Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 605/QĐ-SGDHN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Văn Dũng
Ngày ban hành: 31/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 605/QĐ-SGDHN

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHỈ SỐ CỔ PHIẾU

TỔNG GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Căn cứ Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;

Căn cứ Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1354/QĐ-BTC ngày 29/5/2009 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính;

Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-HĐQT ngày 19/9/2014 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;

Căn cứ Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 Quốc hội nước Công hòa XHCN Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 và Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;

Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng chỉ số Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kèm theo Quyết định số 143/QĐ-SGDHN ngày 18/5/2012 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-SGDHN ngày 22/5/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Bộ Nguyên tắc Xây dựng và Quản lý chỉ số giá cổ phiếu;

Căn cứ Quyết định số 529/QĐ-SGDHN ngày 31/10/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc ban hành bổ sung Phụ lục Bộ Nguyên tắc Xây dựng và Quản lý chỉ số giá cổ phiếu;

Căn cứ Biên bản họp số 07/BB-HĐCS ngày 29/10/2014 của Hội đồng chỉ số Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội;

Căn cứ đề nghị của Tổ trưởng Tổ chỉ số,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Nguyên tắc Xây dựng và Quản lý Chỉ số cổ phiếu.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 223/QĐ-SGDHN ngày 22/5/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc ban hành Bộ Nguyên tắc Xây dựng và Quản lý chỉ số giá cổ phiếu và Quyết định số 529/QĐ-SGDHN ngày 31/10/2013 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc ban hành bổ sung Phụ lục Bộ Nguyên tắc Xây dựng và Quản lý chỉ số giá cổ phiếu.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Thành viên Hội đồng chỉ số, Thành viên Tổ chỉ số và thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban TGĐ;
- Lưu: VT, TCS.

TỔNG GIÁM ĐỐC




Trần Văn Dũng

 

BỘ NGUYÊN TẮC

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHỈ SỐ CỔ PHIẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 605/QĐ-SGDHN ngày 31/10/2014)

 

MỤC LỤC

I. Giới thiệu

II. Các trách nhiệm quản lý

1. Hội đồng chỉ số và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

2. Tính lại chỉ số

3. Bộ nguyên tắc chỉ số

III. Phương pháp tính chỉ số giá

1. Công thức tính chỉ số

2. Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

3. Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free float-f)

4. Tỉ lệ vốn hóa tối đa

IV. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số:

V. Các trường hợp điều chỉnh trong rổ chỉ số

1. Xem xét định kỳ

a. Thời điểm xem xét điều chỉnh định kỳ

b. Điều chỉnh định kỳ đối với tỉ lệ vốn hóa tối đa

c. Điều chỉnh định kỳ đối với tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng

2. Các trường hợp điều chỉnh đặc biệt

a. Thời điểm xem xét điều chỉnh

b. Điều chỉnh đặc biệt đối với các cổ phiếu trong rổ

c. Điều chỉnh đặc biệt đối với tỉ lệ vốn hóa tối đa

d. Điều chỉnh đặc biệt đối với tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng

VI. Các trường hợp điều chỉnh Hệ số chia

VII. Phương pháp tính chỉ số tổng thu nhập

1. Công thức tính chỉ số

2. Giả định và nguyên tắc tái đầu tư

a. Giả định

b. Nguyên tắc

3. Ví dụ minh họa

4. Chỉ số gốc

5. Ngày cơ sở, điểm cơ sở

VIII. Thời điểm công bố thông tin về các sự kiện và các điều chỉnh liên quan đến chỉ số

DANH SÁCH CÁC CHỈ SỐ CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

PHỤ LỤC 1: CHỈ SỐ HNX 30 INDEX

PHỤ LỤC 2: CHỈ SỐ HNX INDEX

PHỤ LỤC 3: BỘ CHỈ SỐ QUY MÔ

PHỤ LỤC 4: BỘ CHỈ SỐ NGÀNH

 

I. Giới thiệu

1. Các chỉ số của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nằm trong Bộ chỉ số do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội xây dựng căn cứ theo Bộ nguyên tắc Xây dựng và Quản lý Chỉ số. Các cổ phiếu được lựa chọn để tính các chỉ số bao gồm các công ty đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, được phân ngành theo tiêu chuẩn HaSIC (Tiêu chuẩn phân ngành của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Bộ nguyên tắc Xây dựng và Quản lý Chỉ số có bản mềm tại địa chỉ website: www.hnx.vn.

2. Các chỉ số được tính real time theo đơn vị đồng Việt Nam, hiển thị trên các phương tiện công bố thông tin của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội như: website, bảng giao dịch trực tuyến, Infoshow và cung cấp trực tiếp cho các đối tượng mua tin (các hãng tin, công ty chứng khoán,…). Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng mà sẽ có độ trễ (delay) khác nhau. Đối với website, bảng giao dịch trực tuyến và Infoshow thì độ trễ mặc định sẽ là 15 phút so với thực tế.

3. Ngày cơ sở và điểm cơ sở của chỉ số được được nêu cụ thể phụ lục liên quan đến từng chỉ số.

4. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được nêu trong phụ lục liên quan đến từng chỉ số, tất cả những vấn đề liên quan đến phương pháp tính, duy trì và quản lý chỉ số trong bộ nguyên tắc Xây dựng và Quản lý Chỉ số được áp dụng cho tất cả các chỉ số của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

5. Quyền sở hữu trí tuệ đối với các chỉ số bao gồm tên, thành phần, phân loại ngành và việc tính toán các chỉ số thuộc về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Việc sao chép hay in ấn lại một phần hay toàn bộ tài liệu này nhằm mục đích thương mại hoặc bất kỳ mục đích gì mà không được phép của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đều bị coi là vi phạm bản quyền và bị ngăn cấm.

6. Các chỉ số của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được tính và hiển thị liên tục từ thời điểm mở cửa cho đến khi đóng cửa ngày giao dịch trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán.

7. Thông tin liên hệ:

Phòng Quan hệ Công chúng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Số 2 Phan Chu Trinh

Hoàn Kiếm,

Hà Nội, Việt Nam

Tel (84-4) 39360750; Fax (84.4) 39347818

Email: marketinfo@hnx.vn

Website: www.hnx.vn

II. Các trách nhiệm quản lý

1. Hội đồng chỉ số và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

a. Hội đồng chỉ số chịu trách nhiệm thông qua Bộ nguyên tắc Xây dựng và Quản lý Chỉ số này và những sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần các điều khoản nội dung. Hội đồng chỉ số hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng chỉ số Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong đó có việc chịu trách nhiệm xem xét định kỳ, bất thường các chứng khoán trong rổ chỉ số theo Bộ nguyên tắc đã được thông qua.

b. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chịu trách nhiệm vận hành và tính toán các chỉ số trong Bộ chỉ số. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trách nhiệm duy trì các dữ liệu liên quan vốn hóa thị trường của các cổ phiếu trong rổ chỉ số và sẽ thực hiện những điều chỉnh liên quan danh sách cổ phiếu trong rổ hay tỉ trọng căn cứ vào nguyên tắc xây dựng chỉ số. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tiến hành xem xét định kỳ/bất thường và những điều chỉnh liên quan cổ phiếu trong rổ.

c. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trách nhiệm công bố và lưu trữ tất cả những thay đổi liên quan đến cổ phiếu trong rổ chỉ số hay tỉ trọng. Tỉ trọng của cổ phiếu trong rổ khi tính chỉ số real time cũng là tỉ trọng được sử dụng khi tính chỉ số cuối ngày.

d. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trách nhiệm xây dựng và phát hành các sản phẩm cuối ngày (EOD) căn cứ vào thông tin thu thập từ chỉ số.

2. Tính lại chỉ số

Các chỉ số sẽ được tính lại mỗi khi không chính xác hoặc sai sót nghiêm trọng. Trong trường hợp này, những người sử dụng sẽ được thông báo qua các phương tiện thông tin liên lạc. Các sai sót nhỏ phát sinh không ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của chỉ số sẽ được điều chỉnh mà không thông báo.

3. Bộ nguyên tắc chỉ số

a. Bộ nguyên tắc chỉ số là bản hướng dẫn các chính sách và quy trình áp dụng kể từ ngày bắt đầu vận hành và duy trì chỉ số. Những chính sách và quy trình này cùng những trường hợp ứng dụng cụ thể sẽ được xem xét định kỳ và điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn. Những thay đổi trong chính sách chỉ số được công bố ít nhất 30 ngày trước ngày hiệu lực áp dụng những quy định mới.

b. Bộ nguyên tắc chỉ số này là căn cứ cơ bản duy nhất để tính toán và công bố các quyết định liên quan đến chỉ số.

c. Căn cứ vào mục đích của Bộ nguyên tắc chỉ số và khả năng các chính sách hay quy trình có thể thay đổi và định kỳ xem xét, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (hay bất kỳ cá nhân nào liên quan đến công tác chuẩn bị hay công bố Bộ nguyên tắc chỉ số) không chịu trách nhiệm pháp lý đối với các thua lỗ, mất mát, khiếu kiện hay chi phí của bất kỳ cá nhân nào do:

i. Tin vào Bộ nguyên tắc chỉ số này, và/hoặc;

ii. Lỗi hoặc những điểm không chính xác của Bộ nguyên tắc chỉ số này, và/hoặc;

iii. Việc không áp dụng hoặc áp dụng sai những chính sách và quy trình mô tả trong Bộ nguyên tắc chỉ số này, và/hoặc;

iv. Lỗi hoặc những điểm không chính xác trong việc biên soạn hoặc trong dữ liệu của các cổ phiếu trong rổ.

III. Phương pháp tính chỉ số giá

1. Công thức tính chỉ số

• Công thức:

Index = x Điểm cơ sở

Trong đó:

MV: giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại (Market Value)

n: số cổ phiếu trong rổ chỉ số

Pi: giá giao dịch gần nhất của cổ phiếu i

Qi: khối lượng cổ phiếu lưu hành đã điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của cổ phiếu i được tham gia tính chỉ số. (Trong trường hợp tỷ trọng của cổ phiếu nào quá lớn sẽ được áp dụng kỹ thuật tỷ lệ vốn hóa tối đa)

Hệ số chia: trong ngày cơ sở, Hệ số chia bằng giá trị thị trường của ngày cơ sở

Điểm cơ sở: điểm cơ sở của chỉ số

2. Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là khối lượng cổ phiếu do nhà đầu tư nắm giữ bao gồm cổ phiếu không tự do chuyển nhượng và cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu do công ty mua lại không được xem là cổ phiếu lưu hành.

3. Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free float-f)

a. Định nghĩa

Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng là tỉ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng áp dụng cho các chỉ số có áp dụng tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (căn cứ vào phụ lục cho từng chỉ số).

Công thức tính (f):

Cổ phiếu không tự do chuyển nhượng bao gồm:

- Phần hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật: cổ đông sáng lập trong thời gian hạn chế chuyển nhượng, các cam kết không chuyển nhượng khi niêm yết, các hạn chế khác theo quy định của pháp luật;

- Phần nắm giữ của các cổ đông nội bộ và người có liên quan nếu sở hữu từ 5% trở lên;

- Phần nắm giữ của các cổ đông lớn;

- Phần hạn chế chuyển nhượng do các cam kết tự nguyện: các cổ đông chiến lược có cam kết không chuyển nhượng, các cam kết tự nguyện khác;

- Phần nắm giữ của cổ đông nhà nước với tư cách là cổ đông lớn;

- Phần hạn chế chuyển nhượng theo điều kiện phát hành: ví dụ chương trình phát hành cho CBCNV, phát hành riêng lẻ dưới 1 năm, v.v;

- Phần cổ phiếu liên quan đến thương hiệu, v.v;

- Các phần cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng khác theo thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

b. Làm tròn tỉ lệ free float

Tỉ lệ free float sẽ được làm tròn theo các khoảng giới hạn sau:

Tỉ lệ free float

≤5%

≤10%

≤15%

≤20%

≤25%

≤30%

≤35%

≤40%

≤45%

≤50%

Làm tròn

Loại

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

 

Tỉ lệ free float

≤55%

≤60%

≤65%

≤70%

≤75%

≤80%

≤85%

≤90%

≤95%

≤100%

Làm tròn

55%

60%

65%

70%

75%

80%

85%

90%

95%

100%

Phương thức làm tròn tỉ lệ free-float được áp dụng cho tất cả các chỉ số có tính tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng.

c. Các nguyên tắc điều chỉnh f

Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng được điều chỉnh hàng quý hoặc điều chỉnh trong các trường hợp đặc biệt (xem mục V).

4. Tỉ lệ vốn hóa tối đa

a) Định nghĩa, ý nghĩa

Tỉ lệ vốn hóa tối đa là tỉ lệ lớn nhất mà giá trị thị trường của một cổ phiếu có giá trị thị trường lớn được tính trong tổng thể giá trị thị trường của chỉ số, có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cổ phiếu đó đối với chỉ số qua việc điều chỉnh khối lượng tham gia tính chỉ số. Tỉ lệ vốn hóa tối đa áp dụng cho các chỉ số có áp tỉ lệ vốn hóa tối đa (theo phụ lục áp dụng cho từng chỉ số).

b) Nguyên tắc xác định

Do tổng tỉ lệ của các cổ phiếu trong rổ luôn là 100% nên trường hợp tỉ lệ của cổ phiếu nào vượt ngưỡng tỉ lệ vốn hóa tối đa thì sẽ được đặt bằng tỉ lệ vốn hóa tối đa và phần tỉ lệ vượt ngưỡng sẽ được chia lại cho các cổ phiếu còn lại trong rổ theo tỉ lệ. Các cổ phiếu trong rổ chỉ số được sắp xếp theo giá trị thị trường và xác định tỷ trọng tương ứng theo thứ tự giảm dần. Kỹ thuật điều chỉnh mức vốn hóa tối đa được áp dụng như sau:

Bất kỳ cổ phiếu nào có tỷ trọng lớn hơn X% sẽ được đặt ngưỡng bằng X%. Tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại sẽ được tăng tương ứng. Sau khi tăng tỷ trọng của các cổ phiếu còn lại, nếu vượt ngưỡng thì lại được đặt bằng X%. Kỹ thuật này được lặp lại cho đến khi không còn cổ phiếu thành phần nào có tỷ trọng vượt ngưỡng X% so với toàn bộ giá trị thị trường của rổ chỉ số.

c) Điều chỉnh tỉ lệ vốn hóa tối đa

Kỹ thuật điều chỉnh mức vốn hóa tối đa được xem xét thực hiện hàng quý hoặc điều chỉnh trong các trường hợp đặc biệt (xem mục V).

IV. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số:

Các cổ phiếu được lựa chọn nằm trong số cổ phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HNX, theo tiêu chuẩn phân ngành HaSIC, và theo nguyên tắc lựa chọn của từng chỉ số được nêu trong phụ lục.

V. Các trường hợp điều chỉnh trong rổ chỉ số:

1. Xem xét định kỳ:

a. Thời điểm xem xét điều chỉnh định kỳ

Việc xem xét điều chỉnh định kỳ đối với cổ phiếu tính chỉ số được nêu rõ trong phụ lục đối với từng loại chỉ số.

b. Điều chỉnh định kỳ đối với tỉ lệ vốn hóa tối đa

Kỹ thuật điều chỉnh mức vốn hóa tối đa được xem xét thực hiện hàng quý theo nguyên tắc đã áp dụng đối với các cổ phiếu được chọn sau mỗi kỳ điều chỉnh, và được công bố tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực.

c. Điều chỉnh định kỳ đối với tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng

Tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng sẽ được tính lại định kỳ theo quý đối với các cổ phiếu được chọn trong rổ chỉ số, và được công bố tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực.

2. Các trường hợp điều chỉnh đặc biệt

a. Thời điểm xem xét điều chỉnh

Điều chỉnh đặc biệt được thực hiện mỗi khi có một sự kiện xảy ra và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thấy cần thiết phải điều chỉnh. Thời gian thông báo việc điều chỉnh ít nhất 1 ngày làm việc trước ngày hiệu lực.

b. Điều chỉnh đặc biệt đối với các cổ phiếu trong rổ

Điều chỉnh đặc biệt đối với các cổ phiếu trong rổ được nêu rõ trong phụ lục đối với từng loại chỉ số.

c. Điều chỉnh đặc biệt đối với tỉ lệ vốn hóa tối đa

Điều chỉnh đặc biệt được nêu rõ trong phụ lục áp dụng cho từng chỉ số. Ngày điều chỉnh là ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện.

d. Điều chỉnh đặc biệt đối với tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng

Trong trường hợp có những sự kiện ảnh hưởng đáng kể đến tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng như thay đổi sở hữu nhà nước, tăng tỉ lệ cổ phiếu chia cho bên thứ 3 hay chào mua công khai, tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng có thể thay đổi cho từng trường hợp. Trong trường hợp tăng tỉ lệ cổ phiếu phát hành cho bên thứ 3 không ảnh hưởng đến việc đầu tư gắn với chỉ số, tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng sẽ được thay đổi tại thời điểm thay đổi Hệ số chia.

VI. Các trường hợp điều chỉnh Hệ số chia

Khi có sự tăng hoặc giảm giá trị vốn hóa thị trường khi có các sự kiện doanh nghiệp hoặc thay đổi về thành phần cổ phiếu trong rổ chỉ số hoặc thay đổi về khối lượng của các cổ phiếu trong rổ thì Hệ số chia cần phải được điều chỉnh để đảm bảo tính liên tục của chỉ số. Theo đó, nguyên tắc thực hiện là điều chỉnh Hệ số

chia để giá trị chỉ số trước và sau khi điều chỉnh không đổi.

Trong đó:

MV: Giá trị thị trường trước khi điều chỉnh

MVmới: Giá trị thị trường sau khi điều chỉnh

Index: Chỉ số

Hệ số chia: hệ số chia trước khi điều chỉnh

Hệ số chiamới: hệ số chia sau khi điều chỉnh

CMV: phần thay đổi của giá trị thị trường khi có các điều chỉnh liên quan đến chỉ số

Từ đó có thể xác định được hệ số chia mới (Hệ số chiamới) khi có điều chỉnh như sau:

Hay

Hệ số chia sẽ được điều chỉnh sau khi kết thúc phiên giao dịch của ngày làm việc trước ngày điều chỉnh theo bảng tóm tắt sau:

STT

Sự kiện

Điều chỉnh Hệ số chia

Giá trị điều chỉnh (CMV)

Thời điểm điều chỉnh Hệ số chia

1

Thêm cổ phiếu vào rổ chỉ số

Điều chỉnh tăng

Phần khối lượng tham gia tính chỉ số của cổ phiếu thêm vào * giá đóng cửa trước ngày điều chỉnh

Cuối ngày giao dịch liền trước ngày hiệu lực bổ sung cổ phiếu

2

Bớt cổ phiếu khỏi rổ

Điều chỉnh giảm

Số lượng cổ phiếu tham gia tính chỉ số của cổ phiếu loại bỏ * giá đóng cửa trước ngày điều chỉnh

Cuối ngày giao dịch liền trước ngày hiệu lực loại bỏ cổ phiếu

3

Chia cổ tức bằng tiền mặt

Không

 

 

4

Tăng vốn

 

 

 

4.1

Phát hành quyền cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành nhỏ hơn thị giá

Điều chỉnh tăng

Số lượng cổ phiếu phát hành được tham gia tính chỉ số * giá phát hành

Cuối ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền

4.2

Phát hành quyền cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành lớn hơn thị giá

Không điều chỉnh

 

 

4.3

Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Không điều chỉnh

 

 

4.4

Cổ phiếu thưởng

Không điều chỉnh

 

 

4.5

Trả cổ tức đặc biệt bằng cổ phiếu. Công ty có nguồn vốn từ bên ngoài (như ngân sách Nhà nước) nên việc trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tăng số lượng CP lưu hành nhưng không làm thay đổi giá

Điều chỉnh tăng

Số lượng cổ phiếu phát hành được tham gia tính chỉ số * giá phát hành

Cuối ngày trước ngày niêm yết bổ sung

4.6

Tăng vốn khác: phát hành riêng lẻ, tăng vốn do sáp nhập, chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi

Điều chỉnh tăng

Số lượng cổ phiếu tăng thêm được tham gia tính chỉ số * giá cuối ngày trước ngày niêm yết bổ sung

Cuối ngày trước ngày niêm yết bổ sung

5

Giảm vốn

 

 

 

5.1

Giảm vốn do điều chỉnh giảm khối lượng khi công ty hoàn tất đợt phát hành

Điều chỉnh giảm

Số lượng giảm của cổ phiếu được tham gia tính chỉ số * giá cuối ngày trước ngày giao dịch đầu tiên khi giảm vốn

Cuối ngày trước ngày giao dịch đầu tiên khi giảm vốn

5.2

Các trường hợp giảm vốn khác

Điều chỉnh giảm

Số lượng giảm đi của cổ phiếu được tham gia tính chỉ số * giá cuối ngày trước ngày giao dịch đầu tiên khi giảm vốn

Cuối ngày trước ngày giao dịch đầu tiên khi giảm vốn

6

Tách/gộp cổ phiếu

Không điều chỉnh

 

 

7

Thay đổi các tỉ lệ f, khối lượng lưu hành tính chỉ số

Có điều chỉnh

 

Điều chỉnh sau khi có thay đổi

Các thay đổi phát sinh trong tương lai sẽ được điều chỉnh theo thực tế.

VII. Phương pháp tính chỉ số tổng thu nhập

1. Công thức tính chỉ số

• Công thức:

TRI là giá trị chỉ số tổng thu nhập ngày T và T-1

MV: là giá trị thị trường của chỉ số giá (chỉ số gốc) ngày T và T-1

Cổ tức là tổng các khoản cổ tức bằng tiền mặt của các cổ phiếu có mặt trong rổ chỉ số tại ngày T-1

2. Giả định và nguyên tắc tái đầu tư

a. Giả định

- Việc tính toán chỉ số tổng thu nhập được thực hiện với giả thiết cổ tức bằng tiền đã sẵn sàng vào ngày giao dịch không hưởng quyền và được tái đầu tư lại rổ chỉ số vào đầu ngày.

- Ngày giao dịch không hưởng quyền được lựa chọn vì việc điều chỉnh giá thị trường đối với khoản cổ tức chi trả xảy ra vào ngày giao dịch không hưởng quyền.

b. Nguyên tắc

(i). Cổ tức: Sử dụng cổ tức gộp (gross dividend) và chỉ xét đến cổ tức bằng tiền mặt.

(ii). Thời điểm tái đầu tư:

- Trong trường hợp cổ phiếu thành phần trả cổ tức bằng tiền thì vào cuối ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ thực hiện các điều chỉnh tương ứng.

- Cổ tức bằng tiền: cổ tức được thông báo sẽ chi trả, thời điểm điều chỉnh là cuối ngày liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

3. Ví dụ minh họa

Ngày

Giá trị thị trường của chỉ số giá (tỷ VND)

Cổ tức (tỷ VND)

TRI

1

15.075

-

100

2

15.760

-

104.54

3

15.985

1.370

116.12

Tại ngày T1: Giá trị vốn hóa của chỉ số giá là 15.075 tỷ VND, giả định T1 là ngày cơ sở của chỉ số tổng thu nhập với điểm cơ sở 100.

Chỉ số tổng thu nhập ngày T2:

TRI2 =  x 100 = 104.54

Tại ngày T3, giả định cổ phiếu thành phần trả cổ tức là 1.370 tỷ VND

Chỉ số tổng thu nhập ngày T3:

TRI3 =

4. Chỉ số gốc

Các chỉ số tổng thu nhập được Sở GDCK Hà Nội tính toán căn cứ trên chỉ số gốc là các chỉ số giá cổ phiếu tương ứng.

Kỳ xem xét và điều chỉnh định kỳ chỉ số tổng thu nhập được thực hiện giống như chỉ số gốc. Trong đó, các trường hợp loại bỏ, thay thế cổ phiếu và các trường hợp điều chỉnh do có sự kiện doanh nghiệp đã được điều chỉnh và phản ánh trong chỉ số giá cổ phiếu tương ứng.

5. Ngày cơ sở, điểm cơ sở

Ngày cơ sở, điểm cơ sở của từng chỉ số tổng thu nhập được quy định tại Phụ lục tương ứng.

VIII. Thời điểm công bố thông tin về các sự kiện và các điều chỉnh liên quan đến chỉ số

Các thay đổi về chỉ số bao gồm thành phần của chỉ số, các quy tắc chỉ số sẽ được gửi cho khách hàng của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và được công bố trên website của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (www.hnx.vn). Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, thời điểm công bố được áp dụng như sau:

STT

Nội dung công bố

Thời điểm công bố

I

Chính sách quản lý chỉ số

Những thay đổi trong chính sách chỉ số được công bố ít nhất 30 ngày trước ngày hiệu lực của những thay đổi.

II

Thay đổi khi điều chỉnh định kỳ (Thay đổi về cấu phần chỉ số, tỷ trọng vốn hóa trong rổ, khối lượng lưu hành tham gia tính chỉ số, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng)

Thời gian thông báo việc điều chỉnh được công bố tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực.

III

Thay đổi khi điều chỉnh đặc biệt

Thời gian thông báo việc điều chỉnh ít nhất 1 ngày làm việc trước ngày hiệu lực.

IV

Điều chỉnh Hệ số chia

Các sự kiện dẫn đến điều chỉnh Hệ số chia được công bố theo chính sách Công bố Thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các sự kiện phát sinh chưa được liệt kê ở đây sẽ được thông báo ít nhất một ngày làm việc trước ngày hiệu lực.

 

DANH SÁCH CÁC CHỈ SỐ CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Tickers

Index

Bloomberg

ThomsonReuters

HNX-Index Composite

VHINDEX Index

<.HNXI>

UPCoM-Index

VHUINDEX Index

<.UPCOMI>

HNX 30 Index

HNX30 Index

 

 

PHỤ LỤC 1:

CHỈ SỐ HNX 30 INDEX

I. Chỉ số giá HNX 30 Index

Chỉ số HNX 30 là một chỉ số giá dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của 30 công ty được lựa chọn từ danh sách các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo tiêu chí xây dựng chỉ số. Ngày cơ sở của chỉ số là 03/01/2012 với điểm cơ sở là 100.

Tỉ lệ vốn hóa tối đa áp dụng cho chỉ số HNX 30 là 15%. Vì bất kỳ lý do gì, tỷ trọng của cổ phiếu vượt quá 20% sẽ được điều chỉnh về 15%.

1. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số:

Các cổ phiếu được lựa chọn là cổ phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HNX và không thuộc một trong các diện sau đây:

- Cổ phiếu thuộc diện bị kiểm soát, bị tạm ngừng giao dịch trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm xem xét;

- Cổ phiếu có thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX dưới 06 tháng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua.

Việc lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Tính giá trị giao dịch bình quân phiên trong 12 tháng gần nhất tính từ ngày cơ sở trở về trước của các mã đáp ứng điều kiện trên, sau đó chọn 100 mã có giá trị giao dịch bình quân phiên lớn nhất (Top100GTGD);

Bước 2. Trong Top100GTGD chọn 70 mã có mức vốn hóa thị trường sau khi điều chỉnh khối lượng tự do chuyển nhượng (free float adjusted market capitalization-FFMC) bình quân trong 12 tháng gần nhất lớn nhất (Top70);

Bước 3. Trong Top70, kiểm tra các tiêu chuẩn về thanh khoản:

+ Tính KLGD trung vị ngày trong 12 tháng gần nhất theo cách: tính tổng KLGD từng phiên của mỗi tháng, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chọn KLGD ở giữa làm KLGD trung vị (trong trường hợp có 2 ngày ở giữa thì sẽ lấy KLGD trung bình của 2 ngày này làm KLGD trung vị);

+ Tính tỉ lệ KLGD trung vị của mỗi tháng so với khối lượng lưu hành của ngày cuối tháng (r);

+ Tất cả mã chứng khoán có 6 trên 12 tháng có tỉ lệ r < 0,02% sẽ bị loại;

Bước 4. Đối với các mã chứng khoán đạt yêu cầu thanh khoản tại Bước 4, xem xét loại bỏ các chứng khoán đặc biệt theo yêu cầu của Hội đồng chỉ số (nếu có);

Bước 5. Lựa chọn 30 mã chứng khoán có FFMC lớn nhất và đảm bảo số chứng khoán mỗi ngành1 không vượt quá 20% số lượng chứng khoán trong rổ, các chứng khoán còn lại sẽ nằm trong danh sách chờ;

2. Các trường hợp điều chỉnh trong rổ chỉ số:

a. Thời điểm xem xét điều chỉnh định kỳ

Việc lựa chọn cổ phiếu vào rổ được điều chỉnh định kỳ 6 tháng một lần, thời gian cụ thể như sau:

Kỳ xem xét

Ngày dữ liệu

Thời điểm xem xét điều chỉnh của Hội đồng chỉ số

Ngày công bố kết quả điều chỉnh

Ngày hiệu lực

Tháng 10 năm trước - Tháng 3 năm sau

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3

Tuần thứ 2 của tháng 4 hàng năm

Tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 4

Tháng 4 - Tháng 9

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 9

Tuần thứ 2 của tháng 10 hàng năm

Tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 10

b. Xem xét điều chỉnh cổ phiếu trong rổ

Việc xem xét điều chỉnh cổ phiếu trong rổ được tiến hành như sau:

Bước 1. Tính GTGD bình quân phiên trong 12 tháng gần nhất, sau đó chọn 100 mã có GTGD bình quân phiên lớn nhất (Top100GTGD) và có thời gian niêm yết từ 6 tháng trở lên, không trong diện bị kiểm soát;

Bước 2. Trong Top100GTGD, chọn 70 mã có mức vốn hóa thị trường sau khi điều chỉnh khối lượng tự do chuyển nhượng (free float adjusted market capitalization-FFMC) bình quân trong 12 tháng gần nhất lớn nhất (Top70);

Bước 3. Chọn 25 trong số 30 mã chứng khoán hiện tại:

+ Trong số 30 mã chứng khoán trong rổ hiện tại nếu mã chứng khoán nào không thuộc Top100GTGD sẽ bị loại;

+ Tất cả các mã chứng khoán có 8 trong số 12 tháng có tỉ lệ r < 0,02% sẽ bị loại;

+ Trong số các mã có 4 trong số 12 tháng có tỉ lệ r ≥ 0,02%, chọn 25 mã có FFMC lớn nhất (trong trường hợp không đủ 25 mã thì sẽ lựa chọn thêm ở bước tiếp theo).

Bước 4. Chọn 5 mã chứng khoán còn lại trong Top70:

+ Tính tỉ lệ r của 12 tháng gần nhất;

+ Tất cả mã chứng khoán có 6 trong số 12 tháng có tỉ lệ r < 0,02% sẽ bị loại;

+ Trong số các mã có 6 trong số 12 tháng có r ≥ 0,02%, xem xét loại bỏ các chứng khoán đặc biệt theo yêu cầu của Hội đồng chỉ số (nếu có).

+ Chọn 5 mã (và các mã còn thiếu do chưa lựa chọn đủ 25 mã tại Bước 3) có FFMC lớn nhất và và đảm bảo số chứng khoán mỗi ngành không vượt quá 20% số lượng chứng khoán trong rổ.

3. Điều chỉnh đặc biệt đối với các cổ phiếu trong rổ

(i) Loại bỏ và thay thế: Nếu một cổ phiếu bị hủy niêm yết, ngừng giao dịch, bị mua thâu tóm hoặc theo ý kiến của hội đồng chỉ số là không đáp ứng được các tiêu chí đề ra sẽ bị loại khỏi rổ cổ phiếu tính chỉ số và được thay thế bằng cổ phiếu xếp hạng cao nhất từ trên xuống trong danh sách chờ theo nguyên tắc lựa chọn đã thực hiện. Việc loại bỏ cổ phiếu cũ và thay thế cổ phiếu mới được tiến hành đồng thời trước khi bắt đầu việc tính chỉ số vào ngày làm việc thứ 2 sau ngày có thông báo về sự kiện dẫn tới việc cổ phiếu bị loại khỏi rổ.

(ii) Trong trường hợp cổ phiếu trong rổ bị công ty khác mua thâu tóm, việc thông báo về cổ phiếu bị hủy sẽ được đưa ra bởi cơ quan quản lý sau khi nhận được thông tin chắc chắn về việc ít nhất 75% giá trị mua bán đã được thực hiện và số cổ phiếu mới đã được niêm yết. Các cổ phiếu bị loại ra này nhưng sau đó tiếp tục giao dịch trở lại sẽ được xem xét tái gia nhập rổ tính chỉ số vào kỳ xem xét kế tiếp, nhưng ít nhất phải qua 6 tháng từ khi bị loại khỏi rổ đến khi được xem xét đưa trở lại rổ.

(iii) Sáp nhập: Nếu tác động của việc sáp nhập hoặc thâu tóm dẫn tới việc một cổ phiếu trong rổ bị nhập vào một cổ phiếu khác trong rổ chỉ số thì công ty nhận sẽ vẫn được giữ lại trong rổ và sẽ tạo ra một chỗ trống trong rổ. Chỗ trống này sẽ được thay thế bằng cổ phiếu xếp hạng cao nhất trong danh sách chờ.

(iv) Nếu một công ty có cổ phiếu trong rổ được mua bởi 1 công ty khác ở ngoài rổ cho ra đời một công ty mới thì công ty mới này sẽ được đưa vào rổ thay thế cho công ty được mua ở trong rổ. Nếu công ty mới không đủ điều kiện đưa vào rổ thì sẽ được thay thế bằng công ty xếp hạng cao nhất trong danh sách chờ.

(v) Nếu một công ty trong rổ bị chia tách để hình thành nên 2 hoặc nhiều công ty mới, thì các công ty mới sẽ được xem xét ở trong rổ căn cứ trên giá trị vốn hóa thị trường, trước khi áp dụng trọng số và trong điều kiện các yếu tố khác đáp ứng đủ điều kiện vào rổ. Nếu 2 hoặc nhiều công ty mới này vẫn đủ điều kiện ở lại trong rổ thì công ty nhỏ nhất về giá trị vốn hóa sẽ bị loại ra.

(vi) Bổ sung đặc biệt: Nếu có một công ty niêm yết mới có giá trị vốn hóa lớn và giá trị giao dịch lớn tới mức mà nếu bỏ qua sẽ làm tác động lớn và tiêu cực đến chỉ số, Hội đồng chỉ số có thể quyết định đưa cổ phiếu mới này vào rổ. Việc quyết định đưa cổ phiếu này vào rổ sẽ được Hội đồng chỉ số xem xét và thông báo trong vòng 15 ngày trước ngày thay thế cổ phiếu đứng thứ 30 bằng cổ phiếu mới.

(vii) Các công ty mới niêm yết không có giá trị vốn hóa lớn như các trường hợp trên (trường hợp vi) nhưng đáp ứng đủ các tiêu chí để được chọn vào rổ sẽ được đưa xem xét tại kỳ xem xét, nếu vốn hóa thị trường đủ lớn có thể được đưa vào rổ.

(viii) Một công ty được đưa vào giao dịch trở lại sau khi bị ngừng giao dịch hoặc tái cơ cấu, hoặc thay đổi tên, hoặc hình thành nên từ việc sáp nhập, mua thâu tóm, hoặc chia tách với một công ty khác mà công ty này không trong rổ tính chỉ số, sẽ không được coi là một cổ phiếu mới.

(ix) Nếu Hội đồng chỉ số quyết định đưa vào một cổ phiếu mới vì lý do an toàn chứ không phải theo nguyên tắc xem xét định kỳ thông thường, quyết định này sẽ được công bố công khai vào thời gian sớm nhất cho phép.

(x) Ngừng giao dịch: Nếu một cổ phiếu trong rổ tính HNX 30 bị ngừng giao dịch trên Sở, cổ phiếu này có thể sẽ vẫn nằm trong chỉ số đến 10 ngày làm việc. Trong thời gian này, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định loại cổ phiếu đó ngay lập tức với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch. Khi việc ngừng giao dịch của 1 cổ phiếu trong rổ kéo dài hơn 10 ngày làm việc (mà cổ phiếu đó vẫn chưa bị loại khỏi rổ) thì thông thường sẽ bị loại khỏi chỉ số với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch.

(xi) Khi một cổ phiếu ngừng giao dịch bị loại khỏi rổ, cổ phiếu xếp hạng cao nhất trong danh sách chờ sẽ được thay thế.

II. Chỉ số tổng thu nhập trên HNX 30 Index

1. Chỉ số gốc

Chỉ số TRI trên HNX 30 là một chỉ số tổng thu nhập dựa trên chỉ số gốc là chỉ số HNX 30 Index

2. Ngày cơ sở, điểm cơ sở

Ngày cơ sở của chỉ số là 03/01/2012 với điểm cơ sở là 100.

3. Dữ liệu quá khứ

Chỉ số TRI trên HNX 30 được tính back date từ ngày 03/01/2012.

4. Tần suất tính toán và công bố thông tin

Chỉ số TRI trên HNX 30 được tính toán 01 lần và công bố vào thời điểm cuối ngày giao dịch.

5. Ký hiệu

Chỉ số TRI trên HNX 30 được ký hiệu là HNX30 TRI

 

PHỤ LỤC 2:

CHỈ SỐ HNX INDEX

Từ ngày giao dịch đầu tiên của năm 2015, chỉ số HNX Index sẽ được điều chỉnh phương pháp tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả công ty đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo tiêu chí xây dựng chỉ số.

Chỉ số HNX Index không áp dụng Tỉ lệ vốn hóa tối đa.

Chỉ số HNX Index áp dụng tỷ lệ tự do chuyển nhượng theo quy định đã nêu tại Bộ Nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số giá cổ phiếu.

I. Điều chỉnh tại ngày thay đổi phương pháp tính

Để đảm bảo tính liên tục của chỉ số, tại cuối ngày giao dịch liền trước ngày chính thức áp dụng, chỉ số HNX Index tính theo phương pháp mới sẽ có giá trị bằng chỉ số đóng cửa tính theo phương pháp cũ.

II. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số:

Các cổ phiếu được lựa chọn là tất cả cổ phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HNX có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn hoặc bằng 5%.

III. Thời điểm xem xét điều chỉnh định kỳ

Việc xem xét điều chỉnh định kỳ đối với cổ phiếu tính chỉ số được thực hiện hàng quý theo kỳ điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng đã nêu tại Bộ nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số giá cổ phiếu.

IV. Điều chỉnh đặc biệt đối với các cổ phiếu trong rổ

(i) Thêm vào: Một cổ phiếu mới niêm yết sẽ được tự động thêm vào danh sách cổ phiếu để tính chỉ số.

(ii) Loại bỏ: Nếu một cổ phiếu bị hủy niêm yết, ngừng giao dịch, bị mua thâu tóm hoặc theo ý kiến của hội đồng chỉ số là không đáp ứng được các tiêu chí đề ra sẽ bị loại khỏi rổ cổ phiếu tính chỉ số.

(iii) Một công ty được đưa vào giao dịch trở lại sau khi bị ngừng giao dịch hoặc tái cơ cấu, hoặc thay đổi tên, hoặc hình thành nên từ việc sáp nhập, mua thâu tóm, hoặc chia tách với một công ty khác mà công ty này không trong rổ tính chỉ số, sẽ không được coi là một cổ phiếu mới.

(iv) Ngừng giao dịch: Nếu một cổ phiếu trong rổ tính chỉ số bị ngừng giao dịch trên Sở, cổ phiếu này có thể sẽ vẫn nằm trong chỉ số đến 10 ngày làm việc. Trong thời gian này, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định loại cổ phiếu đó ngay lập tức với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch. Khi việc ngừng giao dịch của 1 cổ phiếu trong rổ kéo dài hơn 10 ngày làm việc (mà cổ phiếu đó vẫn chưa bị loại khỏi rổ) thì thông thường sẽ bị loại khỏi chỉ số với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch.

 

PHỤ LỤC 3:

BỘ CHỈ SỐ QUY MÔ

Bộ chỉ số quy mô bao gồm 2 chỉ số: HNX Large Cap Index, HNX Mid/Small Cap Index, dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng từ danh sách các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo tiêu chí xây dựng chỉ số.

Ngày cơ sở của các chỉ số quy mô là 02/12/2013 với điểm cơ sở là 100. Bộ chỉ số Quy mô không áp dụng tỉ lệ vốn hóa tối đa.

Bộ chỉ số Quy mô áp dụng tỷ lệ free-float theo quy định đã nêu tại Bộ Nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số giá cổ phiếu.

I. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số quy mô

Các cổ phiếu được lựa chọn là cổ phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HNX và không thuộc một trong các diện sau đây:

- Cổ phiếu thuộc diện bị tạm ngừng giao dịch trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm xem xét;

- Cổ phiếu có thời gian niêm yết và giao dịch trên HNX dưới 06 tháng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng chỉ số thông qua;

- Các cổ phiếu có tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free float - f) dưới 5%.

Việc lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tính giá trị vốn hóa thị trường bình quân trong 06 tháng gần nhất và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Bước 2: Lựa chọn mã cổ phiếu cho các chỉ số:

- HNX Large Cap Index: Lựa chọn 50 cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường bình quân 06 tháng cao nhất (Top50) và có vốn điều lệ thực góp từ 120 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất kiểm toán hoặc báo cáo kết quả phát hành gần nhất;

- HNX Mid/Small Cap Index: các cổ phiếu đủ điều kiện lựa chọn vào chỉ số quy mô và không thuộc nhóm các cổ phiếu HNX Large Cap Index.

II. Các trường hợp điều chỉnh trong chỉ số

a. Thời điểm xem xét điều chỉnh định kỳ

Việc lựa chọn cổ phiếu ra/vào rổ được thực hiện và điều chỉnh định kỳ 06 tháng một lần, với thời gian cụ thể như sau:

Kỳ xem xét

Ngày dữ liệu

Thời điểm xem xét điều chỉnh của Hội đồng chỉ số

Ngày công bố kết quả điều chỉnh

Ngày hiệu lực

Tháng 10 năm trước - tháng 3 năm sau

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3

Tuần thứ 2 của tháng 4 hàng năm

Tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 4

Tháng 4 - tháng 9

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 9

Tuần thứ 2 của tháng 10 hàng năm

Tối thiểu 7 ngày làm việc trước ngày hiệu lực

Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 10

b. Xem xét điều chỉnh định kỳ cổ phiếu trong rổ: Việc xem xét điều chỉnh định kỳ cổ phiếu trong rổ được thực hiện tương tự khi thực hiện lựa chọn ban đầu.

III. Điều chỉnh đặc biệt đối với cổ phiếu trong rổ HNX Large Cap Index:

(i) Loại bỏ và thay thế: Nếu một cổ phiếu bị hủy niêm yết, ngừng giao dịch, bị mua thâu tóm hoặc theo ý kiến của Hội đồng chỉ số là không đáp ứng được các tiêu chí đề ra sẽ bị loại khỏi rổ cổ phiếu tính chỉ số. Việc bổ sung, thay thế cổ phiếu bị loại bỏ sẽ chỉ được thực hiện vào kỳ điều chỉnh 06 tháng kế tiếp.

(ii) Trong trường hợp cổ phiếu trong rổ bị công ty khác thâu tóm, việc thông báo về cổ phiếu bị hủy sẽ được đưa ra bởi cơ quan quản lý sau khi nhận được thông tin chắc chắn về việc ít nhất 75% giá trị mua bán đã được thực hiện và số cổ phiếu mới đã được niêm yết. Các cổ phiếu bị loại ra này nhưng sau đó tiếp tục giao dịch trở lại sẽ được xem xét tái gia nhập rổ tính chỉ số vào kỳ xem xét kế tiếp, nhưng ít nhất phải qua 06 tháng từ khi bị loại khỏi rổ đến khi được xem xét đưa trở lại rổ.

(iii) Sáp nhập: Nếu tác động của việc sáp nhập hoặc thâu tóm dẫn tới việc một cổ phiếu trong rổ bị nhập vào một cổ phiếu khác trong rổ chỉ số thì công ty nhận sáp nhập sẽ vẫn được giữ lại trong rổ và sẽ tạo ra một chỗ trống trong rổ. Chỗ trống này sẽ được thay thế bằng cổ phiếu khác vào kỳ điều chỉnh 06 tháng kế tiếp.

(iv) Nếu một công ty có cổ phiếu trong rổ được mua bởi một công ty khác ở ngoài rổ thì cổ phiếu trong rổ này sẽ bị loại bỏ khỏi rổ tính chỉ số. Việc bổ sung thay thế bằng cổ phiếu khác sẽ được thực hiện vào kỳ điều chỉnh 06 tháng kế tiếp.

(v) Nếu một công ty trong rổ bị chia tách đề hình thành nên hai hoặc nhiều công ty mới, thì các công ty mới được xem xét đưa vào rổ HNX Large Cap Index nếu đáp ứng điều kiện bổ sung đặc biệt.

(vi) Bổ sung đặc biệt: Nếu có một công ty niêm yết mới có giá trị vốn hóa lớn (luôn nằm trong nhóm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất trong 1 tháng liên tiếp kể từ khi niêm yết) mà nếu bỏ qua sẽ làm tác động lớn và tiêu cực đến chỉ số, Hội đồng chỉ số có thể quyết định đưa cổ phiếu mới này vào rổ chỉ số HNX Large Cap Index, việc quyết định đưa cổ phiếu này vào rổ sẽ được Hội đồng chỉ số xem xét và thông báo trong vòng 15 ngày. Cổ phiếu cuối cùng trong danh sách HNX Large Cap Index tại kỳ xem xét gần nhất sẽ bị thay thế.

(vii) Các công ty mới niêm yết không có giá trị vốn hóa lớn như các trường hợp trên (trường hợp vi) nhưng đáp ứng đủ các tiêu chí để được lựa chọn vào rổ sẽ được đưa ra xem xét tại kỳ xem xét 06 tháng, nếu vốn hóa thị trường đủ lớn có thể được đưa vào rổ.

(viii) Một công ty được đưa vào giao dịch trở lại sau khi bị ngừng giao dịch hoặc tái cơ cấu, hoặc đổi tên, hoặc hình thanh từ việc sáp nhập, mua thâu tóm, hoặc chia tách với một công ty khác mà công ty này không trong rổ tính chỉ số, sẽ không được coi là một cổ phiếu mới.

(ix) Nếu Hội đồng chỉ số quyết định đưa vào một cổ phiếu mới vì lý do an toàn chứ không phải theo nguyên tắc xem xét định kỳ thông thường, quyết định này sẽ được công bố công khai vào thời gian sớm nhất cho phép.

(x) Ngừng giao dịch: Nếu một cổ phiếu trong rổ tính chỉ số bị ngừng giao dịch trên Sở, cổ phiếu này có thể sẽ vẫn nằm trong chỉ số đến 10 ngày làm việc. Trong thời gian này, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định loại cổ phiếu đó ngay lập tức với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch. Khi việc ngừng giao dịch của một cổ phiếu trong rổ kéo dài hơn 10 ngày làm việc (mà cổ phiếu đó vẫn chưa bị loại khỏi rổ) thì thông thường sẽ bị loại khỏi chỉ số với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch.

(xi) Khi một cổ phiếu ngừng giao dịch bị loại khỏi rổ, việc bổ sung, thay thế cổ phiếu bị loại bỏ này sẽ chỉ được thực hiện tại kỳ xem xét 06 tháng kế tiếp.

(xii) Tùy điều kiện thị trường tại từng thời kỳ, Hội đồng chỉ số có thể xem xét điều chỉnh mức vốn điều lệ thực góp tối thiểu khi lựa chọn chỉ số HNX Large Cap Index.

IV. Điều chỉnh đặc biệt đối với chỉ số HNX Mid/Small Cap Index:

Các trường hợp điều chỉnh đặc biệt đối với chỉ số HNX Mid/Small Cap Index tương tự như các trường hợp điều chỉnh đặc biệt với chỉ số HNX Large Cap Index ngoại trừ các khoản (v), (vi), (vii) và (xii).

 

PHỤ LỤC 4:

BỘ CHỈ SỐ NGÀNH

Bộ Chỉ số ngành là bộ chỉ số giá dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của tất cả công ty được lựa chọn từ danh sách các công ty thuộc các ngành2 đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo tiêu chí xây dựng chỉ số. Các chỉ số được công bố bao gồm:

- Chỉ số ngành Công nghiệp (HNX Manufacturing Index) - Ngành cấp 1

- Chỉ số ngành Xây dựng (HNX Construction Index) - Ngành cấp 1

- Chỉ số ngành Tài chính (HNX Financials Index) - Ngành cấp 1

Ngày cơ sở của các chỉ số ngành nêu trên là 02/12/2013 với điểm cơ sở là 100.

Bộ chỉ số ngành áp dụng Tỉ lệ vốn hóa tối đa là 20%. Trong trường hợp tỷ trọng của cổ phiếu vượt quá 25% sẽ được điều chỉnh về 20%.

Bộ chỉ số ngành áp dụng tỷ lệ free-float theo quy định đã nêu tại Bộ Nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số giá cổ phiếu.

I. Tiêu chí và phương pháp lựa chọn cổ phiếu vào rổ chỉ số:

Các cổ phiếu được lựa chọn là tất cả cổ phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HNX, thuộc các ngành theo tiêu chuẩn phân ngành HaSIC công bố hàng năm, cụ thể:

- Chỉ số ngành Công nghiệp (HNX Manufacturing Index): cổ phiếu thành phần là tất cả các cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành Công nghiệp - Ngành cấp 1

- Chỉ số ngành Xây dựng (HNX Construction Index): cổ phiếu thành phần là tất cả các cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành Xây dựng - Ngành cấp 1

- Chỉ số ngành Tài chính (HNX Financials Index): cổ phiếu thành phần là tất cả các cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành Tài chính - Ngành cấp 1

II. Thời điểm xem xét điều chỉnh định kỳ

Việc xem xét điều chỉnh định kỳ đối với cổ phiếu tính chỉ số được điều chỉnh định kỳ một năm một lần sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố định kỳ các cổ phiếu thành phần hàng năm của hệ thống phân ngành HaSIC.

III. Điều chỉnh đặc biệt đối với các cổ phiếu trong rổ

(v) Thêm vào: Một cổ phiếu mới niêm yết thuộc ngành tính chỉ số sẽ được tự động thêm vào danh sách cổ phiếu để tính chỉ số.

(vi) Loại bỏ: Nếu một cổ phiếu bị hủy niêm yết, ngừng giao dịch, bị mua thâu tóm, bị chuyển ngành khác hoặc theo ý kiến của hội đồng chỉ số là không đáp ứng được các tiêu chí đề ra sẽ bị loại khỏi rổ cổ phiếu tính chỉ số.

(vii) Một công ty được đưa vào giao dịch trở lại sau khi bị ngừng giao dịch hoặc tái cơ cấu, hoặc thay đổi tên, hoặc hình thành nên từ việc sáp nhập, mua thâu tóm, hoặc chia tách với một công ty khác mà công ty này không trong rổ tính chỉ số, sẽ không được coi là một cổ phiếu mới.

(viii) Ngừng giao dịch: Nếu một cổ phiếu trong rổ tính chỉ số ngành bị ngừng giao dịch trên Sở, cổ phiếu này có thể sẽ vẫn nằm trong chỉ số đến 10 ngày làm việc. Trong thời gian này, Chủ tịch Hội đồng có thể quyết định loại cổ phiếu đó ngay lập tức với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch. Khi việc ngừng giao dịch của 1 cổ phiếu trong rổ kéo dài hơn 10 ngày làm việc (mà cổ phiếu đó vẫn chưa bị loại khỏi rổ) thì thông thường sẽ bị loại khỏi chỉ số với mức giá tại thời điểm ngừng giao dịch.

 

 



1 Phân ngành theo tiêu chuẩn HaSIC (Tiêu chuẩn phân ngành của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)

2 Các công ty đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được phân ngành theo tiêu chuẩn HaSIC (Tiêu chuẩn phân ngành của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 605/QĐ-SGDHN ngày 31/10/2014 về Bộ Nguyên tắc Xây dựng và Quản lý Chỉ số cổ phiếu do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.865

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.231.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!