BỘ CÔNG
THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/VBHN-BCT
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2016
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ XÂY DỰNG, ÁP DỤNG BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC VÀ BAN HÀNH HỢP
ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU CHO CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NHỎ
Thông tư số
32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về
trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua
bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11
năm 2014 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi:
Thông tư số 06/2016/TT-BCT ngày 14
tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 32/2014/TT- BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương Quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và
ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ, có hiệu lực kể
từ ngày 29 tháng 7 năm 2016.
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày
12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12
năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực
ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP
ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều
tiết điện lực,;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông
tư quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí
tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ.[1]
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối
tượng áp dụng
Thông tư này quy định về trình tự xây
dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu
áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ, đấu nối với lưới điện quốc gia.
Các nhà máy điện nhỏ sử dụng nguồn
Năng lượng tái tạo chưa có cơ chế giá điện riêng được Thủ tướng Chính phủ quy định,
được áp dụng theo cơ chế quy định tại Thông tư này khi đấu nối với lưới điện quốc
gia.
Thông tư này áp dụng đối với các đối
tượng sau đây:
a) Các tổ chức, cá nhân mua, bán điện từ các nhà
máy điện nhỏ quy định
tại Khoản 1 Điều
này;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Bên bán là tổ chức,
cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện sở hữu nhà máy
thủy điện nhỏ.
2. Bên mua là Tập đoàn Điện lực
Việt Nam hoặc đơn vị phân phối điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh
vực phân phối và bán lẻ điện, có lưới điện mà các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ đấu
nối để mua điện với Bên bán.
3. Biểu giá chi phí tránh được là biểu giá
được tính toán căn cứ vào các chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia khi
có 01 (một) kWh công suất phát từ nhà máy thủy điện nhỏ được phát lên lưới điện
phân phối.
4. Chi phí
tránh được là chi phí sản xuất 01 (một) kWh của tổ máy phát có chi
phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu
Bên mua mua 01kWh từ một nhà máy thủy điện nhỏ thay thế.
5. Điện năng dư là toàn bộ lượng điện
năng sản xuất trong mùa mưa vượt quá lượng điện năng với hệ số phụ tải trong
mùa mưa là 0,85.
6. Điện năng trên thanh cái là toàn bộ
điện năng sản xuất trừ đi lượng điện tự dùng bên trong phạm vi nhà máy.
7. Hệ số phụ tải là tỷ số giữa lượng
điện năng sản xuất thực tế với lượng điện năng có thể sản xuất ở chế độ vận
hành 100% công suất định mức trong một khoảng thời gian nhất định (năm, mùa,
tháng, ngày).
8. Hợp đồng mua bán điện mẫu là hợp đồng
mua bán điện áp dụng cho việc mua bán điện của các nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng
Biểu giá chi phí tránh được quy định tại Phụ lục IV
Thông tư này.
9. Mùa mưa được tính từ ngày 01
tháng 7 đến ngày 31 tháng 10.
10. Mùa khô được tính từ ngày 01
tháng 11 đến ngày 30 tháng 6 năm sau.
11. Năm lấy số liệu tính toán biểu
giá áp dụng cho
năm N được tính từ ngày 01 tháng 7 của năm (N-2) tới ngày 30 tháng 6 của năm (N-1).
12. Năng lượng tái tạo là năng lượng
được sản xuất từ thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối,
đốt chất thải rắn trực tiếp, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác
thải và khí sinh học.
Chương II
XÂY
DỰNG, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC
Điều 3. Cấu trúc Biểu
giá chi phí tránh được
Biểu giá chi phí tránh được (chưa bao
gồm thuế tài nguyên nước, tiền dịch vụ môi trường rừng và thuế giá trị gia
tăng) được tính theo thời gian sử dụng trong ngày và các mùa trong năm được quy
định chi tiết tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư này, bao gồm 07 (bảy) thành phần như sau:
a) Giờ cao điểm mùa khô;
b) Giờ bình thường mùa khô;
c) Giờ thấp điểm mùa khô;
d) Giờ cao điểm mùa mưa;
đ) Giờ bình thường mùa mưa;
e) Giờ thấp điểm mùa mưa;
g) Điện năng dư.
2. Các chi phí tương ứng với 07 (bảy)
thành phần biểu giá bao gồm:
a) Chi phí điện năng phát điện tránh được;
b) Chi phí tổn thất truyền tải tránh được;
c) Chi phí công suất phát điện
tránh được (chỉ áp dụng trong thời gian cao điểm của mùa khô).
3. Thời gian sử dụng điện trong ngày áp dụng
cho Biểu giá chi phí tránh được phù hợp với quy định trong biểu giá bán lẻ điện
hiện hành.
Đối với các khu vực nối lưới điện với
nước ngoài, khu vực có quá tải đường dây (truyền tải điện), các nhà máy thủy điện
trên cùng bậc thang, Bên mua và Bên bán thỏa thuận thời gian áp dụng giá giờ
cao điểm theo nguyên tắc đảm bảo đủ số giờ cao điểm theo quy định.
Điều 4. Trình tự xây
dựng, phê duyệt và công bố Biểu giá chi phí tránh được
1. Biểu giá chi phí tránh được được xây dựng
và công bố hàng năm.
2. Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
Bên mua, Bên bán và các nhà máy điện khác để cập nhật cơ sở dữ liệu, thực hiện
tính toán, lập Biểu giá chi phí tránh được cho năm kế tiếp theo phương pháp quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này,
trình Cục Điều tiết điện lực.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cục Điều
tiết điện lực có trách nhiệm:
a) Thẩm định các thông số đầu vào, kết quả
tính toán Biểu giá chi phí tránh được hàng năm do Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện lập. Trường hợp cần thiết, có thể mời các tổ chức, cá nhân
có liên quan tham gia thẩm định;
b) Nghiên cứu, đề xuất và trình Bộ trưởng
Bộ Công Thương xem xét, quyết định Biểu giá chi phí tránh được ở mức hợp lý nhằm
khuyến khích sản xuất điện từ Năng lượng tái tạo, đồng thời đảm bảo Biểu giá
chi phí tránh được phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng
giai đoạn;
c) Công bố Biểu giá chi phí tránh được.
4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày kể từ
ngày Biểu giá chi phí tránh được được ban hành, Cục Điều tiết điện lực có trách
nhiệm công bố Biểu giá chi phí tránh được cho năm tiếp theo trên trang thông
tin điện tử của Cục Điều tiết điện lực và của Bộ Công Thương.
5. Trong trường hợp Biểu giá chi phí
tránh được chưa được công bố đúng thời hạn, được phép tạm thời áp dụng Biểu giá
chi phí tránh được của năm trước cho đến khi Biểu giá chi phí tránh được
mới được công bố. Phần chênh lệch do thanh toán theo Biểu giá chi phí tránh được
cũ và Biểu giá chi phí tránh được mới sẽ được các bên hoàn lại trong lần thanh
toán đầu tiên áp dụng Biểu giá chi phí tránh được mới.
Điều 5. Cơ chế chia sẻ
rủi ro
1. Bên bán khi ký Hợp đồng mua bán điện với
Bên mua sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu có quyền lựa chọn việc áp dụng biểu giá theo cơ
chế chia sẻ rủi ro quy định trong Hợp đồng mua bán điện mẫu.
2 .Cơ chế chia sẻ rủi ro là cơ chế áp dụng
Biểu giá chi phí tránh được công bố hàng năm cùng với các mức giá sàn và giá trần
xác định trước từ Biểu giá chi phí tránh được của năm ký Hợp đồng mua bán điện.
Giá bán điện của các năm sau khi ký hợp đồng sẽ bằng giá chi phí tránh được
áp dụng cho năm đó nếu giá đó nằm trong khoảng giữa giá sàn và giá trần. Nếu giá chi phí
tránh được của năm đó cao hơn giá trần thì sẽ áp dụng giá trần và nếu giá chi
phí tránh được năm đó thấp hơn giá sàn thì sẽ áp dụng giá sàn trong thanh toán
tiền điện đã phát được.
3. Giá sàn của từng thành phần của biểu
giá được tính bằng 90% giá của thành phần đó trong Biểu giá chi phí tránh được
áp dụng cho năm ký Hợp đồng mua bán điện.
4. Giá trần của từng thành phần của biểu
giá được tính bằng 110% giá của thành phần đó trong Biểu giá chi phí tránh được
áp dụng cho năm ký Hợp đồng mua bán điện.
5. Thời hạn áp dụng tối đa biểu giá với
cơ chế chia sẻ rủi ro là 12 (mười hai) năm kể từ năm ký Hợp đồng mua bán điện.
Bên bán có thể lựa chọn thời hạn áp dụng ngắn hơn. Sau thời hạn áp dụng cơ chế
chia sẻ rủi ro, giá dùng trong thanh toán tiền điện từ Hợp đồng mua bán điện là
giá chi phí tránh được được công bố áp dụng cho từng năm.
6. Khi áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro,
trong Hợp đồng mua bán điện cần quy định cụ thể Biểu giá chi phí tránh được của
năm ký Hợp đồng mua bán điện, thời hạn áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro, giá sàn
và giá trần tương ứng với từng thành phần của biểu giá theo cơ chế chia sẻ rủi
ro quy định tại Bảng 2 Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm đấu
nối
1. Bên bán chịu trách nhiệm đầu tư, vận
hành và bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của
Bên bán đến điểm đấu nối với lưới điện của Bên mua.
2. Điểm đấu nối do Bên bán và Bên mua thỏa
thuận theo nguyên tắc là điểm đấu nối gần nhất vào lưới điện hiện có của Bên
mua, đảm bảo truyền tải công suất nhà máy điện của Bên bán, phù hợp với quy hoạch
lưới điện được duyệt.
3. Trường hợp điểm đấu nối khác với điểm
đặt thiết bị đo đếm, Bên bán chịu
phần tổn thất điện năng trên đường dây đấu nối và tổn thất máy biến áp tăng áp
của nhà máy. Phương pháp tính toán tổn thất trên đường dây đấu nối được thực hiện
theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 7. Điều kiện áp
dụng Biểu giá chi phí tránh được đối với bên bán[2]
Bên bán điện được áp dụng Biểu giá chi
phí tránh được khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1. Công suất đặt của nhà máy điện nhỏ hơn
hoặc bằng 30 MW và toàn bộ điện năng được sản xuất từ Năng lượng tái tạo.
2. Bên bán có nhiều nhà máy thủy điện bậc
thang trên cùng một dòng sông mà tổng công suất đặt của các nhà máy này nhỏ hơn
hoặc bằng 60 MW thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp cụm thủy điện bậc thang có
nhà máy thủy điện có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW được đưa vào vận hành đầu
tiên thì áp dụng biểu giá chi phí tránh được cho toàn bộ các nhà máy thủy điện
trong cụm thủy điện bậc thang theo quy định tại Thông tư này;
b) Trường hợp cụm thủy điện bậc thang có
nhà máy thủy điện có công suất lớn hơn 30 MW được đưa vào vận hành đầu
tiên, chủ đầu tư có trách nhiệm:
- Thực hiện tính toán, đàm phán giá điện, hợp đồng
mua bán điện theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm
2014 của Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng giá phát điện, trình tự
kiểm tra hợp đồng mua bán điện (sau đây viết tắt là Thông tư số
56/2014/TT-BCT); tham gia thị trường điện theo quy định về thị trường điện do Bộ
Công Thương ban hành;
- Sau khi nhà máy điện tiếp theo đưa vào vận
hành thương mại, chủ đầu tư được quyền lựa chọn một trong các nội dung sau:
+ Tiếp tục thực hiện tính toán, đàm
phán giá điện, hợp đồng mua bán điện theo quy định tại Thông tư số
56/2014/TT-BCT ; tham gia thị trường điện theo quy định tại về thị trường điện
do Bộ Công Thương ban hành;
+ Áp dụng biểu giá chi phí tránh được
cho toàn bộ các nhà máy điện trong cụm thủy điện bậc thang từ ngày nhà máy điện
tiếp theo vận hành thương mại theo quy định tại Thông tư này.
Điều 8. Áp dụng Hợp đồng
mua bán điện mẫu
1. Việc sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu
là bắt buộc trong mua bán điện áp dụng Biểu giá chi phí tránh được giữa nhà máy
điện đủ điều kiện với Bên mua.
2. Hợp đồng mua bán điện được ký trước thời
điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi trong hợp
đồng. Bên bán và Bên mua có thể thỏa thuận để chuyển sang áp dụng Biểu giá chi
phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu thay cho Hợp đồng mua bán điện đã
ký.
Điều 9. Điều kiện
tham gia thị trường điện
1. Bên bán sở hữu nhà máy thủy điện nhỏ
thuộc phạm vi và đối tượng áp dụng của Thông tư này nếu đấu nối vào lưới điện từ
cấp điện áp 110 kV trở lên có quyền lựa chọn để nhà máy tham gia thị trường điện.
2. Điều kiện tham gia thị trường điện:
a) Đấu nối vào lưới điện từ 110 kV trở
lên;
b) Trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng tham gia
thị trường điện theo quy định;
c) Cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của
thị trường điện, ký hợp đồng mua bán điện phù hợp với các quy định của thị trường
điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành áp dụng cho các nhà máy tham gia thị
trường điện;
d) Khi lựa chọn tham gia thị trường điện,
Bên bán không được lựa chọn lại việc áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và Hợp
đồng mua bán điện mẫu;
đ) Trường hợp Bên bán đang áp dụng Biểu
giá chi phí tránh được và đã ký Hợp đồng mua bán điện mẫu thì Bên bán ký Thỏa
thuận với Bên mua chấm dứt và thanh lý Hợp đồng trước thời hạn theo đúng
các quy định trong Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và các quy định có liên quan
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Trách nhiệm
của Cục Điều tiết điện lực
1. Chỉ đạo Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện lập Biểu giá chi phí tránh được hàng năm theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để bảo đảm
công bố biểu giá đúng thời
hạn.
2. Chỉ định các nhà máy nhiệt điện cung cấp
các số liệu cần thiết phục vụ yêu cầu lập Biểu giá chi phí tránh được cho Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện.
3. Lựa chọn nhà máy nhiệt điện được thay
thế căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia trong từng giai đoạn trên cơ
sở chi phí hợp lý về đầu tư, bảo dưỡng và vận hành; thông báo Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện làm căn cứ thực hiện tính toán giá công
suất tránh được theo quy định tại khoản 3 Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thẩm
định, trình Bộ Công Thương xem xét, quyết định Biểu giá chi phí tránh được hàng
năm;
công bố Biểu giá chi phí tránh được hàng năm.
5. Bảo mật các thông tin liên quan đến
chi phí của nhà máy điện dùng để tính Biểu giá chi phí tránh được.
6. Phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp, Tổng cục Năng lượng và các đơn vị liên quan, kiểm tra, giám sát
các đơn vị phát điện trong việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về
quản lý chất lượng công trình, an toàn đập, trồng rừng thay thế, quy trình vận
hành hồ chứa, dịch vụ môi trường rừng và các yêu cầu về môi trường khác.
7. Hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư
này.
Điều 11. Trách nhiệm
của Bên bán
1. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với Bên
mua theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và theo Biểu giá chi phí tránh được.
2. Lắp đặt công tơ 3 giá phù hợp với các
quy định hiện hành để đo đếm điện năng sử dụng cho thanh toán tiền điện.
3. Bán toàn bộ lượng điện năng trên thanh
cái của nhà máy cho Bên mua khi áp dụng Biểu giá chi phí tránh được. Trường hợp
vì mục đích cung cấp điện cho các làng, xã chưa có điện lân cận nhà máy điện
theo đề nghị của chính quyền địa phương, Bên bán được bán một phần sản lượng với
giá thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật cho đơn vị phân phối điện tại
địa phương nhưng phải thỏa thuận trước
bằng văn bản với Bên mua.
4. Gửi 01 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký
về Cục Điều tiết điện lực chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ký.
5. Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện,
quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương
ban hành.
6. Định kỳ vào tháng cuối cùng hàng quý,
Bên bán có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực về tình hình thực hiện nộp
tiền dịch vụ môi trường rừng của quý liền kề trước đó.
7. Định kỳ hàng quý, hàng năm theo quy định,
báo cáo Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản về việc thực hiện các quy định pháp
luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình, an toàn đập, trồng rừng thay
thế, quy trình vận hành hồ chứa, dịch vụ môi trường rừng và các yêu cầu về môi
trường khác.
Điều 12. Trách nhiệm
của Bên mua
1. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với Bên
bán theo Hợp đồng mua bán điện
mẫu và theo Biểu giá chi phí tránh được nếu Bên bán đáp ứng các điều kiện quy định
tại Điều 7 Thông tư này và các quy định pháp luật có liên
quan khác.
2. Mua toàn bộ lượng điện năng
Bên bán phát lên lưới theo khả năng truyền tải của lưới điện, trừ phần điện
năng bán cho đơn vị phân phối điện tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
3. Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện,
quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương
ban hành.
4. Gửi Cục Điều tiết điện lực báo cáo kết
quả thỏa thuận với Bên bán trong trường hợp thay đổi thời gian áp dụng giá giờ
cao điểm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn
15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận với Bên bán.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng
công ty điện lực có trách nhiệm xây
dựng phương án xử lý
tình trạng quá tải đối với các trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 3 Thông tư này.
Điều 13. Trách nhiệm
của các đơn vị điện lực khác
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm lập Biểu
giá chi phí tránh được hàng năm
và bảo mật thông
tin
liên quan đến chi phí của nhà máy điện dùng để tính Biểu giá chi phí tránh được.
2. Các nhà máy nhiệt điện được Cục Điều
tiết điện lực chỉ định có trách nhiệm cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ
yêu cầu tính Biểu giá chi phí tránh được cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện.
Điều 14. Hiệu lực thi
hành[3]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25
tháng 11 năm 2014, thay thế Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm
2008 của Bộ Công Thương quy định về Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua
bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ.
2. Đối với các hợp đồng mua bán điện được
ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, hai bên có trách nhiệm thỏa thuận,
ký kết phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện về việc Bên mua có trách
nhiệm thanh toán cho Bên bán thuế tài nguyên nước, thuế giá trị gia tăng và tiền
dịch vụ môi trường rừng theo quy định hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát
sinh vướng mắc, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phản ánh về Bộ Công Thương để
bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Văn
phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Website Bộ
Công Thương;
- Lưu: VT, PC,
ĐTĐL.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
PHỤ
LỤC I
BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Bảng 1. Biểu
giá chi phí tránh được
Thành phần
giá
|
Mùa khô
|
Mùa mưa
|
Giờ cao điểm
|
Giờ bình
thường
|
Giờ thấp điểm
|
Giờ cao điểm
|
Giờ bình
thường
|
Giờ thấp điểm
|
Phần điện
năng dư
|
I. Giá điện năng
tránh được
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí điện năng phát điện tránh được
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Chi phí tổn thất truyền tải tránh được
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
II. Giá công suất
tránh được
|
|
|
|
|
|
|
|
Chi phí công suất phát điện tránh được
|
X
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng cộng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Ghi chú:
- X = được áp dụng, có giá trị khác 0;
0 = không áp dụng.
- Biểu giá chi phí tránh được chưa bao
gồm thuế tài nguyên nước, tiền dịch vụ môi trường rừng và thuế giá trị gia
tăng. Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán các loại thuế và tiền dịch
vụ môi trường rừng nêu trên.
Bảng 2. Biểu
giá trần và giá sàn khi áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro
|
Mùa khô
|
Mùa mưa
|
|
Giờ cao điểm
|
Giờ bình
thường
|
Giờ thấp điểm
|
Giờ cao điểm
|
Giờ bình
thường
|
Giờ thấp điểm
|
Phần phát
dư
|
Biểu giá trong năm ký hợp đồng [N]
|
x1
|
x2
|
x3
|
x4
|
x5
|
x6
|
x7
|
Giá trần (áp dụng đến [tháng] của năm [N+k])
|
1.1x1
|
1.1x2
|
1.1x3
|
1.1x4
|
1.1x5
|
1.1x6
|
1.1x7
|
Giá sàn (áp dụng đến [tháng] của năm [N+k])
|
0.9x1
|
0.9x2
|
0.9x3
|
0.9x4
|
0.9x5
|
0.9x6
|
0.9x7
|
- Trong đó, k là thời hạn áp dụng cơ
chế chia sẻ rủi ro tính theo năm, kể từ năm ký hợp đồng mua bán điện (không quá
12 năm).
PHỤ
LỤC II
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Chi phí điện năng tránh được
Các bước tính chi phí điện năng tránh
được như sau:
a) Tính toán chi phí nhiên liệu trung
bình tháng (đồng/kWh) của từng nhà máy nhiệt điện trong hệ thống cho năm lấy số
liệu tính toán biểu giá, trừ các nhà máy điện BOT, IPP đã ký hợp đồng bao tiêu
và các nhà máy điện chạy dầu. Tổng chi phí nhiên liệu trong tháng của các nhà
máy nhiệt điện và điện năng thanh cái được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện
có liên quan.
Đối với các nhà máy điện có giá nhiên
liệu biến đổi theo giá nhiên liệu thế giới, giá nhiên liệu dùng để tính toán
chi phí biến đổi sẽ chịu mức trần bằng 110% giá nhiên liệu tính toán trung bình
trong năm trước năm lấy số liệu tính toán biểu giá của nhà máy đó (hoặc trung
bình của tất cả các nhà máy điện có giá nhiên liệu biến đổi theo giá nhiên liệu
thế giới, nếu nhà máy điện này được đưa vào vận hành trong năm lấy số liệu tính
toán).
b) Với mỗi giờ của năm lấy số liệu
tính toán biểu giá, xếp hạng theo thứ tự tăng dần của chi phí biến đổi của các
nhà máy nhiệt điện chạy lưng, chạy đáy (trừ các nhà máy BOT, IPP đã ký hợp đồng
mua bán điện bao tiêu) để xác định nhà máy có chi phí biên. Chi phí biến đổi được
xác định dựa trên chi phí nhiên liệu trung bình tháng của các nhà máy nhiệt điện.
c) Tổng công suất phát lớn nhất của hệ
thống trong năm lấy số liệu tính toán ký hiệu là (P).
d) Công suất tham chiếu P*
được tính bằng Fa x P, với Fa
là hệ số điều chỉnh phần năng lượng biên của biểu đồ phụ tải, do Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện đề xuất và được chọn trong khoảng Fo;
0,4.
Trong đó:
Xi là sản lượng điện của
các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp (trừ các nhà máy điện BOT) có
giá khí biến đổi theo giá nhiên liệu thế giới trong năm lấy số liệu tính toán
biểu giá.
X là tổng sản lượng điện của các nhà
máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp (trừ các nhà máy điện BOT) trong năm lấy
số liệu tính toán biểu giá.
Pi là giá khí trung bình
(USD/mmBTU) của các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp có giá khí biến
đổi theo giá nhiên liệu thế giới trong năm lấy số liệu tính toán biểu giá.
đ) Với mỗi giờ của năm lấy số liệu
tính toán biểu giá, giá điện năng cMj được tính toán
căn cứ vào chi phí của các nhà máy có giá thành cao và được tính theo công suất
tham chiếu P* (đã loại trừ các nhà máy tại điểm b khoản này ở
trên).
Ví dụ, nếu P* = 1000MW,
và nếu trong một số giờ j nhà máy có giá thành cao nhất được huy động
600MW với chi phí biến đổi là c1, và nhà máy có giá thành cao thứ hai được
huy động 500MW với chi phí biến đổi là c2, chi phí (tránh được)
biên trung bình cho giờ đó, với công suất tham chiếu P*, cMj
được tính theo công thức:
e) Giá điện năng được điều chỉnh theo
tốc độ tăng tương ứng của chi phí nhiên liệu trong năm tính toán. Tốc độ tăng
giá nhiên liệu hàng năm được xác định theo thứ tự ưu tiên sau:
- Theo các hợp đồng cung cấp nhiên liệu
cho các nhà máy chạy đỉnh trong hệ thống;
- Theo giá thị trường, với nguồn tham
khảo rõ ràng và đáng tin cậy, được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng;
- Do Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện đề xuất và được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng.
g) Với mỗi khoảng thời gian tương ứng
với sáu thành phần thời gian phân biệt theo mùa và theo thời gian sử dụng điện
trong ngày của biểu giá, giá trung bình hàng năm được tính là trung bình của cMj
trong mỗi khoảng thời gian đó.
h) Giá điện năng dư được tính bằng 50%
giá trong các giờ thấp điểm vào mùa mưa.
2. Tổn thất truyền tải tránh được
Cách tính tổn thất truyền tải tránh được
như sau:
a) Với mỗi giờ trong năm, điều kiện vận
hành hệ thống được xác định trên cơ sở luồng công suất của đường dây 500kV đi
qua ranh giới phân biệt phụ tải giữa 3 miền (Bắc-Trung và Trung-Nam).
b) Do trên đường dây 500kV luôn có một
luồng công suất truyền tải nào đó, “cân bằng” không có nghĩa là bằng 0 mà bằng
một luồng công suất (bất kể theo hướng nào) trên một giá trị ngưỡng. Ngưỡng này
được quy định tùy thuộc vào điều kiện về điều chỉnh điện áp và ổn định hệ thống
điện. Khi luồng công suất trên đường dây 500kV truyền tải qua ranh giới phân biệt
phụ tải miền nhỏ hơn ngưỡng này thì được xem là cân bằng. Giá trị ngưỡng cân bằng
do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đề xuất và được Cục Điều tiết
điện lực cho phép áp dụng.
c) Đối với nhà máy đủ điều kiện kết nối
với lưới điện miền Bắc, nhà máy điện được thưởng thanh toán tổn thất truyền tải
khi miền Bắc nhận điện từ miền Trung qua đường dây 500kV.
d) Đối với nhà máy đủ điều kiện kết nối
với lưới điện miền Trung, nhà máy điện được thưởng thanh toán tổn thất truyền tải
khi miền Trung nhận điện từ miền Nam qua đường dây 500kV
đ) Nhà máy bị phạt thanh toán tổn thất
truyền tải trong các trường hợp còn lại. Với mỗi giờ trong năm, giá tổn thất
truyền tải tránh được T được tính như sau:
Trường hợp nhà máy điện nối lưới ở miền
Bắc:
TB
= CM (1 + λB)(1 ± λ500) - CM
Trường hợp nhà máy điện nối lưới ở miền
Trung:
TT
= CM (1 + λT)(1 ± λ500) - CM
Trường hợp nhà máy điện nối lưới ở miền
Nam:
TN
= CM (1 + λN) - CM
Trong đó:
|
CM
|
=
|
Chi phí nhiên liệu trung bình trong
tháng của tổ máy nhiệt điện chạy khí chạy đỉnh (đắt nhất) trong hệ thống (đồng/kWh).
|
|
λB, λT, λN
|
=
|
Lần lượt là tỷ lệ tổn thất trên hệ
thống truyền tải điện miền Bắc, Trung, Nam đến cấp điện áp 220kV, bao gồm cả
tổn thất trạm biến áp.
|
|
λ500
|
=
|
Tỷ lệ tổn thất trung bình trên hệ thống
đường dây 500kV (gồm cả tổn thất trạm biến áp)
|
|
TB, TT, TN
|
=
|
Lần lượt là giá tổn thất truyền tải
tránh được ở miền Bắc, Trung và Nam (đồng/kWh).
|
g) Dấu trong biểu thức 1 ± λ500:
Nếu dương là “thưởng”, âm là “phạt”.
h) Các giá trị T được tính trung bình
cho tất cả các giờ liên quan trong biểu giá.
3. Giá công suất tránh được của biểu
giá
Giá công suất tránh được xác định bằng
giá công suất của nhà máy nhiệt điện được thay thế bởi nguồn điện nhỏ Năng lượng
tái tạo. Nhà máy nhiệt điện được thay thế do Cục Điều tiết điện lực lựa chọn
căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia trong từng giai đoạn trên cơ sở
chi phí hợp lý về đầu tư, bảo dưỡng và vận hành. Các thông số tính toán chi phí
công suất tránh được như sau:
- Chi phí đầu tư năm cơ sở xác định
căn cứ chi phí đầu tư hợp lý của nhà máy nhiệt điện được lựa chọn;
- Hệ số trượt giá cho chi phí đầu tư
được lấy theo chỉ số giá thiết bị (MUV) do Ngân hàng Thế giới công bố trên
trang web www.worldbank.org;
- Đời sống kinh tế của nhà máy nhiệt
điện được lấy theo quy định về phương pháp xác định giá phát điện do Bộ Công
Thương ban hành;
- Hệ số chiết khấu i (WACC) là 10
%/năm;
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định
năm cơ sở được xác định theo chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của nhà máy
nhiệt điện được lựa chọn hoặc tương đương;
- Hệ số trượt chi phí vận hành và bảo
dưỡng cố định hàng năm là 2,5%/năm;
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định
năm tính giá không bao gồm thuế tài nguyên sử dụng nước mặt, phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải và các loại thuế, phí khác liên quan tính theo quy định hiện
hành;
- Tổn thất trạm biến áp và suất sự cố
lấy theo thông số do Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo hàng năm;
- Tỷ giá đô la Mỹ năm lấy số liệu tính
toán biểu giá được tính bình quân theo ngày và theo tỷ giá đô la Mỹ bán ra giờ
đóng cửa của Hội sở chính - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Chi phí công suất tránh được điều chỉnh
theo tổn thất truyền tải theo công thức sau:
AGC* = AGC
(1+λ220) (1-λ500)
Trong đó:
AGC*
|
:
|
Chi phí công suất phát điện tránh được,
điều chỉnh theo tổn thất truyền tải.
|
λ220
|
:
|
tỷ lệ tổn thất truyền tải trung bình
trên lưới 220kV của 3 miền trong các giờ cao điểm mùa khô;
|
λ500
|
:
|
Tỷ lệ tổn thất trung bình trên đường
dây 500kV (gồm cả tổn thất trạm biến áp) trong các giờ cao điểm mùa khô;
|
AGC
|
:
|
Chi phí công suất tránh được.
|
Giá trị AGC* được tính toán và áp dụng
cho các giờ cao điểm của mùa khô (hd).
Giá công suất phát điện tránh được (đồng/kWh)
xác định theo công thức:
Chi phí công suất phát điện tránh được
[đồng/kWh] = AGC*/hd.
PHỤ
LỤC III
PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRONG TRƯỜNG
HỢP ĐIỂM ĐO ĐẾM KHÔNG TRÙNG VỚI ĐIỂM ĐẤU NỐI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Trường hợp điểm đo đếm
khác với điểm đấu nối và khi các bên không có thỏa thuận khác, thì lượng điện
năng Bên mua nhận tại điểm đấu nối (đo bằng kWh) trong giai đoạn lập hóa đơn sẽ
được điều chỉnh theo hệ số tổn thất trung bình, được tính theo các công thức dưới
đây.
2. Các hệ số sau được
dùng trong việc tính toán:
P là công suất đặt của
nhà máy MW;
Cos φ là hệ số công suất của nhà máy;
A là sản lượng điện
năng trung bình hàng năm của nhà máy [kWh/năm];
U là điện thế định mức
tại thanh cái nhà máy [kV];
R là điện trở tổng của
đường dây truyền tải điện [Ω], được xác định
từ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất cho các dây dẫn sử dụng cho đường dây ở
nhiệt độ 25°C;
L là hệ số tổn thất
trung bình của đường dây truyền tải;
T là hệ số tổn thất của
máy biến áp tăng áp (nếu công tơ được đặt về phía sơ cấp của máy biến áp tăng
áp); hệ số tổn thất này sẽ có giá trị bằng 0 nếu công tơ được đặt phía thứ cấp
của máy biến áp tăng áp;
X là lượng điện năng
theo chỉ số của công tơ đặt tại nhà máy trong giai đoạn lập hóa đơn [kWh];
XL là lượng điện năng
nhận tại điểm đấu nối trong giai đoạn lập hóa đơn, sau khi trừ đi tổn thất trên
đường dây truyền tải và tổn thất máy biến áp tăng áp [kWh].
3. Công thức tính toán
hệ số tổn thất trung bình của đường dây truyền tải như sau:
Trong đó:
4. Lượng điện năng Bên
mua phải thanh toán cho Bên bán, XL, được tính theo công thức sau:
5. Các giá trị của hệ số
tổn thất có thể tính toán theo các công thức trên hoặc có thể theo thỏa thuận
khác, các hệ số này được quy định trong Hợp đồng mua bán điện.
PHỤ
LỤC IV
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU ÁP DỤNG BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH
ĐƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
MỤC LỤC
Điều 1. Định nghĩa
Điều 2. Giao nhận và mua bán điện
Điều 3. Đấu nối, đo đếm và vận hành
Điều 4. Lập hóa đơn và thanh toán
Điều 5. Bất khả kháng
Điều 6. Thời hạn hợp đồng, các sự kiện
ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại và đình chỉ thực hiện hợp
đồng
Điều 7. Giải quyết tranh chấp
Điều 8. Ủy thác, chuyển nhượng
và tái cơ cấu
Điều 9. Tham gia thị trường điện
Điều 10. Các thỏa thuận khác
Điều 11. Cam kết thực hiện
Phụ lục A: Biểu giá mua bán điện
Phụ lục B: Thông số kỹ thuật của nhà
máy điện
Phụ lục C: Yêu cầu đấu nối hệ thống
Phụ lục D: Yêu cầu trước ngày vận hành
thương mại
Phụ lục Đ: Thỏa thuận khác
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
HỢP ĐỒNG MUA
BÁN ĐIỆN
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12
năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng
11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Căn cứ Thông tư số …/2014/TT-BCT ngày
… tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp
dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các
nhà máy thủy điện nhỏ;
Căn cứ nhu cầu mua, bán điện của hai
bên,
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ……., tại
……………..
Chúng tôi gồm:
Bên bán:
___________________________________________________
Địa chỉ:
____________________________________________________
Điện thoại: ____________________Fax:
__________________________
Mã số thuế:
__________________________________________________
Tài khoản: ___________________ Ngân
hàng ______________________
____________________________________________________________
Đại diện:
____________________________________________________
Chức vụ: ______________________( được
sự ủy quyền của _______ theo văn bản ủy quyền số____________, ngày _____ tháng
_____ năm ____)
Bên mua:
___________________________________________________
Địa chỉ:
_____________________________________________________
Điện thoại: ____________________Fax:
__________________________
Mã số thuế:
__________________________________________________
Tài khoản: ___________________ Ngân
hàng ______________________
____________________________________________________________
Đại diện:
____________________________________________________
Chức vụ: ______________________ (được
sự ủy quyền của _______ theo văn bản ủy quyền số_____________, ngày _____ tháng
_____ năm ____)
Cùng nhau thỏa thuận ký Hợp đồng mua
bán điện để mua, bán điện theo Biểu giá chi phí tránh được với các nội dung
sau:
Điều 1. Định nghĩa
Trong Hợp đồng này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Bên
cho vay: các cá nhân, tổ chức cho Bên bán hoặc Bên mua vay để thực hiện
Hợp đồng này. Danh sách Bên cho vay được các bên thông báo cho nhau theo Điều
10 của Hợp đồng này.
2. Bên hoặc
các bên: Bên bán, Bên mua hoặc cả hai bên hoặc đơn vị tiếp nhận các quyền
và nghĩa vụ của một bên hoặc các bên trong Hợp đồng này.
3. Biểu giá chi phí
tránh được: biểu giá được quy định tại Phụ lục A của Hợp đồng.
4. Điểm đấu
nối:
vị trí mà đường dây của Bên bán đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua, được thỏa
thuận tại Phụ lục C của Hợp đồng.
5. Điểm giao nhận điện: điểm đo đếm
sản lượng điện bán ra của Bên bán.
6. Điện năng dư: toàn bộ lượng
điện năng sản xuất trong mùa mưa vượt quá lượng điện năng đã xác định với hệ số
phụ tải trong mùa mưa được quy định trước.
7. Điện năng mua bán: điện năng của
nhà máy điện phát ra theo khả năng phát lớn nhất có thể của nhà máy, trừ đi lượng
điện năng cần thiết cho tự dùng và tổn thất của nhà máy điện, được Bên bán đồng
ý bán và giao cho Bên mua hàng năm, theo quy định trong Phụ lục B của Hợp đồng
(kWh).
8. Giờ bình thường: khoảng thời
gian sử dụng điện trong ngày theo quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng biểu
giá bán lẻ điện hiện hành.
9. Giờ cao điểm: khoảng thời
gian sử dụng điện trong ngày theo quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng biểu
giá bán lẻ điện hiện hành.
10. Giờ thấp điểm: khoảng thời
gian sử dụng điện trong ngày theo quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng biểu
giá bán lẻ điện hiện hành.
11. Hợp đồng: bao gồm văn
bản này và các Phụ lục kèm theo.
12. Lãi suất cơ bản: lãi suất
cho vay thị trường liên ngân hàng Việt Nam VNIBOR thời hạn một tháng tại thời điểm
thanh toán.
13. Mùa khô: khoảng thời
gian trong năm theo quy định trong Biểu giá chi phí tránh được.
14. Mùa mưa: khoảng thời
gian trong năm theo quy định trong Biểu giá chi phí tránh được.
15. Năm hợp đồng: 12 (mười
hai) tháng của năm dương lịch tính từ ngày đầu tiên của tháng 01 và kết thúc
vào ngày cuối cùng của tháng 12 năm đó, trừ trường hợp đối với năm hợp đồng đầu
tiên được tính bắt đầu từ ngày vận hành thương mại và kết thúc vào ngày cuối
cùng của tháng 12 của năm đó. Năm hợp đồng cuối cùng kết thúc vào ngày cuối
cùng của thời hạn Hợp đồng.
16. Ngày đến hạn
thanh toán: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày Bên mua nhận được
hóa đơn thanh toán tiền điện hợp lệ của Bên bán.
17. Ngày vận hành
thương mại: ngày Bên bán thông báo cho Bên mua về việc bắt đầu giao
điện năng mua bán phù hợp với các nội dung của Hợp đồng này hoặc là ngày mà Bên
bán bắt đầu giao điện năng cho Bên mua phù hợp với Hợp đồng này và Bên mua phải
thanh toán cho lượng điện năng giao đó.
18. Nhà máy điện: bao gồm tất
cả các thiết bị phát điện, thiết bị bảo vệ, thiết bị đấu nối và các thiết bị phụ
trợ có liên quan; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ để
phục vụ sản xuất điện năng theo Hợp đồng này của Bên bán.
19. Đơn vị điều độ hệ
thống điện: các đơn vị điện lực bao gồm Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện, các Đơn vị điều độ hệ thống điện miền và các Đơn vị điều độ
hệ thống điện phân phối, được phân cấp thực hiện hoạt động chỉ huy, điều khiển
các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện quá trình vận
hành hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy phạm kỹ thuật và phương thức vận
hành đã được quy định.
20. Quy định vận hành
hệ thống điện: các Thông tư, Quy trình quy định các tiêu chuẩn vận
hành hệ thống điện, điều kiện và thủ tục đấu nối vào lưới điện, điều độ và vận
hành hệ thống điện, đo đếm điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện.
21. Quy chuẩn, tiêu
chuẩn ngành điện: những quy định, tiêu chuẩn, thông lệ được
áp dụng trong ngành điện do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam ban
hành hoặc các quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan, tổ chức quốc tế, các nước
trong vùng ban hành phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, khuyến nghị của
nhà sản xuất thiết bị, có tính đến điều kiện vật tư, nguồn lực, nhiên liệu, kỹ
thuật chấp nhận được đối với ngành điện Việt Nam tại thời điểm nhất định.
22. Trường hợp khẩn cấp: chỉ điều kiện
hoặc tình huống có thể dẫn đến gián đoạn dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng của
Bên mua, bao gồm các trường hợp có thể gây ra hỏng hóc lớn trong hệ thống điện
của Bên mua, có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản hoặc làm ảnh hưởng đến khả
năng kỹ thuật của nhà máy điện.
Điều 2. Giao nhận và mua bán điện
1. Giao nhận điện
Kể từ ngày vận hành thương mại, Bên
bán đồng ý giao và bán điện năng cho Bên mua, Bên mua đồng ý mua điện năng của
Bên bán theo quy định của Hợp đồng này.
2. Giá mua bán điện
Giá mua bán điện theo Hợp đồng này được
áp dụng theo Biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết điện lực công bố hằng
năm và theo quy định tại Thông tư số.../2014/TT-BCT ngày … tháng … năm … của Bộ
Công Thương quy định trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và
ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ.
3. Mua bán điện
Bên bán đồng ý vận hành nhà máy điện với
công suất khả dụng của thiết bị và phù hợp với Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện,
Quy định vận hành hệ thống điện và các quy định khác có liên quan. Bên bán không
phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại trực tiếp của Bên mua do Bên
bán không cung cấp đủ điện năng mua bán trong trường hợp không do lỗi của Bên
bán. Trường hợp nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên mua mà Bên bán giảm
điện năng mua bán với mục đích bán điện cho bên thứ ba, hoặc với mục đích sản
xuất các dạng năng lượng khác tại nhà máy điện thay vì sản xuất điện năng mua
bán thì Bên bán không được miễn trách nhiệm pháp lý.
4. Kế hoạch vận hành
a) Trước hoặc vào ngày thực hiện Hợp đồng
này, Bên bán cung cấp cho Bên mua biểu đồ khả năng phát trung bình năm tại
thanh cái nhà máy theo từng tháng phù hợp với thiết kế cơ sở của nhà máy điện.
Đối với nhà máy thủy điện, Bên bán cung cấp thêm các biểu đồ khả năng phát của
các năm trong chuỗi số liệu thủy văn tại thiết kế cơ sở của nhà máy điện.
b) Trước ngày 01 tháng 12 của năm hợp
đồng, Bên bán cung cấp cho Bên mua dự báo năm về tình hình vận hành, bao gồm:
- Dự báo sản lượng điện và công suất
khả dụng hàng tháng;
- Lịch ngừng máy.
c) Trường hợp công suất, điện năng
cung cấp thực tế và thời gian giao nhận điện cho Bên mua khác so với dự báo
(trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 5%) thì Bên bán không phải chịu trách nhiệm
pháp lý với Bên mua và không bị giảm các khoản thanh toán hoặc bị phạt. Trường hợp
dự báo năm do Bên bán cung cấp cho Bên mua sai khác nhiều hơn 5% so với biểu đồ
khả năng phát theo từng tháng theo điểm a Khoản này thì Bên bán phải giải trình
bằng văn bản cho Bên mua về sự sai khác đó, kể cả các số liệu thủy văn hoặc các
số liệu khác có liên quan làm cơ sở cho dự báo trên.
d) Bên bán phải cung cấp dự báo điện
năng ngày cho Đơn vị điều độ hệ thống điện khi Đơn vị điều độ hệ thống điện yêu
cầu.
5. Ngừng máy
a) Bên bán thông báo cho Bên mua dự kiến
lịch ngừng máy và thời gian ngừng máy để sửa chữa định kỳ trước ba tháng. Bên
mua phải trao đổi với Bên bán trước thời điểm ngừng máy nếu có yêu cầu thay đổi
thời gian ngừng máy. Bên bán có trách nhiệm trao đổi và thống nhất với Bên mua,
phù hợp với Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện và tuân thủ Quy định vận hành hệ
thống điện.
b) Bên bán phải thông báo sớm nhất cho
Bên mua việc ngừng máy không theo lịch, kể cả dự kiến thời gian ngừng và tuân
thủ Quy định vận hành hệ thống điện.
6. Vận hành lưới điện
Bên mua và Bên bán vận hành và bảo dưỡng
lưới điện và các thiết bị đấu nối với nhà máy điện theo phạm vi quản lý tài sản
phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải theo cấp điện
áp đấu nối của nhà máy, Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện và Quy định vận hành hệ
thống điện để đảm bảo việc mua, bán điện năng theo Hợp đồng. Bên mua phải trao
đổi và thống nhất với Bên bán về cân bằng phụ tải và ổn định điện áp cho lưới
điện phân phối để đảm bảo khả năng tải tối đa của lưới điện phân phối, lưới điện
truyền tải.
Đối với các khu vực nối lưới điện với
nước ngoài, khu vực có quá tải đường dây (truyền tải điện), Bên mua và Bên bán
thỏa thuận thời gian áp dụng giá giờ cao điểm theo nguyên tắc đảm bảo đủ số giờ
cao điểm theo quy định.
7. Gián đoạn trong hoạt động nhận và
mua điện
Bên mua không phải thực hiện nghĩa vụ
mua hoặc nhận điện trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà máy điện vận hành, bảo dưỡng
không phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải, Quy định
vận hành hệ thống điện và Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện.
b) Trong thời gian Bên mua lắp đặt thiết
bị, sửa chữa, thay thế, kiểm định hoặc kiểm tra lưới điện phân phối, lưới điện
truyền tải có liên quan trực tiếp tới đấu nối của nhà máy điện.
c) Lưới điện phân phối, lưới điện truyền
tải hoặc các hệ thống đấu nối trực tiếp với lưới điện phân phối, lưới điện truyền
tải của Bên mua có sự cố.
d) Lưới điện phân phối, lưới điện truyền
tải của Bên mua cần hỗ trợ để phục hồi khả năng hoạt động phù hợp với Quy định
về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải, Quy định vận hành hệ thống điện
và Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện.
8. Gián đoạn trong hoạt động giao và
bán điện
Bên bán có thể ngừng hoặc giảm lượng
điện bán và giao cho Bên mua trong trường hợp lắp đặt thiết bị, sửa chữa, thay
thế, kiểm định, kiểm tra hoặc thực hiện sửa chữa Nhà máy điện mà ảnh hưởng trực
tiếp đến việc giao điện năng cho Bên mua.
Trước khi tiến hành ngừng hoặc giảm lượng
điện giao cho Bên mua, Bên bán phải thông báo trước cho Bên mua ít nhất 10 (mười)
ngày, trong thông báo phải nêu rõ lý do, dự tính thời gian bắt đầu và thời gian
gián đoạn giao điện.
9. Phối hợp
Bên mua có trách nhiệm giảm thiểu thời
gian giảm hoặc ngừng việc nhận điện trong các trường hợp tại điểm b, c, d khoản
7 Điều này. Trừ trường hợp khẩn cấp, khi thực hiện tạm giảm hoặc ngừng việc nhận
điện, Bên mua phải thông báo trước cho Bên bán ít nhất 10 (mười) ngày, nêu rõ
lý do, thời điểm dự kiến bắt đầu và thời gian gián đoạn. Trong trường hợp cần
thiết, Bên mua phải chuyển cho Bên bán các lệnh điều độ về vận hành nhận được từ
đơn vị điều độ hệ thống điện liên quan đến vận hành nhà máy và Bên bán phải
tuân thủ các lệnh đó, trừ trường hợp các lệnh đó làm thay đổi đặc điểm phải huy
động của nhà máy.
10. Hệ số công suất
Bên bán đồng ý vận hành nhà máy điện đồng
bộ với lưới điện của Bên mua để giao điện tại điểm giao nhận, tại mức điện áp
và hệ số công suất từ 0,85 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,90
(ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) như quy định trong Phụ lục C. Trừ
khi Bên mua yêu cầu khác, nhà máy điện của Bên bán phải vận hành với hệ số công
suất xác định theo Quy định về lưới điện phân phối tại điểm giao nhận cho Bên
mua.
11. Vận hành đồng bộ
Bên bán có trách nhiệm thông báo cho
Bên mua bằng văn bản ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi hòa đồng bộ lần đầu
tiên các tổ máy phát điện tại nhà máy điện của Bên bán với lưới điện của Bên
mua. Bên bán phải phối hợp vận hành với Bên mua tại lần hòa đồng bộ đầu tiên và
các lần hòa đồng bộ sau.
12. Tiêu chuẩn
Bên bán và Bên mua phải tuân thủ các
quy định có liên quan đến giao, nhận điện theo các Quy định về lưới điện phân
phối, Quy định về đo đếm điện và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
ngành điện.
13. Thay đổi ngày vận hành thương mại
Trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến
12 (mười hai) tháng trước ngày vận hành thương mại được ghi trong Phụ lục B,
Bên bán phải xác nhận lại chính thức việc thay đổi ngày vận hành thương mại.
Điều 3. Đấu nối, đo đếm và vận hành
1. Trách nhiệm tại điểm giao nhận điện
Bên bán có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt
các trang thiết bị để truyền tải và giao điện cho Bên mua tại điểm giao nhận điện
phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối và các quy định khác có liên quan.
Bên mua có trách nhiệm hợp tác với Bên bán thực hiện việc lắp đặt này.
2. Đấu nối4
a) Đối với nhà máy điện có công suất từ 10 MW trở
lên
Bên bán có trách nhiệm đầu tư, trang bị
cơ sở hạ tầng về SCADA, cơ sở hạ tầng về đo đếm và truyền số liệu về điều độ hệ
thống điện;
b) Đối với các nhà máy điện có công suất
từ 3 MW đến dưới 10 MW
Bên bán có trách nhiệm trang bị cơ sở
hạ tầng về đo đếm và truyền số liệu để đảm bảo truyền số liệu vận hành về Trung
tâm Điều độ hệ thống điện miền,
c) Bên bán có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, vận
hành và bảo dưỡng các thiết bị đấu nối để đấu nối nhà máy với lưới điện phân phối
và hệ thống SCADA phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối và các quy định
khác có liên quan. Bên bán phải chịu chi phí để nâng cấp hệ thống đo đếm tại trạm
biến áp để đo điện năng tác dụng và phản kháng theo 2 chiều trên đường dây phân
phối nối với nhà máy điện theo quy định tại Phụ lục C của Hợp đồng này.
d) Bên mua có quyền xem xét thiết kế, kiểm tra
tính đầy đủ của thiết bị bảo vệ. Bên mua phải thông báo cho Bên bán kết quả thẩm
định bằng văn bản trong thời hạn ba 30 ngày kể từ ngày nhận được toàn bộ hồ sơ
kỹ thuật liên quan đến thiết kế. Bên mua phải thông báo bằng văn bản tất cả các
lỗi thiết kế được phát hiện. Bên bán phải thực hiện các sửa đổi bổ sung do Bên
mua đề xuất phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải
theo cấp điện áp đấu nối của nhà máy.
c) Bên mua có trách nhiệm cho nhà máy
điện của Bên bán đấu nối vào lưới điện của Bên mua sau khi Bên bán đã thực hiện
xong các yêu cầu bổ sung sửa đổi của Bên mua và hợp tác với Bên bán để hoàn tất
việc chạy thử, nghiệm thu nhà máy điện.
3. Tiêu chuẩn đấu nối
Các thiết bị của Bên bán và của Bên
mua phải được lắp đặt, vận hành và đấu nối theo Quy định về lưới điện phân phối.
4. Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn
đấu nối
Khi có thông báo trước theo quy định,
mỗi bên có quyền kiểm tra thiết bị đấu nối của bên kia để đảm bảo việc thực hiện
theo Quy định về lưới điện phân phối. Việc kiểm tra này không được làm ảnh hưởng
đến hoạt động của bên được kiểm tra. Trong trường hợp thiết bị của bên được kiểm
tra không đáp ứng các điều kiện vận hành và bảo dưỡng, bên kiểm tra phải thông
báo cho bên được kiểm tra những điểm cần hiệu chỉnh. Bên được kiểm tra có trách
nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết khi có yêu cầu hiệu chỉnh hợp
lý từ bên kiểm tra.
5. Máy phát kích từ
Nếu nhà máy điện của Bên bán có máy
phát kích từ, Bên bán phải lắp đặt tụ điện hiệu chỉnh hệ số công suất riêng cho
từng máy phát. Các tụ điện đó phải được đóng và cắt đồng thời với mỗi máy phát
kích từ. Trị số định mức KVAr của các tụ điện phải đảm bảo giá trị tiêu chuẩn
cao nhất nhưng không vượt quá yêu cầu không tải KVAr của các máy phát. Bên bán
phải thanh toán cho Bên mua chi phí điện tiêu thụ để vận hành máy phát kích từ
trong trường hợp điện tiêu thụ lấy từ lưới điện của Bên mua theo giá điện bán lẻ
ở cấp điện áp tương ứng. Khoản thanh toán này được quy định tại Điều 4 của Hợp
đồng này.
6. Đo đếm
a) Bên bán phải:
- Lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị đo đếm
chính và thiết bị đo đếm dự phòng được sử dụng để đo đếm điện năng và lập hóa
đơn;
- Cung cấp địa điểm lắp đặt thiết bị
đo đếm nếu điểm đấu nối tại nhà máy điện.
b) Thiết bị đo đếm phải:
- Phù hợp với Quy định về đo đếm và
các quy định liên quan khác;
- Có khả năng lưu giữ và ghi lại điện
năng tác dụng và phản kháng và theo hai chiều;
- Có khả năng truyền các dữ liệu đến
các địa điểm theo yêu cầu của Bên mua;
- Được niêm phong kẹp chì, có khả năng
ghi và lưu trữ dữ liệu lớn.
7. Đọc chỉ số công tơ
Hàng tháng (hoặc theo chu kỳ ghi chỉ số
do hai bên thỏa thuận), Bên mua và Bên bán cùng đọc chỉ số công tơ.
Sau khi đã thông báo theo quy định,
Bên mua được vào nhà máy điện hoặc nơi lắp đặt thiết bị đo đếm để đọc chỉ số,
kiểm tra công tơ và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc thực hiện
các nghĩa vụ của Hợp đồng này. Việc Bên mua vào nhà máy phải đảm bảo không ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của Bên bán. Các nhân viên hoặc Kiểm tra viên
điện lực do Bên mua cử đến khi vào nhà máy điện phải tuân thủ các quy định về
an toàn và nội quy của nhà máy điện.
8. Độ chính xác của thiết bị đo đếm
Tất cả các thiết bị đo đếm điện năng
mua bán của nhà máy điện phải được kiểm định định kỳ phù hợp với quy định về
chu kỳ kiểm định phương tiện đo lường, chi phí kiểm định do bên Bán chi trả.
Trường hợp cần thiết, một bên có thể đề xuất kiểm định độ chính xác của bất cứ
thiết bị đo đếm nào, chi phí kiểm định sẽ do bên đề xuất thanh toán. Kết quả kiểm
định thiết bị đo đếm phải được thông báo cho bên kia biết khi được yêu cầu. Trường
hợp thiết bị đo đếm có sai số lớn hơn mức cho phép trong các quy định về đo đếm,
Bên bán chịu trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc thay thế và hoàn trả khoản tiền thu thừa
cho Bên mua cộng với tiền lãi của khoản tiền thu thừa tính theo lãi suất cơ bản
và chi phí kiểm định thiết bị đo đếm điện. Mỗi bên được thông báo trước và có
quyền cử người tham gia dỡ niêm phong, kiểm tra, kiểm định và niêm phong kẹp
chì công tơ. Trường hợp một bên cho rằng công tơ bị hỏng hoặc không hoạt động
thì bên đó phải thông báo ngay cho bên kia, bên có công tơ phải kiểm tra và sửa
chữa.
9. Kiểm định thiết bị đo đếm
Việc kiểm tra, kiểm định thiết bị đo đếm
hoặc xác nhận độ chính xác của thiết bị đo đếm phải thực hiện theo Quy định về
đo đếm do tổ chức có thẩm quyền hoặc được chỉ định thực hiện. Việc kiểm định được
tiến hành trước khi sử dụng thiết bị đo đếm lần đầu để ghi điện năng mua bán của
nhà máy điện. Tất cả thiết bị đo đếm được niêm phong, kẹp chì và khóa lại sau
khi kiểm định và Bên mua có quyền chứng kiến quá trình này.
10. Chuyển quyền sở hữu điện
Tại điểm giao nhận điện, quyền sở hữu
điện được chuyển từ Bên bán sang Bên mua. Tại điểm này, Bên mua có quyền sở hữu,
kiểm soát và chịu trách nhiệm về lượng điện đã nhận. Điện năng được truyền tải
bằng dòng điện xoay chiều 3 pha, tần số 50 Hz với mức điện áp quy định trong Phụ
lục C của Hợp đồng này.
11. Vận hành
Bên bán phải vận hành nhà máy điện phù
hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải, Quy chuẩn, tiêu
chuẩn ngành điện, Quy định vận hành hệ thống điện và các quy định có liên quan.
Điều 4. Lập hóa đơn và thanh toán
1. Lập hóa đơn
Hàng tháng (hoặc theo chu kỳ ghi chỉ số
do hai bên thỏa thuận), Bên mua và Bên bán cùng đọc chỉ số công tơ vào ngày đã
thống nhất để xác định lượng điện năng giao nhận trong tháng. Bên bán sẽ ghi chỉ
số công tơ theo mẫu quy định có xác nhận của đại diện Bên mua và gửi kết quả đọc
chỉ số công tơ cùng hóa đơn (kể cả giá phân phối mà Bên bán có trách nhiệm
thanh toán cho Bên mua) bằng văn bản (hoặc bằng fax có công văn gửi sau hoặc bằng
bản sao công văn gửi qua thư) cho Bên mua trong vòng 10 (mười) ngày làm việc
sau khi đọc chỉ số công tơ.
2. Thanh toán
Bên mua thanh toán cho Bên bán toàn bộ
lượng điện năng đã nhận không muộn hơn ngày đến hạn thanh toán quy định tại khoản
16 Điều 1 và theo biểu giá quy định tại Phụ lục A của Hợp đồng này. Đối với bất
cứ khoản tiền nào đã được các bên thống nhất mà không được thanh toán trong thời
hạn nêu trên thì phải trả lãi bằng lãi suất cơ bản được tính hàng tháng cho
toàn bộ khoản tiền chậm trả tính từ ngày sau ngày đến hạn thanh toán (trừ trường
hợp có tranh chấp về hóa đơn thanh toán).
Trường hợp Bên mua không cùng đọc chỉ
số công tơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, Bên mua vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán cho Bên bán lượng điện năng giao và nhận theo quy định”.
Bên bán phải thanh toán cho Bên mua
giá phân phối điện theo Hợp đồng (nếu có).
3. Ước tính lượng điện năng bán
Trường hợp không có đủ dữ liệu cần thiết
để xác định lượng điện năng hoặc khoản thanh toán Bên mua nợ Bên bán, trừ các
trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này, Bên bán phải ước tính các dữ liệu đó và điều
chỉnh khoản thanh toán đúng với thực tế trong các lần thanh toán tiếp theo.
4. Thứ tự áp dụng và thay thế chỉ số
công tơ
Để xác định lượng điện năng Bên mua đã
nhận và chấp nhận trong một kỳ thanh toán, việc ghi sản lượng điện, lập hóa đơn
và thanh toán phải dựa trên các số liệu ước tính theo thứ tự sau:
a) Chỉ số công tơ chính tại nhà máy điện
trong kỳ thanh toán, có cấp chính xác phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của
Hợp đồng này.
b) Chỉ số công tơ dự phòng tại nhà máy
điện, khi công tơ dự phòng được sử dụng để đo đếm lượng điện năng giao nhận phải
có cấp chính xác phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này.
c) Khi tất cả các công tơ không ghi lại
chính xác lượng điện năng giao nhận, phải ước tính sản lượng điện giao nhận
theo các số liệu trung bình tháng (nếu có) của nhà máy điện trong cùng kỳ thanh
toán của năm trước năm hợp đồng và phải được điều chỉnh hợp lý cho giai đoạn lập
hóa đơn cụ thể theo các số liệu có sẵn tương ứng ảnh hưởng đến việc phát điện của
nhà máy điện như lượng mưa, lưu lượng nước về, lượng nhiên liệu tiêu thụ thực tế,
suất hao nhiệt trung bình, số giờ vận hành, thời gian vận hành của tổ máy phát
điện và lượng điện tự dùng (gọi chung là “các Thông số vận hành") trong thời
gian công tơ bị hỏng.
Khi không có các số liệu tin cậy, phải
ước tính sản lượng điện giao nhận theo lượng điện năng trung bình tháng của nhà
máy điện của 06 (sáu) kỳ thanh toán ngay trước khi công tơ hư hỏng (hoặc ít hơn
nếu nhà máy điện vận hành chưa được sáu tháng) và phải được điều chỉnh theo thời
gian ngừng máy hoặc theo các Thông số vận hành.
5. Tranh chấp hóa đơn
Trường hợp một bên không đồng ý với
toàn bộ hoặc một phần của hóa đơn về sản lượng điện hoặc lượng tiền thanh toán
thì có quyền thông báo bằng văn bản tới bên kia trong thời hạn 01 (một) năm kể
từ khi nhận được hóa đơn hợp lệ.
Trường hợp việc giải quyết tranh chấp
theo Điều 7 của Hợp đồng này mà Bên bán đúng thì Bên mua phải thanh toán cho
Bên bán khoản tiền tranh chấp cộng với phần lãi tính theo lãi suất cơ bản, ghép
lãi hàng tháng từ ngày đến hạn thanh toán đến ngày thanh toán số tiền tranh chấp.
Nếu Bên mua đúng thì Bên bán phải hoàn
lại số tiền tranh chấp đã nhận trước đó cộng với phần lãi tính theo lãi suất cơ
bản, ghép lãi hàng tháng từ ngày nhận được khoản thanh toán đến ngày thanh toán
khoản tiền tranh chấp, trừ trường hợp Bên mua chưa thanh toán khoản tiền tranh
chấp cho Bên Bán.
Tất cả các thanh toán trong mục này phải
được thực hiện trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày có quyết định giải
quyết tranh chấp cuối cùng theo Điều 7 của Hợp đồng này.
Điều 5. Bất khả kháng
1. Bất khả kháng
Bất khả kháng theo Hợp đồng này là các
sự kiện xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát và không phải do không thực hiện,
vô ý, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng của một bên, bao gồm
các sự kiện sau:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của một Bên.
b) Sau ngày vận hành thương mại, Bên
bán không thể có được các giấy phép hoặc phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền mặc dù đã nỗ lực hợp lý.
c) Thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ, lũ lụt,
sóng thần, bệnh dịch hay động đất.
d) Bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống
đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc
hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không.
đ) Quốc hữu hóa, sung công hoặc tịch
thu tài sản của Bên bán theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
e) Những nguyên nhân khác nằm ngoài khả
năng kiểm soát và không phải do lỗi của bên viện dẫn sự kiện bất khả kháng.
2. Những trường hợp không được viện dẫn
bất khả kháng:
Các sự kiện sau đây sẽ không được coi
là sự kiện bất khả kháng
a) Sự vi phạm các nghĩa vụ Hợp đồng của
một Bên xảy ra trước thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng.
b) Việc chậm thanh toán cho sản lượng
điện năng.
c) Một Bên không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp Đồng này có nguyên nhân trực tiếp từ
việc Bên đó không thực hiện đúng Quy chuẩn ngành điện và các quy định về lưới
điện phân phối.
3. Thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng
Trong trường hợp có sự kiện bất khả
kháng, bên viện dẫn bất khả kháng phải:
a) Nhanh chóng gửi thông báo bằng văn
bản tới bên kia về sự kiện bất khả kháng, nêu rõ lý do, đưa ra những bằng chứng
đầy đủ chứng minh về sự kiện bất khả kháng đó và đưa ra dự kiến về thời gian và
tầm ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ của
mình.
b) Nỗ lực với tất cả khả năng của mình
để thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng.
c) Nhanh chóng thực hiện các hành động
cần thiết để khắc phục sự kiện bất khả kháng và cung cấp bằng chứng để chứng
minh việc đã nỗ lực hợp lý để khắc phục sự kiện bất khả kháng.
d) Thực hiện các biện pháp cần thiết để
giảm thiểu tác hại tới các bên trong Hợp đồng.
đ) Nhanh chóng thông báo tới các bên về
sự chấm dứt của sự kiện bất khả kháng.
4. Hệ quả của sự kiện bất khả kháng
Trường hợp sau khi đã thực hiện tất cả
các biện pháp tại khoản 3 Điều này mà không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm sẽ được
miễn phần trách nhiệm liên quan tới việc không thực hiện được nghĩa vụ theo Hợp
đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra.
5. Thời hạn của sự kiện bất khả kháng
Trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà
một bên không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng này trong thời hạn 01 (một) năm,
bên kia có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày
thông báo bằng văn bản, trừ khi nghĩa vụ đó được thực hiện trong thời hạn 60
(sáu mươi) ngày nêu trên; miễn là Bên mua không lựa chọn chấm dứt Hợp đồng theo
sự kiện bất khả kháng được nêu tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 6. Thời hạn hợp đồng, các sự kiện
ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng, bồi thường thiệt hại và đình chỉ thực hiện Hợp
đồng
1. Thời hạn của Hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày….
tháng…năm… và chấm dứt sau 20 (hai mươi) năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Sau khi chấm dứt Hợp đồng, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện việc lập hóa
đơn lần cuối, điều chỉnh hóa đơn, thanh toán, hoàn tất các quyền và nghĩa vụ
trong Hợp đồng này
2. Các sự kiện làm ảnh hưởng việc thực
hiện Hợp đồng của Bên mua
a) Bên bán không thực hiện được ngày vận
hành thương mại như quy định trong Phụ lục B trong thời hạn 03 (ba) tháng, trừ
trường hợp bất khả kháng.
b) Bên bán bị rơi vào tình trạng giải
thể hoặc phá sản.
c) Bên bán không thực hiện hoặc tuân
thủ các nội dung của Hợp đồng trong thời gian 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi có
thông báo bằng văn bản của Bên mua.
Trường hợp Bên bán hoặc Bên cho vay của
Bên bán đã cố gắng khắc phục sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng
trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày trên nhưng việc khắc phục không thể hoàn
thành trong thời hạn đó thì Bên bán hoặc Bên cho vay của Bên bán được kéo dài
thời hạn khắc phục tới tối đa là 01 (một) năm kể từ ngày có thông báo bằng văn
bản về sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng. Bên bán phải tiếp tục
hoàn thành khắc phục sự kiện trong thời gian ngắn nhất, trừ các trường hợp được
nêu tại Điều 5 của Hợp đồng này.
d) Bên bán không thanh toán khoản tiền
thanh toán không tranh chấp theo Hợp đồng khi đến hạn và việc không thanh toán
này tiếp tục kéo dài hơn 90 (chín mươi) ngày mà không có lý do chính đáng.
đ) Bên bán phủ nhận hiệu lực của một phần
hoặc toàn bộ Hợp đồng.
e) Vi phạm nghiêm trọng các cam kết của
Bên bán theo Điều 10 của Hợp đồng này.
3. Các sự kiện làm ảnh hưởng việc thực
hiện Hợp đồng của Bên bán
a) Bên mua bị rơi vào tình trạng phá sản,
giải thể hoặc bị phát mãi tài sản;
b) Bên mua không thực hiện hoặc tuân
thủ các nội dung của Hợp đồng trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi có
thông báo bằng văn bản của Bên bán.
Trường hợp Bên mua hoặc Bên cho vay của
Bên mua đã cố gắng khắc phục hợp lý sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng
trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày nhưng việc khắc phục không thể hoàn thành
trong thời hạn đó thì Bên mua hoặc bên cho vay của Bên mua được phép kéo dài thời
hạn khắc phục tối đa là 01 (một) năm kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về sự
kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng. Bên mua phải tiếp tục hoàn thành khắc
phục sự kiện trong thời gian ngắn nhất, trừ các trường hợp được nêu tại Điều 5
của Hợp đồng này.
c) Bên mua không thanh toán khoản tiền
thanh toán không tranh chấp theo Hợp đồng khi đến hạn và việc không thanh toán
này tiếp tục kéo dài hơn 90 (chín mươi) ngày mà không có lý do chính đáng.
d) Bên mua phủ nhận hiệu lực của một phần
hoặc toàn bộ Hợp đồng.
đ) Vi phạm nghiêm trọng các cam kết của
Bên mua tại Điều 10 của Hợp đồng này.
4. Quy trình khắc phục và giải quyết sự
kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng
a) Trường hợp có sự kiện làm ảnh hưởng
việc thực hiện hợp đồng, bên bị ảnh hưởng phải gửi thông báo bằng văn bản cho
bên gây ra ảnh hưởng và Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng. Trường hợp bên bị
ảnh hưởng không thể gửi thông báo bằng văn bản cho Bên cho vay của bên gây ra ảnh
hưởng, bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên gây ra ảnh hưởng gửi thông báo sự
kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng cho Bên cho vay. Bên gây ra ảnh hưởng
và Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng phải hợp tác để giải quyết sự kiện làm ảnh
hưởng việc thực hiện hợp đồng.
b) Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng
có quyền chỉ định bên thứ ba hoặc thay thế bên gây ra ảnh hưởng để khắc phục sự
kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản đến
bên bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, việc thay thế không được làm tăng gánh
nặng tài chính của bên bị ảnh hưởng. Bên bị ảnh hưởng phải chấp nhận việc thay
thế hoặc chỉ định bên thứ ba của Bên cho vay để khắc phục sự kiện làm ảnh hưởng
việc thực hiện hợp đồng. Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng sẽ thông báo bằng
văn bản đến bên bị ảnh hưởng về dự kiến khắc phục sự kiện thay bên gây ra ảnh
hưởng và thỏa thuận với bên bị ảnh hưởng một khoảng thời gian hợp lý tính từ
khi có thông báo để thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng thay bên gây ra ảnh hưởng.
5. Bồi thường thiệt hại
a) Bên gây ra ảnh hưởng có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do sự kiện gây ra cho bên bị ảnh hưởng. Giá trị bồi thường bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị ảnh hưởng phải chịu do bên
kia gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị ảnh hưởng được hưởng nếu không có sự
kiện.
b) Bên bị ảnh hưởng phải chứng minh tổn
thất, mức độ tổn thất do sự kiện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị ảnh hưởng
đáng lẽ được hưởng nếu không có sự kiện.
6. Đình chỉ thực hiện Hợp đồng
Trường hợp sự kiện làm ảnh hưởng thực
hiện hợp đồng không giải quyết được theo khoản 4 Điều này, bên bị ảnh hưởng có
thể tiếp tục yêu cầu bên gây ra ảnh hưởng khắc phục sự kiện hoặc có thể đình chỉ
thực hiện Hợp đồng bằng cách gửi thông báo đến bên gây ra ảnh hưởng. Sau khi
bên bị ảnh hưởng lựa chọn đình chỉ thực hiện hợp đồng theo điều kiện của Hợp đồng
này, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng, trừ các trường hợp được
nêu trong khoản 1 của Điều này và bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên gây ra ảnh
hưởng bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Bên bán là bên bị ảnh hưởng
lựa chọn đình chỉ thực hiện Hợp đồng, giá trị bồi thường thiệt hại được tính bằng
giá trị sản lượng điện phát thực tế của Bên bán trong thời gian một năm trước
đó tính đến thời điểm đình chỉ thực hiện Hợp đồng.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa
các bên trong Hợp đồng, bên tranh chấp phải thông báo bằng văn bản cho bên kia
về nội dung tranh chấp. Các bên có trách nhiệm trao đổi để giải quyết tranh chấp
trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày có thông báo của bên đưa ra tranh
chấp. Đối với các tranh chấp về thanh toán các khoản chi phí, các bên có trách
nhiệm trao đổi trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày. Các bên có quyền thỏa thuận bằng
văn bản về việc kéo dài thời hạn trao đổi để giải quyết tranh chấp.
2. Trường hợp hai bên không thể giải
quyết tranh chấp bằng thông qua trao đổi trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều
này, hai bên thống nhất chuyển vụ việc tranh chấp đến Cục Điều tiết điện lực hoặc
cơ quan giải quyết tranh chấp khác do hai bên thống nhất lựa chọn để giải quyết
tranh chấp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Ủy thác, chuyển nhượng và tái
cơ cấu
1. Ủy thác và chuyển nhượng
Trong trường hợp Hợp đồng này được ủy
thác hoặc chuyển nhượng thực hiện, quy định về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng
tiếp tục có hiệu lực đối với đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền của
các bên.
Trong trường hợp Bên bán chuyển nhượng
hoặc ủy thác việc thực hiện Hợp đồng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của
Bên mua, trừ trường hợp Bên bán ủy quyền một phần hoặc toàn bộ cho Bên cho vay
nhằm mục đích vay, mua trang thiết bị hoặc xây dựng nhà máy điện. Nếu phần ủy
thác của Bên bán có giá trị xấp xỉ giá trị các thiết bị có thể vận hành thì đó
là việc ủy thác hợp lệ theo Hợp đồng này.
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ
khi hai bên hoàn tất thủ tục ủy thác chuyển nhượng, Bên ủy thác hay chuyển nhượng
phải thông báo bằng văn bản tới bên kia về việc ủy thác hay chuyển nhượng.
2. Tái cơ cấu
Trong trường hợp tái cơ cấu ngành điện
ảnh hưởng tới các quyền hoặc nghĩa vụ của Bên bán hoặc Bên mua trong Hợp đồng
này, thì việc thực hiện hợp đồng sẽ được chuyển sang cho các đơn vị tiếp nhận.
Bên mua có trách nhiệm xác nhận và bảo đảm bằng văn bản về việc các đơn vị tiếp
nhận sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mua điện hoặc phân phối điện và các quyền lợi
và nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này.
Điều 9. Tham gia thị trường điện
1. Lựa chọn tham gia thị trường điện
Bên bán sở hữu nhà máy thủy điện nhỏ
đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư Quy định
về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng
mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ và thuộc đối tượng áp dụng của Thông
tư này có quyền lựa chọn để nhà máy tham gia thị trường điện.
2. Chấm dứt và thanh lý Hợp đồng để
tham gia thị trường điện
Đối với Bên bán đang áp dụng Biểu giá
chi phí tránh được và đã ký Hợp đồng mua bán điện mẫu, khi tham gia thị trường
điện, Bên bán phải ký Thỏa thuận với Bên mua chấm dứt và thanh lý Hợp đồng trước
thời hạn theo đúng các quy định trong Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và các
quy định có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 10. Các thỏa thuận khác
1. Sửa đổi Hợp đồng
Các bên không được tự ý sửa đổi, bổ
sung Hợp đồng này, trừ trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản được người có thẩm
quyền của hai Bên ký xác nhận.
2. Trách nhiệm hợp tác
Bên bán có nghĩa vụ thực hiện các thủ
tục pháp lý liên quan tới nhà máy điện. Bên mua có trách nhiệm hợp tác với Bên
bán để có được giấy phép, sự phê chuẩn, sự cho phép và phê duyệt cần thiết từ
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan tới địa điểm nhà máy, nhiên liệu,
kiểm soát những nguồn tài nguyên, đầu tư, truyền dẫn hoặc bán điện năng, sở hữu
và vận hành nhà máy điện, kể cả việc cung cấp các tài liệu bổ sung hoặc các tài
liệu ở dạng lưu trữ và thực hiện các hoạt động cần thiết hợp lý khác để thực hiện
thỏa thuận của các bên.
3. Hợp đồng hoàn chỉnh
Hợp đồng này là thỏa thuận hoàn chỉnh
cuối cùng giữa các bên tham gia và thay thế các nội dung đã thảo luận, thông
tin, thư tín trao đổi trước khi ký kết liên quan tới Hợp đồng này.
4. Luật áp dụng
Việc giải thích và thực hiện Hợp đồng
này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Sự không thực hiện quyền
Việc một bên không thực hiện quyền của
mình theo Hợp đồng này tại bất kì thời điểm nào sẽ không làm ảnh hưởng việc thực
thi các quyền theo Hợp đồng về sau. Các bên đồng ý rằng việc tuyên bố không thực
hiện quyền của một bên đối với bất kỳ cam kết hoặc điều kiện nào theo Hợp đồng,
hoặc bất kỳ sự vi phạm hợp đồng, sẽ không được xem như là bên đó từ bỏ quyền
tương tự về sau.
6. Tính độc lập của các nội dung hợp đồng
Trường hợp có nội dung nào trong Hợp đồng
này được cho là không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc vô hiệu theo phán
quyết của tòa án, thì các nội dung khác của Hợp đồng vẫn có hiệu lực, nếu phần còn
lại thể hiện đầy đủ nội dung mà không cần tới phần bị vô hiệu.
7. Thông báo
Bất kỳ thông báo, hóa đơn hoặc các
trao đổi thông tin khác cần thiết trong quá trình thực hiện Hợp đồng này phải
nêu rõ ngày lập và sự liên quan đến Hợp đồng. Các thông báo, hóa đơn hoặc trao
đổi thông tin phải được lập bằng văn bản và được chuyển bằng các dịch vụ bưu điện
hoặc fax. Trường hợp gửi bằng fax thì phải gửi bản gốc đến sau bằng dịch vụ bưu
điện với bưu phí đã được trả trước. Thông báo, hóa đơn hoặc các trao đổi thông
tin phải được gửi tới các địa chỉ sau:
a) Bên bán: Tổng giám đốc,
________________,________, Việt Nam;
b) Bên mua: _______________,
____________________, Việt Nam
c) Trong các thông báo, kể cả thông
báo chỉ định bên cho vay, các bên có thể nêu rõ địa chỉ người gửi hoặc người nhận
khác theo hình thức quy định tại Khoản này.
d) Mỗi thông báo, hóa đơn hoặc các loại
trao đổi thông tin khác được gửi bằng thư, giao nhận căn cứ theo dấu bưu điện
hoặc xác nhận đã nhận đối với fax tại thời điểm chúng được giao tới địa chỉ người
nhận hoặc tại thời điểm bị từ chối nhận bởi bên nhận với địa chỉ nêu trên.
8. Bảo mật
Bên mua đồng ý bảo mật các thông tin của
nhà máy trong phụ lục Hợp đồng, trừ trường hợp các thông tin này đã được Bên
bán hoặc Cục Điều tiết điện lực công bố trước đó.
9. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này được chấm dứt trong các
trường hợp sau:
a) Sau 20 (hai mươi) năm kể từ ngày vận
hành thương mại;
b) Một bên có quyền chấm dứt Hợp đồng
trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà bên kia không thực hiện nghĩa vụ Hợp
đồng trong thời gian kéo dài hơn 01 (một) năm. Trong trường hợp này, việc chấm
dứt hợp đồng phải được thực hiện theo trình tự tại khoản 5 Điều 5 Hợp đồng này.
c) Khi Bên bán tham gia thị trường điện.
Điều 11. Cam kết thực hiện
Hai bên cam kết thực hiện Hợp đồng này
như sau:
1. Mỗi bên được thành lập hợp pháp để
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
2. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng
này của mỗi bên được thực hiện đúng theo điều kiện và nội dung của Giấy phép hoạt
động điện lực do cơ quan có thẩm quyền cấp và các quy định của pháp luật có
liên quan.
3. Các bên không có hành vi pháp lý hoặc
hành chính ngăn cản hoặc làm ảnh hưởng bên kia thực hiện Hợp đồng này.
4. Hợp đồng này quy định nghĩa vụ hợp
pháp và bắt buộc đối với các bên theo các nội dung của Hợp đồng.
5. Việc ký kết và thực hiện của một
bên trong Hợp đồng này không vi phạm với bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng
khác hoặc là một phần văn bản của một Hợp đồng khác mà bên đó là một bên tham
gia.
Hợp đồng này được lập thành 09 bản có
giá trị như nhau, mỗi bên giữ 04 bản, Bên bán có trách nhiệm gửi một bản Hợp đồng
mua bán điện tới Cục Điều tiết điện lực.
ĐẠI DIỆN
BÊN BÁN
(Chức danh)
(Đóng dấu
và chữ ký)
(Họ tên đầy
đủ)
|
ĐẠI DIỆN
BÊN MUA
(Chức danh)
(Đóng dấu
và chữ ký)
(Họ tên đầy
đủ)
|
Phụ lục A
BIỂU GIÁ MUA
BÁN ĐIỆN
(Được
Cục Điều tiết điện lực công bố hàng năm)
Phụ lục B
THÔNG SỐ KỸ
THUẬT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
Phần A. Các thông số chung
1. Tên nhà máy điện:
__________________________________________
2. Địa điểm nhà máy điện:
______________________________________
3. Công suất định mức:
______________________________________kW
4. Công suất bán cho Bên mua: tối thiểu
________kW; tối đa
________kW
5. Công suất tự dùng của nhà máy điện:
tối thiểu ____kW; tối đa _____ kW
6. Điện năng sản xuất hàng năm dự kiến:
_______________________kWh
7. Ngày hoàn thành xây dựng nhà máy điện:
________________________
8. Ngày vận hành thương mại dự kiến của
nhà máy điện: ______________
9. Điện áp phát lên lưới phân phối:
______________________________V
10. Điểm đấu nối vào lưới phân phối:
______________________________
11. Điểm đặt thiết bị đo đếm:
____________________________________
Phần B. Thông số vận hành của công nghệ
cụ thể
1. Loại nhiên liệu:
_____________________________________________
2. Công nghệ phát điện: ________________________________________
3. Đặc tính vận hành thiết kế:
____________________________________
4. Lưu lượng về hoặc lượng nhiên liệu/tháng:
________________________
5. Thể tích bồn chứa nhiên liệu (hoặc
thể tích hồ chứa): ________________
6. Thời gian không có lưu lượng về/nhiên
liệu: _______________________
Phụ lục C
THỎA THUẬN ĐẤU
NỐI HỆ THỐNG
(Được áp dụng
riêng lẻ cho từng dự án phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của dự án, bao gồm sơ đồ
một sợi của thiết bị đấu nối, liệt kê đặc điểm của hệ thống đo đếm, điện áp và
các yêu cầu đấu nối)
Phụ lục Đ
YÊU CẦU TRƯỚC
NGÀY VẬN HÀNH THƯƠNG MẠI
(Cam
kết ngày vận hành thương mại, thỏa thuận các thủ tục chạy thử, nghiệm thu và
đưa nhà máy vào vận hành thương mại...)
Phụ lục E
THỎA THUẬN
KHÁC