ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2442/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa-Vũng Tàu, ngày 17 tháng 9 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng
6 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017
của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của
Luật Du lịch,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 928/TTr-SDL ngày 30 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Quy chế phối
hợp trong công tác
quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Giao Sở Du lịch tổ chức
triển khai và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc Sở Du lịch; Thủ trưởng các Sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch;
- TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu;
- Lưu: VT, KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
Q. CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Long
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy chế này quy định nguyên tắc, nội
dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp của UBND các huyện, thị xã, thành phố
(sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), các sở, ban, ngành trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.
b) Các nội dung phối hợp quản lý nhà
nước trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không quy định
trong Quy chế này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và các
quy định có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu.
2. Đối tượng áp dụng
Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và
các đơn vị có chức năng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động
kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nguyên
tắc phối hợp
a) Công tác phối hợp quản lý nhà nước
dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện được thực hiện bảo đảm đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ,
thống nhất trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Du lịch có trách nhiệm chủ trì,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ
đạo công tác phối hợp quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và thực hiện công tác quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực du lịch trong phạm vi, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
c) UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với
Sở Du lịch thực hiện công tác quản
lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật quy định.
Chương II
NỘI DUNG PHỐI HỢP
Điều 3. Trách nhiệm
quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên du lịch
1. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ
chức quản lý, bảo vệ, đầu tư, khai
thác tài nguyên du lịch trên địa bàn, trừ trường hợp tài nguyên du lịch nằm
trong khu vực được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho một tổ chức, đơn vị khác.
2. Đối với tài nguyên du lịch thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân
ngoài nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ và khai thác phục vụ du lịch nhưng phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh
theo quy định và thông báo cho Sở Du lịch để thực hiện việc quản lý theo quy định
hiện hành.
3. Trong trường hợp cần sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên đã được giao cho tổ
chức, cá nhân quản lý để tổ chức
các hoạt động vì mục đích chung, Ủy
ban nhân dân tỉnh có quyết định trưng dụng thì tổ chức, cá nhân được giao quản
lý phải chấp hành theo chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Trách nhiệm
quản lý, khai thác các khu, điểm, tuyến du lịch
1. Sở Du lịch
a) Phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện tham mưu, đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch
theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện
và các cơ quan liên quan căn cứ tính chất, quy mô, yêu cầu phát triển du lịch và tình hình thực tế của địa phương
tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho một tổ chức, đơn vị đủ điều kiện, năng lực quản lý bảo đảm phù hợp với Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản có liên quan. Đối với quản lý khu du lịch, việc quản lý, bảo vệ, khai
thác thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Du lịch năm 2017.
c) Thực hiện công tác quản lý, kiểm
tra, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành các quy định đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu
trú, hướng dẫn viên du lịch, ăn uống,
mua sắm, vui chơi giải trí và dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch
trong các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư tại các khu, điểm du lịch. Phối hợp với các ngành có liên quan và
UBND cấp huyện theo dõi, đôn đốc
chủ đầu tư thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch.
3. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du
lịch; quy hoạch, cấp phép các bến, bãi đỗ xe, phương tiện thủy nội địa tại các khu, điểm du lịch.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan
kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông đối với các phương tiện vận tải khách du lịch đến khu, điểm du lịch; các
phương tiện vận tải khách trong khu, điểm du lịch có liên quan đến hệ thống
giao thông đường bộ và đường thủy nội địa theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo các ban, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân
cư được giao quản lý khu, điểm du lịch
thực hiện các biện pháp quản lý, bảo
vệ tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn; giữ gìn vệ sinh
môi trường tại các khu, điểm du lịch xanh - sạch - đẹp; đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn tại khu, điểm du lịch.
b) Phối hợp với các ngành chức năng của
tỉnh quản lý hoạt động kinh doanh
du lịch tại các khu, điểm du lịch
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Điều 5. Trách nhiệm
quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
1. Sở Du lịch có trách nhiệm quản lý
nhà nước đối với các hoạt động
kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch theo quy định
của pháp luật; phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan quản lý chuyên ngành
thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các
tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch khác bên ngoài các cơ
sở lưu trú du lịch.
3. UBND cấp huyện có trách nhiệm quản
lý nhà nước về hoạt động du lịch trên địa bàn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật quy định,
xử lý và giải quyết tình trạng bán
hàng rong, chèo kéo, đeo bám đảm bảo
an toàn cho du khách ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Điều 6. Trách nhiệm
quản lý an ninh, trật tự du lịch
1. Công an tỉnh:
a) Bảo đảm an ninh trật tự trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch và các doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa,
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc
tế, đại lý lữ hành, văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lữ hành nước ngoài đóng
trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ động trao đổi, phối hợp với Sở Du lịch về các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước hoạt động, kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có vi phạm hoặc có dấu
hiệu vi phạm pháp luật khi hoạt động trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
thông báo các chủ trương, quy định về những khu vực cụ thể không được tổ chức
cho khách du lịch đến; những địa
bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh cần được xin ý kiến trước khi khai thác
du lịch tại những khu vực này.
d) Phối hợp thực hiện công tác bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống cháy nổ, tệ nạn xã hội,
bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu, điểm du lịch. Ngoài ra, các
đơn vị Công an theo trách nhiệm được phân công chủ động xây dựng kế hoạch và
triển khai các biện pháp nghiệp vụ tại các khu, điểm du lịch để bảo đảm an ninh, trật tự cho các
hoạt động kinh doanh và khách du lịch trên địa bàn.
đ) Quản lý việc thực hiện đăng ký
khách lưu trú; xuất nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế; quản lý người nước
ngoài cư trú, làm việc, hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân hoạt động, kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện đúng quy định
về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự. Phát hiện điều tra, xử lý
các vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch theo pháp luật.
e) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về
an ninh và trật tự, an toàn xã hội liên quan đến hoạt động du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch; thông tin
kịp thời về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi
dụng hoạt động du lịch xâm phạm an ninh, trật tự nhằm nâng cao tinh thần cảnh
giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, lao động ngành du lịch
với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Sở Du lịch:
a) Phối hợp với Công an tỉnh phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện đúng các quy định của nhà nước
về an ninh, trật tự, phòng cháy chữa cháy và các quy định khác có liên quan đến an ninh trật tự.
b) Kịp thời trao đổi bằng văn bản với
Công an tỉnh và các ngành chức năng khi triển khai chương trình du lịch mới do tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch tại các vùng chiến lược về quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện thực hiện các biện pháp nhằm
giải quyết tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, ăn xin đeo bám du khách tại các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
4. UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ
đạo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán hàng rong, chèo kéo, đeo bám
khách du lịch, ăn xin; các hành vi gây mất trật tự, lừa đảo trong hoạt động kinh doanh du lịch; phòng, chống
các tệ nạn xã hội trong khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn quản
lý.
5. Các cơ sở kinh doanh du lịch có trách nhiệm thực hiện tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ; tổ
chức lực lượng bảo vệ theo nội quy và các quy định khác liên quan đến an ninh,
trật tự trong khu, điểm du lịch mà đơn vị hoạt động kinh doanh.
Điều 7. Trách nhiệm
quản lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Quản lý môi trường:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy định về bảo vệ môi trường đối với các
cơ sở kinh doanh du lịch; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch,
UBND cấp huyện thường xuyên giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm quy định về bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở
kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra tăng cường công tác phối hợp với thanh tra
chuyên ngành du lịch, Cảnh sát môi trường trong việc kiểm tra xử lý vi phạm về
môi trường trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
c) UBND cấp huyện có trách nhiệm phối
hợp và các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy
định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở địa phương, bảo vệ môi trường, cảnh quan; xây dựng và niêm yết nội quy trong đó có những quy định về bảo vệ môi trường. Tổ chức phương tiện, hệ thống
thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đúng quy định.
2. Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
a) Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương phối
hợp, thực hiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của
pháp luật.
b) UBND cấp huyện có trách nhiệm phối
hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định về an
toàn vệ sinh thực phẩm đối với các
tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch trên địa bàn.
c) Tổ chức, cá nhân, kinh doanh ăn uống
phục vụ khách du lịch thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
phòng chống ngộ độc thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc,
kém chất lượng, thực phẩm quá hạn sử dụng, phẩm màu độc hại và chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
Điều 8. Trách nhiệm
quản lý thuế, giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ du lịch
1. Sở Du lịch có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, kiểm soát về giá, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch
của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, đặc biệt trong những ngày cao điểm,
Lễ, Tết.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định các chính sách, biện pháp quản lý giá, ngăn ngừa tình
trạng nâng giá dịch vụ du lịch vào
mùa cao điểm, Lễ, Tết; phối hợp kiểm
tra việc niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết trong lĩnh vực kinh doanh
du lịch phù hợp với quy định hiện
hành.
3. Cục Thuế tỉnh:
a) Hướng dẫn việc in, phát hành và sử
dụng hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ du lịch; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn
xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn tại các cơ sở kinh doanh
du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định
b) Thực hiện theo quy định của Luật
Quản lý thuế và các văn bản pháp luật về thuế có liên quan đối với các tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với sở Du lịch kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
các quy định về kinh doanh hàng hóa; xử lý vi phạm các trường hợp mua bán hàng
cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo
chất lượng,... đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Kiểm tra việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết trong lĩnh vực kinh doanh du
lịch theo quy định hiện hành; xử lý các hành vi vi phạm tăng giá đột biến theo
thẩm quyền và các quy định của
pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm
phối hợp quản lý quy hoạch, xây dựng các công trình phục vụ du lịch
1. Sở Xây dựng: Có trách nhiệm
thẩm định, cấp giấy phép xây dựng
công trình phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ
trì, phối hợp với UBND cấp huyện quản lý đất đã được quy hoạch phát triển du lịch, đất trong khu, điểm du lịch đã được công nhận.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có trách
nhiệm thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, các đề án, dự án liên
quan đến du lịch; thẩm tra cấp giấy
chứng nhận cho các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; tạo điều
kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch; phối hợp với UBND cấp huyện, Sở Xây dựng, Sở Du lịch tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thu hồi các dự án du lịch chậm triển
khai và không thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Trách
nhiệm phối hợp trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề du lịch,
dịch vụ du lịch
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức có đăng ký kinh doanh về lĩnh vực du lịch theo quy định.
b) Phối hợp với các ngành liên quan,
UBND cấp huyện giám sát, theo dõi việc thực hiện các dự án du lịch của nhà đầu
tư theo nội dung mà nhà thầu đã đăng
ký trong giấy chứng nhận đầu tư;
phối hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời giải
quyết nhũng khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
c) Phối hợp các ngành có liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra doanh nghiệp, nhà
đầu tư kinh doanh, đầu tư trong
lĩnh vực du lịch theo những nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
giấy chứng nhận đầu tư; xử lý hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vi
phạm về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Sở Du lịch có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, kinh doanh lữ hành, ô tô vận chuyển khách du lịch,... khi các
tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
b) Phối hợp Sở Giao thông vận tải cấp biển hiệu xe tô vận
chuyển khách du lịch; phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch.
3. UBND cấp huyện:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh cho hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh về lĩnh vực du lịch theo
quy định.
b) Hướng dẫn, kiểm tra theo nội dung
theo giấy chứng nhận hộ kinh doanh.
Điều 11. Trách
nhiệm phối hợp trong công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật, cung cấp thông
tư và thống kê du lịch
1. Sở Du lịch:
a) Phối hợp với Công an tỉnh, các sở
ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan phổ biến tuyên truyền pháp luật,
các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.
b) Thông báo kịp thời các quy định mới trong lĩnh vực du lịch và các vấn đề cần phối
hợp thực hiện trong công tác quản lý về du lịch cho các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.
c) Hằng năm phối hợp với Cục Thống kê
tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá mức đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng
GRDP của tỉnh.
2. Công an tỉnh:
Cung cấp cho Sở Du lịch thông tin, số
liệu về lượng khách du lịch do các cơ sở lưu trú du lịch
khai báo; tình hình an ninh trật tự ở các khu, điểm du lịch,... định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.
3. UBND cấp huyện:
Thường xuyên kiểm tra, rà soát, báo cáo các trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (lưu trú, lữ
hành...) không thông báo hoạt động, không treo biển hiệu, không gắn biển thể hiện hạng đã được công nhận,
hoặc đã ngưng, tạm ngưng hoạt động
mà không thông báo,... về UBND tỉnh qua Sở Du lịch để phối hợp quản lý.
Điều 12. Trách
nhiệm phối hợp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch
1. Các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND cấp huyện:
a) Phối hợp với Sở Du lịch trong việc
thanh, kiểm tra hoạt động du lịch
đảm bảo không trùng lắp về nội dung, thời điểm và đối tượng kiểm tra theo quy định.
b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch về các cơ sở kinh doanh
du lịch vi phạm các quy định của nhà nước về an ninh trật tự, PCCC, môi trường,
vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế, niêm yết giá, khai báo khách lưu trú... sau
các đợt thanh tra, kiểm tra.
2. UBND cấp huyện chỉ đạo UBND phường,
xã, thị trấn và lực lượng công an địa phương trong việc phối hợp Thanh tra sở Du lịch thường xuyên kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ du lịch như: Homestay, Hostel, Offictel, căn hộ du lịch
(Condotel) và các loại hình lưu trú khác ...các chủ cơ sở không thực hiện các
quy định về đăng ký kinh doanh, hoặc có nhưng không treo biển hiệu, không đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, có hành vi trốn thuế và không
thông báo và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; thông báo kết quả kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính trong lĩnh vực du lịch cho Sở Du lịch sau các đợt thanh tra, kiểm
tra.
3. Sở Du lịch chủ trì phối hợp các sở, ngành có liên quan và UBND cấp
huyện trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch, đảm bảo
không trùng lắp về nội dung, thời
điểm và đối tượng kiểm tra theo
quy định.
Điều 13. Trách
nhiệm phối hợp hỗ trợ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an toàn cho khách
du lịch
1. Sở Du lịch
- Là cơ quan chủ trì, đầu mối cung cấp
thông tin và tiếp nhận các yêu cầu, phản ánh, đề nghị của khách du lịch trên địa
bàn tỉnh; đồng thời, chủ động liên
hệ các đầu mối của các sở, ban,
ngành, UBND cấp huyện trong việc phối hợp hỗ trợ khách du lịch.
- Tổng hợp, cung cấp thông tin cho
khách du lịch; tiếp nhận trực tiếp từ các trạm thông tin, hỗ trợ du khách hoặc
thông qua số điện thoại đường dây
nóng, email, hộp thư về các yêu cầu cần thiết và chính đáng của khách du lịch;
thông báo chính xác, kịp thời các thông tin này đến các cơ quan có chức năng liên quan để phối hợp hỗ trợ xử lý, giải quyết các tình
huống kịp thời, hiệu quả.
- Chủ động, tích cực trong việc tiếp
nhận thông tin, giúp đỡ khách du lịch
trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao với thái độ nhiệt tình, trách nhiệm.
- Ghi nhận phản ánh của khách du lịch
về tình hình phục vụ, chất lượng dịch vụ, giá cả và thông tin kịp thời để các
đơn vị liên quan có biện pháp xử lý, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
3. Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ sở y tế sẵn sàng tiếp nhận và kịp thời xử lý các tình huống cấp cứu có liên quan đến sức khỏe, tính mạng của khách du lịch như:
đột quỵ, tai nạn, ngộ độc, nhiễm độc,
dịch bệnh và các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách du lịch khi nhận được thông tin từ Sở Du lịch.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời
các vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm có liên quan đến khách du lịch.
4. Sở Công Thương
Phân công bộ phận, đơn vị có thẩm quyền
tiếp nhận thông tin phản ánh của khách du lịch từ Sở Du lịch, xử lý các vấn đề liên quan đến gian lận thương mại,
kinh doanh hàng giả, hàng nhái,
hàng kém chất lượng: các hành vi cạnh tranh không lành mạnh...
5. Sở Giao thông Vận tải
Phân công bộ phận, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận thông tin từ Sở Du lịch liên quan đến: trật tự giao
thông, chất lượng dịch vụ, thái độ
phục vụ khách du lịch của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch.
6. Công an tỉnh
- Hỗ trợ, hướng, dẫn khách du lịch thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc
thất lạc các giấy tờ cá nhân quan
trọng như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, visa... trong thời gian nhanh nhất.
- Phát hiện, điều tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến khách du lịch,
hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật.
7. Cục Thuế tỉnh
Phân công bộ phận, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận thông
tin từ Sở Du lịch về việc kiến nghị
xử lý các vấn đề liên quan đến sử
dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định đối với khách du lịch.
8. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp Sở Du lịch,
UBND cấp huyện cung cấp thông tin và hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của khách du lịch về các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh.
9. UBND cấp huyện
Chỉ đạo Ban Quản lý các khu, điểm du lịch, Phòng Văn hóa và
Thông tin phối hợp các cơ quan
liên quan chủ động tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh từ khách du lịch liên
quan đến an ninh trật tự, PCCC, vệ
sinh môi trường, giá, phí, lệ phí, an toàn tính mạng, tài sản du khách... tại
các khu, điểm du lịch trên địa bàn, trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Sở
Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan có thẩm quyền tiếp tục giải quyết vụ
việc.
Điều 14. Trách
nhiệm phối hợp quảng bá, giới thiệu hình ảnh về du lịch của tỉnh đến du khách
trong và ngoài nước
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tổ chức các hội nghị tiếp xúc với
nhà đầu tư quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh trong các chương trình
xúc tiến đầu tư của tỉnh. Phối hợp xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến đầu tư du
lịch.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của tỉnh, danh mục dự án kêu gọi đầu tư du lịch; phát
hành các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Tổ chức quảng bá môi trường đầu tư kinh doanh, các chính sách khuyến khích về
đầu tư, thương mại và du lịch
thông qua các hội nghị, hội thảo, phương tiện truyền thông và các hình thức
khác.
2. Sở Du lịch
Chủ trì, phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao, sở Kế hoạch và Đầu tư và các
cơ quan liên quan trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình xúc
tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh
du lịch của tỉnh tại các sự kiện văn hóa, thể thao, hội chợ; hội thảo, triển lãm du lịch của tỉnh, khu vực
và quốc tế.
3. Sở Ngoại vụ
a) Tham gia, phối hợp thực hiện các chương
trình, hoạt động xúc tiến đầu tư quảng bá du lịch có liên quan đến yếu tố nước ngoài, các hoạt động kết hợp công tác đối ngoại.
b) Hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ các
đoàn công tác tham gia hoạt động
xúc tiến đầu tư quảng bá du lịch tại
nước ngoài theo quy định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 15. Tổ chức
thực hiện
a) Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành liên quan, UBND
cấp huyện triển khai thực hiện Quy chế này. Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật được dẫn chiếu áp dụng tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế thì thực hiện theo các
văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế đó.
b) Tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp, các tổ chức, cá nhân trong phạm
vi khu, điểm du lịch và tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ
quan có liên quan trong việc giữ gìn, bảo quản, khai thác và quản lý hoạt động du lịch.
c) Sở Du lịch có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, UBND tỉnh
và báo cáo ngành du lịch hàng năm những vấn đề phát sinh. Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có vướng mắc,
các cơ quan, đơn vị, tổ chức phản
ánh về Sở Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ
sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 16. Khen
thưởng, xử lý vi phạm
a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt Quy chế này, có nhiều thành tích góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh được xem xét khen thưởng hàng năm theo quy định.
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân không thực hiện Quy chế, buông lỏng quản lý trong các lĩnh vực được phân
công phụ trách, để phát sinh hậu
quả thì tùy mức độ sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định./.