BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1638/TCT-PC
V/v giải thể Văn phòng điều hành nhà
thầu
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2019
|
Kính
gửi: Lotte Engineering & Construction Co.,Ltd - Thầu
chính thực hiện gói thầu dự án V-Project
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số
01/CV/2019 ngày 07/3/2019 của Lotte Engineering & Construction Co.,Ltd - Thầu
chính thực hiện gói thầu dự án V-Project về việc xử phạt đối với trường hợp đã
có quyết định giải thể/đóng cửa. Về vấn đề này, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định Điều
65, Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
“Điều 65. Những trường hợp
không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
…
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết,
mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể,
phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;”
“Điều 75. Thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức
bị xử phạt giải thể, phá sản
Trường hợp người bị xử phạt chết,
mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.”
Chính phủ quy định chi tiết Điều
này.”
Căn cứ Điều 9 Nghị định
số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử
lý vi phạm hành chính:
Điều 9. Thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức
bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử
phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể,
phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính,
mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành,
thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt
chết được ghi trong giấy
chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản...
2. Đối với hình thức xử phạt tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý
tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành.
Đối với biện pháp khắc phục hậu quả,
thì cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được
xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành
phần còn lại của quyết định xử phạt.
Đối với tổ chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần
quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để
thi hành.”
Căn cứ Điều 26, Điều
35 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính
quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
“Điều 26. Những trường hợp
không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hủy quyết định xử phạt
1. Không ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính về thuế trong các trường hợp sau đây:
…
d) Cá nhân vi phạm hành chính về
thuế đã chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã có quyết định giải thể, quyết định tuyên bố phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
2. Trường hợp không ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người
có thẩm quyền xử phạt
không ra quyết định xử phạt nhưng có thể áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Quyết định phải
ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; biện pháp
khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời
hạn thực hiện.”
“Điều 35. Thi hành quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử
phạt đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản mà quyết định xử
phạt vẫn còn thời hiệu thi hành thì không thi hành
nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn
thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Người đã ra quyết định xử phạt phải
ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời
hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải
thể, phá sản.
Trường hợp quyết định xử phạt
không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định
xử phạt.
2. Căn
cứ xác định cá nhân bị chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản:
a) Giấy
chứng tử đối với trường hợp cá nhân bị chết.
b) Quyết định của tòa án tuyên bố một người mất tích đối với trường hợp cá nhân bị mất tích.
c) Quyết định giải thể đối với trường
hợp tổ chức bị giải thể.
d) Quyết định doanh nghiệp, hợp
tác xã bị phá sản của Tòa án đối với trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
3. Quyết định thi hành một phần
quyết định xử phạt gồm nội dung sau: đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền, lý
do đình chỉ; nội dung quyết định xử phạt tiếp tục phải thi hành, tên tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm tiếp tục thi hành; thời hạn thi hành.”
Căn cứ quy định tại Khoản
10 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
“10. Tổ
chức là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ hướng dẫn tại Khoản
13 Điều 2 và Điều 74 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây
dựng:
“10. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để
ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.”
“13. Văn phòng điều hành là văn
phòng của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động
tại địa phương có công trình xây dựng để thực hiện
nhiệm vụ nhận thầu sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Văn phòng điều
hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng
và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng.”
“Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của
nhà thầu nước ngoài
1. Nhà thầu nước ngoài có
các quyền sau:
a) Được quyền yêu cầu các cơ quan có chức năng hướng dẫn
việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng
và các vấn đề khác liên
quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của Nghị định này;
b) Được quyền tố cáo, khiếu nại những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện
các công việc theo quy định của Nghị định này;
c) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh tại Việt Nam theo giấy phép thầu được cấp.
2. Nhà thầu nước ngoài có các
nghĩa vụ sau:
….
b) Đăng ký sử dụng con dấu của văn
phòng điều hành công trình tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi có công trình xây dựng. Nhà thầu nước ngoài chỉ
sử dụng con dấu này trong công việc phục vụ thực hiện hợp đồng tại Việt Nam
theo quy định tại giấy phép thầu. Khi kết thúc hợp đồng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lại con dấu cho cơ quan đã cấp;
c) Đăng ký và nộp thuế theo quy định
của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ kế toán, mở tài khoản, thanh toán theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ hoạt động
kinh doanh theo hợp đồng;
….
m) Khi hoàn thành công trình, nhà
thầu nước ngoài phải lập hồ sơ hoàn thành công trình; chịu trách nhiệm bảo
hành; quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu; xử lý
vật tư, thiết bị còn dư trong hợp đồng thi công xây
dựng công trình theo quy định về xuất nhập khẩu; tái xuất các vật tư, thiết bị thi công đã đăng ký theo chế độ tạm nhập -
tái xuất; thanh lý hợp đồng. Đồng thời thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan về việc kết
thúc hợp đồng, chấm dứt
sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.
Căn cứ quy định nêu trên, Văn phòng điều
hành là Văn phòng của Nhà thầu nước ngoài được cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, được cấp mã số thuế, có con dấu, nhưng việc cấp mã số thuế và con dấu
để kê khai thuế đối với từng hợp đồng thầu. Chủ thể tiến hành hoạt động kinh
doanh là Nhà thầu nước ngoài (nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng thầu) nên khi Văn
phòng điều hành nhà thầu giải thể thì Nhà thầu nước ngoài (là chủ thể ký hợp đồng
thầu) vẫn tồn tại. Do đó, trường hợp Văn phòng điều hành bị giải thể không thuộc
trường hợp không ra quyết định xử phạt.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty biết
và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Trần Xuân Hà (để báo cáo);
- Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để báo cáo);
- Tổng cục trưởng TCT (để báo cáo);
- Vụ PC, CST,Ttra (BTC);
- Vụ CS, KKKTT, TTKTT, QLN (TCT);
- Web TCT;
- Lưu: VT, PC(2b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phi Vân Tuấn
|