ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - SỞ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
9885/HDLT/LĐTBXH-GDĐT-TC
|
TP. Hồ Chí Minh,
ngày 02 tháng 10 năm 2012
|
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC BỔ SUNG THỰC
HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ MIỄN-GIẢM HỌC PHÍ, TIỀN TỔ CHỨC HỌC BUỔI 2 VÀ HỖ TRỢ
CHI PHÍ HỌC TẬP CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO TP TỪ NĂM HỌC
2012 - 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của
Chính phủ về việc thực hiện Quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Thông tư liên tịch
số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục-Đào tạo,
Tài chính và Lao động-Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP; Thông báo số: 01/TB-VP ngày 04 tháng 01 năm
2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung kết luận của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân về chính sách hỗ trợ về giáo dục cho
học sinh diện hộ nghèo của thành phố giai đoạn 2010 - 2015;
Liên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục
- Đào tạo và Sở Tài chính đã có Hướng dẫn số 6805/HDLT/GDĐT-TC-LĐTBXH ngày 21
tháng 7 năm 2011 về việc thực hiện miễn-giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
cho học sinh, sinh viên từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.
Nay để thực hiện Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày
16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành một số chính sách
hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2012 - 2015; Liên Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo,
Tăng hộ khá), Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Tài chính tiếp tục hướng dẫn bổ sung
thực hiện một số chính sách về miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho
học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo thành phố đang học từ mẫu giáo
đến phổ thông trung học; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học từ
năm 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015, cụ thể như sau:
I/ Đối tượng và chính sách hỗ trợ:
1/ Đối tượng được miễn giảm, giảm học phí:
- Sinh viên là thành viên của hộ nghèo thành phố có
mức thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/năm trở xuống theo học tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được hỗ trợ 100% học phí.
- Sinh viên là thành viên hộ nghèo thành phố có thu
nhập bình quân trên 10 triệu đến 12 triệu đồng/ người/ năm đang theo học tại
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được hỗ trợ 50% tiền học phí.
- Học sinh là thành viên hộ cận nghèo thành phố có
thu nhập bình quân trên 12 triệu đến 16 triệu đồng/ người/ năm theo học từ mẫu
giáo đến phổ thông trung học, được hỗ trợ 50% học phí (Kết luận số 50-KL/TU
ngày 23/5/2012 của Thành ủy).
2/ Đối tượng được miễn, giảm tiền tổ chức học
buổi 2:
- Học sinh là thành viên của hộ nghèo thành phố có
thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/ người/ năm trở xuống theo học từ mẫu giáo
đến phổ thông trung học được miễn 100% tiền tổ chức học buổi 2 (trường hợp hộ
nghèo có con thứ 3 trở lên đi học chỉ được hưởng chính sách này đến người con
thứ hai đang đi học).
- Học sinh là thành viên hộ nghèo thành phố có thu
nhập bình quân từ 10 triệu đồng/người/năm trở xuống thuộc trường hợp là con thứ
ba đang theo học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học được giảm 50% tiền tổ chức
học buổi 2.
- Học sinh là thành viên hộ nghèo thành phố, có thu
nhập bình quân trên 10 triệu/người/năm đến 12 triệu/người/năm, theo học từ mẫu
giáo đến phổ thông trung học được giảm 50% tiền tổ chức học buổi 2 (trường hợp
có con thứ ba trở lên đi học sẽ không được hỗ trợ).
3/ Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập:
- Học sinh là thành viên hộ nghèo có thu nhập bình
quân từ 10 triệu đồng/người/ năm trở xuống đang theo học tại các Trung tâm giáo
dục thường xuyên, được hỗ trợ 100% chi phí học tập (trường hợp hộ có 3 thành
viên trở lên đều đang đi học thì từ người con thứ ba trở lên chỉ được hỗ trợ
50% chi phí học tập).
* Ghi chú:
- Khi thực hiện miễn, giảm học phí, tiền tổ chức
học buổi 2 và chi phí học tập, trường hợp hộ nghèo thuộc chuẩn nghèo Trung ương
quy định thì thực hiện hỗ trợ cho tất cả các con thuộc hộ nghèo (không xem xét
trường hợp sinh con thứ 3).
II/ Phạm vi và mức học phí áp dụng:
1/ Đối với các Trường từ mẫu giáo đến giáo dục
phổ thông:
1.1/ Loại hình áp dụng:
- Trường công lập.
- Trường công lập theo quy định tại Quyết định
54/QĐ của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Trường dân lập.
- Trường tư thục.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên.
1.2/ Mức học phí áp dụng:
Được tính miễn-giảm theo văn bản của cấp thẩm quyền
ban hành hằng năm. Riêng trong năm học 2012 - 2013 sẽ áp dụng theo văn bản số
2260/HDLS/GDĐT-TC ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Liên Sở Giáo dục - Đào tạo và
Tài chính ban hành;
* Lưu ý:
- Học phí được miễn - giảm, bao gồm học phí và tiền
tổ chức học buổi 2 (nếu có) của các trường.
- Đối với học sinh là thành viên của hộ nghèo, hộ
cận nghèo theo học các trường dân lập, tư thực chỉ được hỗ trợ mức
học phí theo khung học phí của trường công lập cùng cấp trên địa bàn thành phố.
1.3/ Mức hỗ trợ chi phí học tập:
70.000 đồng/học sinh/tháng theo thời gian học thực
tế và không quá 9 tháng/năm học.
2/ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
giáo dục đại học:
2.1/ Loại hình áp dụng:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
(bao gồm trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học) công lập.
2.2/ Mức học phí áp dụng:
Thực hiện theo mức trần học phí tương ứng với từng
ngành, nghề đào tạo được quy định tại Điều 12 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2010 của Chính phủ. Cụ thể:
- Nếu mức học phí thực tế thấp hơn hoặc bằng mức
trần quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì áp dụng mức học phí thực tế.
- Nếu mức học phí thực tế cao hơn mức trần quy định
tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP thì áp dụng mức trần học phí.
III/ Nguồn kinh phí:
- Nguồn Quỹ Vì người nghèo của Ủy ban Mặt trận tổ
quốc thành phố: chi hỗ trợ học phí cho đối tượng học sinh là thành viên hộ cận
nghèo thành phố có thu nhập bình quân trên 12 triệu đến 16 triệu đồng/người/năm
theo học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học.
- Nguồn ngân sách thành phố chi hỗ trợ học phí,
tiền tổ chức học buổi 2 và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng còn lại.
IV/ Cách thực hiện và thủ tục miễn giảm học phí
cho hộ nghèo:
1/ Đối với trường hợp học sinh học tại các
trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông thuộc hệ công lập, công lập (theo QĐ
54/ QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố) thực hiện theo cách cấp bù lại sau
cho trường học số tiền đã miễn-giảm cho học sinh diện hộ nghèo.
* Trình tự, thủ tục và hồ sơ như sau:
1.1/ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hướng dẫn
cho hộ nghèo có thành viên đang đi học làm đơn theo phụ lục 1 (đơn xin miễn
giảm học phí dành cho các trường công lập; mỗi học sinh làm 1 đơn), và tiến
hành xác nhận theo các nội dung:
- Mã số hộ nghèo;
- Thu nhập bình quân cụ thể của hộ nghèo (tính vào
thời điểm đầu năm của năm học);
- Thuộc trường hợp hộ gia đình có con thứ ba trở
lên (đang đi học) hay không?
1.2/ Sau khi xác nhận đơn, giao lại cho phụ huynh
học sinh nộp đơn cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có thành viên
đang theo học. Các trường căn cứ vào đơn được xác nhận của phường - xã, thị
trấn để xét miễn - giảm ngay; sau đó tổng hợp danh sách học sinh được miễn -
giảm gửi Phòng Giáo dục Đào tạo quận - huyện (hoặc Sở Giáo dục Đào tạo) để phối
hợp với Phòng Tài chính quận - huyện (hoặc Sở Tài chính) lập kế hoạch kinh phí
cấp bù từ nguồn ngân sách cho đơn vị.
2/ Đối với trường hợp học sinh học tại các
trường từ mẫu giáo đến hết trung học phổ thông thuộc hệ dân lập, tư thục thực
hiện theo cách trả lại số tiền miễn - giảm học phí, tiền tổ chức học buổi 2
(nếu có) cho hộ nghèo có thành viên là học sinh đã đóng cho trường học.
* Trình tự, thủ tục và hồ sơ như sau:
2.1/ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hướng dẫn
cho hộ nghèo có thành viên đang đi học đã đóng học phí, tiền tổ chức học buổi 2
(nếu có) tại trường; làm đơn theo phụ lục 2 (đơn xin miễn giảm học phí dành cho
các trường ngoài công lập; mỗi học sinh làm 1 đơn) và nộp cho Ủy ban nhân dân
phường - xã để xác nhận và lập biểu tổng hợp số lượng học sinh (theo cấp học),
sau đó nộp hồ sơ miễn-giảm về Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện.
2.2/ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện xem xét
và giải quyết theo hướng:
a/ Đối với các trường thuộc quận - huyện quản lý
thì Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện làm việc thống nhất với Phòng Tài
chính để tham mưu trình Ủy ban nhân dân quận- huyện duyệt kinh phí hỗ
trợ. Khi nhận kinh phí hỗ trợ, Phòng Giáo dục Đào tạo quận - huyện chuyển số
tiền cho Ủy ban nhân dân phường - xã chi hỗ trợ lại cho hộ nghèo.
b/ Đối với trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản
lý thì Phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu
kinh phí cấp bù ở các trường THPT dân lập trên địa bàn quận, huyện và chuyển hồ
sơ miễn - giảm về Phòng Tài chính - Kế hoạch - Sở Giáo dục và Đào tạo để được
duyệt kinh phí. Khi nhận được kinh phí từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo
dục và Đào tạo quận - huyện chuyển số tiền cho Ủy ban nhân dân phường - xã chi
hỗ trợ lại cho hộ nghèo.
3/ Đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập (bao gồm trung học chuyên
nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học) trên địa bàn thành phố:
* Trình tự, thủ tục và hồ sơ như sau:
3.1/ Ủy ban nhân dân phường - xã hướng dẫn cho hộ
nghèo có thành viên là học sinh, sinh viên đang học đóng học phí trước và dùng
mẫu đơn xin miễn giảm học phí (phụ lục 3) xin xác nhận tại trường theo học. Sau
khi trường xác nhận, hộ nghèo nộp cho Ủy ban nhân dân phường - xã xác nhận và
gửi hồ sơ miễn giảm về Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội quận - huyện.
3.2/ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận -
huyện tổng hợp và làm việc thống nhất với Phòng Tài chính để tham mưu trình Ủy
ban nhân dân quận - huyện duyệt kinh phí hỗ trợ và chi trực tiếp hoặc ủy nhiệm
cho phường-xã chi trực tiếp tiền hỗ trợ cho sinh viên.
4/ Hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng
4.1/ Trình tự, thủ tục và hồ sơ:
Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu năm học, cùng
với việc làm đơn miễn giảm học phí; Ủy ban nhân dân phường-xã hướng dẫn cha mẹ
(hoặc người giám hộ) là hộ nghèo có thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/ người/
năm trở xuống, có con theo học từ mẫu giáo đến hết phổ thông trung học làm đơn
đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục 4) nộp cho ủy ban nhân dân
phường-xã xác nhận và tổng hợp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận
- huyện để làm việc thống nhất với Phòng Tài chính quận - huyện tham mưu trình
Ủy ban nhân dân quận - huyện duyệt chi kinh phí hỗ trợ chi phí học tập.
4.2/ Phương thức chi trả:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận -
huyện chịu trách nhiệm quản lý, quyết toán kinh phí hỗ trợ và tổ chức chi trực
tiếp cho cha mẹ học sinh hoặc chuyển kinh phí cho Ủy ban nhân dân phường, xã tổ
chức chi tiền hỗ trợ cho hộ nghèo theo đơn đã được duyệt.
- Việc chi hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong
9 tháng / năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi đủ 4 tháng vào
tháng 10 hoặc tháng 11 (học kỳ 1 của năm học); Lần 2 chi đủ 5 tháng vào
tháng 3 hoặc tháng 4 (học kỳ 2 của năm học).
* Lưu ý: do năm học trải dài qua 2 năm, nên
căn cứ để xác nhận thu nhập bình quân của hộ nghèo, hộ cận nghèo để xét miễn -
giảm, chi tiền hỗ trợ chi phí học tập sẽ áp dụng dựa vào số liệu và danh sách
hộ nghèo, hộ cận nghèo được cập nhật bổ sung hằng quý được Thường trực Ban chỉ
đạo Giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố công nhận. Ví dụ: năm học 2012 - 2013 thì
dựa vào số liệu và danh sách hộ nghèo đầu năm 2012 để làm căn cứ xác định
miễn-giảm, chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập của học kỳ 1 (4 tháng) và căn cứ
vào số liệu và danh sách hộ nghèo đầu năm 2013 để thực hiện cho học kỳ 2 (5
tháng).
(4 mẫu phụ lục đính kèm)
V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1/ Sở Giáo dục và Đào tạo:
Hướng dẫn và thông báo các Trường thuộc Sở quản lý,
các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn thành phố,
đề nghị nhà trường phổ biến chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí cho đối tượng
được thụ hưởng và thực hiện theo trình tự thủ tục miễn giảm của hướng dẫn này.
2/ Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo chương trình Giảm nghèo,
Tăng hộ khá) dự trù nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách thành phố hằng năm trình
Hội động nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
3/ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường
trực Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá):
Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính
trong việc lập kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho hộ
nghèo, cận nghèo hằng năm, tổ chức quản lý việc triển khai thực hiện và tổng
hợp báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân thành phố.
4/ Ủy nhân nhân dân quận - huyện:
Chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
(Thường trực Ban Giảm nghèo, tăng hộ khá) quận - huyện phối hợp với Phòng Giáo
dục - Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế hoạch trong việc lập kế hoạch về kinh phí
miễn - giảm học phí, tiền hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên diện
hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, tổ chức quản lý, triển khai thực hiện và tổng
hợp báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân quận, huyện và Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, Tăng hộ khá
thành phố); đồng thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân (Ban giảm nghèo, tăng hộ khá)
phường, xã, thị trấn trong việc thực hiện theo đúng hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó
khăn, đề nghị các đơn vị liên quan có trao đổi với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội (Văn phòng Ban chỉ đạo Giảm nghèo, Tăng hộ khá thành phố), Sở Tài chính
và Sở Giáo dục - Đào tạo để được hướng dẫn cụ thể./.
SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Lê Hoài Nam
|
SỞ TÀI CHÍNH
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tạ Quang Vinh
|
BAN CHỈ ĐẠO
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO, TĂNG HỘ KHÁ
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ LĐ-TBXH
Nguyễn Văn Xê
|
Nơi nhận:
- Đ/c Hứa Ngọc Thuận,
PCT.UBND/TP (thay báo cáo);
- Sở GD-ĐT; Sở Tài chính;
- BGĐ Sở Lao động - TB&XH; TT Ban CĐ/TP;
- Văn phòng UBND/TP;
- Ủy nhân dân các quận-huyện (đề nghị phối hợp chỉ đạo thực hiện);
- TT. Ban Giảm nghèo quận-huyện (để thực hiện);
- Thủ trưởng các cơ sở GD-ĐT/TP (để thực hiện);
- Phòng Giáo dục quận-huyện (để thực hiện);
- Lưu: VP Sở, VP Ban, Ρ.BTXH, Ρ.DN, Ρ.CSCC, Ρ.KH-TC
|
Phụ lục I
(Kèm theo Thông
tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN,
GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho cha mẹ
trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông)
Kính gửi: (Tên cơ sở
giáo dục mầm non và phổ thông)
Họ và tên (1):
Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Thuộc đối tượng: Hộ nghèo. Mã số:…………………………………..
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn,
giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường - xã:
- Hộ nghèo có TNBQ:………………………………
- Trường hợp có con thứ
3?.................................
|
………..,
ngày tháng năm
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
____________
(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên
cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.
(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn
thì không phải điền dòng này.
(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/ học sinh phổ thông
Phụ lục II
(Kèm theo Thông
tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
BÙ HỌC PHÍ
(Dùng cho cha mẹ
trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)
Kính gửi: Phòng Giáo
dục và đào tạo/sở giáo dục và đào tạo (1)
Họ và tên (2):
Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):
Hiện đang học tại lớp:
Là học sinh trường:
Thuộc đối tượng: Hộ nghèo. Mã số:…………………………………..
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2010 của Chính phủ, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp bù
học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường - xã:
- Hộ nghèo có TNBQ:………………………………
- Trường hợp có con thứ
3?.................................
|
………..,
ngày tháng năm
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của Cơ
sở giáo dục ngoài công lập (4)
Xác nhận
em:…………………………………………………………………………….
Hiện đang học tại
lớp………………..Học kỳ:……………….Năm học:...……………
|
........., ngày ……
tháng ……. năm…….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|
____________
(1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở
gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông gửi sở GD và ĐT.
(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên
cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.
(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn
thì không phải điền dòng này.
(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.
(4) Nhà trường xác nhận theo từng học kỳ.
Phụ lục III
(Kèm theo Thông
tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho học
sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
công lập)
Kính gửi: Phòng lao
động - thương binh và xã hội (cấp huyện)
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
Nơi sinh:
Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:
Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):
Xã (Phường):………………………. Huyện (Quận):…………………………..
Tỉnh (Thành phố):………………………………………………………………….
Ngành
học:
Mã số sinh viên:
Thuộc đối tượng: Hộ nghèo. Mã số:…………………………………..
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để
được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường - xã:
- Hộ nghèo có TNBQ:………………………………
- Trường hợp có con thứ
3?.................................
|
………..,
ngày tháng năm
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của cơ
sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập
Trường:………………………………………………………………………………………………...
Xác nhận anh/chị:……………………………………………………………………………………..
Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ……….Học
kỳ:……………..Năm học……….lớp…………
khoa………..khóa học…………thời gian khóa học………..(năm)
hệ đào tạo………………của nhà trường.
Kỷ luật:……………………………….. (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu
có).
Số tiền học phí hàng tháng:……………………………đồng.
Đề nghị phòng lao động - thương binh và xã hội xem
xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị ………………………………….. theo
quy định và chế độ hiện hành.
|
………..,
ngày…..tháng…..năm….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục IV
(Kèm theo Thông
tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ
TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
(Dùng cho cha mẹ
trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông theo quy định tại điều 6 Nghị định số
49/2010/NĐ-CP)
Kính gửi: Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội (cấp huyện)
Họ và tên (1):
Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):
Hiện đang học tại lớp:
Trường:
Thuộc đối tượng: Hộ nghèo. Mã số:…………………………………..
Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền
hỗ trợ chi phí học tập theo quy định và chế độ hiện hành.
Xác nhận của Ủy ban nhân dân phường - xã:
- Hộ nghèo có TNBQ:………………………………
- Trường hợp có con thứ
3?.................................
|
………..,
ngày tháng năm
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
Xác nhận của
Trường:…………………………………………..
Xác nhận
em:…………………………………………………………………………….
Hiện đang học tại
lớp………………..Học kỳ:……………….Năm học:...……………
|
........., ngày ……
tháng ……. năm…….
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)
|
____________
(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên
cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.
(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn
thì không phải điền dòng này.
(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/ học sinh phổ thông.