Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 02/2020/QĐ-UBND cơ chế bảo vệ người thực hiện tố giác hành vi vi phạm pháp luật Lào Cai

Số hiệu: 02/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 17/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2020/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 17 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN PHẢN ÁNH, TỐ GIÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG “SUY THOÁI”, “TỰ DIỄN BIỄN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;

Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 127/TTr-TT ngày 31 tháng 12 năm 2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ chế bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiệnphản ánh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật và đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày01 tháng 02 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN PHẢN ÁNH, TỐ GIÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG “SUY THOÁI”, “TỰ DIỄN BIỄN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định cơ chế bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật và đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh); quyền, nghĩa vụ của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phối hợp và áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh (gọi chung là người được bảo vệ).

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh khi thực hiện giải quyết phản ánh, tố giác, đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh khi thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Người thực hiện đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là người gửi đơn, thư hoặc trực tiếp phản ánh, tố giác với các cơ quan, người có thẩm quyền để đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

2. “Tố giác” được áp dụng trong văn bản này là báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền biết về vi phạm của người khác, không áp dụng đối với việc tố giác tội phạm.

3. “Tự diễn biến” là quá trình biến đổi từ bên trong cán bộ, đảng viên theo chiều hướng từ đúng sang sai, từ tốt sang xấu, từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến bộ sang không tiến bộ.

4. “Tự chuyển hóa” là sự nối tiếp của quá trình “tự diễn biến” nhưng ở cấp độ cao hơn. Đó là sự thay đổi về chất của quan điểm chính trị lẫn đạo đức, lối sống, khiến cho cán bộ, đảng viên không còn là chính mình nữa, đánh mất vai trò tiên phong, gương mẫu, trở thành “kẻ phản bội”.

5. “Suy thoái” là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của bản thân con người.

6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh gồm: Người được giao giải quyết phản ánh, tố giác, đấu tranh (gọi tắt là người có thẩm quyền giải quyết vụ việc) và cơ quan Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

7. Người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh áp dụng tại quy định này bao gồm: Vợ hoặc chồng; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; ông, bà nội của vợ hoặc chồng; ông, bà ngoại của vợ hoặc chồng; cha, mẹ của vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi; con dâu, con rể, anh, chị, em ruột. cháu nội, cháu ngoại.

8. Người có hành vi vi phạm bị phản ánh, tố giác, đấu tranh gồm: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm và người được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ có quyền hạn trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ đó có biểu hiện “suy thoái”, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa”.

Chương II

BẢO VỆ NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN PHẢN ÁNH, TỐ GIÁC, ĐẤU TRANH;TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN PHẢN ÁNH, TỐ GIÁC, ĐẤU TRANH

Mục 1. BẢO VỆ NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN PHẢN ÁNH, TỐ GIÁC, ĐẤU TRANH

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Người có thẩm quyền giải quyết vụ việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết.

2. Mọi hành vi trù dập, phân biệt đối xử, đe dọa xâm hại hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh đều phải được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định.

3. Người có thẩm quyền không áp dụng hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ không kịp thời, không đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều này gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần cho người được bảo vệ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người phản ánh, tố giác từ chối áp dụng biện pháp áp dụng biện pháp bảo vệ.

4. Người có thẩm quyền không được lợi dụng quy định về bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh vì mục đích cá nhân, gây phiền hà cho người được bảo vệ.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh có quyền:

a) Yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết vụ việc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình và người thân thích của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử, đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh;

b) Được thông báo về biện pháp bảo vệ được áp dụng; đề nghị thay đổi biện pháp bảo vệ nếu có căn cứ cho rằng biện pháp đó không bảo đảm an toàn; được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ, trường hợp người từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ phải tự chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ra, việc từ chối phải được lập thành biên bản xác lập thời điểm từ chối và có đầy đủ chữ ký của người từ chối bảo vệ và những người có liên quan đến giải quyết vụ việc.

c) Yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ; yêu cầu bảo vệ lại.

2. Người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh có nghĩa vụ:

a) Gửi văn bản yêu cầu bảo vệ đến người có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể gặp trực tiếp hoặc thông qua các hình thức thông tin khác để yêu cầu được bảo vệ ngay, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu lập biên bản xác nhận việc tiếp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ.

b) Cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bị xâm phạm hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác là xác thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp;

c) Tuân thủ yêu cầu mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ đưa ra có liên quan đến công tác bảo vệ; không được tiết lộ biện pháp bảo vệ cho người khác biết.

Điều 6. Thời hạn bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

Thời hạn bảo vệ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂNTRONG VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGƯỜI THÂN THÍCH CỦA NGƯỜI THỰC HIỆNPHẢN ÁNH, TỐ GIÁC, ĐẤU TRANH

Điều 7. Bảo vệ bí mật thông tin về người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Khi tiếp nhận, chuyển đơn, giải quyết nội dung phản ánh, tố giác, đấu tranh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin có thể gây bất lợi cho người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh để áp dụng biện pháp bảo vệ phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người phản ánh, tố giác, đấu tranh người có thẩm quyền giải quyết và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh.

3. Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh thì người có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc đấu tranh làm rõ động cơ, mục đích của người có hành vi thu thập thông tin về người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu; phối hợp giải quyết phản ánh, tố giác, đấu tranh có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người phản ánh, tố giác, đấu tranh.

Điều 8. Bảo vệ các quyền công dân của người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Khi có căn cứ cho rằng mình hoặc người thân thích của mình bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền của công dân tại nơi cư trú do thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh thì người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết vụ việc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ đã bị xâm phạm, đồng thời xem xét, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.Việc yêu cầu được thực hiện bằng đơn, yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thông tin khác; trường hợp yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thức thông tin khác, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận lập biên bản xác nhận việc tiếp nhận yêu cầu.

2. Khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết vụ việc về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người phản ánh, tố giác, đấu tranh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;

b) Khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ đã bị xâm phạm;

c) Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;

d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Khi có căn cứ cho rằng việc phản ánh, tố giác, đấu tranh có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình thì người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết vụ việc áp dụng biện pháp bảo vệ. Việc yêu cầu được thực hiện bằng đơn, yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thông tin khác; trường hợp yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thức thông tin khác, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận lập biên bản xác nhận việc tiếp nhận yêu cầu.

2. Trong quá trình giải quyết phản ánh, tố giác, đấu tranh nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh thì người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.

3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại người được bảo vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sau:

a) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết;

b) Tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn.

4. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, tùy từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

a) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi xâm hại;

b) Trường hợp xác định việc xâm hại tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ có nguy cơ tái diễn thì ra quyết định bảo vệ và xây dựng kế hoạch bảo vệ. Kế hoạch bảo vệ phải có các nội dung: Người được bảo vệ; biện pháp bảo vệ; thời hạn bảo vệ; lực lượng bảo vệ; trách nhiệm, hình thức, nội dung phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có liên quan và kinh phí bảo vệ.

5. Căn cứ vào tính chất, mức độ và khả năng xảy ra trên thực tế của hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định bảo vệ xem xét, áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

a) Bố trí nơi tạm lánh khi người được bảo vệ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;

b) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ tại nơi cần thiết;

c) Di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ;

d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh là cán bộ, công chức, viên chức

1. Khi có căn cứ cho rằng việc phản ánh, tố giác, đấu tranhcủa mình bị người có thẩm quyền có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranhlà cán bộ, công chức, viên chức thì người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết vụ việc thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Việc yêu cầu được thực hiện bằng đơn, yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thông tin khác; trường hợp yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thức thông tin khác, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận lập biên bản xác nhận việc tiếp nhận yêu cầu.

2. Ngay sau khinhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh là đúng thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;

b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

c) Thuyên chuyển công tác người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;

d) Xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;

đ) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Bảo vệ việc làm đối với người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là cán bộ công chức, viên chức

1. Người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh là người làm việc theo hợp đồng lao động khi có căn cứ cho rằng việc phản ánh, tố giác, đấu tranhcủa mình bị người có thẩm quyền có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền ở địa phương nơi người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh làm việc có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp yêu cầu của người phản ánh, tố giác là chính đáng thì chậm nhất trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:

a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí công tác, việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;

b) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Bảo vệ tài sản của người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Khi có căn cứ cho rằng bị xâm hại đến tài sản của mình và người thân thích của mình khi thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh thì người thực hiện phản ánh, tố giác đấu tranh có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết vụ việc áp dụng biện pháp bảo vệ. Việc yêu cầu được thực hiện bằng đơn, yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thông tin khác; trường hợp yêu cầu trực tiếp hoặc qua hình thức thức thông tin khác, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận lập biên bản xác nhận việc tiếp nhận yêu cầu.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc nếu xét thấy có nguy cơ bị xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.

3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người giải quyết vụ việc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại, người giải quyết vụ việc theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:

a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh

1. Khi có căn cứ cho rằng việc thực hiện phản ánh, tố giác, đấu tranh có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người thực hiện phản ánh, tố giác đấu tranh yêu cầu người giải quyết vụ việc áp dụng biện pháp bảo vệ.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ nội dung của vụ việc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

a) Yêu cầu người có hành vi bị phản ánh tố giác chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Điều khoản thi hành

Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh các vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/2020/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 quy định về cơ chế bảo vệ người thực hiện và người thân thích của người thực hiện phản ánh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật và đấu tranh chống “suy thoái”, “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.817

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.43.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!