ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 759/KH-UBND
|
An
Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM KÊ, SƯU TẦM, BẢO QUẢN, TRƯNG BÀY, TUYÊN
TRUYỀN DI SẢN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐIỂN HÌNH CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Thực hiện Quyết định
2493/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/12/2016 về việc Phê duyệt Đề án Kiểm
kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển
hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam, giai đoạn 2017-2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế
hoạch thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức của các cấp
ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng và giá
trị di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa tỉnh
An Giang.
- Nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày về các giá trị văn hóa truyền
thống điển hình của các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác quản lý về di sản văn hóa. Tăng cường công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh mang tính bền vững, lâu dài.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, khai
thác tiềm năng, thế mạnh của quần chúng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An
Giang.
- Tuyên truyền, khuyến khích
nhân dân tích cực tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang, góp phần phát triển
đời sống kinh tế - xã hội địa phương và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Yêu cầu:
- Các nội dung đề ra trong Kế
hoạch phải bám sát các dự án thành phần trong Đề án được Thủ tướng phê duyệt.
- Lồng ghép các nội dung đề án trong
chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Thực hiện theo lộ trình và đảm
bảo nguồn vốn thực hiện.
- Triển khai thực hiện kế hoạch
đúng theo tiến độ và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
II. MỤC TIÊU
CỤ THỂ:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả
các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống điển hình của
các dân tộc thiểu số: Kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy, giới thiệu, quảng
bá…
- Sưu tầm bổ sung các tài liệu,
hiện vật quý hiếm là di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong
tỉnh. Lập kế hoạch bảo quản cấp thiết đối với các tài liệu, hiện vật quý hiếm.
- Hoàn thành việc lập tổng danh
mục di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI
DUNG:
Nội dung thực hiện đề án
trong giai đoạn 2017- 2020:
1. Dự án 1: Kiểm kê di sản
văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trong tỉnh An Giang
a. Di sản văn hóa vật thể (di
vật, cổ vật; di tích) tiêu biểu của 03 dân tộc Chăm, Hoa và Khmer.
- Di tích lịch sử-văn hóa của
03 dân tộc (Chăm, Hoa, Khmer) đã được xếp hạng: 05 di tích. Trong đó:
+ Di tích của dân tộc Chăm: 01
di tích
+ Di tích của dân tộc Hoa: 01
di tích
+ Di tích của dân tộc Khmer: 03
di tích
- Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
chưa được xếp hạng của 03 dân tộc: 108 di tích. Trong đó:
+ Dân tộc Chăm: 26 thánh đường
+ Dân tộc Hoa: 17 miếu, 01 tịnh
xá, 01 chùa
+ Dân tộc Khmer: 63 chùa
- Di vật, cổ vật của các dân tộc
Chăm, Hoa, Khmer: Qua quá trình kiểm kê di tích phát hiện những di vật, cổ vật
và lập danh mục.
b. Di sản văn hóa phi vật thể:
- Kiểm kê các loại hình di sản
văn hóa phi vật thể tiêu biểu của 03 dân tộc Chăm, Hoa và Khmer với các loại
hình:
+ Tiếng nói, chữ viết của các
dân tộc;
+ Ngữ văn dân gian, bao gồm sử
thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, hát ru và các biểu
đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
+ Nghệ thuật trình diễn dân
gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian
khác;
+ Tập quán xã hội, bao gồm luật
tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống
như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu, nghề làm lạp xưởng bò, các nghề làm bánh của
người Chăm; nghề hốt thuốc bắc, nghề đan lát (cần xé…) của người Hoa; nghề dệt,
làm gốm, nghề làm đường thốt nốt của người Khmer; …
+ Tri thức dân gian, bao gồm
tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ
truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
2. Dự án 2: Sưu tầm, bảo quản,
trưng bày di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số tỉnh
An Giang
- Sưu tầm những di vật, cổ vật,
hình ảnh về lịch sử, văn hóa truyền thống của các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer ở
các khía cạnh: Sinh hoạt cộng đồng (hát, múa, lễ, tết,…), đời sống, trang phục,
phong tục, tập quán, làng nghề thủ công,…
- Xây dựng kho lưu trữ bảo quản
có đầy đủ phương tiện chống ẩm mốc, hệ thống phòng cháy và hệ thống báo trộm.
- Tổ chức quay video clip về
sinh hoạt văn hóa truyền thống của 03 dân tộc nhằm phục vụ công tác giới thiệu,
quảng bá.
- Tiến hành chính lý, nâng cấp
nội dung trưng bày ở các gian trưng bày văn hóa các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer ở
các gian trưng bày cố định của Bảo tàng tỉnh. Thông qua các hình ảnh, hiện vật
sưu tầm thực hiện trưng bày trải nghiệm tái hiện không gian sinh hoạt nhằm khắc
họa được nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Kinh phí thực hiện:
- Từ nguồn ngân sách sự nghiệp
hàng năm lồng ghép với các chương trình phát triển văn hóa và chương trình mục
tiêu phát triển văn hóa.
- Huy động các nguồn đóng góp,
hiến tặng đối với các hoạt động sưu tầm di vật, cổ vật quý hiếm, giới thiệu, quảng
bá về di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số.
2. Phân công trách nhiệm:
a. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế
hoạch.
- Xây dựng kế hoạch và dự trù
kinh phí chi tiết cho việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả
thực hiện Kế hoạch trước UBND tỉnh. Hàng năm thực hiện công tác báo cáo kết quả
thực hiện về UBND tỉnh và Bộ VHTTDL theo quy định.
b. Sở Tài chính:
Hằng năm, căn cứ kế hoạch được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính thẩm
định và bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên trong dự toán của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của Luật NSNN hiện hành.
c. Ban Dân tộc tỉnh:
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch thực hiện các nội dung trong kế hoạch.
d. Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài PT-TH An Giang, Báo An Giang:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền công tác bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
An Giang giai đoạn 2017 - 2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
đ. Liên hiệp các Hội Văn học
nghệ thuật tỉnh:
Tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, vận động hội viên tham gia sưu tầm, trưng bày, tuyên truyền giá trị di
sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
e. Trường Đại học An Giang:
Tăng cường công tác tuyên truyền,
lồng ghép các nội dung giới thiệu quảng bá giá trị di sản văn hóa truyền thống
điển hình của các dân tộc thiểu số trong các hoạt động của nhà trường, nhằm
nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về giá trị di sản văn hóa truyền thống
điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang.
g. UBND các huyện, thị xã,
thành phố:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và các sở, ban ngành tỉnh, chỉ đạo các đơn vị có liên quan tại
địa phương tổ chức thực hiện công tác kiểm kê, sưu tầm các di sản văn hóa truyền
thống các dân tộc thiểu số tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
Đề án “Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền
thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh An Giang
giai đoạn 2017-2020”.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp,
các ngành, đơn vị và địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch
này. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các sở, ban,
ngành, đoàn thể và địa phương phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ VH, TT&DL;
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Sở VH, TT&DL;
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đài PT-TH An Giang;
- Báo An Giang;
- Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh;
- Trường Đại học An Giang;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- Phòng KGVX, TH, KTTH;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|