ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4781/QĐ-UB-KT
|
TP. Hồ Chí
Minh, ngày 17 tháng 10 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH
QUY ĐỊNH CẤP DỰ BÁO PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày
19 tháng 8 năm 1991;
- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 09/3/1995
của Chính phủ ban hành bản Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Căn cứ Thông tư Liên bộ số 06 ngày
22/01/1996 của Bộ Tài chánh, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn
lập kế hoạch kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại công văn số 938/CV-NN ngày 20/8/1996;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định
này bản quy định về cấp báo phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 2.- Bản Quy định này có hiệu lực kể
từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Bản quy định này.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố, Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng thành phố, Chi Cục trưởng Chi
Cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chánh, Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy
trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, Giám
đốc Đài Khí tượng thủy văn thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Lê Thanh Hải
|
QUY ĐỊNH
VỀ CẤP DỰ BÁO
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 4781/QĐ-UB-KT ngày 17/10/1996 của Ủy ban nhân
dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
1- Rừng là tài nguyên quí báu của đất nước, có
khả năng tái sinh và phát triển, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân,
văn hóa công cộng, là một bộ phận của môi trường sống, gắn liền với đời sống
của nhân dân.
2- Việc phòng cháy, chữa cháy rừng là trách
nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân.
3- Các đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, các
chủ rừng và Ủy ban nhân dân địa phương nơi có rừng có trách nhiệm phối hợp tổ
chức bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR).
Điều 2.-
1- Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp và các lực
lượng vũ trang đóng ở nơi có rừng và ven rừng có trách nhiệm tham gia bảo vệ
rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
2- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
giáo dục, đôn đốc cán bộ, nhân viên, chiến sĩ thực hiện những quy định hiện
hành về bảo vệ rừng, phòng cháy và tích cực tham gia chữa cháy rừng.
Điều 3.- Chi Cục Kiểm lâm phối hợp với
Đài khí tượng thủy văn thành lập tổ dự báo cấp cháy rừng; xây dựng và trang bị
các phương tiện kỹ thuật cần thiết nhằm dự báo chính xác, thông tin kịp thời
cấp dự báo cháy rừng đến từng đơn vị chủ rừng và Ban chỉ đạo phòng cháy chữa
cháy rừng các cấp.
Chương II
QUY ĐỊNH CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG
Điều 4.- Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp
(từ cấp I đến cấp V); ký hiệu biển báo hiệu cấp cháy rừng là 1/2 hình tròn có
đường kính vành ngoài 2,5m; vành trong 1,8m nền trắng xung quanh viền màu đỏ và
đính số từ I đến V. Cụ thể như sau :
- Báo động cấp I : Cấp cháy thấp, trên biển báo
mũi tên chỉ số I, ít có khả năng cháy rừng.
- Báo động cấp II : Cấp cháy rừng trung bình,
trên biển báo mũi tên chỉ số II thời tiết hanh khô, có khả năng cháy rừng.
- Báo động cấp III : Cấp cháy cao, trên biển báo
mũi tên chỉ số III, thời tiết hanh khô, dễ xảy ra cháy rừng.
- Báo động cấp IV : Cấp cháy nguy hiểm, trên
biển báo mũi tên chỉ số IV, thời tiết hanh khô kéo dài có nguy cơ cháy rừng
lớn, tác hại cháy rừng ở mức độ nghiêm trọng.
- Báo động cấp V : Cấp cháy cực kỳ nguy hiểm,
trên biển báo mũi tên chỉ số V, thời tiết hanh khô, hạn, kiệt kéo dài liên tục,
rất nguy hiểm, có khả năng cháy rừng lớn ở tất cả các loại rừng và tốc độ lửa
lan tràn rất nhanh, tác hại cháy rừng ở mức độ lớn cực kỳ nguy hiểm.
- Phương pháp tính toán để đưa ra cấp dự báo
cháy rừng được thể hiện trong phụ lục đính kèm.
Điều 5.- Biển báo cấp cháy được vẽ lên
bảng tường xây, hoặc làm bằng gỗ, kim loại, đặt ở trục đường ven rừng, cửa
rừng, nơi có nhiều người qua lại, đặt ở các Hạt, Trạm kiểm lâm, Nông-lâm
trường… để mọi người cùng biết và thực hiện quy định phòng cháy chữa cháy rừng
ở từng cấp.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
Điều 6.- Củng cố và kiện toàn lại Ban chỉ
đạo phòng cháy chữa cháy rừng của thành phố (đã được thành lập theo Quyết định
số 6223/QĐ-UB-KT ngày 23/8/1995) và Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng của
các huyện Củ Chi, Bình Chánh. Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng các cấp có
nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và các đơn vị có liên quan
thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng nhằm bảo vệ tốt tài nguyên rừng
của thành phố.
Điều 7.- Các chủ rừng (Ban Quản lý rừng
phòng hộ môi trường, Hạt kiểm lâm Củ Chi, Nông trường Lê Minh Xuân, Nông trường
Láng Le, Khu di tích địa đạo Củ Chi, Sư đoàn 9 Đồng Dù, Nông trường Tân Trung,
Nông trường Phạm Văn Cội, Nông trường An Phú…), phối hợp với Ủy ban nhân dân
các xã nơi có rừng thành lập các tổ, đội thường trực phòng cháy, chữa cháy
rừng. Các tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng cần phải phối hợp chặt chẽ với Ban
chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng địa phương. Đồng thời chịu sự chỉ đạo và
điều động trực tiếp của thủ trưởng đơn vị chủ rừng.
Điều 8.- Chi Cục kiểm lâm có nhiệm vụ
giúp Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp và các chủ rừng xây dựng
phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những
quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, thông báo cấp dự báo cháy rừng kịp thời
tới từng nơi trọng điểm cháy rừng.
- Chi Cục kiểm lâm phối hợp với Ban Chỉ đạo
phòng cháy, chữa cháy rừng, với Công an phòng cháy chữa cháy thường xuyên kiểm
tra việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn và định kỳ có tổ
chức sơ kết đánh giá việc phòng cháy, chữa cháy rừng của thành phố; tổ chức bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng cho các tổ đội phòng
cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY RỪNG
Điều 9.-
1- Trong kế hoạch tài chính hàng năm, Chi Cục
kiểm lâm căn cứ vào nhu cầu của công tác quản lý bảo vệ rừng lập dự trù kinh
phí phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng đối
với diện tích rừng do
Chi Cục trực tiếp quản lý, bảo vệ và nghiệp vụ
phí về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố.
2- Đối với rừng trồng tập trung của Nhà nước đã
giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ môi trường, các Nông trường, đơn vị thì hàng
năm Ban Quản lý rừng phòng hộ môi trường, các Nông trường, đơn vị lập kế hoạch
kinh phí theo phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
3- Đối với rừng trồng bằng vốn tự có của các
Nông trường, đơn vị thì hàng năm các Nông trường, đơn vị phải trích một phần
kinh phí để chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 10. Việc sử dụng kinh phí cho sự
nghiệp phòng cháy, chữa cháy rừng phải đúng mục đích và theo nguyên tắc quản lý
tài chính hiện hành.
Chương V
THƯỞNG PHẠT
Điều 11.-
1- Đơn vị và cá nhân có thành tích trong phòng
cháy, chữa cháy rừng cũng như phát hiện truy tìm thủ phạm gây ra cháy rừng sẽ
được khen thưởng và được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Luật bảo vệ
và phát triển rừng ngày 19/8/1991, Nghị định số 22/CP ngày 09/3/1995 của Chính
phủ, Chỉ thị 177/TTg ngày 20/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên Bộ
Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 06 ngày 22/01/1996.
2- Những đơn vị cá nhân vi phạm quy định của Nhà
nước về phòng cháy, chữa cháy rừng tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo
pháp luật hiện hành.-
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ