BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
815/QĐ-BNN-TCTL
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 03
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI NĂM 2018 CỦA TỔNG CỤC THỦY LỢI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP
ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày
16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày
10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số
1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số
4168/QĐ-BNN-VPĐP ngày 13/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định 5707/QĐ-BNN-TC
ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao dự toán ngân
sách nhà nước năm 2018 (đợt 1);
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy lợi, Cục trưởng-Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương nhiệm vụ thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018 của Tổng cục Thủy lợi với các nội
dung chủ yếu như sau:
1. Tên nhiệm vụ: Hỗ trợ mô hình củng
cố tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm quản lý hiệu quả công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi
nội đồng đáp ứng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thí điểm tại một xã ở tỉnh Nghệ An;
2. Nguồn ngân sách cấp loại Khoản:
280-281 (kinh phí không thường xuyên);
3. Tổng kinh
phí: 1.500.000.000 đồng (Một tỷ, năm
trăm triệu đồng);
4. Thời gian thực hiện: Hoàn thành
trước 31/12/2018
(Chi
tiết như đề cương kèm theo).
Điều 2. Giao Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Văn
phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, các đơn vị liên quan tổ chức triển
khai, thực hiện và sử dụng kinh phí đúng Mục đích, có hiệu quả theo Đề cương đã
được phê duyệt.
Giao Vụ Tài chính phê duyệt dự toán
chi tiết theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
lợi, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Vụ trưởng
Vụ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Lưu: VT, TCTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
|
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI NĂM 2018 CỦA TỔNG CỤC THỦY LỢI
(Kèm theo Quyết định số 815/QĐ-BNN-TCTL ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nhiệm vụ: Hỗ trợ mô hình củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm quản lý hiệu quả
công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp thí điểm tại một xã ở tỉnh Nghệ An.
2. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Cơ quan quản lý: Tổng cục Thủy lợi.
4. Kinh phí thực hiện: 1.500.000.000 đồng
5. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước loại Khoản 280-281 (kinh phí không thường xuyên, mã
số 0390-0395).
6. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 31/12/2018.
II. SỰ CẦN THIẾT
Cơ sở hạ tầng thủy lợi là yếu tố quan
trọng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, góp Phần cơ cấu lại ngành nông
nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó quản lý, khai thác công trình
thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả
công trình. Đồng thời, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa sang
các loại cây trồng cạn có giá trị cao hơn là một trong số những giải pháp quan
trọng để nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, với truyền thống sản xuất
nông nghiệp ở nước ta là sản xuất lúa nước nên cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ sản
xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua chủ yếu tập trung cho
cây lúa. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải gắn liền với những thay đổi về phương thức canh tác, chế độ tưới tiêu (liên
quan đến hạ tầng và Điều tiết nước)... Do đó, cần có những giải pháp hiệu
quả củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, khai thác
công trình thủy lợi đáp ứng Mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Luật Thủy lợi được Quốc hội thông qua
ngày 19/6/2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 với cách tiếp cận mới
đã tạo ra động lực cải tiến mạnh mẽ thể chế trong đầu tư
xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi, đặc biệt là thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng. Tuy nhiên, Luật thủy lợi cũng đặt ra yêu cầu “chuẩn hóa” các hình
thức tổ chức quản lý thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đang quá đa dạng và kém hiệu
quả như hiện nay thành 02 loại hình chính là Hợp tác xã và
Tổ hợp tác, kết hợp giữa quản lý công trình thủy lợi với
tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo các tổ chức này hoạt động hiệu quả,
bền vững.
Để góp Phần thực
hiện nội dung “Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng” (Theo
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020) và phấn đấu đến năm 2020, có 77% số xã đạt chuẩn
tiêu chí số 3 về thủy lợi (Theo Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020), thì việc củng
cố, phát triển các tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm quản lý, khai thác công trình thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại một
xã thí điểm là hết sức cần thiết và quan trọng để tạo tiền đề cho việc nâng cao
hiệu quả trong quản lý khai thác công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất
nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Kết quả, bài học kinh nghiệm từ mô
hình thí điểm là cơ sở để nhân rộng áp dụng cho các địa
phương khu vực miền Trung và các vùng miền khác trong việc thực hiện hoàn thiện
hệ thống thủy lợi nội đồng góp Phần xây dựng nông thôn mới.
III. MỤC TIÊU
Hỗ trợ mô hình tổ chức thủy lợi cơ sở
nhằm quản lý hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng đáp ứng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp
góp Phần thực hiện nội dung “hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng” đáp ứng tiêu chí Thủy lợi trong Chương trình Mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng: Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng.
2. Phạm vi thực hiện:
a) Khảo sát, thu thập số liệu, đánh
giá tổng quan về hiện trạng tổ chức thủy lợi cơ sở, hiện trạng thủy lợi nhỏ, thủy
lợi nội đồng ở tỉnh Nghệ An; Điều tra, thu thập số liệu, phân tích đánh giá chi
tiết về tổ chức thủy lợi cơ sở thí điểm ở một xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
b) Hỗ trợ mô hình tổ chức thủy lợi cơ
sở thí điểm tại một xã (dự kiến xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).
V. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Khảo sát,
đánh giá hiện trạng tổ chức thủy lợi cơ sở, tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu
a) Khảo sát, thu thập số liệu, phân
tích tổng quan về hiện trạng tổ chức thủy lợi cơ sở; hiện trạng thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng; tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở
tỉnh Nghệ An.
- Các chính sách, quy định của tỉnh về
phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Hiện trạng tổ chức thủy lợi cơ sở
quản lý thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng của tỉnh. Khảo sát chi tiết dự kiến tại
4 huyện, mỗi huyện 3 xã.
- Hiện trạng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng. Khảo sát chi tiết dự kiến tại 4 huyện, mỗi huyện 3 xã.
- Tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp của tỉnh;
b) Khảo sát, đánh giá hiện trạng tổ
chức thủy lợi cơ sở, thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở xã thí điểm.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng cơ sở
hạ tầng thủy lợi nội đồng ở xã thí điểm: Công trình thủy lợi nội đồng, cấu trúc
đồng ruộng, hiện trạng tưới tiêu cho các loại cây trồng (lúa và cây trồng cạn);
- Đánh giá chi tiết hiện trạng tổ chức
và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi
nội đồng, hiệu quả hoạt động, các tồn tại, bất cập ở xã thí điểm;
- Đánh giá hiện trạng sản xuất nông
nghiệp, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất ở xã
thí điểm;
2. Hỗ trợ mô
hình củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý hiệu quả công trình thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng đáp ứng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thí điểm tại một
xã.
a) Phân tích, đề xuất mô hình tổ chức
thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phù hợp.
b) Hỗ trợ củng cố mô hình tổ chức thủy
lợi cơ sở ở xã thí điểm
- Tổ chức các cuộc họp, thống nhất mô
hình tổ chức thủy lợi cơ sở với các bên liên quan (chính quyền, tổ chức thủy lợi
cơ sở và người dùng nước);
- Hỗ trợ các hoạt động thành lập/củng
cố mô hình;
- Hỗ trợ thực hiện các giải pháp huy
động toàn bộ người sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi là
thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Hỗ trợ thực hiện các giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lợi của tổ chức
thủy lợi cơ sở;
- Hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động
dịch vụ thủy lợi gắn với tổ chức sản xuất;
- Hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế
hoạch tưới, tiêu, bảo trì công trình thủy lợi có sự tham
gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; đảm bảo cấp nước chủ động, linh hoạt theo nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
(lúa và cây trồng cạn);
- Hướng dẫn xây dựng phương án tài
chính cho hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi
(các Khoản thu, mức thu, các chi phí).
3. Tăng cường
năng lực cho tổ chức thủy lợi cơ sở
a) Biên soạn tài liệu tập huấn tăng
cường năng lực bao gồm các nội dung Quản lý tưới có sự
tham gia; Kỹ thuật quản lý tưới; Xây dựng, hoàn thiện thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ tưới tiên
tiến, tiết kiệm nước; Quản lý tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở;
b) Tổ chức tập huấn cho cán bộ xã,
cán bộ tổ chức thủy lợi cơ sở, đại diện người sử dụng sản
phẩm, dịch vụ thủy lợi ở xã thí điểm;
4. Theo dõi,
đánh giá tổng kết và đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình
a) Hướng dẫn, hỗ trợ nhóm nông dân thực
hiện mô hình tiến hành đánh giá mô hình, hiệu quả, tác động
của mô hình thí điểm theo không gian (so với các địa phương
không có mô hình) và theo thời gian (trước và sau khi thực hiện mô
hình);
b) Tổng kết và rút bài học kinh nghiệm
dựa trên kết quả thực tế của mô hình;
c) Đề xuất giải pháp nhân rộng mô
hình cho tỉnh Nghệ An và các vùng khác.
5. Biên soạn sổ
tay hướng dẫn củng cố, thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp
với Điều kiện khu vực miền Trung
VI. PHƯƠNG PHÁP THỰC
HIỆN
Các phương pháp khác nhau sẽ được sử dụng tùy theo
từng nội dung và hoạt động cụ thể:
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự
tham gia (PRA).
- Lấy ý kiến chuyên gia, các bên liên
quan và sự đồng thuận của người dân.
- Phương pháp cùng học cùng làm.
VII. THỜI GIAN THỰC
HIỆN: Hoàn thành trước 31/12/2018.
VIII. SẢN PHẨM
GIAO NỘP
1. Báo cáo đánh giá hiện trạng tổ chức
thủy lợi cơ sở, thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp trong vùng nghiên cứu;
2. Báo cáo kết quả hỗ trợ mô hình tổ
chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp;
3. Sổ tay hướng
dẫn củng cố, thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý công trình thủy lợi nhỏ,
thủy lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với Điều
kiện khu vực miền Trung;
4. Báo cáo tổng kết./.