BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 34 /2014/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
73/2012/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, ĐẦU
TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Căn cứ Nghị định số
36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số
32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11
tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số
73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính
phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Hợp tác Quốc tế,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của
Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
như sau:
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của
Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
(sau đây gọi là Nghị định số 73/2012/NĐ-CP), bao gồm: kiểm định chất lượng giáo dục chương trình liên kết đào tạo và cơ sở
giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; chương trình giáo dục và môn học bắt buộc đối
với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục có vốn đầu
tư nước ngoài; ngành, chuyên ngành đào tạo được phép hợp tác, đầu tư; tính toán
số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian và vốn đầu tư tối thiểu đối với
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và thực hiện điều khoản chuyển tiếp.
2. Thông tư này không điều
chỉnh các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thông tư này áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Điều 2.
Kiểm định chất lượng giáo dục
1. Cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện
liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ quy định hiện hành
về tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học,
trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo Việt Nam ban hành; hoặc tuân thủ quy định của tổ chức kiểm định chất lượng
của quốc tế được Việt Nam công nhận.
2. Cục Khảo thí và Kiểm định
chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố và cập nhật hàng năm
danh mục các tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận
trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3.
Tiếp nhận học sinh Việt Nam tại các trường phổ thông có nhiều cấp học
1. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại
khoản 3 Điều 21 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP là những trường
bao gồm từ hai cấp học trở lên trong các cấp học sau: giáo dục mầm non
(nếu có), giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ
thông.
2. Trường phổ thông có nhiều
cấp học có vốn đầu tư nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam theo quy
định tại Điều 24 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3. Học sinh là công dân Việt
Nam nhưng có bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì được tiếp nhận vào học tại trường
như học sinh nước ngoài.
Điều 4. Chương
trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục
phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
1. Đối với giáo dục tiểu học
Học sinh là công dân Việt
Nam học tập tại trường tiểu học hoặc cấp tiểu học của trường phổ thông có nhiều
cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình tiếng Việt và chương
trình Việt Nam học, cụ thể như sau:
a) Đối với chương
trình tiếng Việt
- Mục tiêu: Giúp học sinh
hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học
sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam.
- Thời lượng: Không ít hơn
140 phút/tuần, học từ lớp 1 đến hết lớp 5.
b) Đối với chương trình Việt
Nam học
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu
biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống,
phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn
giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài
nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương,
đất nước và lòng tự hào về dân tộc.
- Thời lượng: Không ít hơn
70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
2. Đối với giáo dục trung học
- Học sinh là công dân Việt
Nam học tập tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc cấp
trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông của trường phổ thông có nhiều cấp học
có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học để có kiến thức phổ
thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền
thống, phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Mục tiêu: Bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với
các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước
của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân:
thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động,
sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân
tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Thời lượng: Không ít hơn
90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Điều 5.
Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư
nước ngoài
1. Việc tổ chức dạy học chương
trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều
kiện sau:
a) Giáo viên là người Việt
Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có tài liệu dạy học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn hoặc do các cơ sở giáo dục tự biên soạn
trên cơ sở các chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học quy định tại
Điều 4 của Thông tư này và được Sở Giáo dục và Đào tạo phê
duyệt;
c) Ngôn ngữ dạy học là tiếng
Việt.
2. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các chương trình giáo dục bắt
buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải dựa trên mục tiêu và chuẩn
kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục
phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Khuyến khích các cơ sở
giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình tiếng Việt
và Việt Nam học bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước
ngoài đang theo học tại trường.
Điều 6.
Quyền lợi của học sinh là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục phổ
thông có vốn đầu tư nước ngoài
1. Học sinh là công dân Việt
Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, giảng dạy
theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt
Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông giảng
dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục phổ
thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của học sinh căn cứ kết quả
đánh giá trực tiếp năng lực của học sinh.
2. Học sinh là công dân Việt
Nam học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của nước ngoài đã đăng ký với Bộ Giáo dục
và Đào tạo được quyền tham dự tuyển sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp
và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo quy định hiện hành.
Điều 7.
Môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam trong các trường trung
cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và
các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài
1. Đối với trường trung cấp
chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trường trung cấp chuyên
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước
ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn
Pháp luật. Đây là môn học bắt buộc. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho trường trung cấp
chuyên nghiệp Việt Nam. Điểm môn học bắt buộc phải được thể hiện trong bảng kết
quả học tập của học sinh.
b) Người học tại trường
trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn môn học bắt buộc quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu nộp bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại
một cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Đối với trường cao đẳng,
trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trường cao đẳng, trường đại
học có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước
ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn học
bắt buộc theo quy định áp dụng đối với các trường Việt Nam.
b) Người học trong trường
cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài được miễn học môn bắt buộc
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nếu nộp chứng chỉ hoặc bảng điểm đã hoàn
thành môn học đó tại một trường cao đẳng, trường đại học khác hoạt động hợp
pháp tại Việt Nam.
3. Người học các chương
trình liên kết đào tạo giữa trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng,
trường đại học, học viện Việt Nam hoặc trường có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài, do bên liên kết nước ngoài cấp bằng thì
không phải học các môn học bắt buộc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 8.
Ngành, chuyên ngành đào tạo được phép hợp tác, đầu tư với nước ngoài đối với
trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học
1. Trường trung cấp chuyên
nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
được phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành,
chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc
sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ
các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và
tôn giáo.
2. Điều kiện, thủ tục và thẩm
quyền cho phép mở ngành, chuyên ngành của trường trung cấp chuyên nghiệp, trường
cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng
theo quy định hiện hành đối với các trường Việt Nam.
3. Trường trung cấp chuyên
nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học nước ngoài; trường trung cấp chuyên
nghiệp và cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường
cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép hợp
tác liên kết đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy
định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở giáo dục Việt
Nam, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng,
chính trị và tôn giáo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quyết định cho phép hợp tác liên kết đào tạo hoặc mở ngành, chuyên
ngành đào tạo mới, không thuộc danh mục các ngành, chuyên ngành đã được ban
hành, trên cơ sở xem xét sự cần thiết của ngành, chuyên ngành đó đối với nhu cầu
phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong trường
hợp này, hồ sơ liên kết đào tạo hoặc hồ sơ đề nghị mở ngành, chuyên ngành đào tạo
phải bổ sung:
a) Văn bản xác định nhu cầu
nhân lực và mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực đã được Hội đồng khoa học
và đào tạo của cơ sở giáo dục thông qua;
b) Thực tiễn và kinh nghiệm
đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo đã được kiểm
định chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng của ít
nhất 2 cơ sở giáo dục nước ngoài để tham khảo.
Điều 9.
Quy định về trình độ ngoại ngữ trong liên kết đào tạo ngành ngoại ngữ
Các bên liên kết Việt Nam và
nước ngoài thống nhất yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ, giải trình về việc đảm bảo
chất lượng và mục tiêu đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án
liên kết đào tạo với nước ngoài.
Điều
10. Tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian và vốn đầu tư tối
thiểu đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
1. Việc tính toán số lượng học
viên quy đổi toàn phần thời gian nhằm mục đích xác định vốn đầu tư tối thiểu của
dự án và chỉ áp dụng đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
2. Việc tính toán số lượng học
viên quy đổi toàn phần thời gian được thực hiện theo công thức sau:
a) Quy đổi cho một khóa bồi
dưỡng ngắn hạn i:
Ki =
|
Số (tiết x lớp) của khóa i
|
x 20 học viên
|
1152 tiết
|
Trong
đó:
- Ki là số lượng
học viên quy đổi của khóa bồi dưỡng ngắn hạn i.
- Số (tiết x lớp) của khóa i
= (Tổng số lớp học khóa i) x (Số tiết học khóa i).
- 1152 tiết là số tiết học của
một lớp học toàn phần thời gian trong một năm học (tính bình quân 6 tiết/ngày,
quy ước học 6 ngày/tuần và 32 tuần học/năm học).
- 20 học viên là số học viên
bình quân/lớp quy định chung cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
b) Tổng số học viên quy đổi
toàn phần:
Tổng số học viên quy đổi toàn phần
|
= ∑ Ki
Với i = 1, 2, …, n
|
Trong đó n là số khóa bồi dưỡng
ngắn hạn trong một năm học.
Ví dụ: Ở thời điểm có quy mô
đào tạo cao nhất, cơ sở giáo dục dự kiến mở 2 khóa bồi dưỡng/năm, cụ thể như
sau:
- Khóa 1: Tổng số tiết của
khóa học là 200 tiết, mở 8 lớp.
- Khóa 2: Tổng số tiết của
khóa học là 250 tiết, mở 10 lớp.
Kết quả quy đổi như sau:
- Khóa 1: [(200 tiết x 8 lớp)
: 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 28 học viên
- Khóa 2: [(250 tiết x 10 lớp)
: 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 43 học viên
Tổng số học viên quy đổi
toàn phần là 71 học viên (28 + 43).
3. Việc tính toán vốn đầu tư
tối thiểu dựa trên số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian ở thời điểm có
quy mô đào tạo cao nhất và suất đầu tư tối thiểu quy định tại khoản
3 Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
Ví dụ: Theo ví dụ tại khoản
b, điểm 2 Điều này thì vốn đầu tư tối thiểu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại thời
điểm thành lập phải là:
71 (học viên) x 20 triệu đồng
= 1,42 tỷ đồng.
Trong trường hợp cơ sở giáo
dục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp
vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì vốn đầu tư tối thiểu
là 0,994 tỷ đồng (đạt ít nhất 70% mức quy định theo khoản 8 Điều
28 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP).
Vốn đầu tư tối thiểu nêu
trên không bao gồm chi phí sử dụng đất.
4. Trong quá trình đào tạo,
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tự điều chỉnh số lượng học viên được tiếp nhận
đào tạo ở những khoá học khác nhau, phù hợp với vốn đầu tư tối thiểu và lộ
trình đầu tư đã đăng ký.
Điều
11. Hướng dẫn về biểu mẫu hồ sơ liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài và văn phòng đại diện
1. Đối với liên kết đào tạo
với nước ngoài.
Văn bản phê duyệt Đề án liên
kết đào tạo cấp văn bằng theo thẩm quyền phê duyệt, quy định tại điểm
a, d và đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số
73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với cơ sở giáo dục có
vốn đầu tư nước ngoài.
a) Văn bản cho phép thành lập
cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền cho phép thành lập, quy
định tại khoản 2, 4 và 5 Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP,
áp dụng theo Mẫu số
2 kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản cho phép hoạt động
giáo dục theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 49
Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.
3. Đối với văn phòng đại diện
giáo dục nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, quy định tại khoản
3 Điều 62 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.
Điều
12. Thực hiện điều khoản chuyển tiếp việc tiếp nhận học sinh Việt Nam và giảng
dạy chương trình của nước ngoài
1. Trẻ em, học sinh Việt Nam
đã được tiếp nhận vào học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông có vốn đầu tư nước ngoài dành cho trẻ em, học sinh người nước ngoài trước
ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục học tập bình thường tại trường.
2. Cơ sở giáo dục phổ thông
có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thí điểm giảng
dạy chương trình của nước ngoài, chương trình song ngữ cho học sinh Việt Nam
trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo
quy định cho phép thí điểm tại văn bản đó.
Điều
13. Thực hiện điều khoản chuyển tiếp về thành lập cơ sở giáo dục, mở phân hiệu
của cơ sở giáo dục
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục
có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định
số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải xét duyệt lại theo các điều kiện
quy định tại Điều 36 hoặc Điều 41 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, nhưng phải bổ sung các loại giấy tờ sau để thực hiện thủ tục cho phép
thành lập:
a) Văn bản đề nghị cho phép
thành lập cơ sở giáo dục;
b) Bản sao có chứng thực Giấy
chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt;
c) Giấy phép hoạt động giáo
dục đang còn hiệu lực;
d) Báo cáo tình hình triển
khai dự án đầu tư theo nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện
các hoạt động giáo dục trong thời gian 03 năm gần nhất.
2. Nhà đầu tư làm 06 bộ hồ
sơ, trong đó có một bộ hồ sơ gốc và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại
các Điều 38, 43 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3. Trong thời hạn 20 ngày
làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm
quyền quy định tại Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ban
hành Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc
quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Ngoài các quy định tại khoản
1, 2 Điều này, cơ quan thụ lý hồ sơ không được yêu cầu nhà đầu tư thực hiện
thêm bất kì điều kiện nào khác.
Điều
14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chịu sự quản lý, giám sát,
thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về
giáo dục và đào tạo.
Tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo
dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hành vi
vi phạm pháp luật về giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều
15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
2. Bãi bỏ các quy định trái
với quy định của Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Hợp tác Quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTN&NĐ của QH;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ ngành liên quan;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Như Điều 15 (để thực hiện);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ HTQT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu số 1
…..…..…(1)…………
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-…..….
|
……(2) ……, ngày……tháng……năm……
|
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án liên kết
đào tạo với nước ngoài
…..…..…………(1)…..…..…………
Căn cứ…………...……………………………………………………..;
Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP
ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định
về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số…...ngày.....tháng…..năm…...hướng
dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định
về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Xét đề nghị của …….…… và
……………tại Hồ sơ liên kết đào tạo cấp bằng ………(11)……… ngày ….. tháng ….. năm …..;
Xét đề nghị của
…………………………(3)……….…..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề
án liên kết đào tạo cấp bằng giữa các Bên:
Bên Việt
Nam:
...................................................................................................
- Trụ sở:...............................................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
-
Fax:...................................................................................................................
- Website:............................................................................................................
- Quyết định
thành lập:..........................................................................................
Bên nước
ngoài:.................................................................................................
- Trụ sở:...............................................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
-
Fax:...................................................................................................................
-
Website:............................................................................................................
- Văn bản pháp
lý:……………………..……..(4)………………………
Điều 2. Các Bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, những cam
kết, kế hoạch được trình bày trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình
liên kết đào tạo với những nội dung chính sau:
1. Đối tượng
tuyển sinh:.............................….....(5)……….....................
2. Thời gian
và chương trình đào tạo:…….........(6)………………………
3. Ngôn ngữ giảng
dạy:………………….………..(7)………………………
4. Đội ngũ giảng
viên:………………………..…....(8)………………………
5. Quy mô đào
tạo:………………………………...(9)………………………
6. Địa điểm
đào tạo:……………………………….(10)……………………..
7. Văn bằng:………………………………….........(11)……………………...
8. Kinh phí
đào tạo và quản lý tài chính: ...........(12)...............................
Điều 3. Sau mỗi năm học ………...…..(13)…….…………. báo cáo ………..(1) ………..
về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thực hiện và quản lý Chương
trình liên kết đào tạo và định kỳ 6 tháng một lần cập nhật cơ sở dữ liệu về
liên kết đào tạo với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ………….(1)………… chịu
trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra công tác
tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình liên kết của các bên liên kết theo Quyết
định này và Hồ sơ Chương trình liên kết đã phê duyệt.
Điều 4. Thời hạn hoạt động của Chương trình liên kết ………………....
Điều 5. Hiệu
lực của quyết định. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như Điều 5;
- ………………….;
- ……………….....;
- Lưu: VT, ……......
|
Quyền hạn, chức vụ của người ký
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Thủ trưởng cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo;
(2) Địa danh tỉnh/thành phố
trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan ban hành quyết định;
(3) Thủ trưởng đơn vị chủ
trì soạn thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo;
(4) Số, ký hiệu văn bản thể
hiện tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài, ngày.. tháng... năm.. ban hành văn
bản và tên cơ quan ban hành văn bản;
(5) Yêu cầu về trình độ học
vấn đầu vào, năng lực sử dụng ngoại ngữ và các yêu cầu khác;
(6) Thời gian đào tạo (năm học
hoặc học kỳ), cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cung cấp chương trình đào tạo, thời
lượng chương trình đào tạo (số tín chỉ) bao gồm cả giai đoạn đào tạo trong nước
và giai đoạn đào tạo ở nước ngoài (nếu có);
(7) Ngoại ngữ sử dụng trong
quá trình giảng dạy Chương trình liên kết;
(8) Nguồn giảng viên tham
gia giảng dạy Chương trình liên kết, tiêu chí đối với giảng viên (trình độ
chuyên môn và năng lực sử dụng ngoại ngữ);
(9) Số lượng dự kiến tuyển
sinh mỗi khóa, số khóa tuyển sinh/năm;
(10) Địa chỉ cơ sở đào tạo
thực hiện chương trình liên kết;
(11)Tên văn bằng (tiếng Việt
và tiếng nước ngoài), tên cơ sở đào tạo cấp bằng;
(12) Mức thu học phí (toàn
khóa học hoặc theo năm học) bao gồm giai đoạn đào tạo trong nước và giai đoạn
đào tạo ở nước ngoài (nếu có), nguồn kinh phí tài trợ cho chương trình (nếu
có);
(13) Tên cơ sở giáo dục đại
học Việt Nam và tên cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;
Mẫu số 2
……….(1)………..
.....................(2)……………
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……….
|
……(3) ……, ngày …... tháng ….… năm ……
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cho phép thành lập……..(4)…......
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ……………………………(5)…..………………………………;
Căn cứ Nghị
định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo
dục;
Căn cứ
Thông tư số ….. ngày…. tháng …. năm …. hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP
ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước
ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Xét đề nghị
của: …………………………………………………………;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép thành lập:…………….……(4)……………..…………
Tên bằng tiếng
Việt:..……………………………………....….……..…...
Tên bằng tiếng
nước ngoài (nếu có): ..................................................
Địa điểm trụ sở chính:
…………………………………………..………..
Điều 2.……(4)…….. là
cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản
riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3.……(4)…….. hoạt
động theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
Điều 4. Thời hạn hoạt
động: ………………..(6)…………..………..........
Điều 5. Hiệu lực của
quyết định; cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- ………………….;
- ……………….....;
- Lưu: VT, ……......
|
Quyền hạn, chức vụ của người ký
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu
có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc
chức danh Nhà nước ban hành quyết định;
(3) Địa danh tỉnh/thành phố
trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan ban hành quyết định;
(4) Tên cơ sở giáo dục hoặc
phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép thành lập;
(5) Ghi rõ căn cứ pháp luật
trực tiếp để ban hành quyết định;
(6) Ghi thời hạn đăng ký
trong Giấy chứng nhận đầu tư, phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định số
73/2012 NĐ-CP.
Mẫu số 3
………(1)………..
…………..(2)……………
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……….
|
..... (3)
......, ngày …... tháng ….… năm ……
|
GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Đăng ký lần đầu:
ngày …… tháng ……. năm ……
Đăng ký thay đổi
lần thứ ……. : ngày …… tháng …… năm ……
Căn cứ Nghị
định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp
tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số… ngày… tháng… năm….
hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy
định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Quyết định cho phép thành lập cơ sở
giáo dục số:............do .............. cấp ngày ...... tháng ...... năm
.....;
Xét đề nghị của ................(4)
................,
.......(5)..... cấp Giấy phép hoạt động giáo
dục cho ...... (4) ....... với những nội dung sau:
1. Tên cơ sở giáo dục (tiếng Việt):..……………(4).….………….....................
- Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có):
.......................................................
- Tên viết tắt (nếu có):
……………………….......…………………….....
- Tel:............................ Fax:
...........................Email:.................................
2. ………(4)………được phép hoạt động giáo dục theo những
nội dung sau:
a) Địa điểm hoạt
động:……………………………………….................
b) Mục tiêu và
nội dung hoạt động giáo dục hoặc đào tạo: ……(6)……
c) Chương
trình giáo dục hoặc đào tạo và văn bằng: ………….(7) ……
3. ………(4)………có trách nhiệm thực hiện chế độ báo
cáo với … (2) … và các cơ quan liên quan theo quy định của Pháp luật; chịu sự
quản lý, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá toàn diện hoạt động hàng năm của
…… (2) ……..
Nơi nhận:
- ……………….;
- Lưu: VT, ……..
|
Quyền hạn,
chức vụ của người ký
(Ký tên, đóng dấu,
ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);
(2) Tên cơ quan cấp giấy phép hoạt động giáo dục;
(3) Tên tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan cấp phép;
(4) Tên cơ sở giáo dục hoặc
phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;
(5) Thủ trưởng cơ quan cấp
giấy phép hoạt động;
(6) Ghi rõ hoạt động giáo dục
được phép tổ chức;
(7) Ghi rõ trình độ đào tạo và văn bằng chứng
chỉ.
Mẫu số 4
UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
............
|
…(1) …, ngày …… tháng …… năm …....
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
Đăng ký lần đầu: ngày …… tháng ……. năm ……
Đăng ký thay đổi lần thứ ……. : ngày …… tháng …… năm ……
1. Tổ chức,
cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện giáo dục:
Tên bằng tiếng
Việt:..………………(2) ………………………………………………..
Tên bằng tiếng
nước ngoài:
Quốc tịch:
.........................................(3)
……….....................................................
Địa chỉ trụ sở chính:
..............................................................................................
Tel: .................... Fax:
.................Email: ........................
2. Văn phòng đại diện
giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Tên bằng tiếng Việt :
.......................(4).................................................................
Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu
có):....................................................................
Tên viết tắt (nếu
có):................................
3. Địa chỉ trụ sở
Văn phòng đại diện:
.........................................................................................................................
4. Nhân sự làm việc
tại Văn phòng đại diện
a) Trưởng Văn phòng đại diện:
Họ và tên:
…........…(5)….... …….Giới tính (nam, nữ):
Sinh ngày ……. tháng …….năm …
Quốc tịch:
Địa chỉ thường trú tại Việt
Nam:
Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân
số:.......................do: ……….. cấp ngày …..... tháng ….... năm …... tại
b) Số lượng nhân viên làm việc
tại Văn phòng đại diện: ………..(6)…
5. Nội dung hoạt động:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
6. Thời hạn hoạt động:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Nơi nhận:
- ………………….;
- ……………….....;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, ……......
|
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
|
Ghi chú
(1) Tên tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan cấp giấy chứng nhận này;
(2) (4) (5)
Ghi bằng chữ in hoa;
(3) Ghi tên nước
ban hành pháp luật theo đó tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;
(6) Nêu rõ số lượng, cơ cấu
người nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại VPĐD..