UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
72/2006/QĐ-UBND
|
Vinh,
ngày 31 tháng 07 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ
74/2005/QĐ-UBND NGÀY 31/8/2005 CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ các Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số
17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 1816 TT /STC-VG
ngày 26 tháng 7 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh
Nghệ An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1, như sau:
“Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này cụ thể
hoá một số nội dung của chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế quy định tại Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư (sau đây gọi tắt là Nghị định 197/2004/NĐ-CP) và Điều 4- Nghị định
17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc
chuyển các Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần (gọi tắt là Nghị định
17/2006/NĐ-CP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8, như sau:
“2. Hộ gia đình, cá
nhân nhận giao khoán đất trong hạn mức, sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của
các nông, lâm trường quốc doanh hiện đang sử dụng đất ổn định, liên tục từ 12
tháng trở lên (đối với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản), 24 tháng
trở lên (đối với đất rừng) hoặc 18 tháng trở lên (đối với đất trồng cây lâu
năm) khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ
như sau:
- Hộ gia đình, cá
nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường đang làm
việc; Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có
nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ bằng 25% giá đất bồi thường
tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông
nghiệp quy định.
- Hộ gia đình, cá
nhân nhận giao khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường nghỉ
thôi việc được hưởng trợ cấp hàng tháng: Hỗ trợ bằng 20% giá đất bồi thường
tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông
nghiệp quy định.
- Hộ gia đình, cá
nhân nhận khoán đất là cán bộ, công nhân viên của nông lâm trường đã nghỉ hưu,
nghỉ mất sức lao động: Hỗ trợ bằng 15% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất
thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp quy định.
- Trường hợp hộ gia
đình, cá nhân nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản của các nông, lâm trường không thuộc các đối tượng quy định
trên đây chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.”
3. Bổ sung Khoản 3 Điều 14, như sau:
“3. Đối với nhà,
công trình xây dựng có kết cấu chịu lực liên hoàn bị phá dỡ một phần nhưng vẫn
tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công
trình bị phá dỡ và bồi thường chi phí để sửa chữa, hoàn thiện lại phần còn lại
theo dự toán chi phí sửa chữa có quy mô, kết cấu tương đương nhưng tối đa không
quá 50% giá trị bồi thường hiện có của phần còn lại”.
4. Bổ sung Khoản 3 Điều 21, như sau:
“3. Trường hợp hộ
gia đình, cá nhân bị thu hồi toàn bộ đất ở hoặc trên 30% diện tích đất nông
nghiệp được giao (hoặc giao khoán) ổn định, hiện có mức sống thuộc diện hộ
nghèo theo tiêu chí hộ nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố
trong từng thời kỳ có xác nhận của phòng Thương binh xã hội cấp huyện thì ngoài
các chính sách chung về ưu đãi đối với hộ bị thu hồi đất và chính sách đối với
hộ nghèo, còn được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo tính theo nhân khẩu hiện có. Mức
cụ thể như sau:
+ Hộ nghèo tại đô
thị: 3.600.000đ/khẩu
+ Hộ nghèo tại nông
thôn: 5.760.000đ/khẩu”
5. Bổ sung Khoản 3 Điều 26, như sau:
“3. ủy ban nhân dân
cấp huyện được thành lập tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư cùng cấp để triển khai thực hiện lập phương án bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư theo quy định.”
6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 27, như sau:
“ 2. Căn cứ vào đề
nghị của Chủ Đầu t ư, UBND cấp huyện ra quyết định bổ sung thành viên Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chuyên viên giúp việc cho phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng Dự án.
Phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư gồm 2 phần:
- Phần I: Xác định
mức bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng có đất bị thu hồi.
- Phần II: Phương
án bố trí tái định cư, giá đất tính thu tiền sử dụng đất, giá bán nhà, giá cho
thuê nhà tại khu tái định cư; số tiền người bị thu hồi đất phải nộp cho ngân
sách Nhà nước do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; Số tiền sử dụng
đất, tiền mua nhà tái định cư ...v.v.”
7. Sửa đổi điểm 1.3 Khoản 1 và sửa đổi điểm 3.4 Khoản 3 Điều 28, như
sau:
“1.3. Trường hợp
các dự án thu hồi đất liên quan đến 2 huyện, thành, thị xã và các dự án đầu tư
do UBND tỉnh phê duyệt có giá trị bồi thường, hỗ trợ từ 100 triệu đồng trở xuống
Sở Tài chính trực tiếp thẩm định, nếu thấy cần thiết Sở Tài chính xin ý kiến
các thành viên Hội đồng thẩm định.
3.4. Quyết định thu
hồi đất của cấp có thẩm quyền, trích lục bản đồ địa chính khu đất thu hồi được
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra, UBND cấp huyện xác nhận (đối
với khu vực đã có bản đồ địa chính) hoặc trích đo bản đồ địa chính khu đất được
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra, UBND cấp huyện xác nhận (đối
với khu đất thu hồi chưa có bản đồ địa chính)”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 29, như sau:
“1. Phân cấp phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau: UBND huyện, thành phố,
thị xã phê duyệt các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên
địa bàn. Quyết định phê duyệt được gửi 1 bản về Sở Tài chính.
2. Các dự án thu hồi
đất liên quan đến 2 huyện, thành, thị xã và các dự án do UBND tỉnh phê duyệt, Sở
Tài chính thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và chuyển kết
quả thẩm định về UBND các huyện, thành, thị có liên quan để phê duyệt.
3. Những dự án đặc
biệt quan trọng, UBND tỉnh sẽ xem xét quyết định riêng”.
9. Sửa đổi Khoản 4, Khoản 5 và bổ sung Khoản 12 Điều 30, như sau:
“ 4. Phát tờ khai,
hướng dẫn kê khai và thu tờ khai của các hộ bị ảnh hưởng. Tờ khai phải được
UBND xã, phường, thị trấn xác nhận các nội dung: Nguồn gốc, diện tích, vị trí,
hạng, loại đất của đất bị thu hồi; số lượng nhân khẩu của từng hộ; số lượng và
chất lượng tài sản, cây cối hoa màu và cơ cấu cây trồng hiện có trên đất bị thu
hồi; Trường hợp nếu chủ hộ đã đồng ý với biên bản kiểm kê hiện trạng của Hội đồng
bồi thường và tái định cư lập nhưng không thực hiện tự kê khai thì không bắt buộc
phải thực hiện bước kê khai vào tờ khai.
5. Tiến hành lập
biên bản kiểm kê, đo vẽ và mô tả hiện trạng cụ thể từng loại đất đai, tài sản,
nhà cửa, vật kiến trúc có sự chứng kiến của chủ hộ; đánh giá chất lượng còn lại
của công trình (đối với công trình của tổ chức); Phối hợp với cơ quan địa chính
xác định nguồn gốc đất, hạng đất của các hộ bị ảnh hưởng.
Trường hợp hộ gia
đình không ký biên bản kiểm kê hiện trạng thì Hội đồng lập biên bản ghi rõ lý
do hộ gia đình không ký.
12. Khi phương án bồi
thường 1, hỗ trợ và tái định cư đã được ít nhất 80% số hộ bị ảnh hưởng chấp nhận
và nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, số hộ còn lại không chấp nhận phương án được
duyệt thì chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả số tiền bồi thường, hỗ trợ đã được
duyệt cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để gửi số tiền chi trả vào
ngân hàng, khi hộ gia đình thực hiện giải phóng và bàn giao mặt bằng thì chi trả
cả gốc lẫn lãi cho từng hộ còn lại.”
10. Sửa đổi Khoản 1, 2 và Điểm 3.4- Khoản 3 Điều 31, như sau:
“1. UBND tỉnh có
trách nhiệm:
Thực hiện theo quy
định tại Điểm 1- Điều 43 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ.
2. UBND cấp huyện
nơi có đất thu hồi có trách nhiệm:
- Thực hiện theo
quy định tại điểm 2 - Điều 43 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ.
- Phê duyệt các
phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điểm 1, 2 Khoản 8
– Điều 2 Quyết định này.
Định kỳ hàng quý tổng
hợp các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt đối với các dự án trên địa bàn huyện báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp
báo cáo Bộ Tài chính, UBND tỉnh theo quy định.
3.4. Phối hợp với Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện các cuộc đối thoại, chất vấn của
người có đất bị thu hồi; đôn đốc, áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định
của pháp luật để thực hiện GPMB đúng tiến độ”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
1. Đối với những dự
án, hạng mục đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đã
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đang thực hiện chi trả
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được phê duyệt trước khi Quyết
định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không
điều chỉnh theo quyết định này.
2. Những quy định
trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc, đề nghị phản ảnh kịp thời về sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh xem
xét giải quyết.
Điều 3. Các
ông: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban ngành cấp tỉnh; Cục trưởng
Cục thuế Nghệ An; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ đầu tư
các Dự án, các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM.
UBND TỈNH NGHỆ AN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|