BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3619/QĐ-BNN-KH
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 08 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 49/NQ-CP VỀ
“TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
KHÓA X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ
BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày
10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách
lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới”
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10
tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn
để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ
chức Thương mại thế giới”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Lãnh đạo Bộ NN & PTNT;
- Thường Vụ Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Công đoàn Ngành Bộ NN&PTNT;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 49/NQ-CP VỀ “TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI
NGHỊ LẦN THỨ 4 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH
SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHÀNH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN
CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3619/QĐ-BNN-KH ngày 19 tháng 8 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. MỤC TIÊU
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội
nhập kinh tế quốc tế, tận dụng các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của ngành nông nghiệp, góp phần thực
hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm là
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao trị gia tăng và phát triển bền
vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện pháp luật và thể chế
kinh tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
a) Tiếp tục rà soát, hệ thống hóa các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản, quy định không còn
phù hợp, ban hành các văn bản mới bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù
hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế, trong đó trọng tâm trước mắt
là:
- Hoàn thiện và trình Quốc hội phê
chuẩn Luật Thú y, Luật Thủy sản sửa đổi; ban hành các hướng dẫn thực hiện các
luật: Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật
Thú y, Luật Thủy sản.
- Rà soát, đề xuất các chính sách hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết
WTO
- Rà soát, đề xuất phương án về điều
chỉnh pháp luật, các quy định để chuẩn bị cho Hiệp định đối tác chiến lược
xuyên Thái Bình Dương
- Xây dựng về hoàn thiện các quy
định, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực hiện, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các
mặt hàng nông sản nhập khẩu, phù hợp với cam kết, quy định quốc tế, nhưng bảo
vệ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường.
b) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh
tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập:
- Đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp, đổi
mới các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành song song với việc tái cơ cấu theo Đề
án tái cơ cấu doanh nghiệp; tập trung ưu tiên đổi mới, sắp xếp các nông, lâm
trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả, trách
nhiệm của các công ty thủy nông; tiếp tục nghiên cứu hình thức tổ chức phù hợp
hơn cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm của nhà nước đã
được chuyển đổi thời gian qua.
- Phát triển các hình thức tổ chức
sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp, tạo cơ hội cho khu vực tư nhân, các tổ
chức xã hội và các nhóm kinh tế tự nguyện tham gia cung cấp dịch vụ công.
- Phát triển các hình thức đầu tư có
sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp (PPP, PPC) các
hình thức hợp tác liên kết giữa nông dân với các thành phần kinh tế khác.
- Tiếp tục cải cách và đổi mới hệ
thống nghiên cứu khoa học, đào tạo trong ngành, đổi mới cơ chế hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Tiến hành tổng kết, đánh giá tổng
thể các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đề xuất hướng đổi
mới, phát triển trong thời gian tới.
c) Hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước ở Bộ và các địa phương đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy,
thông suốt, chủ động và hiệu quả; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, nhất là các thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông
nghiệp, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều
hành, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cơ chế hải quan một cửa quốc
gia.
2. Hiện đại hóa nông nghiệp và
phát triển nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
a) Triển khai thực hiện Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày
10/6/2013 và các Đề án tái cơ cấu, kế hoạch thực hiện các lĩnh vực cụ thể đã
được phát triển.
b) Nghiên cứu, đề xuất chính sách
phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản Việt Nam
có tiềm năng và lợi thế. Triển khai thực hiện Đề án nâng cao giá trị gia tăng
hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.
c) Nâng cao chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn
quốc tế; đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, chế biến
nông, lâm, thủy sản, xúc tiến đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các thỏa thuận công
nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.
d) Xây dựng: Chiến lược hội nhập kinh
tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chiến lược phát triển thị
trường cho các nông sản hàng hóa chủ lực.
đ) Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ nhất là công nghệ cao công nghệ sản xuất sạch vào sản xuất
nông nghiệp, tiếp tục triển khai Chương trình giống, Chương trình công nghệ
sinh học, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
e) Tăng cường đầu tư cho hiện đại hóa
nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư,
nâng cao hiệu quả đầu tư công, quản lý nợ công.
f) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, trọng tâm là Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương
trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
3. Đào tạo phát triển nguồn nhân
lực
a) Triển khai thực hiện Quyết định
1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020.
b) Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, trong đó tập
trung vào việc mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ
mới, chuyển giao các kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân;
nhân rộng các mô hình tốt trong đào tạo nghề cho các làng nghề, các vùng sản
xuất chuyên canh, đào tạo nghề có trọng điểm, tập trung đào tạo thú y, bảo vệ
thực vật, quản lý thủy nông, vận hành trạm bơm, máy nông nghiệp, thuyền trưởng,
máy trưởng tàu cá….
c) Chú trọng đào tạo và duy trì nguồn
nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo
tính kế thừa; xây dựng và triển khai các Chương trình đào tạo riêng cho các cán
bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông
nghiệp. Xây dựng kế hoạch về việc cử cán bộ vào làm việc tại các tổ chức quốc
tế và các thiết chế đa phương.
4. Tăng cường công tác nghiên cứu,
dự báo, đánh giá
a) Tăng cường năng lực nghiên cứu, dự
báo cho các viện nghiên cứu, các Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT, các
Trường Đại học thuộc Bộ nhằm cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, về hội
nhập kinh tế quốc tế cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các địa
phương, Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm
về công tác phân tích, dự báo, đánh giá trong kiểm soát, điều hành chính sách
kinh tế - tài chính vĩ mô.
b) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ
quan nghiên cứu và cơ quan hoạch định, thực thi chính sách trong việc cung cấp
thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu và sử dụng các kết quả nghiên cứu,
dự báo, đánh giá.
c) Tiếp tục nghiên cứu, dự báo, đánh
giá về tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đối với
ngành để phát huy tối đa lợi thế của ngành cũng như giảm thiểu các rủi ro cho
doanh nghiệp và nông dân.
5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác
thông tin tuyên truyền
a) Tiếp tục tuyên truyền về quan điểm
chỉ đạo và chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Chính phủ về phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế, phổ biến các cam kết, trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi
của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nhằm tạo
sự kiên định và đồng thuận cao trong xã hội, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền
về các chương trình, sự kiện, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế có sự tham gia
của Việt Nam.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp
thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế giữa các Bộ, ngành và địa phương, giữa cơ
quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhằm bảo đảm việc chia sẻ thông tin giữa
các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và
người dân dễ tiếp cận và nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình hội nhập
trong nước và quốc tế.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
thuộc Bộ; chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Giám đốc
các doanh nghiệp thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo xây
dựng chương trình hành động cụ thể của đơn vị, địa phương và cụ thể hóa trong
kế hoạch hàng năm; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình
hành động trong toàn ngành; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình
hành động về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Giao Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nội dung của Chương trình hành động, tổng
hợp tình hình thực hiện của các đơn vị trong toàn Ngành báo cáo Bộ./.
TT
|
NỘI DUNG CÔNG
VIỆC
|
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
|
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
|
SẢN PHẢM
|
THỜI GIAN HOÀN
THÀNH
|
I
|
Hoàn thiện pháp luật thể chế và cải cách hành
chính
|
1
|
Hoàn thiện Luật Thú y và các văn bản dưới Luật
|
Cục Thú y
|
Vụ Pháp chế, Tổng cục
Thủy sản, Cục Chăn nuôi.
|
Dự thảo Luật Thú y
và các văn bản dưới Luật
|
2015
|
2
|
Hoàn thiện, sửa đổi
bổ sung Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật
|
Tổng cục Thủy sản
|
Vụ Pháp chế
|
Dự thảo Luật Thủy sản
và các văn bản dưới Luật
|
2015
|
3
|
Hoàn thiện các văn bản dưới Luật Bảo vệ và kiểm dịch
thực vật
|
Cục Bảo vệ thực vật
|
Vụ Pháp chế, Cục Trồng
trọt
|
Dự thảo các văn bản
dưới Luật
|
2015
|
4
|
Rà soát, đề xuất
các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết WTO
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Vụ Pháp chế
|
Báo cáo trình Chính
phủ
|
2015
|
5
|
Rà soát, đề xuất phương án về điều chỉnh pháp luật,
các quy định để chuẩn bị cho Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình
Dương
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Vụ Pháp chế
|
Báo cáo trình Chính
phủ
|
2015
|
6
|
Xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn về
an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản
nhập khẩu, phù hợp với cam kết và quy định quốc tế
|
Cục Quản lý chất lượng
NLS & TS
|
Tổng cục Thủy sản,
Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi
|
Các quy định, tiêu
chuẩn ngành
|
2014-2016
|
7
|
Tiếp tục sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước
|
Vụ Quản lý doanh nghiệp
|
Vụ Tổ chức cán bộ Vụ
Tài chính
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
8
|
Đề xuất hoàn thiện các chính sách, giải pháp cụ thể
để phát triển các hình thức kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp; chính sách liên kết “4 nhà”
|
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
|
Các đơn vị liên quan
|
Nghị định của Chính
phủ
|
2015
|
9
|
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP về việc đơn
giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc
phạm vi chức năng của Bộ
|
Vụ Pháp chế
|
VụTCCB
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
II
|
Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành
|
|
|
10
|
Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và Phát triển hạ tầng
|
Vụ Kế hoạch
|
Các cơ quan trực thuộc
Bộ, Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TW
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
11
|
Xây dựng Đề án Nâng cao giá trị gia tăng của nông
lâm thủy sản Việt Nam
|
Cục Chế biến NLTS
& Nghề muối
|
Các đơn vị liên
quan
|
Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ
|
2015
|
12
|
Xây dựng Đề án phát triển công nghệ bảo quản, chế
biến và giảm tổn thất sau thu hoạch cho các loại nông, thủy sản
|
Cục Chế biến NLTS
& Nghề muối
|
Các đơn vị liên
quan
|
Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ
|
2015
|
13
|
Xây dựng Đề án Hỗ trợ các địa phương vùng trọng điểm
phát triển nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia phù hợp với các
quy định của WTO
|
Cục Trồng trọt
|
Các đơn vị liên
quan
|
Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ
|
2015
|
14
|
Tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh, quản lý
sử dụng hóa chất, thú y trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; chế
biến bảo quản các sản phẩm có nguồn gốc động vật
|
Cục Thú y
|
Các đơn vị liên
quan
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
15
|
Xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Các đơn vị liên
quan
|
Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ
|
2015
|
16
|
Triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến
lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
|
Cục Chế biến NLTS
& Nghề muối
|
Các đơn vị liên
quan
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
17
|
Tiếp tục triển khai Quyết định 3246/QĐ-BNN-KHCN ngày
27/12/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành NNPTNT
giai đoạn 2013-2020
|
Vụ KHCN & MT
|
Các Viện nghiên cứu,
các Trường Đại học
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
18
|
Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29
tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng
và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Các đơn vị liên
quan
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
19
|
Triển khai Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư,
nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn
mới.
|
Vụ Kế hoạch
|
Các đơn vị liên
quan
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
20
|
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển nông thôn mới
|
Văn phòng điều phối
Chương trình Nông thôn mới
|
Cục Kinh tế hợp
tác và PTNT
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
III
|
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
|
|
|
|
|
21
|
Triển khai thực hiện Quyết định 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày
17/6/2014 phê duyệt Đề án Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020
|
Vụ Tổ chức cán bộ
|
Các đơn vị thuộc Bộ,
các Sở Nông nghiệp & PTNT
|
Báo cáo kết quả triển khai
|
Hàng năm
|
22
|
Tiếp tục triển khai Chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ
|
Cục Kinh tế hợp
tác và PTNT
|
Vụ Tổ chức cán bộ và
các đơn vị liên quan
|
Báo cáo kết quả triển
khai
|
Hàng năm
|
IV
|
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo đánh giá
|
|
|
|
23
|
Xây dựng và triển
khai kế hoạch tăng cường năng lực dự
báo, đánh giá cho các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học thuộc Bộ
|
Viện Chính sách và
Chiến lược phát triển NNNT
|
Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ Kế hoạch, Trung tâm Tin học Thống kê, các Viện, Trường
|
Kế hoạch tăng cường
năng lực dự báo, đánh giá
|
2015
|
V
|
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
|
|
|
|
24
|
Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến thông tin, kiến
thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp
thuộc Bộ
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Các đơn vị liên
quan
|
Các lớp tập huấn, hội
nghị phổ biến
|
Hàng năm
|
25
|
Thông tin, tuyên truyền về Chiến lược tham gia các
thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020, về Cộng đồng Kinh tế ASEAN,
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN (RCEP), Hiệp định đối tác
chiến lược xuyên Thái Bình Dương và các hiệp định liên quan khác
|
Vụ Hợp tác quốc tế
|
Các đơn vị liên
quan
|
Các tài liệu tuyên
truyền, các hội nghị phổ biến
|
Hàng năm
|