Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1906/KH-UBND 2019 thực hiện Đề án hỗ trợ thôn bản của các xã khó khăn Điện Biên

Số hiệu: 1906/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Tiến
Ngày ban hành: 01/07/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1906/KH-UBND

Điện Biên, ngày 01 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THÔN, BẢN CỦA CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÙNG NÚI VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020.

Căn cứ Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đán xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiu số khu vực biên giới tỉnh Điện Biên nhm phát trin kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ văn bản số 9185/BNN-VPĐP ngày 27/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn triển khai Đán hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018-2020.

Tiếp theo Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Điện Biên về ban hành Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đán hỗ trợ thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Mc đích

Thực hiện các mục tiêu tại Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 và Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới tỉnh Điện Biên.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai Đán hỗ trợ thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân để vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới theo phương châm 3 không: Không chấp nhận đói, nghèo; không trông chờ ỷ lại; không tự ti, thỏa mãn; tạo ra các thôn, bản có kinh tế hộ phát triển, cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng thiết yếu; có cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; an ninh trật tự được đảm bảo; hạn chế thp nhất mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong chun nghèo tiếp cận đa chiều của người dân trên địa bàn. Đặc biệt nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng và những nét đặc thù của từng vùng, miền tạo tiền đề để xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

- Ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước và triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động lồng ghép các nguồn lực từ các Chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn, huy động tham gia đóng góp của cộng đồng dưới hình thức huy động bằng ngày công, vật liệu, hiện vật để thực hiện Đề án hỗ trợ thôn, bản khó khăn, đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả.

- Bám sát quan điểm, mục tiêu tại Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1385) và điều kiện thực tế của địa phương, các Sở ngành và các địa phương xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Đán hỗ trợ thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, vùng núi; với phương châm chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các Sở, ngành và địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Đa bàn thc hin

Các thôn, bản của các xã thuộc phạm vi Đán hỗ trợ thôn, bản khó khăn quy định tại Khoản 5, Điều 1, Quyết định số 1385/QĐ-TTg thuộc 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé.

4. Thi gian thực hiện: Đến năm 2020.

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

a) Đi với xã

- Phấn đấu đến cuối năm 2020 không còn xã biên giới dưới 10 tiêu chí; phấn đấu bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã.

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm của các xã thuộc phạm vi Đán giảm ít nhất 5%/năm (Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020).

- Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tại các xã thuộc phạm vi Đán tăng ít nhất từ 1,6 lần đến 1,8 lần so với năm 2015.

b) Đối với thôn, bản

- Phấn đấu đến năm 2020 có trên 40% số thôn, bản thuộc phạm vi Đề án theo Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ (thuộc phạm vi Đề án) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

- Có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng hoặc mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

- Cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, bản phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân (Điện, nước sinh hoạt và hạ tầng phục vụ SX).

(Chi tiết có danh sách đăng ký thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, 2020 cho các địa phương trong phạm vi Đán theo phụ lục đính kèm)

2. Nội dung thực hiện

a) Nhóm nội dung phát triển sản xuất:

- Mục tiêu: Đến năm 2020, có khoảng 108 thôn, bản đạt tiêu chí số 6,7,8,9 theo Bộ tiêu chí thôn bản nông thôn mới.

- Nhiệm vụ: Hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất tập trung liên kết gắn với vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và tổ chức nhân rộng những mô hình này trên cơ sở phát triển các sản phm đặc trưng là lợi thế so sánh của địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phm (OCOP), phát triển mô hình bản du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng.

b) Nhóm cơ sở hạ tầng:

- Mục tiêu: Đến năm 2020, có khoảng 120 thôn, bản đạt tiêu chí số 1,2,3 theo Bộ tiêu chí thôn bản nông thôn mới.

- Nhiệm vụ: Hỗ trợ xây dựng các công trình thiết yếu nhằm nâng cao đời sống, sinh hoạt của người dân ở các thôn, bản bao gồm đường giao thông nông thôn, điện, nhà văn hóa, nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

c) Nhóm về văn hóa - xã hội - môi trường:

- Mục tiêu: Đến năm 2020, có khoảng 115 thôn, bản đạt tiêu chí số 4,5,10,11,12 theo Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới.

- Nhiệm vụ: Giữ gìn phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa, truyền thống của cộng đồng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, cải tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường ở các nơi công cộng

d) Nhóm về hệ thống chính trị, quy ưc hương ước, quốc phòng, an ninh:

- Mục tiêu: Đến năm 2020, có khoảng 200 thôn, bản đạt tiêu chí số 13,14,15 theo Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới.

- Nhiệm vụ: Có đủ các tổ chức hệ thống chính trị ở các thôn, bản theo quy định; chi bộ có Nghị quyết chuyên đề về thôn, bản nông thôn mới; đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; chấp hành nghiêm pháp luật, hương ước, quy ước; đảm bảo an toàn về an ninh trật tự, xã hội, tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế giảm liên tục so với các năm trước.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về tuyên truyền, vận động

- Đẩy mạnh công công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa để người dân thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Đán; nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại các thôn, bản về xây dựng nông thôn mới gắn với chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Phát huy vai trò chủ thể và tinh thần chủ động vươn lên của người dân và cộng đồng, để người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục lâu dài, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, “đạt chuẩn nông thôn mới không phải là đã về đích”.

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, các mô hình hiệu quả, tôn vinh những điển hình tiêu biểu trong triển khai thực hiện Đề án, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo đài, trang thông tin điện tử ở các cấp để tuyên truyền về kết quả, tình hình triển khai thực hiện Đ án.

2. Về nâng cao năng lực

- Nâng cao năng lực và hướng dẫn các trưởng thôn, bản, thành viên Ban phát triển thôn, bản người có uy tín trong cộng đồng để có thể triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới; gắn các hoạt động đào tạo, tập huấn với tham quan mô hình.

- Chú trọng công tác đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, chú trọng phát huy những nghề truyền thống ở các thôn, bản.

3. Về phát trin sản xuất, tạo sinh kế nâng cao thu nhập cho ngưi dân

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ưu tiên các hộ có điều kiện, có năng lực phát triển sản xuất như: Hỗ trợ về lãi suất vốn vay, mua vật tư, tập huấn, đào tạo nghề... để phát triển sản phm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, làm cơ sở nhân rộng.

- Thúc đẩy phát triển các mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng gn với giữ gìn, phát huy bản sắc, văn hóa dân tộc và lợi thế vùng, miền.

- Có chính sách hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch và các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

4. Về xây dựng sở hạ tầng thiết yếu

- Ngân sách nhà nước tập trung hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và cải thiện điều kiện sống trực tiếp cho người dân.

- Lồng ghép các Chương trình dự án, cũng như huy động doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các thôn, bản.

- Đẩy mạnh việc phân cấp, giao cộng đồng và người dân trực tiếp thực hiện các công trình của thôn, bản có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

5. Huy động nguồn lực

- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh để thực hiện Chương trình MTQG xây dng nông thôn mới, cùng với các nguồn vốn của tỉnh, các nguồn vốn hợp pháp khác và nguồn vốn xã hội hóa,... các huyện ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các thôn, bản thuộc phạm vi Đán 29 xã. Lồng ghép nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình dự án khác có cùng đối tượng.

- Huy động các nguồn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại, ngun vn từ chương trình htrợ tín dụng đặc thù cho vùng khó khăn của ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện kế hoạch này.

- Các nội dung được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương phải có sự tham gia đối ứng từ cộng đồng bằng tài sản hoặc ngày công lao động trên nguyên tắc tự nguyện. Khuyến khích các địa phương áp dụng hình thức việc làm công để tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập khi tham gia ngày công lao động đ thi công công trình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp ở các thôn, bản gắn với các mô hình dự án, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và Chương trình mỗi xã một sản phm.

- Chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tại các thôn, bản, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh để chỉ đạo, xử lý.

2. SKế hoch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ các thôn, bản, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh xây dựng phương án sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Chương trình MTQG xây dựng NTM báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đ án.

- Chủ trì phối hp với các ngành có liên quan đề xuất tìm kiếm các nguồn vốn hp pháp khác (chương trình, dự án, bao gồm các dự án ODA) để hỗ trợ cho các địa phương triển khai hỗ trợ đầu tư xây dựng cho các thôn, bản; hướng dẫn việc sử dụng, thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành.

3. SLao động, Thương binh và Xã hội

Lồng ghép các nội dung, hp phần của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để hỗ trợ các thôn, bản xây dựng nông thôn mới; tập trung vào thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

4. SVăn hóa, Thể thao và Du lch

Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu thí điểm một số mô hình phát triển thôn, bản du lịch văn hóa cộng đồng gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và lợi thế vùng, miền.

5. SThông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tn báo chí đy mạnh công tác tuyên truyền tăng thời lượng, chuyên mục về kế hoạch trin khai, kết quả trin khai thực hiện Đán hỗ trợ thôn, bản ca các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bn vững đến năm 2020.

6. Ban Dân tc tỉnh

Phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn các huyện bố trí lồng ghép nguồn lực từ Chương trình 135 nhằm tăng cường hỗ trợ các thôn, bản xây dựng nông thôn mới.

7. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền, xây dựng sổ tay hướng dẫn, tổ chức hội thảo, tập huấn cho cán bộ các cấp, tập trung ở cấp thôn, bản để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai kế hoạch của tỉnh, định kỳ báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Đề xuất, tham mưu tổng kết đánh giá thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản giai đoạn 2019-2020, đề xuất cơ chế chính sách trong giai đoạn 2021-2025.

8. Các Sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo các CTMTQG tỉnh

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hp với UBND các huyện biên giới trên địa bàn tỉnh, đôn đốc, triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, ngành mình theo dõi; lng ghép các Chương trình, dự án đu tư trên cùng địa bàn để tập trung thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Đưa nội dung hỗ trợ cụ thể đối với các thôn, bản thuộc phạm vi Đán vào kế hoạch hoạt động hàng năm của đơn vị.

9. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các nội dung của Kế hoạch; trong đó phát động những phong trào thi đua cải tạo cảnh quan, giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng các mô hình phát trin sản xuất phù hp với điều kiện thực tế, phát huy những lợi thế sẵn có của thôn, bản góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

- Thông qua hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tăng cường hoạt động giám sát, phản biện về kết quả xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Điện Biên

Ưu tiên hỗ trợ các hộ thuộc đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn các xã khó khăn được vay vốn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân vay vốn hoạt động thương mại tại các địa bàn khó khăn.

11. Ủy ban nhân dân các huyện: Điện Biên, Mưng Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé

- Kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo nông thôn mới các cấp trong chỉ đạo, thực hiện Đán; tổ chức tuyên truyền phổ biến và quán triệt đến các cấp về triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch này.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai, trong đó xác định lộ trình từng năm để các thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới theo chỉ tiêu đăng ký; chỉ đạo UBND các xã thuộc phạm vi xây dựng và ban hành kế hoạch đ tchức triển khai thực hiện các mục tiêu theo Kế hoạch của tỉnh.

- Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, theo dõi và hướng dẫn các thôn, bản thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới; xây dựng nội dung hỗ trợ từng tiêu chí cụ thể; phân công (từ huyện đến thôn, bản) phải rõ ràng, cụ th, gắn trách nhiệm với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chủ động bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép nguồn vn của Chương trình MTQG giảm nghèo bn vững và các Chương trình dự án khác trên địa bàn để hỗ trợ các thôn, bản theo kế hoạch.

- Chỉ đạo tổ chức thẩm định, xét công nhận “Thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới” hàng năm theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ thôn, bản của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện biên giới trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ để phối hợp tổ chức triển khai đảm bảo nội dung yêu cầu./.

 


Nơi nhận:
- BCĐTW các CTMTQG;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND t
nh;
-
UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các đ/c LĐUBND tỉnh;
- VPĐPNTM Trung
ương;
- Các Sở ngành TVBCĐ CTMTQG tỉnh;
- VPĐPNTM tỉnh;
- UBND các huyện biên giới;
- Lưu: VT, KTN(N
NT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Văn Tiến

 

DANH SÁCH THÔN, BẢN ĐĂNG KÝ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NĂM 2019, NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1906/KH-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Tên huyện

Tên xã

Tổng số thôn, bán

Đăng ký thôn, bản đạt chuẩn đến năm 2019

Đăng ký thôn, bn đạt chuẩn đến năm 2020

I

Điện Biên

Hua Thanh

10

2

2

- Bản Xá Nhù

 

1

 

- Bản Nà Ten

 

1

 

- Bản Pá Sáng

 

 

1

- Bản Na Hý

 

 

1

Mường Pồn

11

2

2

- Bản Cò Chạy 1

 

1

 

- Bản Cò Chạy 2

 

1

 

- Bản Mường Pồn 1

 

 

1

- Bản Mường Pồn 2

 

 

1

Pa Thơm

6

 

1

- Bản Pa Xa Lào

 

 

1

Na Ư

7

 

1

- Bản Na Ư

 

 

1

Mường Lói

9

1

1

- Bản Lói 1

 

1

 

- Bản Lói 2

 

 

1

Phu Luông

10

2

2

- Bản Na Há 2

 

1

 

- Bản Xẻ 1

 

1

 

- Bản Xôm 2

 

 

1

- Bản Xẻ 2

 

 

1

ng Nhà

14

2

2

- Bản Na Khoang

 

1

 

- Bản Trung Tâm

 

1

 

- Bản Na Phay

 

 

1

- Bản Na Hôm

 

 

1

Na Tông

14

1

2

- Bản Na Tông 1

 

1

 

- Bản Pa Kín

 

 

1

- Bản Na Sản

 

 

1

II

ng Chà

ng Mươn

10

2

2

- Bản Mường Mươn 1

 

1

 

- Bản Mường Mươn 2

 

1

 

- Bản Búng Giắt 2

 

 

1

- Bản Púng Giắt 1

 

 

1

Na Sang

10

3

3

- Bản Hin 1

 

1

 

- Bân Na Sang

 

1

 

- Bản Na Pheo

 

1

 

- Bản Co Đứa

 

 

1

- Bản Hin 2

 

 

1

- Bản Huổi Lóng

 

 

1

Ma Thì Hồ

10

2

1

- Bản Hồ Chim I

 

1

 

- Bản Hồ Chim II

 

1

 

- Bản Nậm Chim II

 

 

1

III

Nậm Pồ

Si Pa Phìn

15

 

3

- Bản Chiềng Nưa I

 

 

1

- Bản Tân Phong I

 

 

1

- Bản Tân Hưng

 

 

1

Chà Nưa

9

4

4

- Bn Nà Cang

 

1

 

- Bản Hô Bai

 

1

 

- Bàn Nà Sự 1

 

1

 

- Bản Nà Sự 2

 

1

 

- Bàn Pa Có

 

 

1

- Bản Nà Ín 1

 

 

1

- Bn Nà Ín 2

 

 

1

- Bản Cấu

 

 

1

Phìn Hồ

7

2

2

- Bản Chăn Nuôi

 

1

 

- Bản Đề Tinh 2

 

1

 

- Bản Mo Công

 

 

1

- Bản Đề Tinh 1

 

 

1

Nà Bng

8

 

4

- Bản Ngải Thầu 1

 

 

1

- Bản Ngải Thầu 2

 

 

1

- Bản Nà Bủng 1

 

 

1

- Bản Nà Bủng 2

 

 

1

Vàng Đán

7

1

2

- Bản Huổi Khương

 

1

 

- Bản Ham Xoong 2

 

 

1

- Bản Ham Xoong 1

 

 

1

Nà Hỳ

10

 

4

- Bản Nà Hỳ 1

 

 

1

- Bản Nà Hỳ 2

 

 

1

- Bản Sín Chải 1

 

 

1

- Bản Huổi Cơ Dạo

 

 

1

Nậm Nhừ

6

 

1

- Bản Nậm Chua 3

 

 

1

Na Cô Sa

9

1

2

- Bản Na Cô Sa 1

 

1

 

- Bản Na Cô Sa 2

 

 

1

- Bản Na Cô Sa 4

 

 

1

IV

Mường Nhé

Nậm Kè

15

2

3

- Bản Phiêng Vai

 

1

 

- Bản Nậm Kè

 

1

 

- Bản Chuyên Gia 3

 

 

1

- Bản Huổi Thanh 1

 

 

1

- Bản Huổi Thanh 2

 

 

1

Mường Nhé

20

7

10

- Bn Nậm San 1

 

1

 

- Bản Nậm Là

 

1

 

- Tổ dân cư số 1

 

1

 

- Tổ dân cư số 2

 

1

 

- Tổ dân cư số 3

 

1

 

- Bản Phiêng Kham

 

1

 

- Bản Mường Nhé

 

1

 

- Bản Nậm Pố 1

 

 

1

- Bản Nậm Pố 2

 

 

1

- Bản Nậm Pố 3

 

 

1

- Bản Nậm Pố 4

 

 

1

- Bản Huổi Cọ

 

 

1

- Bản Co Lót

 

 

1

- Bản Co Lót 1

 

 

1

- Bản Nà Pán

 

 

1

- Bản Mường Nhé mới

 

 

1

- Bản Nậm San 2

 

 

1

Chung Chải

18

1

4

- Bản Nậm Pắc

 

 

1

- Bản Đoàn Kết

 

1

 

- Bản Si Ma

 

 

1

- Bản Nậm Khum

 

 

1

- Bản Nậm Sin

 

 

1

Leng Su Sìn

6

2

1

- Bản Leng Su Sìn

 

1

 

- Bản Suối Voi

 

1

 

- Bản Phứ Ma

 

 

1

Sen Thượng

7

1

4

- Bản Sen Thượng

 

1

 

- Bản Long San

 

 

1

- Bản Tá Khoa Pá

 

 

1

- Bản Chiếu Sừng

 

 

1

- Bản Pa Ma

 

 

1

Sín Thầu

7

5

2

- Bản Tá Miếu

 

1

 

- Bản A Pa Chải

 

1

 

- Bản TKhố Khừ

 

1

 

- Bản Lỳ Mà Tá

 

1

 

- Bản Khố Ky

 

 

1

- Bản Pờ Nhù Khò

 

1

 

- Bản Tá Sú Lình

 

 

1

 

Tng

 

255

43

65

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1906/KH-UBND ngày 01/07/2019 về thực hiện Đề án hỗ trợ thôn, bản của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng núi về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


939

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.169.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!