ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2649/QĐ-UBND
|
Trà
Vinh, ngày 17 tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1665/QĐ-TTG CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN KHỞI
NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1665/QĐ-TTg
ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-BGDĐT
ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển
khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành
Giáo dục;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo tại Tờ trình số 324/Tr-SGDĐT ngày 18/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến
năm 2025” trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo đục và Đào tạo
(b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- BLĐVP;
- Các Phòng NC;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Hẳn
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1665/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025”
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2649/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu
chung: Thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi
nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo
môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa
các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên
sau khi tốt nghiệp.
2. Mục tiêu
cụ thể:
a) Mục tiêu đến năm 2020:
- 100% các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp, trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục
thường xuyên có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp.
- Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên
của các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trung học phổ thông và các
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh được
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về
khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp trên địa bàn tỉnh có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh,
sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các
doanh nghiệp, các quỹ đầu tư.
b) Mục tiêu đến năm 2025:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp
cho học sinh, sinh viên.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho các
trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp trên địa bàn tỉnh có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh,
sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các
doanh nghiệp, các quỹ đầu tư.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI ÁP DỤNG:
1. Đối tượng:
- Học sinh, sinh viên đang học tại
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung
học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
trong toàn tỉnh.
- Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người
làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và
giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo
dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh.
2. Phạm vi:
- Các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp, trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên trong toàn tỉnh.
- Các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu
tư và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
- Các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh, địa
phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đẩy mạnh
công tác thông tin, truyền thông:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhà trường, doanh
nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
- Huy động sự tham gia của các cơ
quan truyền thông ở địa phương, đơn vị, sự tham gia của cán bộ, giảng viên,
giáo viên, học sinh, sinh viên vào việc xây dựng, triển khai các chuyên mục,
chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
- Tổ chức các diễn đàn, các cuộc giao
lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên với
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, qua đó nuôi dưỡng, thúc đẩy
ý tưởng, tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
- Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh,
sinh viên sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ Cổng thông tin khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia được xây dựng theo Quyết định số 844/QĐ-TTg
ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
2. Hỗ trợ đào
tạo khởi nghiệp:
- Hình thành đội ngũ cán bộ làm công
tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh và cử đội ngũ cán bộ này tham gia các lớp tập
huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; khuyến
khích các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia
công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên tại các nhà trường.
- Cử đội ngũ cán bộ, giáo viên tham
gia các lớp tập huấn các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên.
- Triển khai bộ tài liệu cung cấp kiến
thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
- Tổ chức giao lưu, tọa đàm trao đổi
kinh nghiệm cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo
hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động thực
tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp
xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Tạo môi trường
hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp:
- Hình thành trung tâm hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp từ bộ phận hoặc trung tâm hướng nghiệp, tư vấn việc
làm, hỗ trợ học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp.
- Thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp tại
các trường đại học, cao đẳng và trung cấp theo các ngành nghề, lĩnh vực khác
nhau như: Khởi sự kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo; các câu lạc
bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu, tự động hóa,...
- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật
chất, trang thiết bị của các nhà trường để hình thành môi trường dịch vụ cung cấp,
hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tạo không gian chung cho học sinh,
sinh viên của các trường trên cùng địa bàn; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động
khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp, các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp.
- Tăng cường liên kết hoạt động của tổ
chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hiệp hội doanh nhân trẻ, cựu
sinh viên để thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong
trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động
đặt các vấn đề về đổi mới, sáng tạo đối với học sinh, sinh viên để học sinh,
sinh viên có định hướng xây dựng dự án, ý tưởng khởi nghiệp.
- Khuyến khích học sinh, sinh viên
tham gia sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào
tạo, các học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ nguồn vốn
cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên:
- Các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp trên địa bàn tỉnh chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp của
nhà trường (bao gồm các nguồn chi thường xuyên, nguồn nghiên cứu khoa học sinh
viên,...) để hỗ trợ các hoạt động, các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh,
sinh viên trong trường.
- Xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
- Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết
nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ
các ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
5. Triển khai các
văn bản về hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên: Triển khai đầy đủ, kịp
thời các chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; chính sách hỗ
trợ giảng viên, giáo viên, người làm công tác hướng nghiệp hỗ trợ sinh viên khởi
nghiệp tại các nhà trường; quy định về công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp tại các nhà trường; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà
tài trợ, nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
của học sinh, sinh viên theo quy định.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN:
1. Nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo
dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các
chương trình, đề án về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi
nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các nguồn thu hợp pháp khác theo
quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp
tình hình thực hiện Kế hoạch này, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hàng năm
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Triển khai tài liệu giáo dục khởi
nghiệp, tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh
viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp,
tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp, đưa cán bộ, giáo viên tham gia lớp đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ
thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
2. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng
Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch này trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi
quản lý; tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hằng
năm gửi báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
tỉnh, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp liên quan triển khai các tài liệu
cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo
cán bộ tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đưa cán bộ, giáo viên tham gia lớp
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp của các trường cao đẳng, trường trung cấp và các trung
tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp với các các Sở, ngành tỉnh
triển khai các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
3. Sở Khoa học
và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai tài liệu đào tạo đội
ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp về các chuyên đề khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn Trà Vinh lựa chọn, giới thiệu
các dự án của học sinh, sinh viên có tiềm năng tăng trưởng cao với các tổ chức
hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan hướng dẫn
thủ tục và hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ (theo Nghị quyết số
80/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ
sung một số điều Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh) và hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ,
thiết bị và phát triển thị trường khoa học và công nghệ (theo Nghị quyết số
82/2019/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy
định một số chính sách hỗ trợ chuyên gia, ứng dụng đổi mới công nghệ thiết bị
và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh).
4. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo lồng ghép các hoạt động hỗ trợ, học sinh, sinh viên khởi nghiệp với
các hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Đại học Trà Vinh, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép các hoạt động về đào tạo đội ngũ cán bộ
tư vấn tại các cơ sở đào tạo vào chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
5. Sở Tài
chính:
- Cân đối kinh phí thực hiện các nội
dung của Kế hoạch của các Sở, ngành tỉnh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
và các Sở, ngành tỉnh có liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính triển khai các nội
dung của Kế hoạch.
6. Các Sở, ngành
tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm
vụ được giao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.
7. Liên hiệp các
Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Trà Vinh: Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan xem xét, đề xuất
các giải pháp có ý tưởng sáng tạo, giải pháp đạt giải tại các hội thi sáng tạo
khoa học kỹ thuật của học sinh, sinh viên tham gia Đề án “Hỗ trợ học sinh,
sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
8. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố: Triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương theo phân
cấp quản lý; lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch với các chương trình, đề án
hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương; kiểm tra, đánh giá và định kỳ hàng năm tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình, kết quả thực hiện (qua Sở Giáo dục
và Đào tạo).
9. Các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh: Triển khai thực hiện Kế hoạch này. Xây dựng Kế hoạch của
nhà trường để triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.
10. Đề nghị Tỉnh
đoàn Trà Vinh:
- Tổ chức tuyên truyền các chính sách
về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến đoàn viên, thanh niên trên địa
bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành tỉnh có liên quan tổ chức
các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn học sinh, sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp./.