|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng tội vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã
Số hiệu:
|
05/2018/NQ-HĐTP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Hòa Bình
|
Ngày ban hành:
|
05/11/2018
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hướng dẫn áp dụng Điều 234, 244 của Bộ Luật hình sự 2015
Đây là những nội dung nổi bật tại Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234, 244 của Bộ Luật hình sự.Theo đó, hướng dẫn áp dụng một số tình tiết định tội đối với tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234 và tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 244.
Ngoài ra, cách xử lý đối với vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng như sau:
- Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì sau khi kết luận giám định phải thực hiện:
Giao ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc cho các cơ quan, tổ chức khác theo quy định pháp luật.
- Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì:
Tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền quản lý theo quy định pháp luật.
- Vật chứng khác không thuộc vào 2 trường hợp trên thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018).
HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2018/NQ-HĐTP
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 11 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
HƯỚNG
DẪN ÁP DỤNG ĐIỀU 234 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ VÀ ĐIỀU
244 VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Để áp dụng đúng và thống nhất Điều
234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, Điều
244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự và Điều 106 về xử lý vật chứng
trong giai đoạn xét xử của Bộ luật Tố tụng hình
sự;
Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng Điều
234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã, Điều
244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự và Điều 106 về
xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử của Bộ luật
Tố tụng hình sự.
Điều 2. Hướng dẫn áp dụng một số
tình tiết định tội
1. Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của
Chính phủ hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
2. Động vật hoang dã khác quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật rừng thông
thường theo quy định của pháp luật và động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục
III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
3. Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại
Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp.
4. Cá thể là một cơ thể động vật còn sống hoặc
đã chết. Cũng được coi là cá thể đối với cơ thể động vật đã chết mà thiếu một
hoặc một số bộ phận cơ thể (ví dụ: cá thể tắc kè đã chết thiếu nội tạng hoặc cá
thể hổ đã chết thiếu chân).
5. Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống
là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay
khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết
(ví dụ: đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan...).
6. Sản phẩm của động vật
hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ
động vật (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng,
da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế
biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật
hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương
động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã).
7. Động vật lớp khác quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là động vật nguy cấp, quý, hiếm
ngoài lớp thú, lớp chim, lớp bò sát nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp.
8. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này theo điểm c khoản 1 Điều
234 của Bộ luật Hình sự là trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong
những hành vi quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự,
nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định
của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà lại thực
hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 234 của Bộ luật
Hình sự.
9. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này theo điểm e khoản 1 Điều
244 của Bộ luật Hình sự là trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong
những hành vi quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều 244 của
Bộ luật Hình sự, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt
hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều 244 của Bộ luật Hình sự.
Điều 3. Hướng dẫn áp dụng một số
tình tiết định khung hình phạt
1. Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt động
vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm trong khu bảo tồn, vườn quốc gia,
khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan hoặc
săn bắt trong các khu vực khác có quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
2. Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động
vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm vào mùa sinh sản hoặc mùa di cư của
chúng. Việc xác định mùa sinh sản, mùa di cư của từng loài theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền.
3. Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm
là sử dụng các loại vũ khí, tên tẩm thuốc độc, chất nổ, chất độc, đào hầm, hố,
cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy điện, bẫy sập, khúc gỗ
lớn, răng sắt lớn hoặc các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác mà cơ quan có thẩm
quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 234 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người
có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các
hành vi quy định tại khoản 1 Điều 234 của Bộ luật Hình sự.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại điểm e khoản 2 Điều 244 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người
có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong các
hành vi quy định tại khoản 1 Điều 244 của Bộ luật Hình sự.
6. Vận chuyển, buôn bán qua biên giới là trường
hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý,
hiếm, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng ra khỏi biên giới quốc gia trên đất
liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc ngược lại. Cũng được coi là buôn bán, vận chuyển qua biên
giới nếu đã hoàn thành các thủ tục thông quan đối với động vật hoang dã, động vật
nguy cấp, quý, hiếm, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng.
Điều 4. Về hành vi tàng trữ cá
thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang
dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Đối với hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận
cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật
nguy cấp, quý, hiếm kể từ 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành) nếu đủ yếu
tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều
244 của Bộ luật Hình sự.
2. Đối với hành vi tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể
không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp,
quý, hiếm có từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, trừ trường hợp tàng trữ cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống
hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm nhằm mục đích
buôn bán, thu lợi bất chính.
Điều 5. Về hành vi chiếm đoạt
cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp,
quý, hiếm
1. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận
cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm của
người khác nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm chiếm đoạt tương ứng quy định tại
Chương các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật Hình
sự.
2. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận
cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm sau đó
lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều
234 hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự nếu đủ yếu tố cấu
thành tội phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã hoặc tội vi phạm quy định
về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Ví dụ 1: Nguyễn Văn A trộm cắp 10 kilôgam ngà voi
trị giá 130 triệu đồng, sau đó A đi bán cho Nguyễn Văn B thì bị bắt quả tang.
Trường hợp này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản và tội
vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Ví dụ 2: Nguyễn Văn C trộm cắp 10 kilôgam ngà voi
trị giá 130 triệu đồng. Trong khi C đang vận chuyển đi cất giấu thì bị phát hiện
bắt giữ. Trường hợp này, C chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp
tài sản.
Điều 6. Về trường hợp thu giữ
được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau
Trường hợp trong cùng một vụ việc, nếu thu giữ được
nhiều loài động vật có cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp khác thuộc Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp, nếu chưa đủ số lượng theo từng lớp quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, thì người có hành vi vi phạm quy
định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Điều 7. Về việc xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động
vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:
a) Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp,
quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan
quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của
pháp luật.
b) Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm
động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản
thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật.
c) Vật chứng khác không thuộc trường hợp hướng dẫn
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định
của pháp luật.
2. Đối với vật chứng đã được xử lý theo hướng dẫn tại
điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, khi xét xử, Tòa án căn cứ vào biên bản thu
giữ, bản ảnh, dữ liệu điện tử, biên bản giám định, biên bản giao nhận, quyết định
xử lý vật chứng và các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan trong hồ sơ vụ án để
giải quyết.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý vật chứng là
động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực
hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
và văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao thông qua ngày 27 tháng 9 năm 2018 và có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công an;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Các TAND và TAQS các cấp;
- Cổng TTĐT TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH (TANDTC).
|
TM. HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN
CHÁNH ÁN
Nguyễn Hòa Bình
|
Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
JUSTICE COUNCIL OF
PEOPLE’S SUPREME COURT
--------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------
|
No. 05/2018/NQ-HDTP
|
Hanoi, November 05, 2018
|
RESOLUTION GUIDING THE APPLICATION OF ARTICLE 234 ON VIOLATIONS AGAINST
THE REGULATIONS ON WILD ANIMAL WELFARE AND ARTICLE 244 ON VIOLATIONS AGAINST
THE REGULATIONS ON ENDANGERED OR RARE ANIMALS OF THE CRIMINAL CODE JUSTICE COUNCIL OF
PEOPLE’S SUPREME COURT Pursuant to the Law on
Organization of the People’s Courts dated November 24, 2014; In order to properly
apply and mutually agree about the Article 234 on violations against the
regulations on wild animal welfare, Article 244 on violations against the
regulations on endangered or rare animals of the Criminal Code and Article 106
of the Criminal Procedure Code on handling of material evidence during the
judging process; After receiving the
comments from the Director of People’s Supreme Procuracy and the Minister of
Justice. HEREBY DECIDES: Article 1. Scope ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Guidance on
application of certain factors in determining sentences 1. Wild animals specified
in Article 234 of the Criminal Code are the animals mentioned in the list of
endangered and rare wild plants and animals in Group IBB according to the
regulations of the Government or Appendix II of the Convention on International
Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. 2. Other wild animals specified
in Article 234 of the Criminal Code are common wild animals according to
the law regulations and Appendix III of the Convention on International Trade
in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. 3. Endangered and rare
animals specified in Article 244 of the Criminal Code are those mentioned
in the list of endangered and rare animals have the priority to be protected or
the list of endangered and rare wild plants and animals in group IIB. Such
lists are specified in the Government's regulations or Appendix I of the
Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora. 4. Animal means an
alive or dead animal. It can also be a dead animal without one or multiple body
parts (i.e.: a dead gecko without some internal organs, or a dead tiger without
legs). 5. Vital body parts mean
animal body parts that have specialized functions. These parts right after
being separated from the animal body will lead to the dead of such animal
(i.e.: head, heart, skin, skeleton, liver, ect.) 6. Products from wild,
endangered and rare animals means products that originate from animals
(i.e.: meat, egg, milk, sperm, embryo, blood, internal organs, skin, fur,
bones, horn, ivory, leg, nail, etc.); whole bodies of aquatic animals which
have been preliminary treated and processed; products of which the ingredients
are processed from body parts of wild, endangered and rare animals (i.e.: bone
glue made from wild animals; handbags, purses and belts made from skins of wild
animals). 7. Animal of other
classes specified in Article 244 of the Criminal Code means endangered and
rare animals other than mammals, birds and reptiles but are specified in the
list of wild, endangered and rare animals having the priority to be protected
or the list of wild, endangered or rare animals in group IIB. Such lists are
mentioned in the Government's law regulations or Appendix I of the Convention
on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. 8. “Before absolution
of previous violations mentioned in Point c, Clause 1 of Article 234 of
Criminal Code” means a situation where any of the violations specified in
Article 234 of Criminal Code is committed before a previously committed
violation in Article 234 of Criminal Code is absolved. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 3. Guidance on
application of certain factors of the penalty frame 1. Hunting in
prohibited area means a hunt for wild, endangered or rare animals within the
preserved areas, national park, nature reserves, species - habitat reserves and
landscape protected areas, or a hunt within other inhibited areas as specified
in the regulations of the competent state agency. 2. Hunting during
inhibited period means a hunt for wild, endangered or rare animals during
their reproductive or migration period. The reproductive or migration period
shall be determined according to the regulations of the competent agency. 3. Use of banned
equipment means the use of any weapons, poisoned arrows, explosives,
poisons, digging of tunnels and holes, use of spikes, spike traps, electric
traps, large logs and other dangerous equipment banned from hunting by
competent authorities. 4. Abuse of position
and power specified in Clause 2b, Article 234 of the Criminal Code means
any cases in which the office holder abuses their position and power to commit
one of the violations specified in clause 1, Article 234 of the Criminal Code. 5. Abuse of position
and power specified in Clause 2e, Article 244 of the Criminal Code
means any cases in which the office holder abuses their position and power to
commit one of the violations specified in clause 1, Article 244 of the Criminal
Code. 6. Cross-border
transport and trade means any cases in which the criminal has transported
or is currently transporting wild, endangered or rare animals, their body parts
or products made from them out of the national border of the Socialist Republic
of Vietnam by land, water, air or underground. If the transport and trade
thereof have completed customs procedures, they shall be considered as
cross-border transport and trade. Article 4. Possession
of wild, endangered or rare animals, vital body parts or products thereof 1. From 0:00 am on
January 01, 2018, if the possession of wild, endangered or rare animals, vital
body parts and products thereof constitutes a crime, the offender shall bear
criminal responsibility for such specific case as mentioned in Article 234 or
Article 244 of the Criminal Code. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 5. Illegal
appropriation of wild, endangered or rare animals, vital body parts and
products thereof 1. If a person illegally appropriates
wild, endangered or rare animals, vital body parts and products thereof of
another person, and such action constitutes a crime, he/she must bear the
criminal responsibility for the specific case mentioned in the Chapter called
"Property Ownership Infringement" of the Criminal Code. 2. If a person illegally
appropriates wild, endangered or rare animals, vital body parts or products
thereof and then commits one of the violations specified in Article 234 or
Article 244 of the Criminal Code which constitutes a crime, he/she must bear
the criminal responsibility for the specific case mentioned in the regulations
on wild animal welfare or the regulations on protection of wild, endangered or
rare animals. Example 1: Nguyen Van A
steals 10 kg of elephant’s tusk which costs 130 millions VND, he then sells it
for Nguyen Van B and gets caught. In this case, A shall bear the criminal
responsibility for his act of stealing and his violation against the
regulations on protection of wild, endangered or rare animals. Example 2: Nguyen Van C
steals 10 kg of elephant’s tusk which costs 130 millions VND. While C is
transporting the tusk to a place where he can hide it, he gets caught. In this
case, C shall bear the criminal responsibility for his act of stealing. Article 6. Cases in
which multiple wild, endangered or rare animals of different classes are seized
For the same case, if
multiple animals including mammals, birds and reptiles are sized, as well as
other classes of animals specified in the list of endangered or rare wild
plants and animals in group IB or Appendix I of the Convention on International
Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora, and the quantity of each
class does not reach the number specified in Article 244 of the Criminal Code,
the offender who violates the regulations on protection of wild, endangered or
rare animals shall not bear the criminal responsibility in this case. Article 7. Handling of
material evidence 1. Handling of wild,
endangered or rare animals and their products as material evidence shall be
required in the following cases: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b. If the material
evidence is dead animals or the products made from wild, endangered or rare
animals are easily damaged, then right after the inspection result is received,
they shall be disposed or handed over to the specialized management agency for
handling as regulated by laws. c. Other material
evidence unspecified in clause 1a and 1b of this Article shall be confiscated
or disposed as regulated by laws. 2. During the judging
process, the Court of Justice shall handle the material evidence specified in
Clause 1a and 1b of this Article based on the retention forms, electronic
photos or data, inspection reports, receipt documents, decisions on handling of
material evidence and other related documents or material evidence specified in
the case files. 3. Authority and
procedures for handling material evidence of wild, endangered or rare animals
and their products shall be carried out in accordance with the regulations of
the Criminal Procedure Code and documented guidelines for implementation. Article 8. Entry into
force This Resolution has been
adopted by the Justice Council of People’s Supreme Court on September 27, 2018
and shall come into force from December 01, 2018. PP. JUSTICE COUNCIL
CHIEF JUSTICE
Nguyen Hoa Binh ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
33.099
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|