Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2015/TTr-BNN-CN Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 03/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2015/TTr-BNN-CN

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2012

 

TỜ TRÌNH

VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT CHĂN NUÔI, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất chăn nuôi, hỗ trợ thị trường với các nội dung sau đây:

1. Tình hình sản xuất

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2012 khoảng 2,6 triệu tấn (tương đương 1,78 triệu tấn thịt xẻ), tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, thịt lợn hơi là 1.936,2 ngàn tấn, tương đương 1.374,7 ngàn tấn thịt xẻ; chiếm 74,5%; thịt gia cầm hơi là 439,2 ngàn tấn, tương đương 307,5 ngàn tấn thịt xẻ, chiếm 16,9%; thịt trâu bò hơi là 225,2 ngàn tấn, tương đương 98,0 ngàn tấn thịt xẻ, chiếm 8,6% tổng sản lượng thịt các loại.

Tổng khối lượng thịt các loại nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2012 khoảng 41,31 ngàn tấn (bằng 68% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, thịt gà chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 38,9 ngàn tấn, chiếm 94,1%; thịt lợn là 2,4 ngàn tấn, chiếm 5,9%. Khối lượng thịt lợn sữa xuất khẩu chính ngạch sang Hồng Kông, Malaysia trong 5 tháng khoảng 2,4 ngàn tấn, bằng 91% cùng kỳ năm 2011.

Ước tính, tổng khối lượng thịt các loại tiêu thụ trong nước 6 tháng đầu năm 2012 là khoảng 1,82 triệu tấn thịt xẻ. So với cùng kỳ năm 2011, mức tăng trưởng về tiêu thụ thịt khoảng 2,5-3,0% (06 tháng đầu năm 2011 mức tăng trưởng tiêu thụ thịt 4,0-4,5% so với năm 2010).

Với khối lượng thịt nhập khẩu 41,3 ngàn tấn, chiếm tỷ trọng thấp, khoảng 2,2% tổng sản lượng thịt tiêu thụ trong nước cho thấy nguồn cung thịt cho tiêu dùng nội địa phần lớn từ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, do cung vượt cầu và sức mua giảm, dự báo thị trường thịt từ nay đến cuối quý III sẽ vẫn còn khó khăn.

2. Thị trường sản phẩm chăn nuôi

Trong 06 tháng đầu năm, ngành chăn nuôi đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, gay gắt nhất là từ cuối tháng 3 đến nay. Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh, chất cấm, giá sản phẩm chăn nuôi liên tục tụt giảm và giảm thấp nhất kể từ 2 năm gần đây (nhất là thịt lợn và thịt gia cầm). Cụ thể như sau:

- Giá thịt lợn hơi xuất chuồng: Tại miền Bắc, từ 53.000-54.500 đ/kg trong tháng 01 giảm liên tục xuống còn 42.000-43.000 đ/kg trong tháng 6, giảm gần 20,0%. Tại miền Nam: Từ 50.000 đ/kg trong tháng 01 giảm xuống còn 38.000 đ/kg trong tháng 6, giảm 24%.

- Giá gà thịt: tại miền Bắc, bình quân 33.000 đ/kg trong tháng 01 đã giảm xuống còn 25.000 đ/kg trong tháng 6, giảm 25,2%. Tại miền Nam, bình quân từ 35.000 đ/kg trong tháng 1 và 2 đã giảm xuống còn 30.000 đ/kg trong tháng 5, giảm gần 14,3%. Tương tự giá gà thịt lông màu cũng giảm 17% ở miền Bắc và 6% ở miền Nam.

- Giá trứng thương phẩm: bình quân từ 1.700 đ/quả trong tháng 1 giảm xuống còn 900 đ/quả trong tháng 5, giảm 47,0%; trứng vịt thương phẩm từ 2.400 đ/quả trong tháng 1 giảm xuống còn 1.500 đ/quả trong tháng 5, giảm 37,5%. Đến thời điểm này, giá trứng đã nhích lên 1.650-1.700 đ/quả

Với các mức giá nêu trên, nhiều người sản xuất chăn nuôi đang bị thua lỗ nặng, bình quân 01 kg lợn hơi lỗ 6.000-8.000 đồng, và 01 kg gà lỗ 5.000-7.000 đ. Vì vậy, một số trang trại đã phải tạm ngừng sản xuất, nhiều trang trại có nguy cơ phá sản. Trong khi đó giá các sản phẩm đầu vào như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y không giảm mà một số nguyên liệu có xu hướng tăng (khô dầu đậu tương tăng 16,4%, cám gạo tăng 12,5%).

3. Nguyên nhân chính của tồn tại

- Một là, do khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới khiếu cầu tiêu dùng trong nước giảm mạnh, sức mua của người dân cũng giảm theo, đặc biệt mức tiêu thụ tại các bếp ăn tập thể của các khu công nghiệp ước giảm khoảng 25%-30% so với cùng kỳ năm ngoái;

- Hai là, do dư âm của tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi từ giữa tháng 3, đến nay một bộ phận người tiêu dùng vẫn e ngại và giảm tiêu thụ thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày;

- Ba là, dịch bệnh lợn tai xanh đang diễn biến phức tạp, chưa kiểm soát được (hiện còn 9 tỉnh trên cả 3 vùng Bắc-Trung-Nam).

- Bốn là, tình trạng nhập lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới, nhất là gà đẻ loại vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát. Trong khi đó, Trung Quốc siết chặt việc tạm dừng nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

4. Dự báo tình hình sản xuất thịt các tháng cuối năm 2012

Từ nay đến cuối năm, tình hình sản xuất chăn nuôi vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Nếu không có các giải pháp cấp bách, dự thảo các tháng cuối năm có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, do người chăn nuôi đã giảm đàn và không tái đàn trong thời gian tới.

Theo số liệu tổng hợp nhanh từ một số địa phương, từ đầu tháng 5 và tháng 6 đến nay, các cơ sở sản xuất giống lợn và gà chỉ bán được số lượng con giống bằng 60-65% so với quý I và chỉ bằng 70-75% so với cùng kỳ năm 2011. Nhiều trang trại chăn nuôi đã giảm quy mô đàn từ 20-25% so với quy mô tối đa thời điểm quý I.

Dự báo tổng sản lượng thịt các loại được sản xuất trong 6 tháng cuối năm 2012 sẽ chỉ đạt khoảng 2,6 - 2,65 triệu tấn (tương đương 1,78- 1,81 triệu tấn thịt xẻ). Nếu thị trường thịt không được cải thiện, có thể nguồn cung thịt lợn trong nước sẽ thiếu hụt vào các tháng cuối năm. Riêng nguồn cung thịt, trứng gia cầm có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho 6 tháng cuối năm, vì chỉ số vòng quay chăn nuôi gà gấp 2,0-2,5 lần so với chăn nuôi lợn.

5. Kiến nghị một số giải pháp cấp bách

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, bình ổn giá sản phẩm và phát triển chăn nuôi bền vững trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp cấp bách sau đây:

- Kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện để thu mua, bảo quản và chế biến thịt lợn đông lạnh (hiện nay một số doanh nghiệp giết mổ chế biến đang thu mua và trữ đông thịt lợn). Cụ thể như sau:

+ Đối với giết mổ tiêu thụ tươi và giết mổ cấp đông: cho vay 20.000.000 đồng/1 tấn sản phẩm; thời hạn vay 03 tháng; lãi suất 0%.

+ Đối với chế biến sản phẩm đóng hộp và các sản phẩm thành phẩm khác: cho vay 30.000.000 đồng/1 tấn sản phẩm; thời hạn vay 06 tháng; lãi suất 0%.

Thời gian thực hiện việc hỗ trợ này trong 6 tháng tính từ ngày 01/7/2012 đến 28/02/2013.

- Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát và thực hiện tái cơ cấu nợ đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi cũng như các hộ chăn nuôi, cho vay mới để duy trì sản xuất.

- Xem xét thông qua chính sách hỗ trợ đổi mới chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn bền vững và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại công nghiệp, đồng thời sớm điều chỉnh Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, điều chỉnh:

+ Đối tượng là các trang trại chăn nuôi, các hợp tác xã dịch vụ trong lĩnh vực chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi được hưởng chính sách ưu đãi như các doanh nghiệp.

+ Địa bàn đầu tư: Ngoài vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, những địa bàn khác đã được các địa phương quy hoạch chăn nuôi lâu dài thì vẫn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên (để b/c);
- Các Bộ: TC, CT, KHĐT; Ngân hàng NN (để p/h thực hiện);
- Các Cục, Vụ: CN, TY, Cục CBNLS và nghề muối, TC, KH;
- Lưu: VP, CN.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tờ trình 2015/TTr-BNN-CN ngày 03/07/2012 giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất chăn nuôi, hỗ trợ thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.132

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.65.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!