BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
2682/BGTVT-KHĐT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2009
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31-NQ/TW NGÀY 02/2/2009 CỦA BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA X
Ngày 02/2/2009, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X đã có Nghị quyết số 31-NQ/TW về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn
nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Trên cơ sở nội dung Nghị quyết, theo chức năng nhiệm vụ, Bộ Giao thông vận tải
(GTVT) xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết như sau:
I. TRONG LĨNH VỰC
KINH TẾ
Triển khai thực hiện đồng bộ các biện
pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:
1. Triển khai và tổ chức thực hiện
nghiêm túc, đồng bộ các nhiệm vụ đã nêu trong Chương trình hành động của Bộ số
1390/BGTVT-KHĐT ngày 12/3/2009 thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 của
Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh
tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 và Nghị quyết 30/2008/NQ-CP
ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội (Các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ).
2. Bộ GTVT đã có các văn bản
474/BGTVT-QLXD ngày 22/01/2009; 495/BGTVT-QLXD ngày 23/1/2009; 1211/BGTVT-QLXD
ngày 05/3/2009 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT tham gia ý kiến để bổ
sung, điều chỉnh một số nội dung trong các Luật liên quan đến đầu tư XDCB.
Trong thời gian tới, tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để
sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung những
quy định không còn phù hợp hoặc không đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế hiện
nay (Cục QLXD & CLCTGT, các Vụ, các Cục).
3. Tăng cường nâng cao chất lượng
công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư phát triển. Cụ thể:
a) Về chiến lược và quy hoạch phát
triển GTVT: Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch.
Giải trình và hoàn thiện các đề án đã trình để sớm được phê duyệt. Đẩy nhanh tiến
độ để trình duyệt đúng thời hạn các đề án thuộc chương trình công tác năm 2009
của Chính phủ và của Bộ GTVT (Văn phòng Bộ, các Vụ liên quan, các Cục QL
chuyên ngành, Viện Chiến lược và phát triển GTVT, các tổ chức tư vấn)
- Nâng cao chất lượng công tác chuẩn
bị đầu tư, tránh điều chỉnh nhiều lần, đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư, nhất
là các dự án trọng điểm (Vụ KHĐT, các Cục QL, chuyên ngành, Cục QLXD
& CLCTGT, các Ban QLDA, các tổ chức tư vấn).
- Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ
KH&ĐT, Bộ Tài chính giao kế hoạch 2009 theo đúng yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ, trong đó: Nguồn NSNN: 5.008 tỉ (vốn NN 2.815 tỉ; TN 2.193 tỉ) chủ yếu
bố trí cho các dự án ODA; nguồn ứng trước NSNN: 3.500 tỉ; nguồn TPCP 10.000 tỉ
(theo QĐ 171/2006/QĐ-TTg: 8.500 tỉ; các dự án cấp bách 1.500 tỉ). Với nguồn vốn
được giao, ngay từ những ngày đầu năm, các chủ đầu tư, các nhà thầu tập trung đẩy
nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, gia tăng khối lượng thực hiện và giá trị giải
ngân các dự án, công trình đã được giao kế hoạch, phấn đấu hoàn thành kế hoạch
được giao (các Vụ, Cục QLXD & CLCTGT, các Cục QL chuyên ngành, các chủ
đầu tư, các Ban QLDA và các nhà thầu).
- Ngoài các nguồn vốn đã được nhà
nước giao, tập trung huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình quan trọng,
cấp thiết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chú trọng huy động các nguồn vốn
thuộc khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm cấp bách theo quyết định
412/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Vụ KHĐT, Vụ HTQT, các Cục QL chuyên
ngành, các chủ đầu tư, các Ban QLDA).
4. Kịp thời giải quyết các khó khăn
vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch, tăng cường sự phối
hợp có hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu của Bộ với các Chủ đầu tư các Ban
QLDA, giữa chủ đầu tư với các đơn vị thi công, tập trung tháo gỡ khó khăn cho
các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (các Vụ, Cục
QLXD&CLCTGT, các Cục QL chuyên ngành, Chủ đầu tư, Ban QLDA).
5. Các doanh nghiệp GTVT phải chủ động
khai thác nguồn vốn từ gói kích cầu (1 tỷ USD) của Chính phủ để có điều kiện đẩy
nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân các dự án (Các doanh nghiệp thuộc
Bộ).
6. Tập trung tháo gỡ khó khăn, huy
động nguồn lực phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (Các
Cục, Vụ, các Tổng công ty 90; Tập đoàn và Tổng công ty 91, các doanh nghiệp thuộc
Bộ).
7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
công tác phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Tiếp
tục thực hiện tốt chương trình hành động của Bộ về phòng chống tham nhũng và thực
hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT về thực hiện
tiết kiệm chi thường xuyên, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong đầu tư xây dựng (Thanh tra Bộ, Vụ Tài chính, các Vụ,
các Cục, các chủ đầu tư, các Ban QLDA, các đơn vị thuộc Bộ)
II. TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA, Y TẾ, XÃ HỘI
1. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mạng
lưới cơ sở đào tạo của ngành GTVT.
- Nghiên cứu sắp xếp lại các cơ sở
đào tạo gồm chuyển đổi, tách nhập cho phù hợp với hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và đặc điểm cụ thể của Ngành, kể
cả thành lập mới cơ sở đào tạo, hình thành một số trung tâm đào tạo chất lượng
cao để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở giảng dạy hiện đại làm mẫu cho các cơ sở
khác.
- Trên cơ sở sắp xếp lại cơ sở đào
tạo, tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư cùng các giải pháp huy động vốn, phấn đấu
theo hướng đến 2010 – 2015 tất cả các cơ sở đào tạo đều được đầu tư các thiết bị,
phương tiện đào tạo hiện đại. Củng cố, nâng cao năng lực đào tạo sau đại học ở
các cơ sở đào tạo sau đại học hiện có (Vụ TCCB và các trường thuộc Bộ).
2. Tăng cường đầu tư cho các trường
đại học, cao đẳng và một số trường nghề trọng điểm
Ngoài vốn NSNN phân bổ hàng năm,
tranh thủ huy động nguồn vốn khác đầu tư cho trường để đầu tư nâng cấp cơ sở vật
chất (Vụ KHĐT, Vụ TCCB, Vụ TC và các trường thuộc Bộ)
3. Cải tiến mục tiêu chương trình
đào tạo, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến
- Các chương trình đào tạo hệ giáo
dục đại học chuyển dần từ chương trình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo
tín chỉ.
- Phát triển chương trình đào tạo hệ
giáo dục nghề nghiệp theo năng lực thực hiện trên cơ sở phân tích nghề theo
phương pháp DACUM (năm 2009 triển khai xây dựng 08 chương trình dạy nghề hệ
trung cấp nghề, cao đẳng nghề).
- Các chương trình đào tạo được thiết
kế đảm bảo liên thông dọc và liên thông ngang.
- Xây dựng các bộ tiêu chuẩn kỹ
năng nghề cho các nghề ngành GTVT (năm 2009 triển khai xây dựng mới 25 bộ tiêu
chuẩn kỹ năng nghề ngành GTVT).
- Đổi mới toàn bộ chương trình đào
tạo ở Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành GTVT để trường trở thành
trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức có uy tín, đáp ứng yêu cầu đào tạo
được đội ngũ lãnh đạo tương lai của toàn Ngành.
- Tập trung hướng dẫn các trường đổi
mới mục tiêu, chương trình và biên soạn giáo trình mới để đào tạo. Phấn đấu tất
cả các môn học đều có giáo trình được cập nhật các kiến thức mới, dùng làm tài
liệu giảng dạy và tham khảo cho học sinh.
(Vụ TCCB và các trường thuộc
Bộ)
4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên
- Đảm bảo đội ngũ giáo viên các trường
đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm và khả năng thực
hành tốt. Đội ngũ này phải có đủ trình độ ngoại ngữ, tin học để tiếp nhận kiến
thức khoa học công nghệ, quản lý hiện đại, có khả năng cải tiến nội dung chương
trình và phương pháp đào tạo của các trường.
- Hướng dẫn các trường dành kinh
phí để đào tạo lại đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ
(đại học và sau đại học). Khuyến khích đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
- Ưu tiên dành các chỉ tiêu đào tạo
của Ngành cho các giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài.
- Phấn đấu đến năm 2010, tất cả
giáo viên các trường trong Ngành đều đạt trình độ chuẩn theo quy định.
- Định kỳ (3 năm/lần) tổ chức Hội
thi giáo viên dạy giỏi cấp Ngành.
- Định kỳ (3 năm/lần) tổ chức khóa
bồi dưỡng nâng cao trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên của Ngành.
- Tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn
2005 – 2010” được phê duyệt tại Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của
Thủ tướng Chính phủ.
(Vụ TCCB và các trường thuộc
Bộ)
5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực đào tạo
- Khuyến khích các trường tổ chức
liên kết đào tạo với nước ngoài
- Hợp tác song phương với các trường
ngoài nước: gửi học sinh, giáo viên sang học, mời giáo viên nước ngoài về trường
giảng dạy.
- Tham gia thường xuyên các cuộc
thi tay nghề cấp quốc gia, ASEAN và quốc tế; tổ chức thường xuyên hội thi tay
nghề giỏi trong Ngành (Vụ TCCB, Vụ HTQT, các đơn vị và các trường thuộc Bộ).
6. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực đào tạo
- Củng cố các bộ phận làm công tác
quản lý đào tạo ở các đơn vị trong Ngành, nhất là các Cục, các Tổng công ty; bố
trí cán bộ có trình độ, năng lực phụ trách công tác đào tạo của đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra đào tạo ở các cơ sở đào tạo của Ngành (Vụ TCCB, Thanh tra Bộ,
các đơn vị và các trường thuộc Bộ).
7. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về
chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quốc phòng - an ninh
- Kịp thời bổ sung kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ, tiếng Anh, tin học, thông lệ luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán
bộ, đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các lĩnh vực, đủ năng lực hoàn
thành nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật
pháp, thông lệ quốc tế, tiếng Anh, tin học trong giai đoạn đến năm 2010 – 2015.
- Tiến hành mở các lớp đào tạo, bồi
dưỡng cho các đối tượng trong diện cần đào tạo hội nhập (Vụ TCCB, các đơn
vị và các trường thuộc Bộ).
8. Chương trình đẩy nhanh xã hội
hóa đào tạo
- Huy động mọi nguồn lực trong và
ngoài Ngành tích cực tham gia thúc đẩy công tác đào tạo của Ngành phát triển
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của
Ngành.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, nơi tiếp
nhận nhân lực được đào tạo tại các trường, có trách nhiệm đóng góp bằng nhiều
hình thức: tạo cho học sinh nơi thực tập, trích kinh phí hỗ trợ các trường đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất; đỡ đầu các sinh viên giỏi, và học sinh nghèo; sử dụng
các thiết bị hiện đại phục vụ cho các trường đào tạo …
- Tìm nguồn tài trợ của các tổ chức
quốc tế đầu tư cho các trường thông qua các dự án không hoàn lại.
- Xây dựng các dự án đào tạo thông qua
các dự án ODA; các công trình trọng điểm của Ngành.
- Tìm các chỉ tiêu đào tạo của nước
ngoài để gửi học sinh học giỏi đi đào tạo.
- Huy động các nguồn vốn đóng góp từ
các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước.
- Chỉ đạo các trường nghiên cứu, nắm
bắt nhu cầu thực tiễn của sản xuất: tiếp tục mở rộng các ngành nghề đào tạo, loại
hình đào tạo phục vụ nhu cầu đào tạo của Ngành và xã hội.
(Vụ TCCB, Vụ KHĐT, Vụ TC, Vụ
HTQT, các đơn vị và các trường thuộc Bộ)
9. Áp dụng các cơ chế hỗ trợ phát
triển sự nghiệp đào tạo
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các
trường chủ động huy động được các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo.
- Hướng dẫn và giao cho các trường
thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính (thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP):
nghiên cứu cơ chế tiến tới giao tự chủ về biên chế giáo viên.
- Hướng dẫn sự phối hợp đào tạo
nghiên cứu khoa học giữa viện với trường; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tại các
trường đại học, cao đẳng.
- Hướng dẫn và cho phép các trường
thành lập các tổ chức (doanh nghiệp, trung tâm …) để kết hợp đào tạo với sản xuất
và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành một số biện pháp,
chính sách, khuyến khích giáo viên dạy giỏi, giáo viên bảo vệ luận văn tiến sĩ
và tiến sĩ khoa học.
(Vụ TCCB, Vụ KHĐT, Vụ TC, Viện
KHCN, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT và các Trường thuộc Bộ)
10. Đẩy mạnh xây dựng nền nếp, kỷ
cương trong dạy – học và sinh hoạt của học sinh, sinh viên.
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương
trong công tác giáo dục – đào tạo của Ngành; tạo ra môi trường sinh hoạt, học tập
lành mạnh, trong sạch cho học sinh – sinh viên.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra
công tác tổ chức thi tại các hội đồng thi thuộc các chuyên ngành GTVT; công tác
giáo dục – đào tạo tại các trường trong Ngành, đặc biệt đối với các loại hình
đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ.
- Ban hành các quy định trách nhiệm
và hình thức xử lý kỷ luật trong công tác đào tạo thi, kiểm tra, cấp bằng, chứng
chỉ chuyên môn.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp để
khắc phục và chấm dứt sự gian dối trong thi cử, làm luận văn, luận án, cấp phát
văn bằng, chứng chỉ.
- Quan tâm đến đời sống văn hóa,
tinh thần của học sinh, sinh viên. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục học
sinh, sinh viên; động viên học sinh, sinh viên tích cực tham gia các phong
trào, hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội, cương quyết đấu tranh với các tệ nạn
xã hội.
(Thanh tra Bộ, Vụ TCCB và các
trường thuộc Bộ)
11. Thực hiện tốt hơn công bằng xã
hội trong giáo dục – đào tạo
- Tạo điều kiện thực hiện ngày càng
tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong
Ngành.
- Quan tâm đầu tư, phát triển các
trường có nhiều học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
và trẻ em khuyết tật.
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội
đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ em
khuyết tật tham gia học tập tại các trường trong Ngành (Các trường thuộc
Bộ).
12. Về khoa học công nghệ
- Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất các
loại vật liệu mới phù hợp các điều kiện cụ thể; chế tạo các chi tiết, sản phẩm
cơ khí thay thế hàng nhập khẩu phục vụ chương trình nội địa hóa sản phẩm.
- Nghiên cứu đón đầu để có thể
nhanh chóng tiếp cận, làm chủ kiến thức thiết kế, công nghệ chế tạo các sản phẩm
cơ khí, các công trình xây dựng hiện đại, phức tạp sẽ được áp dụng tại Việt Nam
như: đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, tàu biển cỡ lớn đầu máy, toa xe, ô tô
hiện đại …
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ
xử lý nền đất yếu, chống sụt trượt để bền vững hóa công trình giao thông.
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ
tiên tiến trong tổ chức quản lý vận tải, nâng cao an toàn giao thông; ứng dụng
công nghệ thông tin trong các lĩnh vực giao thông.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách phục
vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ trong quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
GTVT, trong các lĩnh vực quản lý khác.
(Vụ KHCN, các đơn vị thuộc Bộ)
13. Về y tế. Tập trung huy động các
nguồn vốn để cải tạo nâng cấp các bệnh viện và cơ sở y tế trong ngành. Quản lý
và nâng cao y đức, trình độ cán bộ y tế; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
cán bộ công nhân viên; giáo dục và đẩy lùi các tiêu cực trong khám chữa bệnh tại
các bệnh viện của ngành. Tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch
hóa gia đình trong đội ngũ cán bộ CNVC ngành GTVT (Cục Y tế GTVT).
III. TRONG LĨNH
VỰC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp
luật về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải giai đoạn 2009 – 2010, cụ thể
như sau:
1. Về kiểm soát khí thải độc hại do
hoạt động của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ trong năm 2009: Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông
tại các tỉnh, thành phố lớn – để thực hiện Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày
10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải
đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
b) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ trong năm 2010: Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 3, 4, 5 đối với
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Về ứng phó với biến đổi khí hậu
và nước biển dâng:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban
hành trong năm 2009: Kế hoạch hành động của Bộ GTVT ứng phó với biến đổi khí hậu
để triển khai Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Về bảo vệ môi trường trong các
hoạt động giao thông vận tải:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ trong năm 2009: Đề án giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải –
để thực hiện Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban
hành:
- Quy chế bảo vệ môi trường trong
hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường chuyên ngành giao thông vận tải.
(Vụ MT, Vụ KHCN, Cục Đăng kiểm
VN, các đơn vị trực thuộc Bộ)
IV. TRONG LĨNH VỰC
QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI
1. Tăng cường nâng cao nhận thức,
trách nhiệm về của đội ngũ cán bộ ngành GTVT trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược: “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” nhất là trong tình hình hiện
nay khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ
thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về: “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới”. Căn cứ
tiêu chuẩn đối tượng quy định tại Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/07/2007 của
Chính phủ về giáo dục quốc phòng – an ninh, Bộ GTVT rà soát, đối chiếu tiêu chuẩn,
lập kế hoạch chọn cử cán bộ đúng đối tượng tham dự các khóa bồi dưỡng kiến thức
về quốc phòng – an ninh.
3. Quán triệt, triển khai thực hiện
tốt các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo Chỉ thị số 88/CT-BQP ngày 31/10/2008
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương
2009 và Chỉ lệnh số 48/CL-TM ngày 20/11/2008 của Tổng Tham mưu trưởng về công
tác quốc phòng ở các bộ, ngành, địa phương 2009: Tham mưu Bộ ban hành văn bản
chỉ đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện công tác quốc phòng – an ninh của ngành.
4. Chỉ đạo thực hiện tốt tổng kết 5
năm thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công
tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa
phương, gắn với sơ kết thực hiện Chỉ thị số 36/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ quốc phòng – an ninh trong tình hình mới: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ phối hợp quân sự địa phương tổ chức tổng kết thực hiện Nghị định số
119/2004/NĐ-CP và báo cáo kết quả về Bộ để chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn
ngành.
(Văn phòng Bộ, Vụ TCCB, các Vụ,
các Cục, Ban chỉ huy quân sự của Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ)
V. TRONG LĨNH VỰC
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG, HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI
1. Triển khai học tập các Nghị quyết
Trung ương theo quy định, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng ở các đơn
vị đến từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội X của Đảng; đồng thời đề ra chương trình hành động cụ thể
cho phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt
các nhiệm vụ chính trị của ngành giao thông vận tải đã được Nhà nước, Chính phủ
giao phù hợp với từng thời kỳ đổi mới;
- Kiện toàn bộ máy tổ chức theo yêu
cầu đổi mới, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, hoạt động có hiệu lực và
hiệu quả.
- Chỉ đạo và tổ chức xây dựng quy
hoạch cán bộ theo hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Ban Tổ
chức Trung ương về thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Chỉ đạo và tổ chức xây dựng kế hoạch
đào tạo cán bộ đã được quy hoạch để đảm bảo năng lực, trình độ và tiêu chuẩn
trước khi bổ nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch đổi mới công
tác quản lý, đánh giá cán bộ cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Bộ. Tăng
cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đặc biệt là nắm bắt diễn biến tư tưởng
của cán bộ chủ chốt.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch triển
khai theo chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2009 tại văn bản
số 97-CTr/TW ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phối hợp với Công đoàn Giao
thông vận tải Việt Nam, công đoàn cơ sở trong việc chỉ đạo, động viên cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ chính
trị của Ngành GTVT; đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động.
4. Chỉ đạo thực hiện tốt Cuộc vận động
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở từng cơ quan, đơn vị. Xây dựng
các đảng bộ trở thành đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên ở từng chi bộ Đảng (các cấp ủy Đảng các đơn vị
thuộc Bộ).
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao
trong Chương trình hành động này, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị xây dựng chương
trình hành động của đơn vị mình, tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Nơi nhận:
- VPCP;
- Bộ KH&ĐT (để báo cáo);
- Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Bộ;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, KHĐT (5).
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|