HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH
V/V HƯỚNG DẪN CÁC KHOẢN
THU TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NĂM HỌC 2013-2014.
Căn cứ các văn
bản pháp lý:
- Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT
ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Thông tư số
17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm;
- Thông tư số 19/2005/TT-BTC
ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các
quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp
của nhân dân;
- Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT
ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai
đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
- Thông tư số
29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định
về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
- Công văn số 5584/BGDĐT
- KHTC ngày 23/08/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục chấn chỉnh
tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục;
- Công văn số 3958/UBND-TC
ngày 12/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường chấn chỉnh các khoản
huy động nhân dân đóng góp;
- Quyết định số
04/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về mức thu,
quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp, xe máy;
Căn cứ Công văn
số 7291/BGD&ĐT -GDTRH ngày 01/11/2010 về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày
đối với các trường Trung học,
Nhằm tăng cường
công tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong
các cơ sở giáo dục, Liên ngành Giáo dục và Đào tạo và Tài chính hướng dẫn các
cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các nội dung sau :
I. Về quản lý các khoản thu.
1. Thu, miễn giảm và quản lý học phí:
-Thực hiện theo
Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức thu học phí của các cơ sở giáo
dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn
tỉnh Thừa thiên Huế năm học 2013-2014.
2. Thu phí trông
giữ xe đạp:
a) Mức thu: Khuyến
khích các cơ sở giáo dục tổ chức giữ xe miễn phí cho các em học sinh. Trường
hợp các đơn vị ở các địa bàn có xảy ra tình trạng mất xe, phải thuê người trông
coi, bảo quản xe thì đơn vị tổ chức thu phí giữ xe cho các học sinh có nhu cầu
gửi xe đạp; mức thu tối đa như sau:
+ Các trường, TT.GDTX
ở khu vực thành thị : 12.000 đ/ xe đạp/tháng
+ Các trường, TT.GDTX
ở khu vực nông thôn: 9.000 đ/ xe đạp/tháng
+ Các trường, TT.GDTX
ở khu vực miền núi : 5.000 đ/ xe đạp/tháng
+ Các trung tâm
KTHN và trung tâm khác : 2.000 đ/ xe đạp/tháng.
Việc phân loại
khu vực của các trường, trung tâm được thực hiện theo quy định về khu vực tại Quyết
định hiện hành của UBND tỉnh quy định mức thu học phí của các cơ sở giáo dục
mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Thủ trưởng các
cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động trông giữ xe đạp cho học sinh,
quyết định mức thu phí trông giữ xe đạp của đơn vị mình phù hợp với tình hình
thực tế đặc thù của từng đơn vị đồng thời phù hợp với thu nhập của đại đa
số dân cư trên địa bàn và không được vượt mức tối đa nêu trên.
b) Tổ chức thu,
quản lý và sử dụng phí trông giữ xe đạp:
- Phí giữ xe đạp
được thu định kỳ hàng tháng; nếu cha mẹ học sinh tự nguyện, nhà trường có thể
thu một lần cho cả học kỳ.
- Các cơ sở giáo
dục có tổ chức hoạt động trông giữ xe đạp phải niêm yết mức thu công khai ; thu
quản lý và sử dụng phí theo đúng quy định; sử dụng chứng từ thu theo quy định
hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ; nếu không
thực hiện đúng các quy định về thu, quản lý và sử dụng phí thì tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật; số tiền đã thu sai phải được trả lại cho đối
tượng nộp phí.
- Tiền thu phí
được để lại 100% cho tổ chức thu để trang trải chi phí cho việc trông giữ xe, thu
phí, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kỳ tài sản hoặc
thuê ngoài tài sản trực tiếp phục vụ công việc trông giữ xe và được cân đối vào
dự toán chi hoạt động sự nghiệp hàng năm của đơn vị.
- Việc sử dụng
chi phí cho công tác trông giữ xe, thu phí và quyết toán phí thực hiện theo Thông
tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện
các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/05/2006
của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC và luật ngân
sách nhà nước.
3. Các khoản
thu hộ - chi hộ
a) Các khoản thu
hộ để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt như áo quần đồng
phục, quần áo thể dục - thể thao, phù hiệu học sinh, vở học tập mang tên trường
... các cơ sở giáo dục cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với cha mẹ học sinh,
để cha mẹ học sinh tự lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thực hiện thích
hợp.
b) Các khoản đóng
góp được thoả thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm
vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi dạy, chăm sóc học sinh như: tiền ăn,
tiền chăm sóc bán trú, tiền nước uống, ... yêu cầu nhà trường phải thỏa thuận
với cha mẹ học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo
nguyên tắc thu đủ bù chi.
c) Thu phí Bảo hiểm y tế: Nhà trường vận động cha mẹ
học sinh tham gia bảo hiểm y tế cho con em mình theo đúng qui định của Luật Bảo
hiểm y tế, cần giải thích rõ nội dung và tính chất để cha mẹ học sinh không
hiểu lầm với các loại bảo hiểm thương mại.
3. Các khoản
thu khác:
a) Thu tiền dạy
thêm học thêm: Việc tổ chức và thu tiền dạy thêm học thêm thực hiện theo Thông
tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về
dạy thêm, học thêm và các quy
định hiện hành của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối với việc phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh
giỏi: Căn cứ Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy
định về dạy thêm, học thêm thì
việc phụ đạo cho những học sinh học
lực yếu, kém, bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc trách nhiệm của nhà trường, không
thu tiền của học sinh. Do vậy, khi lập
kế hoạch dự toán ngân sách, các cơ sở giáo dục công lập căn cứ kết quả phân
loại học tập của học sinh năm học trước hoặc khảo sát chất lượng đầu năm học để
lập kế hoạch dạy thêm các môn học cho đối tượng được học theo quy định. Kinh
phí giảng dạy cho các đối tượng này được xây dựng trong dự toán ngân sách của
từng cơ sở giáo dục, tuân theo quy trình lập dự toán của từng cấp ngân sách.
b) Thu tiền học 2 buổi /ngày: Thực hiện theo công văn 7291/BGDĐT-GDTrH
ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi
/ngày đối với các trường trung học và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học 2012-2013 của các ngành học, bậc học. Các cơ sở giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên có tổ chức dạy hai buổi/ngày nhưng chưa được cân đối đủ
định biên theo qui định của Nhà nước thì tạm thời thực hiện mức thu học phí học
2buổi/ngày theo Quyết định 3480/QĐ-UBND ngày 8/10/2004.
c) Các khoản
tài trợ cho giáo dục: Thực hiện theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng
9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo
dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
d) Các khoản
đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân thông qua các quỹ xã hội, quỹ từ thiện:
thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của
Chính phủ, Quyết định số 10/2008/QĐ-BTC ngày 12/02/2008 của Bộ Tài chính. Trong đó, lưu ý các nguyên tắc về thành lập và tổ chức
hoạt động của quỹ là nhằm mục đích khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục,
đào tạo, thể dục thể thao, từ thiện và các mục đích phát triển cộng đồng, không
vì mục tiêu lợi nhuận. Mọi khoản thu, chi phải công khai, minh bạch theo quy
định của pháp luật.
Các khoản thu
khác phải được theo dõi và ghi chép
trong sổ sách kế toán của cơ sở giáo dục và báo cáo quyết toán theo quy
định hiện hành.
4. Về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh: Thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học
sinh (ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
II. Tổ chức thực hiện.
Để tăng cường công
tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các
cơ sở giáo dục, Liên Sở Giáo dục và Đào tạo và Tài chính yêu cầu:
- Tất cả các cơ
sở giáo dục đều phải thực hiện quản lý và sử dụng các khoản thu phải đảm bảo yêu
cầu dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC
ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính, Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với các khoản
thu theo thoả thuận hoặc đóng góp tự nguyện: Các cơ sở giáo dục không được ép
buộc cha mẹ học sinh nộp dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là các loại bảo
hiểm thương mại, các khoản thu để hỗ trợ CSVC cho nhà trường, thu hỗ trợ hoạt
động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
- Trong quá
trình tổ chức thu cần chia ra nhiều đợt để phù hợp với thu nhập của
đại đa số gia đình hiện nay, đồng thời thực hiện việc miễn giảm theo
đúng quy định hiện hành.
III. Công tác thanh tra, kiểm tra.
- Các cơ sở giáo
dục phải thường xuyên tự thanh tra, kiểm tra việc quản lý các nguồn thu và thực
hiện chế độ công khai theo qui định hiện hành.
- Các cơ quan quản
lý giáo dục (cấp Sở, Phòng) đưa nội dung thanh tra các khoản huy động từ cha mẹ
học sinh vào trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm. Trong quá trình thanh
tra, nếu phát hiện có những sai phạm trong công tác thu chi thì kiến nghị cấp
có thẩm quyền xử lý theo qui định của pháp luật.
Công văn này được
thực hiện từ năm học 2013-2014 và thay thế công văn số 1635/LN GDĐT-TC ngày 05
tháng 09 năm 2013 của liên ngành Giáo dục và Đào tạo – Tài chính về việc
hướng dẫn các khoản thu trong các cơ sở giáo dục năm học 2012-2013.
Liên Sở Giáo
dục và Đào và Tài chính hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển
khai thực hiện. Đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp
chỉ đạo việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục trên địa
bàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có hình thức xử lý nghiêm đối
với đơn vị, cá nhân không thực hiện nghiêm túc hướng dẫn này./.