UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1366/HD-SNN
|
Bình Định, ngày 07 tháng 5 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
CHÍNH
SÁCH HỖ TRỢ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG, KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ
29/2013/QĐ-UBND NGÀY 16/8/2013 CỦA UBND TỈNH
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí
QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày
16/8/2013 của UBND tỉnh về việc ban
hành chính sách về kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2013-2015
trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ Quyết định số 322/QĐ-CTUBND tỉnh ngày 21/02/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế mẫu kiên cố hóa kênh mương loại 3;
Căn cứ các văn bản số 5522/UBND-KTN,
5523/UBND-KTN, 5524/UBND-KTN, 5525/UBND-KTN, 5526/UBND-KTN, 5527/UBND-KTN ngày 27/12/2013;
số 353/UBND-KTN ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh về công bố bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ các văn bản số 1541/UBND-KTN ngày
21/4/2014, 1743/UBND-KTN ngày 05/5/2014 của UBND tỉnh về
việc hướng dẫn Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa
kênh mương, kênh mương nội đồng theo Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh.
Sở Nông nghiệp
và PTNT hướng dẫn chi tiết chính sách hỗ trợ kiên cố hóa
kênh mương như sau:
I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Hướng dẫn này áp dụng cho việc tính mức
hỗ trợ, lập hồ sơ thiết kế sơ bộ, lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình được áp dụng cho các công trình bê tông hóa kênh mương, kênh mương nội
đồng giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đối với các công trình lồng ghép vào các công trình đặc thù
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
thì áp dụng theo quy định công trình đặc thù của Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới. Không áp dụng các quy định trong Hướng dẫn này cho
các công trình xây dựng khác.
II. TÍNH MỨC HỖ
TRỢ:
1. Mức hỗ trợ được áp dụng tính trên cơ sở cho 1km kênh (phần kênh)
tưới lúa kiên cố hóa bằng bê tông mác 200 đá 1x2, mặt cắt kênh
hình chữ nhật độ dốc thiết kế i=1/2000, với thông số kỹ thuật và mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND
ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh và bổ sung thêm các mức hỗ trợ chi tiết như Bảng 1:
Bảng
1: Bảng thông số kỹ thuật kênh và mức hỗ trợ
TT
|
Diện
tích tưới
|
Lưu
lượng thiết kế
|
Chiều
rộng (B)
|
Chiều
cao (H)
|
Chiều
dày (t)
|
Hỗ
trợ xi măng và quy đổi thành tiền
|
Hỗ
trợ bổ sung bằng tiền
|
Tổng
cộng
|
Ghi
chú
|
|
(ha)
|
(m3/s)
|
(m)
|
(m)
|
(m)
|
(tấn)
|
(Tr.đ)
|
(Tr.đ)
|
(Tr.đ)
|
1
|
10
|
0,013
|
0,30
|
0,30
|
0,10
|
39
|
65
|
121
|
56
|
Kênh
không có thanh giằng
|
2
|
15
|
0,020
|
0,30
|
0,35
|
0,10
|
43
|
72
|
133
|
61
|
3
|
20
|
0,026
|
0,30
|
0,45
|
0,10
|
50
|
84
|
153
|
69
|
|
4
|
25
|
0,033
|
0,30
|
0,50
|
0,10
|
54
|
91
|
160
|
69
|
|
5
|
30
|
0,041
|
0,30
|
0,55
|
0,12
|
70
|
117
|
200
|
83
|
|
6
|
35
|
0,047
|
0,35
|
0,55
|
0,12
|
72
|
121
|
206
|
85
|
|
7
|
40
|
0,054
|
0,35
|
0,55
|
0,12
|
72
|
121
|
206
|
85
|
|
8
|
45
|
0,062
|
0,40
|
0,55
|
0,12
|
75
|
126
|
215
|
89
|
|
9
|
50
|
0,070
|
0,40
|
0,55
|
0,12
|
75
|
126
|
215
|
89
|
|
10
|
55
|
0,077
|
0,45
|
0,55
|
0,12
|
76
|
127
|
218
|
91
|
|
11
|
60
|
0,084
|
0,45
|
0,60
|
0,12
|
80
|
134
|
229
|
95
|
|
12
|
65
|
0,091
|
0,45
|
0,65
|
0,12
|
85
|
143
|
247
|
104
|
|
13
|
70
|
0,098
|
0,45
|
0,65
|
0,12
|
85
|
143
|
247
|
104
|
|
14
|
75
|
0,107
|
0,45
|
0,70
|
0,12
|
89
|
149
|
260
|
111
|
|
15
|
80
|
0,115
|
0,50
|
0,70
|
0,12
|
91
|
153
|
266
|
113
|
|
16
|
85
|
0,122
|
0,50
|
0,70
|
0,12
|
91
|
153
|
266
|
113
|
|
17
|
90
|
0,129
|
0,50
|
0,75
|
0,15
|
122
|
205
|
324
|
119
|
|
18
|
95
|
0,137
|
0,50
|
0,75
|
0,15
|
122
|
205
|
324
|
119
|
|
19
|
100
|
0,145
|
0,50
|
0,80
|
0,15
|
128
|
215
|
341
|
126
|
|
20
|
105
|
0,152
|
0,50
|
0,80
|
0,15
|
128
|
215
|
341
|
126
|
|
21
|
110
|
0,160
|
0,55
|
0,80
|
0,15
|
130
|
218
|
346
|
128
|
|
22
|
115
|
0,167
|
0,55
|
0,80
|
0,15
|
130
|
218
|
346
|
128
|
|
23
|
120
|
0,175
|
0,60
|
0,80
|
0,15
|
133
|
223
|
353
|
130
|
|
(Ghi chú: Các dòng in đậm là mức hỗ trợ theo Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của UBND
tỉnh, các dòng còn lại là mức hỗ trợ bổ sung)
2. Đối với kênh có diện tích tưới
khác với diện tích tưới quy định như Bảng 1 thì được xác định như sau:
- Đối với kênh có diện tích tưới nhỏ
hơn 10ha thì lấy mức hỗ trợ bằng kênh có diện tích tưới 10ha.
- Đối với kênh có
diện tích tưới nằm khoảng giữa hai trị số diện tích tưới liền kề nhau thì lấy mức hỗ trợ theo
kênh có diện tích tưới ở cận trên.
Ví dụ: Kênh có diện tích tưới 12ha
nằm khoảng giữa 10ha và 15ha (10ha<12ha<15ha) thì lấy mức hỗ trợ theo kênh có diện tích tưới
15ha.
3. Đối với kênh tưới có thiết kế kết hợp
tiêu úng nội đồng; kênh tưới có độ dốc thiết kế khác thì việc xác định mức hỗ
trợ theo kích thước mặt cắt kênh (B,H) tương ứng trong Bảng 1.
III. LẬP HỒ SƠ
THIẾT KẾ SƠ BỘ:
Hồ sơ thiết kế
sơ bộ được lập đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật
cơ bản, bao gồm:
- Tập bản vẽ thiết kế, bao gồm: Bản vẽ
cắt dọc, cắt ngang kênh, bản vẽ công trình trên kênh, sơ họa tuyến (Không đo vẽ
bình đồ, trắc dọc đo đủ chiều dài tuyến kênh thiết kế, chiều dài tối đa mỗi mặt
cắt ngang bằng chiều rộng mặt cắt kênh thiết kế tính từ chân
công trình cộng thêm mỗi bên 1,5m, mật độ mặt cắt ngang
bình quân khoảng cách 20m trên một mặt cắt).
- Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công,
bao gồm các nội dung: Tên công trình; địa điểm xây dựng; chủ đầu tư; nhiệm vụ công trình; các thông số kỹ
thuật chủ yếu; tổng kinh phí, nguồn vốn đầu tư; và phụ lục
tính toán thủy văn, thủy lực (nếu có), khối lượng xây dựng.
- Dự toán xây dựng công trình: Lập theo
phần IV hướng dẫn này.
IV. LẬP VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
Lập và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình cơ bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng, Hướng dẫn
số 01/HD-SXD ngày 25/01/2013 và văn bản số 65/SXD-QLXDCT ngày 24/01/2014 của Sở
Xây dựng.
Riêng đối với công
tác lập dự toán xây dựng công trình thực hiện theo hướng giảm chi phí một số
nội dung cơ cấu đuôi dự toán để giảm chi phí xây dựng công
trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển, xây dựng bê tông hóa kênh mương, kênh mương nội đồng
giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh ngày càng đạt hiệu quả cao.
1. LẬP DỰ TOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH DO NHÀ THẦU TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG THỰC HIỆN:
Áp dụng cho các
công trình có yêu cầu kỹ thuật cao,
điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn
như: công trình làm mới, điều chỉnh tuyến, các công trình trên tuyến phức tạp (công
trình tiêu thoát nước, công trình điều tiết, công trình
qua đường, xi phông, cầu máng...).
Dự toán công trình được xác định như
sau:
GDT =
GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
Trong đó:
GXD: Chi
phí xây dựng;
GTB: Chi
phí thiết bị;
GQLDA:
Chi phí quản lý dự án;
GTV: Chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng;
GK:
Chi phí khác;
GDP: Chi
phí dự phòng.
a) Chi phí xây dựng (GXD): Bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí nhà
tạm để ở và điều hành thi công.
- Chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và trực tiếp
phí khác.
+ Chi phí vật liệu: Được xác định trên
cơ sở khối lượng theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá vật liệu của công tác
xây dựng tương ứng theo bộ đơn giá tỉnh Bình Định công bố.
Giá vật liệu là giá đến hiện trường xây
dựng (bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bốc xếp, hao hụt trong quá trình vận chuyển), được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Riêng vật liệu xi măng sẽ được cung cấp đến chân công trình theo định mức
xi măng hỗ trợ của tỉnh, không tính chi phí vận chuyển từ
Diêu Trì đến chân công trình vào giá thành công trình.
Giá mua vật liệu được xác định trên cơ
sở báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá do cơ quan nhà nước có chức năng công bố nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp
với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm.
Chi phí vận chuyển được xác định trên
cơ sở đơn giá cước vận chuyển của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ở địa phương công bố; cự ly vận chuyển, loại đường căn cứ vào quyết định xếp loại đường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương ban hành.
+ Chi phí nhân công: Được xác định trên
cơ sở khối lượng theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá
nhân công của công tác xây dựng tương ứng theo bộ đơn giá
tỉnh Bình Định công bố.
+ Chi phí máy thi công: Được xác định trên cơ sở khối lượng
theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn
giá máy thi công của công tác xây dựng tương ứng theo bộ đơn giá tỉnh Bình Định công bố.
+ Trực tiếp phí khác: Được xác định theo
định mức tỷ lệ quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây
dựng nhân với hệ số điều chỉnh k=0,5 (2%x0,5=1%) của tổng chi phí vật liệu,
nhân công và máy thi công (trừ phần kinh phí xi măng tỉnh
hỗ trợ).
+ Chi phí chung: Được xác định theo định
mức tỷ lệ quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng
nhân với hệ số điều chỉnh k=0,5 (5,5%x0,5=2,75%) trên chi phí trực tiếp.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước: Được xác định theo định mức tỷ lệ quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày
26/5/2010 của Bộ Xây dựng (5,5%) trên chi phí trực tiếp và chi phí
chung.
+ Thuế giá trị
gia tăng: Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng được tính theo quy định hiện hành 10% trên chi phí trực
tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
+ Chi phí nhà tạm tại hiện trường để
ở và điều hành thi công: Không tính vào chi phí xây dựng công
trình.
b) Chi phí quản lý dự án (GQLDA): Được tính theo định mức tỷ lệ quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng,
nhân với hệ số điều chỉnh k=0,5 của tổng chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công (trừ phần kinh phí xi măng
tỉnh hỗ trợ).
c) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV):
- Chi phí lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật:
Được tính theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng. Riêng
phần kết cấu kênh do áp dụng thiết kế mẫu của UBND tỉnh ban hành nên được điều
chỉnh hệ số k=0,8.
- Chi phí khảo sát xây dựng: Được lập
theo hướng dẫn của Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày
30/10/2013 trên cơ sở khối lượng trắc dọc, trắc ngang, thủy
chuẩn kỹ thuật trong phạm vi tuyến công trình nhân với đơn giá công việc khảo sát tương ứng theo bộ đơn giá của tỉnh Bình Định
công bố.
- Chi phí thẩm tra
thiết kế bản vẽ thi công và dự toán: Do cơ quan quản lý
nhà nước thẩm tra không tính vào chi phí công trình. Nếu
chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn thẩm tra
thì chi phí tính theo định mức quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009
Bộ Xây dựng, nhân với hệ số điều chỉnh k = 0,5.
- Chi phí lựa chọn
nhà thầu thi công xây dựng: Nếu chủ đầu tư thuê đơn vị tư
vấn lập hồ sơ mời thầu thì chi phí tính theo quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BXD
ngày 29/9/2009 Bộ Xây dựng, nhân với hệ số điều chỉnh k = 0,5.
- Chi phí giám sát thi công xây dựng:
Nếu chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng
thì chi phí tính theo quy định tại Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 Bộ Xây dựng.
d) Chi phí khác:
- Lệ phí thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật: Do cơ quan quản lý nhà nước thẩm định nên không
tính vào chi phí công trình.
- Chi phí thẩm tra,
phê duyệt quyết toán vốn: Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư
số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011. Chi phí thẩm tra, phê
duyệt được điều chỉnh nhân hệ số K = 0,5 giá trị tương ứng.
- Chi phí bảo hiểm, kiểm toán công trình: Không đưa vào chi phí xây dựng công trình.
e) Chi phí dự phòng: Đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá không tính
vào dự toán công trình do công trình thực hiện theo kế hoạch hàng năm, thời gian
thi công ngắn.
2. LẬP DỰ TOÁN
ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Áp dụng cho các công trình tuyến có sẵn và điều kiện địa hình,
địa chất, thủy văn, không phức tạp và do địa phương tự tổ chức thực hiện.
Dự toán xây dựng
công trình được xác định theo công thức ở mục 1 phần IV của hướng dẫn này.
a) Chi phí xây dựng (GXD): Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí máy thi công. Các chi phí còn lại như: Trực tiếp phí khác, chi phí chung,
thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi
phí nhà tạm để ở và điều hành thi công do địa phương tự tổ chức thực hiện
nên không tính vào chi phí công trình.
- Chi phí vật liệu (A): Được xác định
trên cơ sở khối lượng theo thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá vật liệu của công
tác xây dựng tương ứng.
Giá vật liệu là giá đến hiện trường xây
dựng (bao gồm giá mua + chi phí vận chuyển, bốc xếp), được
xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Riêng
vật liệu xi măng sẽ được cung cấp đến chân công trình theo định mức xi măng hỗ trợ của tỉnh, không tính chi
phí vận chuyển từ Diêu Trì đến chân
công trình vào giá thành công trình.
+ Giá mua vật liệu được xác định trên
cơ sở thông báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của
nhà cung cấp hoặc giá do cơ quan nhà nước có chức năng
công bố nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn
chất lượng và phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm.
+ Chi phí vận chuyển được xác định trên cơ sở đơn giá cước vận chuyển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương
công bố; cự ly vận chuyển, loại đường
căn cứ vào quyết định xếp loại đường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương và địa phương ban hành được tính
vào giá thành công trình.
- Chi phí nhân công (B): Đơn giá nhân
công là đơn giá lao động tại địa phương, nhưng phải đảm bảo
không vượt mức quy định của đơn giá do UBND tỉnh công bố.
- Chi phí máy thi công (C): Đơn giá ca máy thuê tại địa phương nhưng không được vượt mức quy định của
đơn giá do UBND tỉnh công bố.
Chi phí xây dựng: GXD = A+B+C
b) Chi phí quản lý dự án:
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do UBND xã thành lập, chi phí cho hoạt
động của Ban do ngân sách xã tự cân đối theo quyết định của Hội đồng nhân dân xã.
c) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khảo sát, thiết kế: Đối với
công trình đơn giản về địa hình bằng phẳng, thủy văn đơn giản, tuyến
thẳng, ít góc chuyển hướng và tuyến đã
có sẵn thì xã có thể tự khảo sát đo đạc (đo chiều dài tuyến, trắc ngang điển hình). Trên cơ sở số liệu khảo sát, UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng thiết kế mẫu của UBND tỉnh ban hành để thiết kế lập dự toán và phê duyệt theo quy định.
Chi phí này địa phương tự thực hiện thì không tính vào giá thành công trình.
- Chi phí tư vấn giám sát xây dựng: Nếu UBND xã thành lập Ban giám sát để thực hiện việc
giám sát trong quá trình thi công xây dựng, thì cắt giảm chi phí này.
d) Chi phí khác:
- Thẩm định Báo cáo
kinh tế- kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nên không tính vào chi
phí công trình.
- Không tính chi phí bảo hiểm công
trình.
- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
vốn đầu tư: Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số
19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011. Chi phí thẩm tra, phê duyệt
được điều chỉnh nhân hệ số K = 0,5 giá trị tương ứng.
V. Tổ chức thực
hiện:
1. Hình thức cấp và nhận phần xi măng hỗ trợ: Trên cơ sở kế hoạch được
duyệt, chủ đầu tư có công văn đăng ký địa điểm, thời gian,
khối lượng gửi cho Công ty cổ phần Constrexim Bình Định để
tổng hợp và cung cấp xi măng theo yêu cầu. Đồng thời gửi văn bản đăng ký về Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và PTNT để biết, theo dõi.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ
đạo các phòng chuyên môn, kiểm tra, đôn đốc UBND các xã,
phường, thị trấn triển khai thực hiện đúng theo hướng dẫn này và phản ánh kịp
thời những vướng mắc khó khăn để Sở Nông nghiệp và PTNT
phối hợp các sở, ngành có liên quan xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (thay báo
cáo);
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Các Sở: KHĐT,
TC, XD;
- Lãnh đạo Sở;
- Website Sở;
- Lưu: VT, QLXDCT.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Hữu Vui
|