Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1496/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Nguyễn Xuân Huế
Ngày ban hành: 29/10/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1496/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định s 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hưng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07/11/2008 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tchức và biên chế của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 28/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tchức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước;

Xét đnghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Ttrình số 65/TTr-STP ngày 07/10/2010 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1266/SNV-TCBC ngày 21/10/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Trợ gi
úp pháp lý - Bộ Tư pháp;
- CT, PCT UBND t
nh;
- VPUB: C,PVP, KTT
H, CB;
- Lưu VT, NC
nvhuy502.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Huế

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1496/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trí pháp lý

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trc thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, UBND tnh và sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Chức năng của Trung tâm

Trung tâm có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chp và vi phạm pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn và hằng năm ở địa phương trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Thực hiện tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài ttụng và thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

b) Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động và các hoạt động trợ giúp pháp lý khác quy định tại các Điều 35, 36, 37, 40 và Điều 41 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy đnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Nghị đnh số 07/2007/NĐ-CP); chịu trách nhiệm và phi hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho nhân dân;

c) Quản lý, hưng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Chi nhánh; hướng dẫn hoạt động đối với các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác;

d) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tt là cộng tác viên) của Trung tâm và Chi nhánh; htrợ bi dưỡng nghiệp vụ cho tchức tham gia trợ giúp pháp lý;

đ) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh;

e) Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm và Chi nhánh theo thẩm quyền; thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên tham, gia trợ giúp pháp lý.

3. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hp, cung cấp thông tin, tài liệu vvụ việc trợ giúp pháp lý; phi hợp với các tchức thực hiện trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.

5. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.

6. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chp về trợ giúp pháp lý theo thm quyn.

7. Kiến nghcơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 41, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP;

8. Thực hiện sơ kết, tổng kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý địa phương với cơ quan quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý.

9. Quản lý cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

10. Đề xuất việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương.

11. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tư pháp giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm

1. Lãnh đạo Trung tâm: Trung tâm có Giám đốc và 1 - 2 Phó Giám đốc.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm:

a) Phòng Hành chính - Tổng hợp: thực hiện nhiệm vụ hành chính, tng hợp, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, thi đua, văn thư, lưu trữ, quản lý tài sản, tài chính và các hoạt động chung khác phục vụ hoạt động của Trung tâm.

b) Phòng Pháp luật Hình sự - Hành chính: thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc các lĩnh vực pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, pháp luật hành chính, khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính và các lĩnh vực có liên quan.

c) Phòng Pháp luật Dân sự - Đất đai - Hôn nhân và gia đình: thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc các lĩnh vực pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, pháp luật về đt đai, nhà ở, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật hôn nhân và gia đình, bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới và các lĩnh vực khác có liên quan.

d) Phòng Pháp luật Lao động - Xã hội: thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc các lĩnh vực pháp luật lao động, việc làm, bo hiểm, pháp luật ưu đãi người có công, chính sách ưu đãi xã hội và các lĩnh vực khác liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo hoặc liên quan trc tiếp đến quyền và nghĩa vụ bản của công dân.

3. Chi nhánh của Trung tâm:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm đặt tại cấp huyện, có nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa bàn hoạt động được thể hiện trong Quyết định thành lập Chi nhánh và một số nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Giám đốc Trung tâm.

Căn cứ vào nhu cầu, tỷ lệ người được trợ giúp pháp lý và điều kiện thực tế về công tác pháp luật và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh, Giám đc Sở Tư pháp phi hp với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND tnh quyết định thành lập các Chi nhánh và địa điểm đặt Chi nhánh.

Điều 5. Biên chế của Trung tâm và Chi nhánh

1. Biên chế của Trung tâm và Chi nhánh do UBND tỉnh quyết định phân bổ trong tổng định mức biên chế sự nghiệp của tỉnh.

2. Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc và yêu cầu của công tác trợ giúp pháp lý, Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch biên chế của Trung tâm và các Chi nhánh trình Giám đốc Sở Tư pháp tổng hợp, phi hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình HĐND và UBND tỉnh quyết định.

3. Ngoài định mức biên chế chuyên môn, nghiệp vụ, căn cứ quy định của Chính phủ vê thực hiện chế độ hợp đồng một sloại công việc trong đơn vị sự nghiệp, Trung tâm ký hợp đồng lao động để thực hiện một số loại việc nhưng phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp.

Điều 6. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm và các Chi nhánh do UBND tỉnh bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trung tâm được hỗ trợ từ Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong nưc, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán. Kinh phí hỗ trợ từ Quỹ trgiúp pháp lý Việt Nam được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thm quyền. Kinh phí từ nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về viện trợ, tài trợ.

3. Tài sản cơ sở vật chất của Trung tâm và Chi nhánh do Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý, tchức sử dụng hoặc giao cho viên chức, người lao động của Trung tâm hoặc ủy quyền cho Trưởng Chi nhánh quản lý, khai thác, sử dụng cho công việc chuyên môn. Viên chức và người lao động được giao tài sản có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả. Trường hp mất mát, hư hỏng do lỗi của người quản lý, sử dụng thì phải bồi thường. Việc quản lý tài sản của Trung tâm được thực hiện theo Quy chế quản lý tài sn Nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập,

Trong trưng hợp phải bồi thưng thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý do lỗi của người thực hiện trợ giúp pháp lý gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, Giám đc Trung tâm được sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cấp cho Trung tâm đthực hiện việc bi thường và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu người thực hiện trợ giúp pháp lý đã gây ra thiệt hại và có lỗi phải bồi hoàn.

Điều 7. Giám đốc Trung tâm

1. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đc Sở Tư pháp và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

2. Giám đốc có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, điều hành Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định của Quy chế này;

b) Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện trợ giúp pháp lý và phân công thực hiện các công việc trong Trung tâm, Phân công nhiệm vụ cho Phó Giám đc, Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh, Trợ giúp viên pháp lý, các viên chức khác và người lao động; quyết định cử, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý; ủy quyn cho Trưởng Chi nhánh giải quyết một scông việc thuộc thm quyn của Giám đốc Trung tâm;

c) Quản lý đội ngũ viên chức và người lao động, cộng tác viên của Trung tâm; ban hành nội quy, quy chế làm việc nội bộ của Trung tâm;

d) Đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác về công tác tổ chức, cán bộ theo quy định của UBND tỉnh; lập danh sách đề nghị Giám đc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên và thực hiện việc ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên;

đ) Thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản Trung tâm, chịu trách nhiệm và quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, quản lý tài sản và cơ sở vật chất của Trung tâm theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tham gia thanh tra theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

g) Chu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí trong Trung tâm và các phòng chuyên môn, Chi nhánh trc thuộc Trung tâm; ký các báo cáo thống kê của Trung tâm và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo;

h) Trc tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và của Sở Tư pháp.

Điều 8. Phó Giám đốc Trung tâm

1. Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc Giám đốc Trung tâm, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, có trách nhiệm chđạo, theo dõi, kiểm tra hoạt động ca một số phòng chuyên môn hoặc Chi nhánh và giải quyết các công việc đột xuất khác do Giám đốc Trung tâm phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đc Trung tâm và trước pháp luật về các hoạt động được ủy quyền và kết quả công tác được giao.

2. Phó Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, duy trì kỷ luật lao động của phòng chuyên môn, Chi nhánh được Giám đốc Trung tâm phân công chỉ đạo trc tiếp;

b) Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Giám đc Trung tâm trước khi giải quyết các vn đề quan trọng, phức tạp, liên quan đến cơ chế, chính sách và các vấn đ khác thhiện quan điểm, chính kiến của Trung tâm;

c) Báo cáo Giám đốc Trung tâm về tình hình giải quyết công việc thuộc phạm vi được phân công phụ trách;

d) Phân công Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi lĩnh vực được phân công quản lý; trc tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý;

Khi được Giám đốc Trung tâm ủy quyền giải quyết công việc, Phó Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm và báo cáo với Giám đốc Trung tâm về việc thực hiện công việc được ủy quyền.

Điều 9. Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng

1. Trưởng phòng có trách nhiệm giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện các công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của phòng, bảo đảm về tiến độ, chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

b) Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Trung tâm trong việc cTrợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý, thực hiện kiến ngh vviệc thi hành pháp luật, kiểm tra, đánh giá chất lưng trợ giúp pháp lý, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của phòng.

c) Trc tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi được phân công và thực hiện các công việc khác được Giám đốc Trung tâm giao.

2. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng. Phó Trưng phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Trung tâm về những nhiệm vụ được lãnh đạo Trung tâm trc tiếp chỉ đạo thực hiện.

Điều 10. Trưởng Chi nhánh

Trưng Chi nhánh là người đứng đu Chi nhánh, có trách nhiệm giúp Giám đc Trung tâm thực hiện các công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trưởng Chi nhánh có trách nhiệm:

1. Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chi nhánh trong phạm vi địa bàn hoạt động trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt;

2. Quản lý, chđạo, phân công Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên làm việc tại Chi nhánh thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc chuẩn bị kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật có liên quan đến địa bàn hoạt động trình Giám đốc Trung tâm quyết định hoặc phê duyệt;

3. Trc tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là Trợ giúp viên pháp lý trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi nhánh và thực hiện các công việc khác được Giám đốc Trung tâm phân công hoặc ủy quyền.

Điều 11. Trợ giúp viên pháp lý

1. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất, báo cáo Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng hoặc Trưởng Chi nhánh về việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn được phân công; trc tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý và thực hiện các công việc khác được lãnh đạo Trung tâm, Trưởng phòng hoặc Trưởng Chi nhánh giao.

2. Trợ giúp viên pháp lý có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 24 Nghđịnh số 07/2007/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyn hạn khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc và quản lý trong suốt quá trình thực hiện.

Điều 12. Viên chức khác và người lao động của Trung tâm

Viên chức và người lao động của Trung tâm có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, tham mưu, thực hiện công việc trong phạm vi được phân công; chấp hành sự chỉ đạo của người quản lý trc tiếp và chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng hoặc Trưởng Chi nhánh và trước lãnh đo Trung tâm về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao, có các quyn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật vcán bộ, công chức và quy định của pháp luật lao động.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 13. Nguyên tắc làm việc

1. Trung tâm làm việc theo chế độ của đơn vị sự nghiệp, bảo đảm nguyên tc tập trung, dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của viên chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2. Những công việc sau đây cần được thảo luận trong tập thể lãnh đạo Trung tâm trước khi Giám đốc Trung tâm quyết định:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hằng năm và dài hạn, các văn bản, đề án có liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý, tham mưu cho Giám đốc Sở Tư pháp trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

b) Công tác tchức, cán bộ và mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động có giá trị lớn;

c) Các vấn đề khác mà Giám đốc thấy cn thiết phải, đưa ra thảo luận.

3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Giám đc Trung tâm, Trưởng phòng hoặc Trưởng Chi nhánh về toàn bộ nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý do mình thực hiện. Giám đốc Trung tâm, Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh không được can thiệp hoặc gây áp lực vì mục đích cá nhân, tư lợi đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Điều 14. Xây dựng kế hoạch

1. Trung tâm và Chi nhánh có kế hoạch công tác năm, sáu tháng, quý và tháng.

2. Theo chđạo của Giám đốc Trung tâm, Phòng Hành chính - Tng hp có trách nhiệm xây dựng văn bản hướng dẫn các nội dung của kế hoạch công tác năm và gửi đến các phòng chuyên môn, các Chi nhánh thuộc Trung tâm trước ngày 20/11 hàng năm; các phòng chuyên môn và các Chi nhánh đ xut kế hoạch công tác trước ngày 30/11 hàng năm để tng hp xây dựng dự kiến kế hoạch công tác năm sau của Trung tâm, trình Giám đc Sở Tư pháp phê duyệt trước ngày 01/01 của năm công tác mi.

3. Căn cứ kế hoạch công tác năm của Trung tâm, các phòng chuyên môn và Chi nhánh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tháng của mình. Kế hoạch công tác là cơ sở xem xét, đánh giá hiệu quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm, các phòng và Chi nhánh.

Điều 15. Chế độ hội họp

1. Hàng tuần lãnh đạo Trung tâm hội ý đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác trong tuần và triển khai kế hoạch công tác của Trung tâm trong tuần tiếp theo.

2. Sáu tháng, một năm Trung tâm tổ chức họp toàn thể viên chức của Trung tâm và Chi nhánh để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác sáu tháng, một năm; trao đi, phổ biến, rút kinh nghiệm trợ giúp pháp lý và triển khai kế hoạch thời gian tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Trung tâm có thể triệu tập hp đột xuất.

3. Các phòng chuyên môn và Chi nhánh họp mỗi tháng một lần để đánh giá kết quả thực hiện công tác tháng và triển khai công tác tháng tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh có thể triệu tập hp đột xuất để thảo luận các hoạt động chung hoặc tham gia giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý.

Điều 16. Thông tin

1. Định kỳ hng quý, sáu tháng, một năm Trung tâm phổ biến chương trình, kế hoạch công tác của Trung tâm; truyền đạt thông tin, ý kiến chỉ đạo của Giám đc Sở Tư pháp hoặc tình hình liên quan đến tổ chức và hot đng trợ giúp pháp lý trên địa bàn; cho ý kiến chỉ đạo các phòng chuyên môn, các Chi nhánh trong việc thực hiện các nhiệm vụ và vấn đề có liên quan; nghe ý kiến đề xuất của viên chức Trung tâm về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi tiếp nhận thông tin có liên quan đến công tác của Trung tâm hoặc Chi nhánh, viên chức phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo Trung tâm, Trưởng phòng hoặc Trưởng Chi nhánh để xin ý kiến chỉ đạo; không được tự ý công bố thông tin mà Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh, lãnh đạo Trung tâm hoặc lãnh đạo STư pháp chưa cho ý kiến chỉ đạo cụ thể.

Điều 17. Chế độ báo cáo

1. Giám đốc Trung tâm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng và một năm với UBND tỉnh; báo cáo hằng tháng, hằng quý, sáu tháng và một năm, báo cáo đột xuất hoặc báo cáo chuyên đề theo chỉ đạo, hướng dẫn và yêu cầu của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp,

2. Giám đốc Trung tâm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và sử dụng kinh phí hoạt động của Trung tâm theo định kỳ sáu tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động theo tháng, quý, sáu tháng và một năm, báo cáo đột xut hoặc báo cáo chuyên đ theo chđạo, hưng dẫn và yêu cu của Sở Tư pháp.

Điều 18. Quản lý, lưu trữ công văn, hồ sơ vụ việc và công bố số liệu

1. Quản lý, lưu trữ công văn, tài liệu:

a) Công văn đến, công văn đi phải được đăng ký vào sổ theo quy định. Công văn đến phải được chuyển cho lãnh đạo Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh để xử lý kịp thời. Công văn đi phải được lưu theo đúng quy định. Việc phát hành, lưu trữ công văn, tài liệu phải tuân theo quy định của pháp luật vvăn thư, lưu trữ và yêu cầu bảo mật của Nhà nước.

b) Theo phân công của Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, công văn được chuyển đến các phòng chuyên môn và viên chức của Trung tâm hoặc Chi nhánh. Chi nhánh, phòng chuyên môn, viên chức được phân công có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời theo yêu cầu của nội dung công văn.

2. Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý: Sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh xem xét để chuyn hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý lưu trữ theo quy định. Đối vi hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý do Chi nhánh thực hiện thì chậm nhất là ngày cuối cùng của năm đó, Chi nhánh phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc về Trung tâm đlưu trữ theo quy định. Việc giao nhận hồ sơ lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.

3. Các văn bản, tài liệu, số liệu đang trong thời gian nghiên cứu, các vụ việc đang trong quá trình xem xét, giải quyết phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin về số liệu tuyệt đối của hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương phải được sự đồng ý của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý về trợ giúp pháp lý. Các thông tin có liên quan đến hoạt động dự án hợp tác quốc tế hoặc khi làm việc với người nước ngoài (nếu có) phải tuân thủ theo quy định của UBND tỉnh và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về trợ giúp pháp lý. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về số liệu thng kê, báo cáo, công bố thông tin của Trung tâm.

Điều 19. Quản lý lao động

1. Công tác quản lý lao động của Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm tuân theo quy định của Bộ luật lao động, pháp luật về cán bộ, công chức và các văn bản hưng dẫn thi hành.

2. Viên chức của Trung tâm tham gia các hoạt động trợ giúp pháp lý ở cơ sở phải được Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh cử. Sau khi hoàn thành công việc, người được cử có trách nhiệm thông báo ngay kết quả làm việc với Giám đốc hoặc Trưởng Chi nhánh.

3. Trường hợp viên chức của Trung tâm được có hoặc mời tham gia hoạt động chung của Sở Tư pháp, của các đơn vị thuộc Sở, của các cơ quan, tổ chức khác không thuộc phạm vi nhiệm vụ của Trung tâm, thì phải báo cáo với Giám đốc Trung tâm và chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Giám đốc Trung tâm.

Chương IV

QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 20. Quan hệ với Cục Trợ giúp pháp lý

1. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo, hưng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp , Bộ Tư pháp.

2. Khi có vướng mắc phát sinh hoặc có vấn đề cần trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, Trung tâm báo cáo xin ý kiến hướng dẫn bằng văn bản gửi Cục Trợ giúp pháp lý kèm theo phương án đề xuất. Báo cáo xin ý kiến hướng dẫn phải gửi đến Giám đốc Sở Tư pháp để bảo đảm sự theo dõi, phối hợp quản lý, chỉ đạo giữa Cục Trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp đối với hoạt động của Trung tâm.

Điều 21. Quan hệ với Sở Tư pháp

1. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo của Giám đốc Sở Tư pháp. Trung tâm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Sở Tư pháp liên quan đến công tác trợ giúp pháp lý; báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, đề xuất phương án xử lýđề nghị Giám đc Sở Tư pháp xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thm quyn của Sở Tư pháp về lĩnh vực trợ giúp pháp lý và t chức trin khai thực hiện các ý kiến chỉ đạo đó.

2. Trung tâm phản ánh đ xut, kiến nghị với Sở Tư pháp về các vấn đề tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách và các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo quy đnh của pháp luật.

3. Trung tâm phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Tư pháp trong việc tham mưu giúp Sở Tư pháp hướng dn, chđạo, kim tra Phòng Tư pháp cấp huyện trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý ở địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh.

Điều 22. Quan hệ với Phòng Tư pháp cấp huyện

Trung tâm phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện thông tin về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phát triển mạng lưới cộng tác viên trợ giúp pháp lý, khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch ở xã, phường, thị trấn.

Điều 23. Quan hệ trong Trung tâm

1. Quan hệ giữa Trung tâm vi Chi nhánh:

a) Trung tâm quản lý toàn diện về tổ chức, hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh; thực hiện việc hướng dẫn, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Chi nhánh; có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động của Chi nhánh;

b) Hàng tháng, sáu tháng và một năm, Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh với Trung tâm; phn ánh đề xuất, kiến nghị với lãnh đo Trung tâm về các vấn đề tổ chức, biên chế, chế độ chính sách và các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chi nhánh; kiến nghị, đề xuất ý kiến nhằm kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên phạm vi địa bàn Chi nhánh hoạt động;

c) Chi nhánh tham mưu, giúp Giám đc Trung tâm hướng dẫn kiểm tra về tổ chức và hoạt động của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý trên phạm vi địa bàn hoạt động; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

2. Quan hệ giữa viên chức với Giám đốc Trung tâm:

a) Viên chức có quyền đề xuất, kiến nghị với Giám đốc Trung tâm về các biện pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của ngưi khác;

b) Viên chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ của mình khác với ý kiến của lãnh đạo Trung tâm nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đo của lãnh đạo Trung tâm.

3. Viên chức của Trung tâm giữ mối quan hệ phối hợp, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong công tác, đấu tranh phê bình với các hành vi sai trái của đồng nghiệp nhằm xây dng đội ngũ viên chức của Trung tâm có lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Quan hệ giữa Trung tâm với cộng tác viên được thực hiện theo hp đồng cộng tác ký kết giữa Giám đốc Trung tâm với cộng tác viên và các quy định của pháp luật về cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

5. Các vấn đề thuộc nội bộ Trung tâm do Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm bảo đảm phù hợp với quy định ca pháp luật.

Điều 24. Quan hệ với Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

1. Trung tâm trc tiếp hoặc thông qua Chi nhánh hưng dẫn sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; cử Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên tham gia sinh hoạt hoặc định hướng sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

2. Hàng tháng, sáu tháng và một năm, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý báo cáo hoạt động với UBND cấp xã, Chi nhánh và Trung tâm; kiến nghị, đề xut về những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý có vướng mắc hoặc cần phải tháo gỡ thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý.

Điều 25. Quan hệ với các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Trung tâm giữ mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quc và trong tỉnh trong việc thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý.

2. Khi nhận được văn bản chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý do Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nưc tỉnh khác hoặc vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý ở địa phương chuyển đến, Trung tâm có trách nhiệm thụ lý và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác trong tỉnh

1. Trung tâm tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với các cơ quan tiến hành ttụng trong thực hiện trợ giúp pháp lý; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đthực hiện truyền thông về tchức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phối hp vi các cơ quan hữu quan khác trong tỉnh trong việc quản lý, sử dụng cộng tác viên, mời cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, ban, ngành ở cơ sở tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc phối hợp, cung cp thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Các cơ quan, tổ chức trong tỉnh khi nhận được kiến nghị về những vn đề liên quan đến thi hành pháp luật của Trung tâm, có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Chương V

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Khen thưởng, xử lý vi phạm

1. Viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm có thành tích trong hoạt động trợ giúp pháp lý được Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Cục Trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Luật thi đua khen thưng.

2. Viên chức và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý và Quy chế này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cu trách nhiệm hình sự, nêu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm báo cáo Sở Tư pháp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với thực tế và quy định của Nhà nước./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1496/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


686

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.42.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!