Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 76a/1998/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
Ngày ban hành: 26/06/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76A/1998/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 26 tháng 6 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

- Căn cứ pháp lệnh Thanh tra đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29/03/1990.

- Căn cứ Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra.

- Căn cứ quyết định 56/QĐ-UB ngày 06/01/1997 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bình Phước về việc thành lập các Sở, Ban, Ngành trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh.

- Theo đề nghị của các ông: Chánh Thanh tra tỉnh và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những văn bản trước đây trái với nội dung quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tấn Hưng

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 76/1998/QĐ-UB ngày 26 tháng 6 năm 1998 của UBND Tỉnh Bình Phước)

I/ VTRÍ - CHỨC NĂNG - NHIM V- QUYỀN HN

Điều 1: Vị trí - chức năng

Thanh Tra Tỉnh là cơ quan của UBND Tỉnh, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Ủy ban Nhân dân Tỉnh và giải quyết khiếu nại tố cáo trong phạm vi toàn tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban Nhân dân Tỉnh và sự chỉ đạo của Thanh tra nhà nước về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Tỉnh

1/ Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với thanh tra các huyện, thanh tra các Sở, Ban, Ngành thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban Nhân dân Tỉnh

2/ Hướng dẫn, kiểm tra các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan đơn vị thuộc huyện thực hiện các quy định của nhà nước về công tác thanh tra và việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3/ Tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ kiến nghị, các quyết định không đúng về công tác thanh tra của thanh tra huyện, thanh tra các Sở, Ban, Ngành. Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định không đúng về công tác thanh tra.

4/ Tổ chức thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh việc có liên quan đến trách nhiệm đến nhiều huyện, nhiều Sở, Ban, Ngành; việc do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh hoặc Tổng thanh tra nhà nước giao.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương và địa phương khác đóng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của tỉnh.

- Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh tổ chức các cuộc thanh tra hoc phúc tra sự việc thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của mình.

- Khi cần thiết được quyền điều động cán bộ thanh tra các huyện và thanh tra của các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

5/ Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với các vụ việc đã qua giải quyết lần đầu thuộc thẩm quyền của Chủ tịch y ban Nhân dân huyện, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành nhưng đương sự vẫn còn tiếp tục khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, giải quyết những vấn đề chưa được nhất trí giữa thanh tra huyện với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, giữa thanh tra Sở, Ban, Ngành với Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành về công tác thanh tra.

6/ Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh giải quyết các vấn đề về công tác thanh tra, trong trường hợp kiến nghị không được chấp thuận thì được quyền bảo lưu và báo cáo Tổng thanh tra nhà nước xem xét giải quyết.

II/ TỔ CHỨC BMÁY VÀ CHẾ ĐLÀM VIỆC

Điều 3: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh

1/ Thanh tra tỉnh do 01 Chánh thanh tra điều hành và có từ 01 đến 02 Phó chánh thanh tra giúp việc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra tỉnh do Tổng thanh tra nhà nước quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Phó chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh.

Chánh thanh tra tỉnh có các quyền được thực hiện theo điều 18, mục 3, chương II của pháp lệnh thanh tra.

2/ Các bộ phận cu thành gồm có:

- Phòng Tổ chức -hành chính

- Phòng Thanh tra kinh tế

- Phòng Thanh tra nội chính - văn xã

- Phòng Thanh tra xét khiếu tố

3/ Mỗi phòng có 01 Trưởng phòng và từ 01 đến 02 Phó trưởng phòng. Chức vụ Trưởng phòng do Ủy ban Nhân dân Tỉnh bổ nhiệm, chức vụ Phó trưởng phòng do Chánh thanh tra tỉnh bổ nhiệm.

4/ Nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của phòng do Chánh thanh tra quy định.

5/ Biên chế của Thanh tra tỉnh thuộc biên chế quản lý nhà nước do Ủy ban Nhân dân Tỉnh phân bổ hàng năm.

6/ Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn và trình độ năng lực của cán bộ Chánh thanh tra tỉnh có quyền đề nghị Ủy ban Nhân dân Tính thay đổi cơ cấu tổ chức của thanh tra tính cho phù hợp.

Điều 4: Chế độ làm việc và sinh hoạt

1/ Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Chánh thanh tra có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của Thanh tra tỉnh và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ủy ban Nhân dân Tỉnh về mọi hoạt động của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Nhà nước về công tác chuyện môn, nghiệp vụ của ngành. Phó chánh thanh tra giúp việc cho Chánh thanh tra được Chánh thanh tra phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó chánh thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra về phần việc được phân công, đồng thời cùng Chánh thanh tra liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc đưc phân công.

2/ Các phòng làm việc theo chế độ Thủ trưởng do Chánh thanh tra giao công việc, được quyền đề xuất với Chánh thanh tra và các phó chánh thanh tra được phân công theo lĩnh vực công tác chuyện môn. Trưởng phòng trên cơ Sở Nhiệm vụ được giao có kế hoạch triển khai công tác, quản lý giờ gic làm việc và duy trì sinh hoạt phòng.

3/ Bảo đảm chế độ họp giao ban (lãnh đạo, các trưởng phó phòng) để kiểm điểm tình hình công tác trong tuần và xây dựng chương trình công tác cho tuần kế tiếp. Đồng thời tổ chức các cuộc họp bất thường để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ đột xuất cấp bách của Ủy ban Nhân dân Tỉnh và Thanh tra nhà nước giao.

4/ Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo cho Ủy ban Nhân dân tỉnh và Thanh tra nhà nước về tình hình thanh tra của địa phương và định hướng những nhiệm vụ mục tiêu của kế hoạch năm sau.

III/ MỐI QUAN HCÔNG TÁC

1/ Đối với Thanh tra nhà nước:

Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về công tác chuyện môn nghiệp vụ của Thanh tra nhà nước, Chánh thanh tra có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyện môn cho Tổng Thanh tra nhà nước theo chế độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.

2/ Đối với Ủy ban Nhân dân Tỉnh:

Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban Nhân dân Tỉnh, thường xuyên báo cáo công tác với Ủy ban Nhân dân Tỉnh và tham mưu đề xuất với Ủy ban Nhân dân Tỉnh về lĩnh vực của ngành.

3/ Đối với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và Ủy ban Nhân dân các huyện:

Là mi quan hệ phối kết hợp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi toàn tỉnh.

4/ Đối vi thanh tra các Sở, Ban, Ngành và thanh tra các huyện:

Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyện môn nghiệp vụ đối với thanh tra các Sở, Ban, Ngành và thanh tra các huyện. Việc bổ nhiệm Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đề nghị và Chánh thanh tra tỉnh quyết định. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Sở do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh quyết định.

IV/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 5: Việc sửa đổi, bổ sung bản qui chế này do Chánh thanh tra tỉnh và Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh đề nghị Ủy ban Nhân dân Tỉnh xem xét quyết định.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 76a/1998/QĐ-UB ngày 26/06/1998 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Bình Phước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


766

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.113.185
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!