BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
94/2014/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2014
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU
VÀ GỬI KHO NGOẠI QUAN; XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN HÀNG
Căn
cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải
quan;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15
tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra,
giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày ngày
23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải
quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công
và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số
215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg
ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý
Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi
kho ngoại quan; công văn số 1757/TTg-KTTH ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi
kho ngoại quan.
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với một
số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại
quan; xử lý đối với trường hợp từ chối nhận hàng.
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Thủ tục xác
nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất
hàng hóa theo quy định tại điểm c khoản
1 Điều 13 Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng
01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất,
tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa (sau đây gọi tắt là Thông tư số
05/2014/TT-BCT).
2. Thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu và đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất sang nước khác
qua các tỉnh biên giới, bao gồm:
a) Hàng thực phẩm
đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục
IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số
05/2014/TT-BCT được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu.
b) Hàng thực phẩm
đông lạnh thuộc Phụ lục III, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục
IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT được đưa từ nước ngoài vào kho
ngoại quan để chờ xuất sang nước khác hoặc đã làm thủ tục hải quan theo loại
hình kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan để chờ làm thủ tục tái xuất.
3. Xử lý đối với
trường hợp người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận hàng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Thương nhân Việt Nam.
2. Chủ kho ngoại quan và chủ hàng
hóa gửi kho ngoại quan.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải
quan.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan.
Điều 3. Xác nhận
doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa
1. Thương nhân có nhu cầu đề nghị
Bộ Công Thương cấp mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều
13 Mục 2 Chương 2 Thông tư số 05/2014/TT-BCT thì lập 01 bộ hồ sơ đề nghị
xác nhận về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Hải quan. Bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận doanh
nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa gửi Tổng
cục Hải quan: 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan kiểm tra
thông tin trên hệ thống dữ liệu, có văn bản xác nhận hoặc trả lời doanh nghiệp
trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện để được xác nhận.
Mục 2. THỦ TỤC
HẢI QUAN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT
Điều 4. Thủ tục
hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Thủ tục hải quan đối với một số loại
hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại Thông tư này thực hiện theo
hướng dẫn tại Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10
tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 128/2013/TT-BTC),
Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan điện tử đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư số
196/2012/TT-BTC) và Điều 26 Thông tư số 22/2014/TT-BTC
ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (sau đây gọi tắt là
Thông tư số 22/2014/TT-BTC). Một số nội dung được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập,
ngoài những chứng từ như đối với hàng nhập khẩu thương mại, thương nhân thực hiện:
a) Đăng ký cửa khẩu tái xuất hàng
hóa trên ô “ghi chép khác” của tờ khai hải quan mẫu HQ/2012-NK ban hành kèm
theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tờ khai hải
quan điện tử nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc chỉ tiêu
thông tin số 1.68 – Phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC ;
b) Hợp đồng xuất khẩu: Nộp 01 bản
chụp có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan;
Khi làm thủ tục tạm nhập, công chức
hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số
tờ khai tạm nhập, ký tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho
người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.
Trường hợp có sự thay đổi về hợp đồng
xuất khẩu hàng hóa, thương nhân phải có thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm
thủ tục tạm nhập trước khi làm thủ tục tái xuất; cơ quan hải quan thu hồi hợp đồng
xuất khẩu cũ để hủy bỏ nội dung xác nhận, đồng thời xác nhận trên hợp đồng xuất
khẩu mới và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất.
c) Nộp vận đơn đường biển theo quy
định tại Điều 7 Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chụp có
ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan;
d) Nộp Giấy chứng nhận mã số kinh
doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa phải có giấy
phép tạm nhập tái xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chụp
có ký tên, đóng dấu xác nhận của người khai hải quan và xuất trình bản chính để
đối chiếu;
đ) Nộp Giấy
phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa do Bộ Công Thương cấp đối
với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp
phép: 01 bản chính. Trường hợp tạm nhập nhiều lần thì Chi cục Hải quan nơi làm
thủ tục tạm nhập lần đầu thực hiện việc cấp Phiếu theo dõi trừ lùi theo hướng dẫn
của Tổng cục Hải quan.
2. Hồ sơ hải quan tái xuất:
Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những
chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải
khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “chứng từ đi
kèm” của tờ khai hải quan mẫu HQ/2012-XK ban hành kèm theo Thông tư số
15/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu ban hành kèm Thông tư số
196/2012/TT-BTC hoặc khai vào chỉ tiêu thông tin số 2.3 – Số tờ khai tạm nhập
tái xuất tương ứng, Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC .
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái
xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này phải làm thủ tục hải quan tạm nhập,
tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng hóa; Hàng hóa tái xuất được vận chuyển qua
các cửa khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Điều 5. Quản
lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
1. Thời hạn lưu giữ:
a) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm
nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với
nước ngoài.
b) Trường hợp thương nhân cần kéo
dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa
khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp
nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại
thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp.
Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập
tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày.
c) Quá thời hạn được phép lưu giữ
tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15
ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép
tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được
thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí
tiêu hủy thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng
số tiền ký quỹ của thương nhân. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách
nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn
giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
2. Địa điểm lưu giữ:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái
xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành
thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được phép lưu giữ tại một trong các địa điểm
sau:
a) Khu vực chịu sự giám sát hải
quan tại cửa khẩu;
b) Cảng nội địa (ICD) hoặc kho ngoại
quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất, trừ các mặt hàng không được gửi kho
ngoại quan theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số
154/2005/NĐ-CP;
c) Kho, bãi của thương nhân thuộc
địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập
tái xuất (chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh).
3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái
xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định tại
khoản 8 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
4. Trường hợp cần thay đổi cửa khẩu
tái xuất đã ghi trên tờ khai xuất khẩu thì thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 61 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
5. Không cho
phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm
nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu,
điểm thông quan theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần
phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất, thì thương nhân có văn bản đề
nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi,
chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các
địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng
các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa đang được lưu giữ tại
các địa điểm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập
kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;
b) Container hoặc phương tiện vận
tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện niêm phong giám sát hải quan; Trường hợp
không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái
xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định
của pháp luật;
c) Hàng hóa trong thời gian chuyển
sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát trực tiếp của
công chức hải quan và thiết bị, phương tiện giám sát hải quan
6. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành
thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại khu vực cửa khẩu và tái xuất qua
cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất và được
Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận trên Biên bản bàn giao, trường hợp chưa thể xuất
được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày
kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
Trong thời gian chờ tái xuất tiếp,
hàng hóa phải được lưu giữ trong khu vực cửa khẩu, bao gồm cả địa điểm kiểm tra
hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan công nhận, khu vực cảng nội địa (ICD)
hoặc kho ngoại quan thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất; hàng thực phẩm đông lạnh
được phép lưu giữ tại kho, bãi của doanh nghiệp thuộc khu vực cửa khẩu tái xuất
đã được Bộ Công Thương công nhận và cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.
7. Giám sát hải quan đối với hàng
hóa tái xuất tại cửa khẩu khác:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan tái xuất, nhưng
được vận chuyển đến cửa khẩu khác để thực xuất khẩu thực hiện theo quy định tại
khoản 4 Điều 41 Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc Điều 46 Thông tư số 196/2012/TT-BTC hoặc Điều
33 Thông tư số 22/2014/TT-BTC;
b) Trường hợp
thương nhân đề nghị được xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ,
điểm thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều này, sau
khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan làm thủ tục tái
xuất chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chịu trách
nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.
8. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập
tái xuất thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này không được phép chuyển tiêu
thụ nội địa. Trường hợp thương nhân tự ý chuyển tiêu thụ nội địa thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
9. Thủ tục thanh khoản, hoàn thuế,
không thu thuế hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Ngoài ra, công chức thanh khoản tờ khai phải căn cứ
vào Biên bản bàn giao hoặc Bảng thống kê Biên bản bàn giao có xác nhận của hải
quan cửa khẩu xuất để thực hiện thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế cho tờ
khai tạm nhập theo quy định của pháp luật về thuế.
10. Chế độ báo cáo:
Định kỳ ngày 10 hàng tháng, Cục Hải
quan tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan tình hình làm thủ tục hải
quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất theo mẫu do Tổng cục Hải quan
quy định.
Điều 6. Quản
lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng
nội địa (ICD)
1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này đã làm thủ tục tạm nhập,
chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi
cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái
xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa
khẩu nhập quản lý (sau đây được gọi là kho ngoại quan hoặc cảng nội địa); Hàng
hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa tại cửa
khẩu xuất.
2. Quản lý hải quan đối với hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, cảng nội địa.
a) Trách nhiệm của thương nhân:
a.1) Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc
tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương
nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị
được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc
chờ thực xuất;
a.2) Chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng
hóa trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan, cảng nội địa;
a.3) Nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính tờ
khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất đã làm xong thủ tục hải quan cho Chi cục Hải
quan quản lý kho ngoại quan hoặc cảng nội địa;
a.4) Trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập
gửi kho ngoại quan, cảng nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất: Khi đưa hàng hóa
từ kho ngoại quan, cảng nội địa ra cửa khẩu xuất, thương nhân phải làm thủ tục
hải quan tái xuất trước khi làm thủ tục đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, cảng nội
địa.
b) Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm
nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và
trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan, cảng nội địa, đồng
thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;
c) Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm
thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với
hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại khoản
2 Điều 59 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;
d) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã
làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan, cảng
nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu
chuyển cửa khẩu. Trường hợp hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan ra cửa khẩu
xuất thực hiện theo hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Điều 10 Thông
tư này; từ cảng nội địa ra cửa khẩu xuất thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 5 Thông tư này;
đ) Việc thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế đối
với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan chỉ được thực hiện
sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu ra nước ngoài.
Mục 3. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM
TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH CHUYỂN KHẨU
Điều 7. Thủ tục hải quan đối
với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu
Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối
với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều
42 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Điều 8. Kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa chuyển khẩu đi qua cửa khẩu Việt Nam
Trường hợp hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được
vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đi qua cửa khẩu Việt Nam
nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá
tại các cảng Việt Nam, việc kiểm tra, giám sát hải quan thực hiện như sau:
1. Trách nhiệm của thương nhân:
Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu
chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu
số 01/CKHH ban hành kèm Thông tư này;
b) Giấy phép kinh doanh hàng chuyển khẩu do Bộ
Công Thương cấp đối với hàng hóa phải có giấy phép chuyển khẩu theo quy định tại
Thông tư số 05/2014/TT-BCT: 01 bản chính;
c) Hợp đồng mua hàng; hợp đồng bán hàng: 01 bản
chụp;
d) Vận đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp;
đ) Vận đơn hàng xuất khẩu sau khi hàng đã xếp
lên tàu: 01 bản chụp (nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu).
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
a) Tiếp nhận bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển
khẩu; Kiểm tra, đối chiếu số container, số chì với bộ hồ sơ chuyển khẩu. Trường
hợp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu do Bộ Công Thương cấp cho nhiều lô hàng,
làm thủ tục nhiều lần thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc cấp phiếu
theo dõi trừ lùi cho từng lần làm thủ tục theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;
b) Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công
chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
c) Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho
đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
d) Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức
hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Văn
bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa (theo mẫu số 01/CKHH ban hành kèm theo Thông
tư này);
đ) Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa
khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa
bàn giám sát của Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì sau khi hàng hóa đưa vào khu
vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận
“hàng đã qua khu vực giám sát” trên Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc
giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất thực hiện như đối
với hàng hóa chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 61 Thông tư
số 128/2013/TT-BTC;
e) Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát
hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan
cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
3. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa
khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế
hàng hóa.
Mục 4. THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM
TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG GỬI KHO NGOẠI QUAN
Điều 9.
Thủ tục hải quan đối
với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác
1. Thủ tục hải quan đối với hàng
hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác thực hiện như
đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa
ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 59 Thông tư số
128/2013/TT-BTC, Điều 51 Thông tư số 196/2012/TT-BTC và
Điều 30 Thông tư số 22/2014/TT-BTC. Ngoài ra, tại Thông tư
này hướng dẫn bổ sung như sau:
a) Khi làm thủ tục đưa vào kho ngoại
quan, người khai hải quan phải khai mã số tạm nhập tái xuất trên ô số 21 tờ
khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan mẫu HQ/2012-KNQ ban hành kèm Thông tư số
183/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc chỉ
tiêu thông tin 1.38 – Giấy phép nhập khẩu Phụ lục II Thông tư số 22/2014/TT-BTC
và nộp bản chụp, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận mã số tạm nhập, tái xuất
của nhóm hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT;
b) Chủ kho ngoại quan phải nộp vận
đơn có ghi cụ thể tên, địa chỉ kho ngoại quan lưu giữ hàng hóa;
c) Thương nhân có mã số của nhóm
hàng hóa được gửi kho ngoại quan do Bộ Công Thương cấp theo hướng dẫn tại Thông
tư số 05/2014/TT-BCT được đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập, xuất kho ngoại
quan để làm thủ tục gửi hàng từ nước ngoài vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái
xuất qua các tỉnh biên giới.
2. Chủ kho ngoại quan, chủ hàng
hóa chịu trách nhiệm xử lý và thanh toán các chi phi liên quan đến việc xử lý
các lô hàng có dấu hiệu hư hỏng, quá thời hạn sử dụng cần xử lý để hạn chế ảnh
hưởng đến môi trường và các loại hàng hóa khác trong kho theo quy định của pháp
luật. Chủ kho ngoại quan/chủ hàng hóa phải chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ
các khoản chi phí liên quan đến việc xử lý, làm sạch môi trường; tiêu hủy và
các khoản chi phí khác theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông
tư số 05/2014/TT-BCT.
3. Hàng hóa đưa từ nước ngoài vào
kho ngoại quan phải được kiểm tra thực tế; Hình thức, mức độ kiểm tra theo quy
định của quản lý rủi ro.
Điều 10. Quản
lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
1. Hàng hóa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư này đưa từ
nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ
xuất sang nước khác chỉ được gửi tại các kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập
hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
2. Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại
quan:
Thời hạn hàng hóa gửi kho ngoại
quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan và Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ.
3. Cửa khẩu nhập, xuất:
Về cửa khẩu xuất, nhập đối với
hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước khác: Áp dụng
tương tự như đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
4. Giám sát hải quan:
a) Hàng hóa gửi kho ngoại quan phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan trong thời gian vận chuyển trên
lãnh thổ Việt Nam và lưu giữ trong kho ngoại quan tại Việt Nam;
b) Hàng hóa vận chuyển đến kho ngoại
quan tại khu vực khác cửa khẩu nhập hoặc vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa
khẩu xuất phải được niêm phong hải quan; việc bàn giao nhiệm vụ giám sát giữa hải
quan cửa khẩu và hải quan quản lý kho ngoại quan phải thực hiện theo đúng quy định,
đảm bảo hàng hóa có vận chuyển vào, ra và lưu giữ tại kho ngoại quan; việc tổ
chức theo dõi, phối hợp giám sát hải quan thực hiện như quy định đối với hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 7 Điều 5
Thông tư này và quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu của Tổng cục Hải quan;
c) Chủ hàng (chủ kho ngoại quan
trong trường hợp được chủ hàng ủy quyền) chịu trách nhiệm vận chuyển đúng tuyến
đường, thời gian, cửa khẩu đã đăng ký với cơ quan hải quan và bảo quản nguyên
trạng hàng hóa, niêm phong hải quan; hệ thống camera phải lưu giữ hình ảnh liên
quan đến lô hàng khi vận chuyển đưa vào, đưa ra kho ngoại quan trong thời hạn 6
tháng để cơ quan hải quan kiểm tra khi cần thiết; các dữ liệu hình ảnh có thể
được lưu giữ trong hệ thống hoặc ổ đĩa vi tính;
d) Việc giám sát hàng hóa vận chuyển
từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất thực
hiện theo hướng dẫn tại Điều 59, Điều 61 Thông tư
128/2013/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được xuất khẩu hàng hóa
qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định tại khoản 8 Điều
11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và
hướng dẫn của Bộ Công Thương, sau khi tiếp nhận hồ sơ và hàng hóa xuất khẩu do
Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan chuyển đến, Chi cục Hải quan cửa khẩu
xuất chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa tái xuất qua các địa điểm này.
5. Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa
ra cửa khẩu để xuất đi nước ngoài phải được thực xuất khẩu trong vòng 15 ngày kể
từ ngày xuất kho, trường hợp quá 15 ngày nhưng chưa thực xuất khẩu nếu người
khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất
xác nhận và hàng hóa còn trong thời hạn gửi kho ngoại quan thì Chi cục Hải quan
cửa khẩu xuất có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan
về tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại quan và giám sát hàng hóa cho đến khi thực
xuất hết; trường hợp hàng hóa hết thời hạn gửi kho ngoại quan nhưng chưa thực
xuất khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất bàn giao lô hàng cho Chi cục Hải
quan quản lý kho ngoại quan để tiến hành xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng
quá thời hạn gửi kho ngoại quan; Trường hợp phải tiêu hủy thì chi phí tiêu hủy
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc quản lý và sử dụng số tiền
ký quỹ của doanh nghiệp.
6. Chế độ kiểm tra, báo cáo:
a) Định kỳ ngày 10 tháng sau, chủ
kho ngoại quan phải báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý kho ngoại quan
về tình hình hàng hóa đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để chờ xuất đi nước
khác (theo mẫu số 02/BC/KNQ ban hành kèm Thông tư này). Cục Hải quan tỉnh,
thành phố tổng hợp số liệu hàng hóa gửi kho ngoại quan và báo cáo Tổng cục Hải
quan vào ngày 15 hàng tháng.
b) Hàng tháng, Chi cục Hải quan quản
lý kho ngoại quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình trạng hàng hóa gửi kho ngoại
quan.
Mục 5. XỬ LÝ ĐỐI
VỚI TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI NHẬN HÀNG
Điều 11. Từ
chối nhận hàng
1. Người nhận hàng ghi trên vận
đơn được từ chối nhận hàng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 39
Luật Thương mại;
b) Hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng thuê kho ngoại quan hoặc người gửi hàng không thực hiện đúng các điều khoản
đã được quy định trong hợp đồng thuê kho ngoại quan.
2. Việc từ chối nhận hàng phải được
thực hiện trước thời điểm đăng ký tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai hàng hóa nhập,
xuất kho ngoại quan.
3. Không thừa nhận việc từ chối nhận
hàng đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Trường hợp cơ quan hải quan có
căn cứ xác định hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận là
hàng hóa buôn lậu thì hàng hóa đó bị xử lý như đối với hàng hóa buôn lậu.
Điều 12. Xử
lý việc từ chối nhận hàng
1. Khi phát hiện người gửi hàng
không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho
ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ
hồ sơ gồm:
a) Văn bản thông báo từ chối nhận
hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu
hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá);
b) Chứng từ chứng minh việc người
gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng
thuê kho ngoại quan;
c) Văn bản thông báo và đề nghị xử
lý của người gửi hàng (nếu có).
Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm
địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan
hải quan.
2. Địa điểm thông báo từ chối nhận
hàng:
a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự
kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi
cục Hải quan cửa khẩu;
b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển
đến kho ngoại quan thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý
kho ngoại quan.
3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người
nhận hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại
quan phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến
hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.
4. Phân loại, xử lý.
Việc phân loại, xử lý đối với hàng
hóa do người nhận hàng ghi trên vận đơn từ chối nhận thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xử
lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, có một số nội
dung hướng dẫn bổ sung như sau:
a) Trường hợp tái xuất: Căn cứ bộ
hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải
quan quản lý kho ngoại quan giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam ngay tại cửa khẩu nhập;
b) Đối với trường hợp xử lý tiêu hủy:
Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được trích từ
tiền ký quỹ của người nhận hàng hoặc do chủ kho ngoại quan chi trả;
c) Trường hợp tịch thu, bán thanh
lý: Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định tịch thu và tổ chức bán thanh
lý. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí theo quy định phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Mục 6. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 13. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2014 và bãi bỏ Thông tư số 59/2013/TT-BTC ngày 08
tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan đối với một số loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.
Điều 14. Điều
khoản chuyển tiếp
1. Việc làm thủ tục hải quan đối với
các lô hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất của thương nhân đã
được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh
theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ
Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển
khẩu hàng hóa.
2. Đối với các lô hàng thuộc phạm
vi điều chỉnh tại Thông tư này từ nước ngoài về đến cửa khẩu Việt Nam hoặc đã
làm thủ tục đưa vào nhưng chưa đưa ra kho ngoại quan hoặc đã làm thủ tục tạm nhập
nhưng chưa tái xuất trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được áp dụng chính
sách quản lý, thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan theo hướng dẫn tại
Thông tư này.
Điều 15. Tổ
chức thực hiện
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện
thống nhất.
2. Trong quá trình thực hiện Thông
tư này, nếu có phát sinh vướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan báo
cáo, phản ánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng
dẫn giải quyết.
Nơi nhận:
- VP TW Đảng và các Ban
của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Tổng Bí thư, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Website TCHQ;
- Lưu VT; TCHQ (215).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
Mẫu số 01/CKHH
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà
Nội, ngày ….. tháng … năm 201…
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
Kính gửi: Chi cục
Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực ……..
Tên doanh nghiệp:
………………………………………..
Địa chỉ:
……………………………………………………..
Mã số thuế:
………………………………………………….
Căn cứ công văn số
………/BCT-XNK ngày …. tháng …. năm 201… của Bộ Công Thương về chuyển khẩu hàng
hóa, Công ty …………………………..…. đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng
khu vực ……. giải quyết thủ tục chuyển khẩu lô hàng sau đây:
TT
|
Tên hàng hóa
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn giá (USD)
|
Trị giá (USD)
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
- Hợp đồng mua hàng: Số,
ngày …………………….. Tên đối tác: ……………………………………………………..
- Hợp đồng bán hàng: Số,
ngày …………………….. Tên đối tác: ………………..
- Số vận đơn: ………………. Số container/số
chì (seal): ………………..
- Tên tàu: …………………ngày nhập
cảnh: ……………………………..
- Thời gian dự kiến xuất
hàng: …………… cửa khẩu xuất: ………………
HẢI QUAN
XÁC NHẬN XUẤT
KHẨU
(ký, đóng dấu
công chức)
|
HẢI QUAN
XÁC NHẬN NHẬP
KHẨU
(ký, đóng dấu
công chức)
|
ĐẠI DIỆN
DOANH NGHIỆP
|
Mẫu: 02/BC/KNQ
TÊN CHỦ KHO NGOẠI QUAN
---------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/…
|
…….., ngày …
tháng … năm ….
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA GỬI KHO NGOẠI
QUAN
(Số liệu báo cáo tính
từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…)
1/ Số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại
quan:
Tên hàng
|
ĐVT
|
Từ nước
ngoài đưa vào
|
Đưa ra nước
ngoài
|
Lượng
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá (USD)
|
Cửa khẩu xuất
|
Rượu
|
|
|
|
|
|
|
Bia
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc lá điếu
|
|
|
|
|
|
|
Xì gà
|
|
|
|
|
|
|
Thực phẩm đông lạnh
|
|
|
|
|
|
|
2/ Tình hình thanh lý hợp đồng thuê kho (Số
lượng hợp đồng):
Tên hàng
|
Hợp đồng
đăng ký mới của người gửi kho
|
Hợp đồng đã
thanh lý
|
Chưa thanh
lý
|
Trong nước
|
Nước ngoài
|
Trong nước
|
Nước ngoài
|
Trong hạn
|
Quá hạn
|
Rượu
|
|
|
|
|
|
|
Bia
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc lá điếu
|
|
|
|
|
|
|
Xì gà
|
|
|
|
|
|
|
Thực phẩm đông lạnh
|
|
|
|
|
|
|
3/ Tình hình vi phạm pháp luật hải quan:
+ Tên Đơn vị vi phạm:
+ Hành vi vi phạm:
+ Hình thức xử phạt:
Nơi nhận:
- Cục Hải quan …
- Chi cục Hải quan (quản lý kho)…
|
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|