HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
34/2007/NQ-HĐND7
|
Thủ
Dầu Một, ngày 12 tháng 12 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỨC CHI HỖ TRỢ VIỆC TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC NHÀ NƯỚC, CÁN BỘ HƯU TRÍ - MẤT SỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG KHI
TỪ TRẦN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc
ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
khi từ trần;
Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về
việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5270/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định mức chi hỗ trợ việc tang đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước, cán bộ hưu trí - mất sức và đối tượng có công với
cách mạng khi từ trần; Báo cáo thẩm tra số 54/BC-HĐND-VHXH ngày 28 tháng 11 năm
2007 của Ban Văn hóa – Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Phê chuẩn mức chi hỗ trợ việc tang đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước, cán bộ hưu trí - mất sức và đối tượng có công với
cách mạng khi từ trần như sau:
1. Đối với cán bộ lãnh đạo cấp
cao:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức là
lãnh đạo cấp tỉnh đương chức hoặc nghỉ hưu thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Trung ương Đảng quản lý khi từ trần được tổ chức lễ tang cấp cao (có phụ lục
kèm theo).
- Trong trường hợp người có chức
danh trên bị kỷ luật, việc tổ chức lễ tang do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung
ương Đảng quyết định.
2. Đối với cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh,
cán bộ cách mạng lão thành, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ
trang, Anh hùng Lao động:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức
là lãnh đạo cấp tỉnh đương chức hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức lễ tang
(có phụ lục kèm theo).
- Được hỗ trợ thêm một phần chi
phí việc tang, mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
3. Đối với cán bộ lãnh đạo các cơ
quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cán bộ lãnh đạo cấp huyện, thị xã:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức
là lãnh đạo của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và tương đương cấp tỉnh đương
chức hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức lễ tang (có phụ lục kèm theo).
- Được hỗ trợ thêm một phần chi
phí việc tang, mức hỗ trợ là 16.000.000 đồng (mười sáu triệu đồng).
4. Đối với cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước, cán bộ hưu trí, mất sức và đối tượng có công với cách mạng
khi từ trần:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước đang công tác hoặc nghỉ hưu và đối tượng có công với cách mạng
khi từ trần được tổ chức lễ tang (có phụ lục kèm theo).
- Được hỗ trợ thêm một phần chi
phí việc tang, mức hỗ trợ là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
5. Chi phí lễ viếng:
- Đoàn lãnh đạo của tỉnh viếng:
Chi phí không vượt quá 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
- Đoàn lãnh đạo của huyện, thị
xã viếng: Chi phí không vượt quá 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng).
- Đoàn các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh viếng: Chi phí không vượt quá 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng).
- Đoàn lãnh đạo của cơ quan
phòng ban huyện, thị xã và của xã, phường, thị trấn viếng: Chi phí không vượt
quá 300.000 đồng (ba trăm ngàn đồng).
- Ban tổ chức lễ tang tỉnh và
huyện, thị xã: Chi phí mua sắm không vượt quá 1.500.000 đồng (một triệu năm
trăm ngàn đồng).
Đối với các đám tang có Ban Tổ
chức lễ tang, đề nghị các đoàn đến viếng không sử dụng tràng hoa riêng, mà dùng
chung tràng hoa do Ban Tổ chức lễ tang chuẩn bị.
Điều 2.
Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định quy định
mức chi hỗ trợ việc tang cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ hưu
trí - mất sức và đối tượng có công với cách mạng khi từ trần.
Điều 3.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân
dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 9 thông qua./.
PHỤ LỤC
VỀ ĐỐI TƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC, CÁN BỘ
HƯU TRÍ - MẤT SỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG KHI TỪ TRẦN
(Kèm theo Nghị quyết số 34/2007/NQ-HĐND7 ngày 12/12/2007 của HĐND tỉnh)
1. ĐỐI VỚI
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CAO:
a) Bí thư Tỉnh uỷ, Uỷ viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Bí thư Tỉnh uỷ;
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh;
d) Các đồng chí là cán bộ cao cấp
của Trung ương đã nghỉ hưu và đang cư trú tại Bình Dương;
e) Cán bộ quân đội, Công an có cấp
hàm từ Thiếu tướng trở lên;
f) Các nhà hoạt động xã hội, văn
hóa, khoa học tiêu biểu có Huân chương Độc lập hạng nhất trở lên đang công tác
hoặc đã nghỉ hưu khi từ trần.
2. ĐỐI VỚI
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH, CÁN BỘ CÁCH MẠNG LÃO THÀNH, BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG,
ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, ANH HÙNG LAO ĐỘNG:
a) Thường vụ Tỉnh uỷ (ngoại trừ
các đối tượng đã nêu tại khoản 1);
b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
c) Cán bộ Cách mạng lão thành đã
được công nhận đương chức hoặc nghỉ hưu và có hộ khẩu thường trú tại Bình
Dương; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;
d) Anh hùng Lực lượng vũ trang,
Anh hùng Lao động.
3. ĐỐI VỚI
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CÁC CƠ QUAN, BAN NGÀNH, ĐOÀN THỂ CẤP TỈNH VÀ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP
HUYỆN, THỊ XÃ:
a) Tỉnh uỷ viên (ngoài các đối
tượng đã nêu tại khoản 1);
b) Giám đốc, Phó Giám đốc Sở,
Trưởng, Phó các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương;
c) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc, Giám đốc do tỉnh bổ nhiệm ở các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối
được xếp hạng 1, 2 hoặc hạng đặc biệt;
d) Bí thư, Phó Bí thư Huyện, Thị
uỷ; Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện, Thị uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân huyện, thị xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; Chủ tịch
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, thị xã (ngoài các đối tượng đã nêu trên);
e) Chuyên viên cao cấp; cán bộ lực
lượng vũ trang có cấp hàm từ đại tá trở lên;
f) Cán bộ tiền khởi nghĩa; cán bộ
được tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên;
g) Các đối tượng được phong tặng
Nhà giáo, Thầy thuốc và Nghệ sĩ nhân dân.
4. ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC, CÁN BỘ HƯU TRÍ, MẤT SỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG KHI TỪ TRẦN:
a) Cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước đang công tác ở các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và tương đương, các
đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, huyện, thị xã (ngoài các đối tượng đã nêu ở
khoản 1, khoản 2);
b) Cán bộ, chiến sĩ thuộc các cơ
quan công an, quân sự, các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, huyện, thị
xã (ngoài các đối tượng đã nêu ở trên);
c) Công chức xã, phường, thị trấn;
cán bộ chuyên trách xã, phường, thị trấn; cán bộ không chuyên trách xã, phường,
thị trấn;
d) Các đối tượng được phong tặng
Nhà giáo, Thầy thuốc và Nghệ sĩ ưu tú;
e) Các cán bộ đang hưởng lương
hưu trí, mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng ở địa phương;
f) Các đối tượng có công với
cách mạng bao gồm: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh
binh; thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người có công giúp đỡ
cách mạng; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,
đày; cán bộ hoạt động kháng chiến; thanh niên xung phong (không hưởng trợ cấp
nào khác); người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, người đã được
hưởng trợ cấp theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
g) Đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp (ngoài các đối tượng đã nêu ở khoản 1, khoản 2, khoản 3).
5. CHI PHÍ LỄ
VIẾNG:
a) Đoàn lãnh đạo của tỉnh viếng:
Do Văn phòng Tỉnh uỷ chuẩn bị cho Đoàn của Tỉnh uỷ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh
chuẩn bị cho Đoàn của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh.
b) Đoàn lãnh đạo của huyện, thị
xã viếng: Do Văn phòng Huyện, Thị uỷ hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân, Hội đồng
nhân dân chịu trách nhiệm chuẩn bị.
c) Đoàn lãnh đạo của xã, phường,
thị trấn viếng: Do Văn phòng Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm
chuẩn bị.
d) Ban tổ chức lễ tang tỉnh và
huyện, thị xã được chi phí mua sắm: Tràng hoa (dùng chung cho các đoàn viếng,
các đoàn đến viếng chỉ chuẩn bị băng riêng cho đoàn mình), trái cây, nhang đèn,
sổ tang, bút, giấy đăng ký đoàn viếng… và do Ban lễ tang hoặc gia đình kê khai,
quyết toán với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi cấp tiền hỗ trợ
mai táng phí cho người từ trần. Các xã, phường, thị trấn, nơi tổ chức lễ tang
chịu trách nhiệm về âm thanh, máy móc.
e) Đoàn các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh và huyện, thị xã viếng: Kinh phí do đơn vị chi và quyết toán với
cơ quan tài chính cùng cấp trong nguồn kinh phí khoán chi của đơn vị./.