ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
125/2002/QĐ-UB
|
Đà
Lạt, ngày 16 tháng 09 năm 2002
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)
ngày 21/6/1994;
- Căn cứ luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1986 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 2000;
- Căn cứ nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày
31/7/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam;
- Căn cứ quyết định số 41/1998/QĐ-TTg ngày
20/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với
các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
- Căn cứ nghị quyết 07/NQ-TU ngày 11/6/2002
của Tỉnh ủy Lâm Đồng về một số chính sách, cơ chế thu hút đầu tư tại tỉnh Lâm
Đồng;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch &
đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế thực hiện luật đầu
tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2: Quyết định này thay thế quyết định số 3069/1998/QĐ-UB ngày
14 tháng 11 năm 1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, giám đốc các Sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đàlạt và các tổ chức,
cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./-
|
TM.
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH
Phan Thiên
|
THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 125/2002/QĐ-UB ngày 16 tháng 9 năm 2002 của
ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1: Phạm vi áp dụng.
Bản Quy chế này quy định hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng từ việc hình thành dự án đến cấp Giấy phép
đầu tư và quản lý hoạt động của Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài và Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Điều 2: Đối tượng áp dụng.
Các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh và các đối
tượng tham gia đầu tư:
- Các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân cấp
huyện (các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố ĐàLạt).
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
tham gia liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Lâm Đồng.
Điều 3: Quản lý doanh
nghiệp.
ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất thực hiện việc
quản lý Nhà nước đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 4: Trách nhiệm của Sở
Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Lâm Đồng, có những nhiệm vụ sau:
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt xây dựng chương trình,
kế hoạch và danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài trình ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và công bố trong từng thời kỳ;
- Hướng dẫn các nhà đầu tư lập hồ sơ dự án, thực
hiện các quy định của địa phương về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham gia đàm
phán với các đối tác nước ngoài;
- Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, trình ủy
ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép đầu tư, điều chỉnh bổ sung GPĐT, giải thể doanh
nghiệp và thu hồi Giấy phép đầu tư;
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tổ
chức kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp theo Quyết định của ủy ban nhân dân
tỉnh. Tiếp nhận, giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền và báo cáo ủy ban
nhân dân tỉnh giải quyết các kiến nghị, khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp;
- Tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài, báo cáo về ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy
định.
Điều 5: Trách nhiệm của các
sở, ban, ngành.
Các sở, ban, ngành: Địa chính, Xây dựng, Tài
chính vật giá, Khoa học công nghệ và môi trường, Công nghiệp, Nông nghiệp và
PTNT, Du lịch và Thương mại, Lao động TBXH, Cục Thuế tỉnh và các ngành có liên
quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền và thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
Các sở, ban, ngành và địa phương niêm yết công
khai các thủ tục về đầu tư nước ngoài tại công sở mình, đồng thời sao gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư để phối hợp hướng dẫn các nhà đầu tư, các cơ quan, tổ chức.
THỦ TỤC HÌNH THÀNH DỰ ÁN
VÀ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TU
Điều 6: Đề nghị đầu tư.
- Khi các nhà đầu tư có văn bản đề nghị đầu tư,
ủy ban nhân dân tỉnh thông báo ý kiến bằng văn bản với chủ đầu tư trong khoảng
thời gian không quá 7 ngày làm việc.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng
các sở: Tài chính vật giá, Địa chính, Xây dựng và ủy ban nhân dân các địa
phương nơi có dự án tiến hành các nội dung:
+ Khảo sát thực địa.
+ Thống nhất về địa điểm, diện tích, giá thuê
đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
Báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và thông
báo cho nhà đầu tư.
Văn bản đề nghị đầu tư của nhà đầu tư được gửi
đến ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 7: Hồ sơ dự án xin cấp Giấy
phép đầu tư.
Có 2 loại:
1/ Hồ sơ thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư
gồm:
a./ Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư,
b./ Hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh
hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh,
c./ Văn bản xác nhận tư cách pháp nhân và năng
lực tài chính của các bên.
2/Hồ sơ thẩm định cấp Giấy phép đầu tư gồm:
a./ Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư,
b./ Hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh
hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% với nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh,
c./ Giải trình kinh tế kỹ thuật,
d./ Văn bản xác nhận tư cách pháp nhân và năng
lực tài chính của các chủ đầu tư.
3/ Hồ sơ được thành lập 5 bộ trong đó có ít nhất
2 bộ gốc đối với dự án đăng ký cấp Giấy phép đầu tư và 10 bộ trong đó có ít
nhất 2 bộ gốc đối với dự án thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư được nộp
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 8: Thời hạn thẩm định, cấp
Giấy phép đầu tư.
1/Thẩm định dự án:
a./ Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ dự án (bản sao) đến các sở, ban,
ngành và địa phương nơi có dự án, lấy ý kiến thẩm định dự án.
b./ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi đến các sở, ban, ngành và
địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Quá
thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời coi như chấp thuận nội dung dự án
và phải chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan.
c./ Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được kết quả thẩm định của các ngành chức năng, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải
hoàn thành việc thẩm định, trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, hoặc yêu cầu
nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án.
d./ Trong quá trình thẩm định dự án, nếu thấy
cần thiết, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với ủy ban nhân dân tỉnh để được ủy
quyền xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ chuyên ngành, mời chuyên gia tư
vấn hoặc tổ chức hội nghị để thẩm định dự án.
đ./ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
cấp Giáy phép đầu tư hoặc có văn bản trả lời, nêu rõ lý do việc từ chối cấp
Giấy phép đầu tư.
e./ Đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy
phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm
thẩm định, tổng hợp ý kiến của các cơ quan có liên quan báo cáo ủy ban nhân dân
tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư cho dự án trong thời
hạn 10 ngày.
2/Thời hạn cấp Giấy phép đầu tư:
Thời hạn cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án
thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ không
kể thời gian điều chỉnh bổ sung hồ sơ dự án, được quy định như sau:
- Các dự án thuộc điện đăng ký cấp Giấy phép đầu
tư trong thời hạn 10 ngày làm việc.
- Các dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép
đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Điều 9: Điều chỉnh, bổ sung
Giấy phép đầu tư.
1/ Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cấp Giấy phép
điều chỉnh đối với các dự án trong diện được phân cấp cấp Giấy phép đầu tư
trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời
gian doanh nghiệp, các bên hợp doanh giải trình bổ sung.
Hồ sơ giải trình Giấy phép đầu tư, gồm 3 bộ
trong đó có ít nhất 1 bộ gốc, nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2/ Nội dung hồ sơ điều chỉnh Giấy phép đầu tư,
kể cả trường hợp lại doanh nghiệp, thực hiện theo quy định tại Nghị định
24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ và Thông tư 12/2000/TT-BKH ngày
15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
TRIỂN KHAI DỰ ÁN, CƠ CHẾ
PHỐI HỢP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
Điều 10: Trao, sao gửi Giấy
phép đầu tư.
Chậm nhất trong thời hạn 02 ngày (tính theo ngày
làm việc), sau khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trao
(hoặc gửi) Giấy phép đầu tư cho Nhà đầu tư; Sao gửi Giấy phép đầu tư và thông
báo các nội dung cơ bản của dự án đến các sở, ban, ngành, địa phương có liên
quan để phối hợp quản lý.
Điều 11: Triển khai dự án.
- Sau khi nhận được Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư
triển khai dự án theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Thông tư
12/2000/TT-BKH ngày 15/9/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo
Lộc và thành phố Đàlạt chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt
bằng để bàn giao đất cho Doanh nghiệp; Giá trị đền bù do nhà đầu tư chi trả.
Điều 12: Chế độ báo cáo.
1/ Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
các Bên Hợp doanh thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính (được
kiểm toán), báo cáo chuyên ngành, báo cáo đột xuất theo quy định tại Luật đầu
tư nước ngoài, Nghị định của Chính phủ vá các văn bản có liên quan.
2/ Định kỳ 6 tháng, hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu
tư tổng hợp toàn bộ tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh báo
cáo ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Các cơ quan, sở, ban, ngành và địa phương có
trách nhiệm cung cấp thông tin và số liệu cần thiết cho Sở Kế hoạch và Đầu tư
để làm báo cáo.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp
cho các cơ quan, ban,, ngành chức năng và địa phương các thông tin và những vấn
đề liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc
các lĩnh vực, địa bàn do các đơn vị quản lý.
Điều 13: Chế độ kiểm tra.
1/ Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc tổ chức
thanh tra, kiểm tra các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vá các Bên Hợp
doanh trên địa bàn tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các
sở, ban, ngành và địa phương có liên quan lập kế hoạch và nội dung kiểm tra
định kỳ để đáng giá toàn diện tình hình thực hiện của các dự án trình ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt.
Việc kiểm tra định kỳ thực hiện không quá 1 lần
trong 1 năm. Kế hoạch, nội dung kiểm tra phải được thông báo cho Doanh nghiệp
và các Bên Hợp doanh ít nhất 7 ngày làm việc trước khi kiểm tra.
2/ Ủy ban nhân dân tỉnh cử đại diện phối hợp với
các bộ, ngành thực hiện kiểm tra chuyên ngành các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tỉnh .
3/ Các cơ quan chức năng theo thẩm quyền tổ chức
thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải thực
hiện theo đúng các thủ tục do pháp luật quy định.
4/ Các Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ thông tin, số liệu ... theo yêu cầu của Đoàm kiểm tra và chịu trách nhiệm về
độ chính xác của thông tin, số liệu đã cung cấp.
5/ Mọi hoạt động kiểm tra tuỳ tiện, không đúng
pháp luật hoặc lợi dụng kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho Doanh nghiệp
đều bị xử lý theo pháp luật. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại về việc kiểm tra
nếu thấy việc kiểm tra không đúng với quy định của pháp luật và các quy định
tại Quy chế này.
Điều 14: Gặp mặt các nhà
đầu tư.
Hàng năm, ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức gặp mặt
các nhà đầu tư nước ngoài ít nhất một lần để thông báo tình hình đầu tư nước
ngoài tại địa phương.
Điều 15: Phối hợp giải
quyết các vấn đề phát sinh.
- ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu
tư làm đầu mối chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn
vị có liên quan giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển
khai dự án của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên Hợp doanh
theo thẩm quyền. Baó cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định về những vấn đề vượt
quá thẩm quyền.
- Trường hợp Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các Bên Hợp doanh gửi văn bản đề nghị trực tiếp đến các sở, ban, ngành,
địa phương và các đơn vị có liên quan chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Kế
hoạch và Đầu tư giải quyết các kiến nghị của Doanh nghiệp theo thẩm quyền và
báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh quyết định về những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
- Việc xem xét, giải quyết các kiến nghị của
Doanh nghiệp do các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện trong thời hạn 7
ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định giải quyết kiến nghị của Doanh nghiệp kể từ ngày nhận được tờ
trình của các sở, ban, ngành và địa phương.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16: Triển khai thực
hiện
1/ Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành
và địa phương liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Bản Quy chế này.
2/ Các nhà đầu tư, các Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, các Bên Hợp doanh trên địa bàn tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa
phương và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành nghiêm túc Bản Quy chế
này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Điều 17: Điều chỉnh, bổ
sung Quy chế.
Trong quá trình thực hiện Bản Quy chế này, những
vấn đề mới phát sinh hoặc vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo ủy ban nhân
dân tỉnh để được hướng dẫn, giải quyết.
Bản quy chế này sẽ được điều chỉnh, bổ sung phù
hợp với các quy định mới của Nhà nước.
Điều 18: Hiệu lực thi hành
Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày
ký và có giá trị thay thế cho Bản Quy chế thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định 3069/1998/QĐ-UB
ngày 14/11/1998.