- Distribution services

To further develop and enhance the state management of distribution systems of major producers and traders so as to ensure smooth distribution throughout the country and dominance in key and important geographical areas; to ensure sufficient resources for timely dealing with changes in supply-demand balance or fluctuation; of goods and service prices.

To adopt policies and mechanisms to create a good standing and market regulation capacity for Vietnam's retail system in the distribution network. To further develop and enhance the slate management of small- and medium-sized distribution systems in provinces and centrally run cities, first of all and chiefly, in rural and mountainous markets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Delta areas:

To strongly develop trade and investment . services, participate in international and regional distribution networks and form international-level trade centers such as Hanoi. Hai Phong. Ho Chi Minh City and Can Tho.

To attach special importance to the development of production and business support, science and technology, financial and credit; education and training, medical and healthcare and social security services.

To tap the potential for large-scale tourism development in a number of localities so as to develop tourism into a spearhead service industry.

b/ Midland and mountainous areas:

To attach importance to the development of services to serve agricultural and forest * production as well as rural life.

To develop eco-tourism and cultural tourism so as in bring into full play the value of natural heritages, historical relics and cultural traits of ethnic groups. To develop tourist resorts in temperate climate locations.

To develop tourism through properly making use of social and economic infrastructure facilities in economic zones, including border-gale economic zones, so as to boost trade relations with bordering countries. To lap advantages brought about by the development of economic corridors and bells in service development and exchange relations with other countries in the region and the world and with China.

c/ Seas, coastal areas and islands

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

marine strategy through 2020. To diversify service sub-sectors. especially those with a high added value and quality, with modern infrastructure and advanced business modes.

To develop diversified sea and island tourist products. To invest in the construction of high-quality sea-tourism resorts of national and regional levels. To strongly develop seaway transport services and petroleum exploitation services. To lap potential to develop seaports. accelerate and develop logistic services for maritime activities.

d/ Service development in rural areas for the building of a new countryside:

To strongly develop basic services in appropriate forms and scopes to serve the life of rural residents, agricultural production, craft villages, farm produce processing and sale and other industrial production activities in association with renewable energy use and environmental protection.

To attach importance to the development of education and training services, especially vocational training in appropriate forms in rural areas, aiming lo raise the quality of human resources lo meet the requirement for building anew country side, remedy and mitigate negative impacts of the industrialization and urbanization process.

To develop information and communication services in order to raise the people's knowledge and ensure public access to information on development opportunities in an equal, effective and sustainable manner.

e/ Service development in association with economic corridors and belts and growth poles of national significance and regional linkage

To tap investment potentials and conditions to create a synchronous infrastructure system in line with the strategy for forming the -North-South economic axis. East-West economic corridors, trans-Asian economic corridors. Kunming-Lao Cao-Hanoi-Hai Phong and Nanning-Lang Son-I lanoi-Hai Phong economic corridors for fast and effective development of the service sector. To form large economic development cooperation centers in border gates along economic corridors. To develop transport, trade and investment services and production and business support services so as lo promote trade, raise socio-economic benefits of economic corridors, and link domestic and overseas development centers along these corridors.

Article 2. Organization of implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on the objectives and orientations set forth in this strategy and the government program of action, the Ministry of Planning and Investment shall guide ministries, branches and provincial-level People's Committees to elaborate their respective programs of action according to their functions and competence. and send annual reports to the Ministry of Planning and Investment.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches and provincial-level People's Committees in. summarizing the implementation results of this strategy for annual reporting to the Prime Minister; and organize a preliminary review in 2015 and the final review in 2020.

Article 3 This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.577

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.73.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!