Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 224/BC-BGDĐT Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Vũ Luận
Ngày ban hành: 10/05/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 224/BC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010

 

BÁO CÁO SƠ KẾT GIỮA KỲ

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2008-2012

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc chuẩn bị nội dung báo cáo về tình hình thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2010 tại Công văn số 331/VPCP-TH ngày 07/5/2010 của Văn phòng Chính phủ;

Căn cứ vào báo cáo đánh giá sơ kết giữa kỳ thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án từ năm 2008 đến 31 tháng 4 năm 2010 như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2008-2009

Căn cứ báo cáo của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến ngày 31/4/2010 (hiện còn 02 thành phố chưa có báo cáo là: Hà Nội, Cần Thơ) và tổng hợp số liệu giải ngân của Kho bạc Nhà nước Trung ương.

1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án 2008-2009: 11.953,223 tỷ đồng

1.1. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã giao cho các địa phương là 8.275,6 tỷ đồng, trong đó:

Năm 2008: 3.775, 6 tỷ đồng;

Năm 2009: 4.500 tỷ đồng.

1.2. Nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa: 3.677,623 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách địa phương: 3.152,894 tỷ đồng

- Huy động xã hội hóa: 524,729 tỷ đồng

2. Kết quả giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đến 30/4/2010.

Số vốn trái phiếu Chính phủ giao năm 2008-2009 đã giải ngân là 8.0554,659 tỷ đồng đạt 97,3% so với kế hoạch vốn được giao, trong đó:

2.1. Vốn giao năm 2008: Cơ bản các địa phương đã hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được hỗ trợ, bình quân cả nước đạt 99,18% so với kế hoạch vốn được giao.

2.2. Vốn giao năm 2009: Khối lượng giải ngân là 4.309,846 tỷ đồng, đạt 95,8% so với kế hoạch vốn được giao.

Trong đó:

- 52 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân từ 95 – 100%

- 07 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 95% (Hà Giang 90,7%, Sơn La 75,9%, Gia Lai 90%, Bình Phước 82,4, Vĩnh Long 92,7%, Long An 89,8%, Cần Thơ 91%).

3. Kết quả xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên năm 2008-2009

3.1. Kế hoạch xây dựng phòng học là 57.563 phòng, trong đó:

- Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 41.695 phòng, đạt 72,4% kế hoạch.

- Số phòng học đang xây dựng là 14.088 phòng, chiếm 24,5% kế hoạch.

- Số phòng học chưa triển khai là 1.780 phòng, chiếm 3,1% kế hoạch.

3.2. Kế hoạch xây dựng nhà công vụ là 19.322 phòng, trong đó:

- Số phòng công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 14.708 phòng, đạt 76,1% kế hoạch.

- Số phòng công vụ đang xây dựng là 4.160 phòng, chiếm 21,6% kế hoạch.

- Số phòng công vụ chưa triển khai là 454 phòng, chiếm 2,3% kế hoạch

3.3. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/02/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo: Số phòng học và nhà công vụ giáo viên ở các huyện nghèo thuộc Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên các địa phương đã thực hiện xây dựng là 4.737 phòng học và 4.018 phòng công vụ giáo viên với tổng kinh phí đầu tư là 1.115,036 tỷ đồng.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2010 ĐẾN NGÀY 30/4/2010:

1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án năm 2010 là 6.162 tỷ đồng.

Trong đó:

- Vốn Trái phiếu Chính phủ giao năm 2010 là 4.500 tỷ đồng.

- Nguồn vốn từ ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa là 1.662 tỷ đồng (Ngân sách địa phương là 1.525 tỷ đồng và xã hội hóa là 137 tỷ đồng).

2. Kết quả giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ:

Số vốn trái phiếu Chính phủ giao năm 2010 đã giải ngân là 859,846 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 19,1 % so với số vốn được giao. Trong đó có 06 địa phương đã giải ngân đạt trên 80% (An Giang 99,06%, Hà Nam 93%, Lạng Sơn 90%, , Cà Mau 84,83%, Long an 83,84%, Hậu Giang 81,20%).

3. Kết quả xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên:

- Kế hoạch xây dựng phòng học là 28.198 phòng học, trong đó: Số phòng học đã triển khai xây dựng là 11.129 phòng, đạt 39,5% kế hoạch; Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 673 phòng, chiếm 2,4% kế hoạch.

- Kế hoạch xây dựng nhà công vụ là 9.796 phòng, trong đó: Số phòng đã triển khai xây dựng là 1.595 phòng, đạt 16,33% kế hoạch; Số phòng đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 311 phòng, chiếm 3,2% kế hoạch.

(chi tiết kết quả, tiến độ thực hiện đề án của các địa phương về kế hoạch, khối lượng và giải ngân năm 2008-2010 đến thời điểm 30/4/2010 tại phụ lục đính kèm).

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

1. Đối với Ban Chỉ đạo Trung ương

Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan trong Ban chỉ đạo Đề án Trung ương đã phối hợp chặt chẽ tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, yêu cầu của Đề án. Cụ thể: Đã ban hành đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện; Đã thường xuyên và đột xuất tổ chức các đoàn liên Bộ kiểm tra tình hình thực hiện Đề án của các địa phương, đặc biệt là các địa phương thực hiện chậm tiến độ để kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc;

Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các phim phóng sự về Đề án để tuyên truyền, vận động sự đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và toàn dân tham gia thực hiện Đề án.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại thông báo số 80/TB-VPCP ngày 22/3/2010 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đoàn kiểm tra, khảo sát tại 6 tỉnh đại diện cho các vùng, miền để xác định lại suất đầu tư của các hạng mục làm cơ sở cho việc tính toán, điều chỉnh tổng mức đầu tư của Đề án. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Công tác tổ chức thực hiện Đề án:

Nhiều tỉnh đã xác định việc thực hiện Đề án là một trong những công tác trọng tâm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt chủ trương, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và các cơ quan trong tỉnh.

Căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, các ban, ngành ở địa phương đã ban hành các văn bản cần thiết để thực hiện Đề án. Sở xây dựng hướng dẫn áp dụng các mẫu thiết kế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý sử dụng đất. Sở Tài chính, Kho bạc tỉnh hướng dẫn về phân bổ, quản lý, kiểm soát thanh toán, sử dụng và giải ngân các nguồn vốn. Cùng với sự chủ động tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành với các cấp chính quyền ở địa phương đã góp phần quan trọng thực hiện tốt tiến độ của Đề án.

Bên cạnh đó, tại một số địa phương, công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền vẫn còn hạn chế, chưa chỉ đạo, đôn đốc đúng mức dẫn đến các khâu công việc thực hiện chậm (từ phê duyệt danh mục đầu tư hàng năm, phân bổ vốn, phê duyệt thủ tục đầu tư xây dựng…); Ở một số địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa thực sự giữ vai trò thường trực của Ban chỉ đạo tỉnh nên còn gặp nhiều lúng túng trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về bố trí danh mục các công trình trường học được đầu tư, theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện Đề án thường xuyên, định kỳ (ví dụ: Sơn La, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, …).

b) Công tác kiểm tra rà soát danh mục đầu tư:

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố yêu cầu các huyện kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất trường học và nhà công vụ giáo viên cần đầu tư, báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch danh mục đầu tư và lập kế hoạch nguồn vốn báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương. Có một số địa phương ủy quyền quyết định đầu tư cho Ủy ban nhân dân huyện, do đó việc kiểm soát danh mục đầu tư đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và ưu tiên đầu tư đối với xã khó khăn còn hạn chế.

c) Công tác phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ và bố trí vốn của địa phương:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhìn chung các địa phương đã thực hiện ưu tiên danh mục đầu tư đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; Ưu tiên đầu tư xây dựng các phòng học cho mầm non năm tuổi, nhà công vụ giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn. Các địa phương đã thực hiện tốt việc bố trí ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa tham gia thực hiện Đề án đảm bảo cơ cấu các nguồn vốn đúng qui định và vượt như: Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Đà Nẵng, Tiền Giang, Kiên Giang.

Tuy vậy, nhiều địa phương khi phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ chưa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tại công văn 7602/BGDĐT-CSVCTBĐCTE ngày 20/8/2008) về việc phân bổ vốn theo suất đầu tư, phân bổ còn dàn trải và không gắn với việc thanh toán khối lượng hoàn thành của từng dự án, dẫn đến thiếu vốn khi thanh quyết toán công trình để dứt điểm việc bàn giao đưa vào sử dụng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án, làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư (ví dụ: Sơn La, Lai Châu, Hưng Yên, Quảng Nam, Phú Yên, Đăk Lăk, Tây Ninh, Đồng Tháp, …).

d) Năng lực của chủ đầu tư:

- Đa số các chủ đầu tư đã tổ chức thực hiện các công trình đầu tư xây dựng theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng.

- Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng chủ đầu tư chưa đủ năng lực dẫn đến lúng túng trong tổ chức thực hiện công trình, điều hành công việc chưa thông suốt, công trình kéo dài thời gian, ảnh hưởng tiến độ xây dựng chung (việc giao chủ đầu tư ở một số địa phương giao cho UBND xã nên lực lượng cán bộ có chuyên môn rất hạn chế).

e) Việc tổ chức kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị xã hội khác:

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định các địa phương được đầu tư phải thành lập Ban giám sát cộng đồng các xã. Nhiều địa phương Ban giám sát cộng đồng thực hiện rất trách nhiệm, phát huy tác dụng nên tiến độ xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá tốt. Việc giám sát của các tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành. Tuy nhiên cũng có một số địa phương Ban Giám sát thực hiện nhiệm vụ còn mang tính hình thức nên không mang lại hiệu quả giám sát.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá chung

a) Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án, xét trên phạm vi toàn quốc, Đề án đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, 66.912 phòng học kiên cố được xây dựng, trong đó có 42.368 phòng học đã hoàn thành kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ cho học tập và giảng dạy; 20.463 nhà công vụ giáo viên đã giải quyết điều kiện chỗ ở cho giáo viên từ giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông. Đại đa số các phòng học mới xây dựng được thực hiện theo thiết kế mẫu của Bộ Xây dựng ban hành, đáp ứng yêu cầu kiên cố, bền vững và các tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng theo quy định hiện hành, tạo điều kiện cho các trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia và hoàn thiện dần mạng lưới trường học ở các địa phương.

Các nguồn vốn đầu tư (đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ) về cơ bản được các địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng thất thoát vốn đầu tư.

b) Bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án vẫn còn những hạn chế cần khắc phục là: Việc kiểm tra rà soát, sắp xếp danh mục đầu tư hàng năm của một số địa phương chưa ưu tiên đối với nhưng vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng xâu, vùng xa; Công tác phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, thực hiện phân bổ theo suất đầu tư. Tiến độ xây dựng và giải ngân của một số tỉnh còn chậm so với yêu cầu; Công tác thông tin, tuyên truyền đối với Đề án còn hạn chế và chưa thường xuyên. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chưa tích cực tham gia đóng góp thực hiện Đề án.

2. Những bài học kinh nghiệm

Qua quá trình chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện Đề án của các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy các bài học kinh nghiệm từ các địa phương thực hiện tốt Đề án để phát huy, nhân rộng cũng như các bài học từ các địa phương thực hiện chưa tốt để rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn Đề án trong thời gian tới.

2.1. Các địa phương thực hiện tốt:

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm đúng mức, chỉ đạo sát sao từ khâu xác định danh mục đầu tư, phân bổ vốn kịp thời, tập trung đến khâu thực hiện đầu tư, hoàn thành đưa công trình vào sử dụng (như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh phúc, Hà Nam, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang).

- Thực hiện cuốn chiếu, dứt điểm các công trình, bố trí Ngân sách địa phương cho các huyện, xã phù hợp với khả năng tài chính cơ sở. Tập trung nguồn lực tài chính thích đáng cho Đề án;

- Phân cấp các chủ đầu tư có đủ năng lực đảm bảo việc thực hiện thông suốt, đúng quy định của Nhà nước.Tập trung các cán bộ đủ năng lực chuyên trách thực hiện Đề án. Phân công cá nhân chịu trách nhiệm trước Đảng và chính quyền tỉnh. Tập trung một đầu mối là Sở Giáo dục và Đào tạo (cơ quan được giao thường thực), phối hợp tốt, đồng bộ với các cơ quan liên quan trong tỉnh như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước…);

- Thực hiện chế độ giao ban trong ban Chỉ đạo tỉnh, báo cáo kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để UBDN tỉnh tập trung, kịp thời tháo gỡ. Quy định chế độ báo cáo thường xuyên.

2.2. Các địa phương thực hiện chưa tốt:

- Ủy ban nhân dân tỉnh chưa chỉ đạo quyết liệt các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, các sở, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ Đề án. Các cơ quan trong tỉnh phối hợp không đồng bộ, chưa chặt chẽ, các nội dung công việc thực hiện rời rạc. Sở Giáo dục và Đào tạo không được giao thường trực và đề xuất danh mục trường cần đầu tư theo yêu cầu của ngành mà việc này do Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định.

- Việc phê duyệt danh mục đầu tư không phù hợp, sai mục tiêu; bố trí vốn dàn trải, mở mới công trình đồng loạt theo danh mục dự kiến đầu tư không căn cứ vào kế hoạch vốn được giao hàng năm. Giao chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện, không gắn trách nhiệm cá nhân trước tập thể.

- Chưa tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và xã hội về mục tiêu của Đề án nên việc tham gia của các lực lượng khác trong xã hội chưa mạnh, công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn.

IV. KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị của một số địa phương

Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua có nhận được văn bản đề nghị của một số tỉnh với nội dung: Điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư xây dựng; Xem xét tăng tỷ lệ và mức hỗ trợ vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Đề án do trượt giá, không cân đối được ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa; Nhiều địa phương đề nghị Chính phủ xem xét bổ sung vào giai đoạn tiếp theo số phòng học mượn, học nhờ chưa được giải quyết triệt để… Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp và sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đề xuất phương án giải quyết.

2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ

Để đẩy nhanh việc thực hiện Đề án sớm đưa các công trình, dự án vào sử dụng, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ:

- Căn cứ tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm 2010, các địa phương thực hiện tốt Đề án và có kết quả giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ giao đạt tỷ lệ cao, được ứng trước vốn năm 2011 để thực hiện.

- Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007, do biến động về giá nên tổng số vốn đã được phê duyệt không thể giải quyết hết số phòng học và nhà công vụ giáo viên đã được phê duyệt. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2015 và bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành mục tiêu Đề án đã phê duyệt và bổ sung danh mục mới cho các địa phương thực sự khó khăn.

Trên đây là tình hình và kết quả thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên từ năm 2008 đến thời điểm 30/4/2010. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- PTTg Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ:KH&ĐT, TC, XD, TN&MT;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- UBND và SGDĐT các tỉnh,TP trực thuộc TW (qua Website của BGDĐT);
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 224/BC-BGDĐT ngày 10/05/2010 sơ kết giữa kỳ thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.944

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.207.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!