ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/2014/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 03
tháng 6 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng
11 năm 2005; Luật Dạy nghề số 76/2006/QHH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật
Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn
tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
ký và thay thế: Điều 9 Quyết định số 1428/2001/QĐ-UB ngày 19/12/2001 của UBND tỉnh
về việc ban hành quy định về cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư trên địa
bàn tỉnh Hà Nam; Điểm 2 Khoản 2 Điều 12 Quyết định số 829/2003/QĐ-UB ngày
01/8/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định ĐTXD và quản lý cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị
trấn; Điểm 1 Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 863/2003/QĐ-UB ngày 05/8/2003 của
UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư
vào các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan,
doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VPUB, LĐVP, các CV;
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Mai Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong các doanh
nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo việc làm ổn định, bền vững cho người
lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh
Hà Nam có nhu cầu đào tạo lao động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo dự
án được chấp thuận.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Điều kiện để
được hỗ trợ
Doanh nghiệp được hỗ trợ đáp ứng các điều kiện sau:
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư trong đó có nội dung được
ưu đãi hỗ trợ đào tạo nghề.
2. Doanh nghiệp đã tổ chức khóa đào tạo nghề
và ký hợp đồng lao động với người lao động từ 12 tháng trở lên (hoặc lao động của
doanh nghiệp đã được tham gia Bảo hiểm xã hội).
3. Lao động trong doanh nghiệp được đào tạo
có hộ khẩu tại tỉnh Hà Nam.
Điều 4. Mức và phương thức
hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/lao động.
2. Phương thức hỗ trợ:
Hỗ trợ sau khi thực hiện đào tạo nghề. Kinh phí hỗ
trợ đào tạo nghề cho lao động thực hiện thông qua doanh nghiệp. Mỗi lao động chỉ
được hỗ trợ đào tạo 01 lần trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
Điều 5. Nguồn kinh phí hỗ trợ
Ngân sách tỉnh bố trí theo kế hoạch dạy nghề hàng
năm.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp lập 03 bộ hồ sơ nộp tại cơ quan đầu mối
là Ban quản lý Khu công nghiệp (đối với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp);
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (đối với doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp),
gồm:
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc
văn bản chấp thuận đầu tư (bản sao công chứng).
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo
nghề (theo mẫu số 01)
- Danh sách lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí (theo
mẫu số 02)
Điều 7. Thời gian giải quyết hỗ
trợ kinh phí
1. Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ (quy định tại Điều 6), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ban
quản lý các Khu công nghiệp thẩm tra hồ sơ, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ
cho doanh nghiệp theo quy định gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính có văn bản thẩm định
và cùng cơ quan đầu mối đồng trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí cho
doanh nghiệp.
2. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày có quyết
định của UBND tỉnh, Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ
quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây
dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc
trong các doanh nghiệp.
2. Sở Tài chính:
Bố trí nguồn vốn từ ngân sách tỉnh hàng năm để hỗ
trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp thanh toán
và quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban
Quản lý các Khu công nghiệp:
- Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo
lao động hàng năm.
- Kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo nghề cho người
lao động; Thẩm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề của doanh nghiệp;
Định kỳ 6 tháng, cả năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả hỗ trợ đào tạo nghề
cho lao động trong các doanh nghiệp.
4. Kho bạc Nhà nước:
Thanh toán kinh phí kịp thời cho các doanh nghiệp
theo quy định; Thực hiện kiểm soát chi theo quy định.
5. Doanh nghiệp:
Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động; Thực
hiện đúng, đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định.
Điều 9. Điều khoản thực hiện
1. Xử lý chuyển tiếp:
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư từ
năm 2014, trong đó có nội dung được ưu đãi hỗ trợ đào tạo nghề nhưng chưa làm hồ
sơ đề nghị hỗ trợ thì được áp dụng mức hỗ trợ theo Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để
tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xem xét, bổ sung, điều chỉnh theo
quy định./.
MẪU
SỐ 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
PHIẾU YÊU CẦU HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
Kính gửi:
|
- Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam (đối
với doanh nghiệp trong Khu công nghiệp);
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam (đối với doanh nghiệp
ngoài Khu công nghiệp)
|
Tên doanh nghiệp:
………………………………………………………
Giấy chứng nhận đầu tư (Văn bản chấp
thuận đầu tư) số: ………………………………… ………………………………………………..
Căn cứ Kế hoạch đào tạo lao động
năm………… của Công ty……………., Công ty đã tổ chức khóa đào tạo nghề cho lao động của
công ty và đề nghị xem xét hỗ trợ, như sau:
- Số người tham gia khóa đào tạo nghề:
………….. người
- Thời gian đào tạo: ……………… …………………….
- Số người hoàn thành khóa đào tạo:
………………. người
Tổng kinh phí yêu cầu hỗ trợ:
……….. đồng
Thông tin đơn vị nhận kinh phí hỗ trợ:
- Tên đơn vị: …………………………………………………………..
- Địa chỉ: ……………………………………………………………….
- Tài khoản thụ hưởng: …………………………………………………
|
............., ngày… tháng… năm…….
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 02
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
DANH SÁCH LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐÀO
TẠO NGHỀ
(Tên xếp theo thứ tự
A, B, C)
Tên doanh nghiệp:..............................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Nghề đào tạo
|
Công việc đang
làm
|
Nam
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Kèm theo bản sao hợp đồng lao động
hoặc sổ BHXH của từng người lao động)
|
............., ngày… tháng… năm……..
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
|