Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/2024/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 20/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông từ ngày 05/01/2025

Ngày 20/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT .

Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông từ ngày 05/01/2025

(i) Ban chỉ đạo, Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Ban chỉ đạo, Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông, trong đó:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) và Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo.

- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng chỉ đạo việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

- Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban là Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Phó Trưởng ban và các ủy viên là Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo gồm Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(ii) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

- Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập.

- Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm tiểu ban xây dựng chương trình tổng thể và các tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Mỗi tiểu ban xây dựng chương trình môn học gồm Trưởng tiểu ban và các thành viên; mỗi tiểu ban có ít nhất 5 người. Tiểu ban xây dựng chương trình tổng thể gồm Trưởng tiểu ban và các thành viên là Trưởng tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm các thành viên là nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên.

- Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông.

- Quy chế hoạt động của Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo ban hành.

(iii) Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

- Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.

- Lấy ý kiến góp ý dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.

- Hoàn thiện dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.

- Tổ chức thực nghiệm dự thảo chương trình, tập trung vào những điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và điều kiện thực hiện chương trình.

Việc triển khai thực nghiệm dự thảo chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch được Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.

- Tổ chức thẩm định chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT .

- Lấy ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông sau thẩm định.

- Tiếp tục thẩm định, hoàn thiện dự thảo chương trình sau thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

Xem thêm chi tiết tại Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2025.

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2024/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH XÂY DỰNG, CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG; TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 14/2017/TT-BGDĐT NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2017 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

1. Ban chỉ đạo, Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông

a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) và Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo.

b) Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng chỉ đạo việc xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

c) Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban là Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Phó Trưởng ban và các ủy viên là Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d) Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo gồm Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

a) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập.

b) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm tiểu ban xây dựng chương trình tổng thể và các tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Mỗi tiểu ban xây dựng chương trình môn học gồm Trưởng tiểu ban và các thành viên; mỗi tiểu ban có ít nhất 5 người. Tiểu ban xây dựng chương trình tổng thể gồm Trưởng tiểu ban và các thành viên là Trưởng tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông gồm các thành viên là nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên.

c) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định tại khoản 3 Điều này.

d) Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông.

đ) Quy chế hoạt động của Ban xây dựng chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo ban hành.

3. Quy trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

a) Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.

b) Lấy ý kiến góp ý dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.

c) Hoàn thiện dự thảo chương trình tổng thể và dự thảo các chương trình môn học.

d) Tổ chức thực nghiệm dự thảo chương trình, tập trung vào những điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và điều kiện thực hiện chương trình.

Việc triển khai thực nghiệm dự thảo chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch được Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.

đ) Tổ chức thẩm định chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này.

e) Lấy ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông sau thẩm định.

g) Tiếp tục thẩm định, hoàn thiện dự thảo chương trình sau thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông

1. Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá chương trình giáo dục phổ thông, xem xét việc chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.

2. Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.

a) Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông.

b) Thành phần Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông gồm các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên.

c) Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông có nhiệm vụ chỉnh sửa chương trình tổng thể hoặc chương trình môn học theo quy định tại khoản 3 Điều này.

d) Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chất lượng của chương trình giáo dục phổ thông được chỉnh sửa; báo cáo Ban chỉ đạo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân và ý kiến của Hội đồng thẩm định về nội dung chỉnh sửa; hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông được chỉnh sửa.

đ) Quy chế hoạt động của Ban chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông do Trưởng Ban chỉ đạo ban hành.

3. Quy trình chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông

a) Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể chỉnh sửa hoặc chương trình môn học chỉnh sửa.

b) Lấy ý kiến góp ý dự thảo chương trình chỉnh sửa.

c) Hoàn thiện dự thảo chương trình chỉnh sửa.

d) Tổ chức thực nghiệm dự thảo chương trình chỉnh sửa nếu là chương trình môn học mới.

đ) Tổ chức thẩm định dự thảo chương trình chỉnh sửa, theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này.

e) Hoàn thiện dự thảo chương trình chỉnh sửa sau thẩm định và ban hành chương trình chỉnh sửa.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 8 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2. Người tham gia xây dựng dự thảo chương trình, dự thảo chương trình chỉnh sửa nào thì không được tham gia thẩm định chương trình đó.”.

b) Bổ sung khoản 3 như sau: “3. Trường hợp đặc biệt không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.”.

4. Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 9 như sau:

“c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về dự thảo chương trình trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; viết đánh giá, nhận xét về dự thảo chương trình theo các mẫu của Hội đồng thẩm định. Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp;”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 11 như sau:

a) Thay cụm từ “Chưa đạt” bằng cụm từ “Không đạt” tại khoản 3.

b) Bổ sung điểm c vào Khoản 4 như sau: “c) Nếu dự thảo được xếp loại “Không đạt” thì Ban xây dựng chương trình tổ chức xây dựng lại; bản thảo đã xây dựng lại được tổ chức thẩm định như thẩm định lần đầu. Số lần thẩm định lại không quá 2 (hai) lần.”.

6. Sửa đổi, bổ sung phần đầu và khoản 2 Điều 12 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung phần đầu của Điều 12 như sau: “Đơn vị tổ chức thẩm định chương trình là đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công. Đơn vị tổ chức thẩm định chương trình chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng tổ chức thẩm định chương trình và thực hiện các nhiệm vụ sau:”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: “2) Chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Hội đồng thẩm định. Tùy theo điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thẩm định tổ chức thẩm định chương trình theo hình thức trại thẩm định hoặc họp thẩm định.”.

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 01 năm 2025

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Công báo;
- Như Điều 2 (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT ngày 20/11/2024 sửa đổi Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


201

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.155.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!