BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 551/TCT-CS
V/v chính sách thuế GTGT
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 2 năm 2010
|
Kính
gửi:
|
- Công ty TNHH Watson Wyatt Việt
Nam
(Tầng 8, Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Q1, TPHCM);
- Công ty Luật TNHH quốc tế Việt Nam
(Tầng 5, Sài Gòn Tower, 29 Lê Du ẩn, Q 1 , TPHCM).
|
Trả lời công văn số
091001/WATSON WYATT VIETNAM ngày 20/10/2009 của Công ty TNHH Watson Wyatt Việt
Nam và công văn số 08/CV-2009 ngày 24/9/2009 của Công ty Luật TNHH quốc tế Việt
Nam về chính sách thuế GTGT, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều
6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định mức thuế suất 0% áp dựng đối với
dịch vụ xuất khẩu và quy định:
"b) Đối với dịch vụ xuất khẩu
bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở
trong khu phi thuế quan.
Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị
gia tăng tại Việt Nam.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước
ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài
Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân trong khu phi
thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ”.
Tại Điều 2 Nghị định
số 123/2008/NĐ-CP nêu trên quy định: "Quy định về cơ sở thường trú và
đối tượng không cư trú tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế
thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân".
Tại điểm 1.4 phần
A Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về thuế thu
nhập doanh nghiệp hướng dẫn:
"Cơ sở thường trú của doanh
nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh
nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều
hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm
khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình
xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm
cả dịch vụ tư vấn thông qua ngươi làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước
ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong
trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước
ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp
nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ
tại Việt Nam.
Trường hợp Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về
cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó".
Tại điểm 2.1.1 mục
II phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chinh hướng
dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh
vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt
Nam định nghĩa cơ sở thường trú như sau:
2.1.1.1. Theo quy định tại Hiệp
định, "cơ sở thường trú" là một cơ sở kinh doanh cố định của một
doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động
kinh doanh của mình.
Một doanh nghiệp của Nước ký kết
được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam nếu hội đủ ba điều kiện dưới đây:
a) Duy trì tại Việt Nam một
"cơ sở", ví dụ như một toà nhà, một văn phòng hoặc một phần của toà
nhà hay văn phòng đó, một phương tiện hoặc thiết bị,...; và
b) Cơ sở này có tính chất cố định,
nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định và/hoặc được duy trì thường
xuyên. Tính cố định của cơ sở kinh doanh không nhất thiết phụ thuộc vào việc cơ
sở đó phải được gắn liền với một vị trí địa lý cụ thể trong một độ dài thời
gian nhất định; và
c) Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ
hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này.
2.1.1.2. Một doanh nghiệp của một
Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở
thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:
a) Doanh nghiệp đó có tại Việt
Nam: trụ sở điều hành, chi nhánh (như chi nhánh công ty luật, chi nhánh văn
phòng nước ngoài, chi nhánh các công ty thuốc lá chi nhánh ngân hàng,...), văn
phòng (kể cả văn phòng đại diện thương mại nếu có thương lượng, ký kết hợp đồng
thương mại), nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, giếng dầu hoặc khí, kho giao nhận
hàng hoá, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc có các
thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên
tại Việt Nam.
b) Doanh nghiệp đó có tại Việt
Nam . một địa điểm xây dựng, một công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp, hoặc
tiến hành các hoạt động giám sát liên quan đến các địa điểm xây dựng, công
trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp nói trên với điều kiện các địa điểm, công
trình hoặc các hoạt động giám sát đó kéo dài hơn 6 tháng hoặc 3 tháng (tuỳ theo
từng Hiệp định cụ thể) tại Việt Nam.
Địa điểm, công trình xây dựng hoặc.lắp
đặt bao gồm địa điểm, công trình xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, lắp đặt
đường ống, khai quật, nạo vét sông ngòi,... Thời gian (6 tháng hoặc 3 tháng) được
tính từ ngày nhà thầu bắt đầu công việc chuẩn bị cho công trình xây dựng tại Việt
Nam, như thành lập văn phòng xây dựng kế hoạch thi công, cho đến khi công trình
hoàn thiện, bàn giao toàn bộ tại Việt Nam kể cả thời gian công trình bị gián đoạn
do mọi nguyên nhân.
Các nhà thầu phụ của Nước ký kết
tham gia vào các công trình xây dựng hoặc lắp đặt nêu trên cũng được coi là tiến
hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua cơ sở thường trú nếu hội đủ
các điều kiện tại điểm 2.1.1.1 nêu trên.
Thời gian thực hiện công trình để
xác định cơ sở thường trú cho nhà thầu chính bao gồm tổng cộng thời gian thực
hiện các phần hợp đồng của các nhà thầu phụ và thời gian thực hiện của nhà thầu
chính.
c) Doanh nghiệp đó thực hiện việc
cưng cấp dịch vụ bao gồm.cả dịch vụ tư vấn ở Việt Nam thông qua nhân viên của
doanh nghiệp hoặc một đối tượng khác với điều kiện các hoạt động dịch vụ nói
trên trong một dự án hoặc các dự án có liên quan, kéo dài tại việt Nam trong một
khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại quá 183 ngày trong mỗi giai
đoạn 12 tháng.
d) Doanh nghiệp đó có tại Việt
Nam một đại lý môi giới, đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác, nếu
các đại lý đó dành toàn bộ hoặc đa phần hoạt động của mình cho doanh nghiệp đó
(đại lý phụ thuộc).
e) Doanh nghiệp đó uỷ quyền cho
một đối tượng tại Việt Nam:
- Thẩm quyền thường xuyên thương
lượng, ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp đó; hoặc
- Không có thẩm quyền thương lượng,
ký kết hợp đồng, nhưng có quyền thưởng xuyên đại diện cho doanh nghiệp đó giao
hàng hoá tại Việt Nam".
Tại điểm c khoản
1 Điều 6 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP nêu trên quy định: Dịch vụ xuất khẩu
được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện:
- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền dịch
vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ các hướng dẫn trên, trường
hợp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cung ứng dịch vụ cho tổ chức ở nước
ngoài; tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú ở Việt Nam
theo quy định tại điểm 1.4 phần A Thông tư số 130/2008/TT-BTC và
điểm 2.1.1 mục II phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC nêu
trên, không phải là người nộp thuế GTGT ở Việt Nam thì dịch vụ cung ứng được áp
dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được điều kiện về hợp đồng và thanh
toán qua ngân hàng theo quy định.
Tổng cục Thuế trả lời để các đơn
vị biết và đề nghị liên hệ với các Cục thuế để được hướng dẫn, giải quyết cụ thể./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế TP Hà Nội, TPHCM;
- Ban PC;
- Lưu: VT, CS (4).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phạm Duy Khương
|