Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: ***
Ngày ban hành: 04/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2014/QÐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 4 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;

Căn cứ Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

Căn cứ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện;

Thực hiện Quyết định số 1135-QĐ/TU ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Tỉnh ủy Ninh Bình về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, lao động tỉnh Ninh Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định sau:

1. Quyết định số 1248/2008/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

2. Quyết định số 1187/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc giao một số quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ về tổ chức, cán bộ, viên chức, tài chính cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh;

3. Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phân cấp quản lý cán bộ thuộc Sở Y tế;

4. Quyết định số 1405/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phân cấp quản lý cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VP7.
DN/01

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về nguyên tắc phân cấp, nội dung phân cấp, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động và xây dựng chính quyền ở tỉnh Ninh Bình.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là Sở); Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; các hội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.

b) Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách; cán bộ y tế cơ sở, lao động hợp đồng để thực hiện một số công việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Chủ tịch, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước, công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.

c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động và xây dựng chính quyền ở tỉnh Ninh Bình.

Điều 2. Nguyên tắc phân cấp

1. Đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và phù hợp với các quy định của pháp luật.

2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, cá nhân; việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời, hiệu quả và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và cá nhân thì giao cho cấp đó thực hiện.

3. Đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Phân cấp gắn liền với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt các yêu cầu về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Chương II

NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ

Mục 1. TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Tổ chức bộ máy:

a) Xây dựng Đề án thành lập, chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các chi cục và tương đương;

b) Quyết định (hoặc ủy quyền) thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể; đổi tên, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Quyết định quy định, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Quyết định thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp kinh tế; cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu, liên doanh hợp tác với nước ngoài đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Nhà nước, các Công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên; phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước (trừ những trường hợp có quy định riêng). Cho phép các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đặt văn phòng đại diện, chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Cho ý kiến bằng văn bản về việc cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, đổi tên các hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh (trừ các Hội: Văn học nghệ thuật, Nhà báo, Hội Chữ Thập đỏ, Luật Gia tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh).

2. Biên chế:

a) Xây dựng Kế hoạch biên chế công chức, viên chức; Đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, trình Chính phủ, Bộ Nội vụ, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp và lao động cho Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức bộ máy:

a) Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên các phòng, ban chuyên môn và tương đương; các cơ quan, đơn vị trực thuộc (trừ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên các phòng, ban chuyên môn và tương đương của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sau khi có ý kiến hiệp y của Sở Nội vụ; riêng Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở sau khi có hiệp y bằng văn bản của Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo;

c) Xây dựng dự thảo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở, Chi cục và tương đương gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (đối với Sở);

d) Quyết định ban hành quy chế làm việc của cơ quan, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo quy định pháp luật; quyết định phê duyệt quy chế tổ chức, hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hoạt động thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý;

đ) Quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội hoạt động trong phạm vi lĩnh vực Sở quản lý; các hội hoạt động trong phạm vi cấp huyện và cấp xã.

2. Biên chế:

a) Xây dựng kế hoạch biên chế công chức, viên chức; Đề án vị trí việc làm, gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức số lượng người làm việc cho các phòng, ban, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo chỉ tiêu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng chỉ tiêu biên chế được giao và việc sử dụng lao động của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ;

d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ về tình hình quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ

1. Căn cứ ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, đổi tên, đại hội, phê duyệt điều lệ hoạt động các hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh. Quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, đổi tên, đại hội, phê duyệt điều lệ các hội có phạm vi hoạt động trên địa bàn cấp huyện, cấp xã. Quản lý các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch các hội chưa được công nhận là Hội có tính chất đặc thù có phạm vi hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định những nội dung quy định tại Điều 3 và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 4 Quy định này.

3. Thông báo, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức, chỉ tiêu lao động, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ.

4. Quyết định giao chỉ tiêu lao động hợp đồng tự trang trải quỹ tiền lương và các chi phí khác của chỉ tiêu lao động cho các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Mục 2. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIỮ CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Thực hiện Thông báo của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, điều động, kỷ luật, nghỉ hưu; thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy quản lý.

2. Phê duyệt quy hoạch và quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, điều động, kỷ luật, nghỉ hưu, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý gồm: Chi cục trưởng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch - Xây dựng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Phó Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề, Phó Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập có mức phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên, riêng Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này; Chủ tịch, Giám đốc, Kiểm soát viên Công ty Nhà nước được xếp hạng III. Cử người đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước tại Công ty cổ phần. Hiệp y để Tổng cục Thi hành án dân sự bổ nhiệm chức danh Phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; công nhận kết quả bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

3. Cho ý kiến bằng văn bản để giám đốc các sở quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, điều động, kỷ luật, nghỉ hưu, thực hiện chế độ chính sách đối với thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được xếp hạng thuộc sở, có mức phụ cấp dưới 0,7 và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập được xếp hạng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở

1. Xây dựng quy hoạch các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định (qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy); xây dựng quy hoạch các chức danh quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quy định này trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định (qua Sở Nội vụ).

2. Quyết định phê duyệt quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, điều động, kỷ luật, nghỉ hưu và giải quyết chế độ chính sách đối với các chức danh lãnh đạo sở quản lý, gồm: Phó Chi cục trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng trực thuộc; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc chưa được xếp hạng có mức phụ cấp chức vụ từ 0,65 trở xuống. Riêng đối tượng tại khoản 3, Điều 6 quy định này phải xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Nội vụ.

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra sở phải hiệp y với Chánh Thanh tra tỉnh.

3. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, lãnh đạo quản lý quy định tại Khoản 2, Điều 6 Quy định này.

4. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý (qua Sở Nội vụ).

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thực hiện Thông báo của Ban Thường vụ, Thường trực huyện, thành, thị ủy về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, điều động, kỷ luật, nghỉ hưu, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo theo phân cấp của cấp có thẩm quyền;

Quản lý các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch các hội chưa được công nhận là Hội có tính chất đặc thù có phạm vi hoạt động trên địa bàn cấp huyện, cấp xã.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ

Thẩm định định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nội dung quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 và thực hiện các quy định tại Điều 7 Quy định này.

Mục 3. QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển công chức hành chính, phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức hành chính của tỉnh; Hội đồng thi nâng ngạch công chức lên ngạch cán sự, chuyên viên hoặc tương đương, phê duyệt kết quả thi nâng ngạch của tỉnh.

2. Phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức theo chính sách thu hút của tỉnh; hiệp y với Bộ Nội vụ việc tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức; phê duyệt kết quả chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; phê duyệt kết quả tuyển dụng vào công chức không qua thi tuyển đối với viên chức đang công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Quyết định cử cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan Nhà nước đi dự thi nâng ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên; cử công chức đi học tập và công tác tại nước ngoài.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tuyển dụng công chức:

a) Đề nghị cấp có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với những người thuộc các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức;

b) Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế hành chính được giao để đăng ký nhu cầu thi tuyển công chức, đảm bảo chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

2. Tiếp nhận, điều động:

a) Đề nghị Sở Nội vụ tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan Trung ương; tỉnh ngoài; lực lượng vũ trang; khối Đảng, Đoàn thể trong tỉnh; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập về công tác tại Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng phải phù hợp với chủng loại và vị trí việc làm; đề nghị điều động công chức đang công tác tại cơ quan nhà nước thuộc tỉnh đi tỉnh ngoài; cơ quan Trung ương; sang khối đảng, đoàn thể thuộc tỉnh;

b) Đề nghị Sở Nội vụ hiệp y để Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định tiếp nhận, điều động công chức giữa các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh; luân chuyển, điều động, công chức để bổ nhiệm chức vụ thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; công chức để đảm nhiệm chức vụ cán bộ chủ chốt cấp xã.

c) Quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

3. Thực hiện chế độ chính sách:

a) Trên cơ sở hiệp y của Sở Nội vụ quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức;

b) Quyết định cho công chức hưởng các loại phụ cấp theo quy định.

4. Thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu, quyết định cho thôi việc, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức và giải quyết các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.

5. Thống kê số lượng, chất lượng, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 10 Quy định này.

2. Quyết định tuyển dụng công chức sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Tiếp nhận, điều động:

a) Theo đề nghị của Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định tiếp nhận công chức từ cơ quan Trung ương; tỉnh ngoài; lực lượng vũ trang; khối Đảng, Đoàn thể trong tỉnh; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập về công tác tại Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng phải phù hợp với chủng loại và vị trí việc làm; quyết định điều động công chức đang công tác tại cơ quan nhà nước thuộc tỉnh đi tỉnh ngoài; cơ quan Trung ương; sang khối đảng, đoàn thể thuộc tỉnh;

b) Hiệp y để Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định tiếp nhận, điều động công chức giữa các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh; luân chuyển, điều động, công chức để bổ nhiệm chức vụ thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; công chức để đảm nhiệm chức vụ cán bộ chủ chốt cấp xã. Trừ đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý phải báo cáo theo quy định.

4. Thực hiện chế độ chính sách:

a) Quyết định bổ nhiệm vào ngạch đối với công chức hoàn thành chế độ tập sự hoặc huỷ bỏ quyết định tuyển dụng công chức đối với người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự;

b) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung, thông báo nghỉ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quy định này; hiệp y để Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức;

c) Quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính và tương đương; ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch cán sự và tương đương cho cán bộ, công chức đã đỗ trong các kỳ thi nâng ngạch;

d) Quyết định chuyển ngạch cho cán bộ, công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống.

5. Thống kê số lượng, chất lượng, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm; hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định.

Mục 4. QUẢN LÝ VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức theo chính sách thu hút của tỉnh và tuyển dụng đặc cách viên chức.

2. Quyết định cử viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I; Quyết định cử viên chức đi học tập và công tác tại nước ngoài.

3. Phê duyệt Đề án, quyết định thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II; công nhận kết quả thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn cấp Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tuyển dụng viên chức:

a) Quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức;

b) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức gửi Sở Nội vụ phê duyệt và trực tiếp hoặc ủy quyền cho các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tổ chức tuyển dụng viên chức; riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi (thuộc Sở Y tế), Nhà hát chèo Ninh Bình (thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy định này;

c) Trên cơ sở phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức của Sở Nội vụ ra quyết định tuyển dụng, điều động viên chức về các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện hoặc giao thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập ký hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi hết thời gian tập sự hoặc huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với viên chức không hoàn thành chế độ tập sự;

đ) Trên cơ sở chỉ tiêu lao động được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, ký kết hợp đồng lao động hoặc hiệp y bằng văn bản để các đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng lao động với những người làm các công việc theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ; thỏa thuận bằng văn bản để các đơn vị sự nghiệp kinh tế ký hợp đồng lao động tự trang trải quỹ lương trên cơ sở chỉ tiêu được Sở Nội vụ giao;

e) Đề nghị Sở Nội vụ hiệp y để thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trực tiếp ký hợp đồng lao động có thời hạn để có người làm việc trong thời gian chưa tuyển được viên chức.

2. Tiếp nhận, điều động:

a) Đề nghị Sở Nội vụ quyết định tiếp nhận viên chức, công chức từ cơ quan Trung ương, tỉnh ngoài, lực lượng vũ trang, khối Đảng, Đoàn thể trong tỉnh về công tác tại Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng phải phù hợp với chủng loại và vị trí việc làm; đề nghị cho viên chức đang công tác tại Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện đi tỉnh ngoài, cơ quan Trung ương, sang khối đảng, đoàn thể thuộc tỉnh;

b) Trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị trực thuộc đề nghị Sở Nội vụ hiệp y để Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận, điều động viên chức giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị trực thuộc quyết định điều động, luân chuyển viên chức giữa các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

3. Thực hiện chế độ chính sách:

a) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung và các chế độ chính sách khác đối với viên chức thuộc quyền quản lý;

b) Quyết định thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III; tổ chức thực hiện Đề án thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II;

c) Quyết định thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III sau khi được Sở Nội vụ phê duyệt;

d) Quyết định chuyển viên chức từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác trong cùng hạng.

4. Thông báo nghỉ hưu, quyết định nghỉ hưu, quyết định cho thôi việc, quyết định kỷ luật viên chức và giải quyết các chế độ chính sách khác đối với viên chức thuộc quyền quản lý.

5. Thống kê số lượng, chất lượng, nhận xét, đánh giá viên chức hàng năm; hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý hồ sơ viên chức theo quy định.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 13 Quy định này.

2. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức của Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Hội cấp tỉnh; hướng dẫn, giám sát; phê duyệt kết quả tuyển dụng viên chức của Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Hội cấp tỉnh.

3. Tiếp nhận, điều động:

a) Theo đề nghị của Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận, viên chức, công chức từ cơ quan Trung ương; tỉnh ngoài; lực lượng vũ trang; khối Đảng, Đoàn thể trong tỉnh về công tác tại Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng phải phù hợp với chủng loại và vị trí việc làm; quyết định cho viên chức đang công tác tại Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện đi tỉnh ngoài; cơ quan Trung ương; sang khối đảng, đoàn thể thuộc tỉnh;

b) Hiệp y để Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận, điều động viên chức giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Trừ đối tượng thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý phải báo cáo theo quy định.

4. Theo đề nghị của Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ tiêu biên chế được giao và yêu cầu nhiệm vụ, hiệp y bằng văn bản để cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp ký hợp đồng lao động có thời hạn để có người làm việc trong thời gian chưa tuyển được viên chức.

5. Thẩm định, phê duyệt kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III; Quyết định thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng III lên hạng II sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

6. Thống kê số lượng, chất lượng, nhận xét, đánh giá viên chức hàng năm; hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý hồ sơ viên chức theo quy định.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 14 Quy định này.

2. Đề nghị Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng viên chức cho cơ quan, đơn vị. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi (thuộc Sở Y tế), Nhà hát chèo Ninh Bình (thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch), Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo) trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình Sở chủ quản, Sở Nội vụ phê duyệt và trực tiếp tuyển dụng viên chức;

3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cách chức, từ chức, miễn nhiệm đối với các chức danh trưởng, phó phòng, khoa; tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn và tương đương;

4. Quyết định mức đền bù chi phí đào tạo và thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức;

5. Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức, tổ chức thực hiện quy trình kỷ luật đối với viên chức; đề nghị Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định kỷ luật đối với viên chức;

6. Trên cơ sở quyết định tuyển dụng viên chức của Giám đốc Sở hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc ký hợp đồng làm việc theo quy định;

7. Tổ chức đánh giá kết quả tập sự của viên chức; báo cáo Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận hoàn thành tập sự và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức tập sự đạt yêu cầu hoặc huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với viên chức không hoàn thành chế độ tập sự;

8. Quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Mục 5. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Xây dựng chính quyền:

a) Trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại, điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh; điều chỉnh địa giới hành chính để chia tách, sáp nhập, thành lập, đổi tên các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nâng cấp quản lý đô thị. Quyết định phân loại, điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã; điều chỉnh, sắp xếp, chia tách, sáp nhập, thành lập, đổi tên các thôn, tổ dân phố;

b) Trình Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo đúng quy định của Pháp luật;

d) Ban hành kế hoạch xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh; quyết định tiêu chuẩn chính quyền cơ sở “trong sạch vững mạnh”;

2. Quản lý cán bộ, công chức cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:

a) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị số lượng, chức danh, mức kinh phí hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

b) Quyết định việc bố trí số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; ban hành quy chế tuyển dụng công chức cấp xã, quyết định chủ trương tuyển dụng công chức cấp xã đối với những trường hợp đặc biệt.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Xây dựng chính quyền:

a) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại và điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

b) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết nghị, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh địa giới hành chính để chia tách, sáp nhập, thành lập, đổi tên các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố và nâng cấp quản lý đô thị;

c) Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật;

d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện, phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền, báo cáo tổng kết công tác xây dựng chính quyền hằng năm.

2. Quản lý cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố:

a) Thông báo số lượng chức danh và thực hiện chế độ chính sách, nhận xét đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Ban hành kế hoạch và quyết định tuyển dụng công chức cấp xã sau khi có quyết định phê duyệt của Sở Nội vụ; Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển vào làm công chức cấp xã đối với những trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ; Đề nghị tuyển dụng công chức cấp xã theo chính sách thu hút của tỉnh, đảm bảo chuyên môn đào tạo phù hợp với chức danh công chức;

c) Quyết định nâng ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch, điều động, nâng bậc lương trước thời hạn, thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã sau khi có văn bản hiệp y của Sở Nội vụ; quyết định công nhận hết thời gian tập sự, nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức cấp xã;

d) Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ở thôn, tổ dân phố, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo).

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ

1. Xây dựng chính quyền:

a) Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo đúng quy định của pháp luật;

b) Trình đề án bầu, bầu bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bầu và trình Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử;

c) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh; tiêu chuẩn chính quyền cơ sở “trong sạch vững mạnh”;

d) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các Đề án, tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện về những nhiệm vụ liên quan đến công tác xây dựng chính quyền.

2. Quản lý cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố:

a) Xây dựng, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định những nhiệm vụ quy định tại Điều 17 Quy định này;

b) Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng và kết quả tuyển dụng công chức cấp xã; hiệp y việc chuyển xếp chức danh, xếp ngạch, nâng ngạch, bậc lương, nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức cấp xã;

c) Tổng hợp, thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Xây dựng chính quyền:

a) Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện quy trình, trình cấp có thẩm quyền quyết định phân loại và điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã; điều chỉnh địa giới hành chính để chia tách, sáp nhập, thành lập, đổi tên đơn vị hành chính cấp xã, thôn, tổ dân phố;

c) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền, xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh.

2. Quản lý cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố:

a) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đăng ký nhu cầu thi tuyển công chức cấp xã; Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển vào làm công chức cấp xã đối với những trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ; Đề nghị tuyển dụng công chức cấp xã theo chính sách thu hút của tỉnh, đảm bảo chuyên môn đào tạo phù hợp với chức danh công chức;

c) Trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

d) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện nâng ngạch, bậc lương, nâng lương trước thời hạn, công nhận hết thời gian tập sự, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp, các chế độ chính sách khác đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

đ) Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ở thôn, tổ dân phố, đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo theo quy định.

Chương III

Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Quy định này.

2. Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Quy định này.

Điều 22. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện quy định này thì được khen thưởng; nếu vi phạm, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 10/2014/QĐ-UBND ngày 04/04/2014 quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, lao động tỉnh Ninh Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.045

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.92.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!