BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 353/BHXH-CĐBHXH
V/v hồ sơ và quy trình hưởng chế độ
ốm đau, thai sản, dưỡng sức từ ngày 01/01/2016
|
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2016
|
Kính
gửi: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày
11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, trong khi các văn bản hướng dẫn hồ
sơ, quy trình giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức chưa được BHXH Việt
Nam ban hành, để đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của
pháp luật, BHXH Tp.Hồ Chí Minh tạm thời hướng dẫn hồ sơ và quy trình giải quyết
hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức như sau:
A. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức
I/ Chế độ ốm đau:
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra
viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú.
Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều
trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo
hiểm xã hội;
2. Trường hợp
người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài
thì hồ sơ quy định tại khoản 1 được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám
bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp;
II/ Chế độ thai sản:
1. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai
sản khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh
lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai
Lao động nữ (kể cả lao động nữ mang
thai hộ) phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường
hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp
điều trị nội trú;
2. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai
sản đối với lao động nữ sinh con:
a. Bản sao giấy khai sinh của con;
b. Bản sao giấy chứng tử của con
trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau
khi sinh con mà mẹ chết;
c. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ
sức khỏe để chăm sóc con;
d. Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy
ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp
giấy chứng sinh;
đ. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối
với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH năm 2014;
3. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con:
a. Bản sao bản thỏa thuận về mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của
bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
b. Bản sao giấy khai sinh;
c. Bản sao giấy chứng tử của con trong
trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản
chưa đủ 60 ngày;
d. Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy
ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi
sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ. Bản sao giấy chứng tử của lao động
nữ mang thai hộ trong trường hợp sau khi sinh con mà lao
động nữ mang thai hộ chết;
e. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai
phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền.
4. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai
sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động
nữ mang thai hộ sinh con:
a. Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên
mang thai hộ;
b. Bản sao giấy khai sinh của con;
c. Bản sao giấy chứng tử trong trường
hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết;
d. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ
sức khỏe để chăm sóc con;
e. Bản sao giấy chứng tử của con
trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết.
5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của
lao động nam (bao gồm cả chồng của lao động nữ mang
thai hộ) nghỉ việc khi vợ sinh con:
a. Bản sao giấy khai sinh của con;
b. Giấy xác nhận của cơ sở y tế
đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật,
sinh con dưới 32 tuần tuổi;
6. Hồ sơ
hưởng chế độ thai sản khi người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi:
a. Bản sao giấy khai sinh của con;
b. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
7. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ
dưỡng sức phục hồi sức khỏe:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm
đau, sau thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và chuyển cho cơ quan
bảo hiểm xã hội.
8. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sau khi chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy
chứng nhận nuôi con nuôi;
- Trường hợp muốn nhận tiền trợ cấp
qua tài khoản thì cá nhân ghi trực tiếp nội dung đề nghị, thông tin về số tài
khoản, nơi mở tài khoản trên bản sao giấy khai sinh của con (mặt sau) và ký tên.
Người lao động nộp cho cơ quan Bảo
hiểm xã hội nơi cư trú.
B. Quy trình giải quyết và chi trả
trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức
Do Luật BHXH năm 2014 không quy định
hàng tháng đơn vị giữ lại 2% tổng tiền lương đóng BHXH nên từ ngày 01/01/2016
đơn vị tập hợp các chứng từ ốm đau, thai sản (trừ hồ sơ tại điểm 8) nêu tại mục
A của văn bản này và lập danh sách đề nghị giải quyết theo mẫu C70a-HD chuyển
cơ quan BHXH nơi đang thu BHXH để xem xét, giải quyết.
Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ được
chuyển đến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ qua bưu
điện, cơ quan BHXH sẽ thẩm định, chuyển danh sách theo mẫu C70b-HD và số tiền tương ứng để đơn vị chi trả trợ cấp cho người lao động.
Nội dung này thay thế phần lưu ý tại mục 2 Phần I của Công
văn 212/BHXH-QLT ngày 19/01/2016 của BHXH Tp.Hồ Chí Minh.
Riêng các đơn vị
sử dụng lao động đã thực hiện thí điểm thanh toán trực tiếp trợ cấp ốm đau,
thai sản vào tài khoản của người lao động trước năm 2016 vẫn tiếp tục thực hiện
cho đến khi BHXH Tp.Hồ Chí Minh có thông báo mới trực tiếp đến đơn vị.
Quá trình thực hiện có phát sinh
vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Tp.Hồ Chí Minh (phòng CĐBHXH) để được hướng
dẫn thêm./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc BHXH/TP (để báo cáo);
- BHXH quận (huyện);
- Phòng QLT, KHTC;
- Trang Web;
- Lưu VP, P.CĐ (2b).
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đăng Tiến
|