BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2719/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội,
ngày 04 tháng 12 năm 2012
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH THÍ ĐIỂM QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KIỂM TRA PHÓNG XẠ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH, TRUNG CHUYỂN VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG
TÂN CẢNG CÁI MÉP (TCCT), CẢNG QUỐC TẾ TÂN CẢNG CÁI MÉP (TCIT) VÀ CẢNG QUỐC TẾ
SP-PSA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan số
42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Thủ tướng chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày
25/01/2010 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Thông tư số 194/2010/TT-BTC
ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám
sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 222/2009/TT-BTC
ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm
thủ tục hải quan điện tử;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010
của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định 146/2007/QĐ-TTg ngày
04/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phát hiện, xử lý nguồn
phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát;
Căn cứ Bản Ghi nhớ được ký kết giữa Bộ
Tài chính Việt Nam và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ngày 02/7/2010 về việc hợp tác ngăn
chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ
khác;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám
sát quản lý về Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này:
1. Thí điểm Quy
trình hướng dẫn nghiệp
vụ kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,
trung chuyển vận chuyển bằng Container tại
cảng Tân cảng Cái Mép (TCCT), cảng Quốc tế Tân cảng Cái Mép (TCIT) và
cảng Quốc tế SP-PSA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Sổ theo dõi hoạt động của hệ thống
kiểm tra phóng xạ (ký hiệu là phụ lục 1).
3. Hồ sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ (ký
hiệu là phụ lục 2).
4. Báo cáo kiểm tra thứ cấp (ký hiệu là
phụ lục 3).
5. Danh mục vật liệu phóng xạ (ký hiệu là
phụ lục 4).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2012.
Điều 3. Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng
cục Hải quan và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- Bộ Tài chính
(để báo cáo);
- Cục Hàng hải
Việt Nam - Bộ GTVT (để phối hợp);
- Bộ
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Cảnh sát biển Bộ Quốc
phòng (để phối hợp);
- Cục ATBX và
Hạt nhân - Bộ TNMT (để phối hợp);
- Lưu:
VT, GSQL (5b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ
Ngọc Anh
|
QUY
TRÌNH
HƯỚNG
DẪN NGHIỆP VỤ KIỂM TRA PHÓNG XẠ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ
CẢNH, TRUNG CHUYỂN VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG TÂN CẢNG CÁI MÉP (TCCT),
CẢNG QUỐC TẾ TÂN CẢNG CÁI MÉP (TCIT) VÀ CẢNG QUỐC TẾ SP-PSA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG
TÀU
(Ban
hành kèm theo Quyết định 2719/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2012)
Phần 1.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Quy trình này hướng dẫn nghiệp vụ kiểm
tra phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển vận
chuyển bằng Container tại các cảng Tân Cảng Cái Mép (TCCT), cảng Quốc tế Tân Cảng Cái
Mép (TCIT) và cảng Quốc tế SP-PSA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh, trung chuyển (sau đây gọi tắt là hàng hóa) vận chuyển bằng Container
tại các cảng Tân Cảng Cái Mép (TCCT), cảng Quốc tế Tân Cảng Cái Mép (TCIT) và
cảng Quốc tế SP-PSA
2. Cán bộ, công chức hải quan.
Điều 3. Một
số hướng dẫn chung
1. Việc kiểm tra phóng xạ đối với hàng
xuất khẩu phải được thực hiện trước khi hàng được xếp lên tàu, đối với hàng
nhập khẩu phải được thực hiện trước hàng hóa được thông quan hoặc trước khi được vận
chuyển đến địa điểm làm thủ tục khác theo quy định.
2. Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng TCCT, TCIT
và cảng SP-PSA trong việc thực hiện kiểm tra phóng xạ đối với hàng hóa.
3. Công chức giám sát hải quan xác định
rõ nhiệm vụ giám sát/kiểm tra phóng xạ tại cảng có trách nhiệm phối hợp với
nhân viên điều độ cảng hướng dẫn yêu cầu người điều khiển xe chở Container khi
đi qua cổng kiểm tra phóng xạ thì tốc độ của xe không được vượt quá 8km/giờ,
các xe cách nhau tối thiểu 10m; phối hợp với nhân viên vận hành Trạm báo
động trung tâm (CAS) thực hiện các nhiệm vụ trong Quy trình này.
4. Thời gian hoạt động của hệ thống kiểm
tra phóng xạ (sau đây gọi tắt là hệ thống), vận hành 24/7 và thực hiện theo ca
làm việc. Hết ca làm
việc, công
chức
hải quan phụ trách ca có trách nhiệm bàn giao công việc cho ca sau bằng Sổ theo
dõi theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
5. Hình ảnh và dữ liệu kiểm
tra phóng xạ được lưu trữ trên hệ thống tối thiểu 1 năm, trường hợp bộ nhớ hệ
thống không đủ dung lượng lưu trữ thì đơn vị quản lý phải sao chép dữ liệu lưu trữ
trên ổ cứng ngoài hoặc
đĩa CD, DVD. Các trường hợp hệ thống phát hiện cảnh báo phóng xạ thì hình ảnh
và dữ liệu kiểm tra phóng
xạ được in và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ hồ sơ hải quan.
6. Trường hợp hệ thống có sự cố không hoạt động
được thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển bằng Container
không phải kiểm tra phóng xạ.
7. Công chức kiểm tra thứ cấp phải được
trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng đảm bảo an toàn phóng xạ.
Phần 2.
HƯỚNG
DẪN CỤ THỂ
Điều 4. Trình tự kiểm
tra phóng xạ:
Bước 1. Kiểm tra, tiếp nhận hoạt động
của Hệ thống:
1. Công chức hải quan khi vào ca làm việc
phải kiểm tra đảm bảo hệ thống và các thiết bị sẵn sàng làm việc;
2. Tiếp nhận, xử lý tiếp các báo động
chưa được xử lý hoặc đang
được xử lý từ ca trước trên cơ sở thông tin thể hiện tại Sổ theo dõi biên bản
bàn giao.
Bước 2. Thực hiện việc kiểm tra phóng
xạ theo quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP)
Công chức hải quan sau khi kiểm tra,
tiếp nhận hoạt động của hệ thống thì thực hiện việc kiểm tra phóng xạ theo quy
trình vận hành tiêu chuẩn (SOP).
1. Khi hệ thống có báo động phóng xạ, công
chức hải quan vận hành CAS sẽ xem xét và xử lý các báo động theo thứ tự ưu tiên
như sau:
1.1. Ưu tiên thứ nhất: Báo động hỗn hợp tia
Neutron-Gamma;
1.2. Ưu tiên thứ hai: Báo động tia Neutron;
1.3. Ưu tiên thứ ba: Báo động tia Gamma.
2. Lập hồ sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ
(theo mẫu tại phụ lục 2).
Bước 3. Xử lý sơ cấp khi có báo động
phóng xạ:
1. Khi hệ thống có báo động phóng xạ hỗn hợp tia
Neutron-Gamma hoặc phóng xạ tia Neutron:
1.1. Công chức hải quan vận hành CAS kiểm
tra dữ liệu trên hệ thống để xác định lô hàng gây ra báo động (số container,
biển số xe chở container);
1.2. Phối hợp với công chức hải quan giám
sát tại cảng nơi có báo động, đề nghị nhân viên điều độ cảng yêu cầu người điều
khiển xe chở Container đi qua cổng kiểm tra phóng xạ khác được chỉ định và xử lý kết quả
như sau:
a. Hệ thống có báo động lần hai, công
chức hải quan vận hành CAS thực hiện các công việc sau:
a.1. Đề xuất kiểm tra thứ cấp trình lãnh đạo Đội
phê duyệt;
a.2. Thông báo ngay cho công chức giám
sát yêu cầu người điều khiển xe đưa hàng đến địa điểm kiểm tra thứ cấp;
a.3. Nhập thông tin yêu cầu kiểm tra thứ cấp
vào hệ thống;
a.4. Chuyển Hồ sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ cho
công chức kiểm tra thứ cấp.
b. Hệ thống không có báo động lần hai,
Công chức hải quan vận hành CAS thực hiện các công việc sau:
b.1. Đề xuất giải phóng container trên Hồ sơ vụ
việc cảnh báo phóng xạ trình lãnh đạo
Đội phê duyệt; thông báo cho công chức giám sát cho người điều khiển xe đưa container đến
địa điểm tập kết hàng bình thường nếu không có nghi ngờ khác; tắt báo động trên
hệ thống;
b.2. Nếu còn nghi ngờ khác, đề xuất kiểm tra
thứ cấp trên Hồ sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ trình lãnh đạo Đội phê duyệt; chuyển Hồ
sơ vụ việc cảnh
báo phóng xạ cho công chức kiểm tra thứ cấp.
2. Khi hệ thống có báo động phóng xạ tia
Gamma: Công chức hải quan vận hành CAS kiểm tra manifest của lô hàng:
2.1. Nếu xác định phóng xạ tia
Gamma phát sinh từ nguồn hợp pháp, làm đề xuất giải phóng container trên Hồ sơ vụ việc
cảnh báo phóng xạ trình
lãnh đạo Đội phê duyệt; tắt báo động trên hệ thống;
2.2. Nếu không xác định được phóng xạ tia
Gamma phát sinh từ nguồn hợp pháp, công chức hải quan vận hành CAS xác định số
Container, biển số xe chở Container có báo động trên hệ thống, đồng thời liên hệ với
công chức hải quan giám sát phối
hợp với nhân viên điều độ cảng yêu cầu lái xe chở Container đi qua một cổng kiểm tra khác được
chỉ định, và xử lý như Điểm a nêu trên.
Bước 4. Kiểm tra thứ cấp:
1. Việc kiểm tra thứ cấp được thực hiện
bởi ít nhất hai công chức hải quan;
2. Trước khi tiến hành kiểm tra thứ cấp
công chức được giao nhiệm vụ
kiểm tra thứ cấp tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị phát
hiện phóng xạ cá nhân (PRD) và thiết bị nhận diện đồng vị phóng xạ (RIID).
3. Trình tự kiểm tra thứ cấp:
3.1. Dùng thiết bị phát hiện phóng xạ cá
nhân kiểm tra người điều khiển phương tiện vận tải. Trường hợp phát hiện có
phóng xạ gamma, công chức hải quan thực hiện các công việc sau:
a. Kiểm tra xác định người điều khiển
phương tiện gần đây có điều trị y tế liên quan đến phóng xạ (bằng hình thức hỏi
thông tin);
b. Kiểm tra bằng thiết bị nhận diện đồng
vị phóng xạ;
c. Kiểm tra khoang lái của phương tiện
vận tải;
3.2. Kiểm tra một vòng quanh xe bằng thiết
bị phát hiện phóng xạ cá nhân, đánh dấu các vị trí có nguồn phóng xạ
cao nhất để sử dụng thiết bị nhận
diện đồng vị phóng xạ xác định
chất đồng vị;
3.3. Cung cấp toàn bộ kết quả kiểm tra (số
ghi thiết bị phát hiện phóng xạ cá nhân, phân bố phóng xạ và xác định chất đồng
vị...) trên Báo cáo kiểm tra thứ cấp (theo mẫu tại Phụ lục 3 của quy trình này)
cho công chức hải quan vận hành CAS; gửi các số liệu từ các máy cầm tay vào
Trạm kiểm tra thứ
cấp
(SWS) hoặc CAS;
3.4. Kết thúc công việc kiểm tra thứ cấp,
công chức lập Báo cáo kiểm tra thứ cấp và đề xuất các biện pháp (nếu có) trên
Hồ sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ chuyển cho lãnh đạo Đội phê duyệt; sau đó
chuyển toàn bộ hồ sơ cho công chức hải quan vận hành CAS để thực hiện
tiếp các bước công việc ở Bước 5.
Lưu ý: Nếu thiết bị phát hiện phóng xạ cá
nhân báo trên mức 8, thông báo ngay lập tức cho công chức hải quan vận hành CAS
và thiết lập vùng an toàn phóng xạ.
Bước 5. Xử lý kết quả kiểm tra thứ
cấp:
1. Trường hợp kiểm tra xác định phóng xạ
phát ra từ Container có chứa hàng hóa:
Công chức hải quan vận hành CAS căn cứ
theo Báo cáo kiểm tra thứ cấp tiến hành rà soát lại các đồng vị phóng xạ, độ
mạnh, phân bố phóng xạ và giá trị xíc-ma để kiểm tra dữ liệu có phù hợp với nội
dung của lô hàng thể hiện trên bản khai hàng hóa (manifest) hay
không (Danh mục các chất đồng vị và các nguồn phóng xạ thông thường theo Phụ
lục 4 của quy trình này) và xử lý như sau:
1.1. Nếu dữ liệu cổng kiểm tra phóng xạ, dữ liệu
của manifest và các kết quả kiểm tra thứ cấp phù hợp thì làm đề xuất trên Hồ
sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục phê duyệt;
cho phép giải phóng container và
tắt báo động trên hệ thống;
1.2. Nếu dữ liệu không phù hợp và/hoặc
thuộc các trường hợp tại Bước 6, Phần II dưới đây thì làm đề xuất trên Hồ sơ vụ
việc cảnh báo phóng xạ trình lãnh đạo
Đội, lãnh đạo Chi cục các biện pháp sau:
a. Tạm giữ Container và áp dụng các biện
pháp đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định tại Điều 6, Chương II Quy định về
xử lý khi phát hiện chuyển giao, vận chuyển bất hợp pháp chất phóng xạ trong
làm thủ tục Hải quan ban hành kèm Quyết định số 1953/QĐ-TCHQ ngày 01/10/2008;
b. Thông báo với doanh nghiệp kinh doanh
cảng về việc tạm giữ container;
c. Thông báo về Cục Hải quan Tỉnh liên hệ
với Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân để được hướng dẫn.
1.3. Thực hiện theo hướng dẫn của Cục An
toàn bức xạ và Hạt nhân và
chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục
Hải quan Tỉnh;
1.4. Đóng hồ sơ vụ việc cảnh báo phóng xạ
khi có kết quả xử lý cuối cùng.
2. Các trường hợp xác định phóng xạ phát
ra là từ cabin, sơmi-rơmoóc hay từ người điều khiển phương tiện vận tải sẽ được
loại trừ.
Bước 6. Các trường hợp yêu cầu phối hợp với Cục An toàn
bức xạ và Hạt nhân:
1. Thiết bị nhận diện đồng vị phóng xạ
xác định có nguyên liệu hạt nhân đặc biệt;
2. Phát hiện phóng xạ Neutron;
3. Thiết bị nhận diện đồng vị phóng xạ
xác định một trong 08 chất đồng vị liên quan tới thiết bị phát
phóng xạ và chất đồng vị này
không có trong thông tin vận chuyển (không có trong bản khai hàng hóa -
manifest);
4. Cảnh báo vẫn chưa được xử lý và tiếp
tục có nghi vấn sau khi kiểm tra thứ cấp;
5. Mức độ phóng xạ cao bất thường.
Phần 3.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm
của lãnh đạo Cục:
1. Phân công, chỉ đạo, kiểm tra quá trình
thực hiện nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục đối với các công việc thuộc thẩm quyền
của Chi cục theo quy trình này;
2. Chỉ đạo các bộ phận có liên quan:
2.1. Liên hệ với Cục An toàn bức xạ và Hạt
nhân để được hỗ trợ kỹ thuật;
2.2. Báo cáo Tổng cục Hải quan để được
hướng dẫn xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, khắc phục sự cố xảy ra trong
quá trình vận hành hệ thống kiểm tra phóng xạ khi cần thiết.
2.3. Định kỳ mỗi quý, ngày
10 tháng đầu tiên của Quý Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm
tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả hoạt động về Tổng cục Hải quan (qua Cục
Giám sát quản lý về Hải quan) theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm
của lãnh đạo Chi cục:
1. Kịp thời báo cáo với lãnh đạo Cục việc
tạm giữ container dựa
theo kết quả kiểm tra thứ cấp đã
hoàn thành hoặc có nghi ngờ vận chuyển vật liệu hạt nhân bất hợp pháp;
2. Xử lý các vướng mắc thuộc thẩm quyền;
báo cáo kịp thời các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền, đề xuất xử lý, khắc phục
sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống kiểm tra phóng xạ với lãnh đạo
Cục.
3. Định kỳ mỗi quý, ngày 05 tháng đầu
tiên của Quý, Chi cục có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu tình hình và kết quả hoạt
động kiểm tra.
Điều 7. Trách nhiệm
của lãnh đạo Đội:
1. Phân công công chức kiểm tra thứ cấp;
2. Xử lý các vướng mắc thuộc thẩm quyền;
báo cáo kịp thời các vướng mắc phát sinh, đề xuất xử lý, khắc phục sự cố xảy ra
trong quá trình vận hành hệ thống kiểm tra phóng xạ với lãnh đạo chi Cục.
Điều 8. Trách nhiệm
của công chức hải quan:
1. Thực hiện theo đúng và đầy đủ các bước hướng dẫn
tại quy trình vận hành tiêu chuẩn và các công việc quy định tại quy trình này;
2. Trong quá trình sử dụng hệ thống kiểm
tra phóng xạ, nếu có sự cố kỹ thuật, hư hỏng xảy ra, công chức được giao nhiệm
vụ phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Đội.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng
mắc phát sinh vượt thẩm quyền giải quyết, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
có trách nhiệm kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về
Hải quan) để có hướng dẫn./.
PHỤ
LỤC 2
HỒ
SƠ VỤ VIỆC CẢNH BÁO PHÓNG XẠ
I . THÔNG TIN CẢNH BÁO PHÓNG XẠ:
1. Mã số vụ việc:
Địa điểm cảnh báo: Ngày giờ
2. Nội dung vụ việc:
Cảnh báo phóng xạ hỗn hợp tia Neutron-Gamma:
Cảnh báo phóng xạ tia Neutron:
Cảnh báo phóng xạ tia Gamma:
2.1. Thông tin về container:
Số container: Số xe vận
chuyển:
Số vận tải đơn (nếu có): Tên tàu (nếu
có):
Tên hàng khai báo trên manifest:
II. XỬ LÝ SƠ CẤP KHI CÓ BÁO ĐỘNG PHÓNG XẠ:
1. Cảnh báo phóng xạ hỗn
hợp tia
Neutron-Gamma, cảnh báo phóng xạ tia Neutron:
Đề xuất đưa qua cổng soi chiếu số:
Kết quả:
Có báo động Các nghi ngờ
khác: Có Không
Không có báo động
Đề xuất kiểm tra thứ cấp: Có Không
2. Cảnh báo phóng xạ tia Gamma:
Phù hợp manifest: Có Không
Đề xuất đưa qua cổng soi chiếu số:
Kết quả:
Có báo động Các nghi ngờ
khác: Có Không
Không có báo động:
Đề xuất:
- Giải phóng Container, tắt báo động: Có Không
- Kiểm tra thứ cấp: Có Không
CÁN BỘ ĐỀ
XUẤT
(Ký,
đóng dấu công chức)
|
PHÊ DUYỆT CỦA
LÃNH ĐẠO ĐỘI
(Ký,
đóng dấu công chức)
|
III. KIỂM TRA THỨ CẤP:
1. Kết quả kiểm tra thứ
cấp:
Kết quả kiểm tra người điều
khiển có nhiễm phóng xạ: Có Không
Kết quả kiểm tra Container:
Nhiễm phóng xạ: Có Không
Loại đồng vị phóng xạ:
Biên bản kiểm tra thứ cấp: Số ngày
2. Đề xuất:
- Cách ly phương tiện: Có Không
- Thiết lập rào chắn: Có Không
CÁN BỘ KIỂM
TRA THỨ CẤP
(Ký,
đóng dấu công chức)
|
PHÊ DUYỆT CỦA
LÃNH ĐẠO ĐỘI
(Ký,
đóng dấu công chức)
|
IV. XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA THỨ CẤP:
1. Kết quả kiểm tra hồ
sơ:
Kết quả kiểm tra: Phù hợp Không phù hợp
Nguyên liệu hạt nhân đặc biệt: Có Không
Phát hiện phóng xạ Notron: Có Không
Xác định một trong 08 chất đồng vị
liên quan tới thiết bị phát phóng xạ và chất đồng vị này không có trong thông
tin vận chuyển (manifest): Có Không
Mức độ phóng xạ cao bất thường: Có Không
Còn nghi vấn sau khi kiểm tra thứ cấp: Có Không
2. Đề xuất:
+ Giải phóng Container: Có Không
+ Tạm giữ container đồng
thời thiết lập vùng an toàn: Có Không
+ Thông báo về Cục Hải quan Tỉnh liên
hệ với Cục ATBXHN (VARANS) để được hướng dẫn: Có Không
+ Thông báo với doanh nghiệp kinh
doanh cảng về việc tạm giữ Container: Có Không
CÁN BỘ ĐỀ
XUẤT
(Ký,
đóng dấu công chức)
|
PHÊ DUYỆT CỦA
LÃNH ĐẠO ĐỘI
(Ký,
đóng dấu công chức)
|
PHÊ DUYỆT CỦA
LÃNH ĐẠO CHI CỤC
(Ký,
đóng dấu công chức)
V. XỬ LÝ KHÁC (CỤC HQ TỈNH, TCHQ, CỤC
ATBXHN...):
PHỤ LỤC 3
BÁO
CÁO KIỂM TRA THỨ CẤP
Mã số theo dõi vụ việc:___________________________________________________________
Địa điểm:_________________ Ngày:____________ Giờ:________________________________
Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật làm báo cáo:_______________ Điện
thoại:_______________________
Loại xe:_____________ Kiểu dáng:_________________________________________________
Giấy phép:__________________ Nước sản
xuất:______________________________________
Số lượng hành khách:____________________________________________________________
Bản kê khai hàng hóa trên tàu:
_______________________________________________________________________________
Tờ thông tin hoặc bản lược khai hàng hóa:
_______________________________________________________________________________
Có nhãn hoặc cảnh báo nào chỉ ra chất
độc hại hoặc vật liệu phóng xạ?
Có Không
Chứng từ lô hàng chỉ ra nguồn neutron
công nghiệp? Có Không
Tên, địa chỉ người vận chuyển:
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
Tên, địa chỉ người gửi hàng_______________________________________________________
Cảnh báo phóng xạ:
Tia Gamma Tia Neutron Hỗn hợp tia
Neutron-Gamma
Mức độ cảnh báo tia Gamma cao nhất
hiện thị trên CAS:___________________ sigma
Mức độ cảnh báo Neutron cao nhất hiện
thị trên CAS:___________________ cnts/sec
Cách ly phương tiện? Có Không
Thiết lập rào chắn? Có Không
Đặt nguồn? Có Không
Cách ly nguồn? Có Không
Sử dụng thông tin dưới đây:
1. Đánh dấu vị trí tia gamma hoặc neutron
hiện thị trên CAS
2. Đánh dấu vị tri của phản hồi mạnh nhất
từ máy dò cầm tay và
3. Điền vào các hình oval các thông số đo
từ máy dò cầm tay
Thông tin về tia Gamma và Neutron
Máy phát hiện phóng xạ cá nhân (PRD)
hiển thị “7”?
Có Không
Tối đa PRD hiện thị:______________________________________________________________
Mức tối đa hiển thị trên Máy khảo sát
(PRM -470CG hoặc tương đương):_________________
RIID tối đa (lượng phóng xạ hoặc đơn
vị ORTEC đọc được):___________________________
Số hoặc tên tệp ORTEC được lưu:_________________________________________________
Khoảng cách (đơn vị: mét) từ nguồn ở tỷ lệ phóng xạ
RIID báo “20 nSv/giờ”:
_______________________________________________________________________________
Nhận dạng đồng vị phóng xạ:
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
Thiết bị sử dụng xác định phóng xạ:
Nhà sản xuất/kiểu dáng:__________________________________________________________
Số sê-ri:_______________________________________________________________________
Ngày hiệu chuẩn:________________________________________________________________
Bố trí, đánh
giá Neutron hoặc Hỗn hợp Neutron-Gamma
|
Nguồn phù hợp với các nguồn Neutron
công nghiệp? Có Không
Nguồn có đúng với khai báo, áp phích, hoặc tờ lược
khai vận tải? Có Không
Sự sai lệch?____________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________
Có cần kiểm tra chi tiết không? Có Không
Bố trí cuối cùng:
Nguồn công nghiệp cho sử dụng cuối
cùng hợp pháp
Nguồn công nghiệp cho sử dụng cuối
cùng bất hợp pháp
Nguồn Neutron đang được quan tâm:___________
Mối đe doạ phóng xạ đáng tin chưa giải
quyết
|
|
Bản sao thông tin
máy phát hiện phóng xạ RPM bằng máy tính CAS
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 4
DANH
MỤC VẬT LIỆU PHÓNG XẠ
Vật liệu phóng xạ tự nhiên (NORM)
Kali (K-40)
Rađi (Ra-226)
Thori (Th-232)
Urani (U-238)
Các đồng vị y tế
Flo (F)-18
Gali (Ga)-67
Indi (In)-111
I-ốt (I)-123
I-ốt(I)-131
Palađi (Pd)-103
Techneti (Tc)-99m
Tha-li (Tl)-201
Xenon (Xe)-133
Các chất đồng vị công nghiệp
Ameriđi (Am)-241
Bari (Ba)-133
Bitmut (Bi)-207
Xezi (Cs)-134
Xezi (Cs)-137
Coban (Co)-57
Coban (Co)-60
Europi (Eu)-152
Iridi (Ir)-192
Mangan (Mn)-54
Selen (Se)-75
Natri (Na)-22
Stronti (Sr)-90
Vật liệu hạt nhân đặc biệt
Neptuni (Np)-237
Pluton (Pu)-239
Urani (U)-233
Urani (U)-235