BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1878/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 06
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Thanh tra số
56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP
ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về các cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ
Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế công
khai kết luận thanh tra của Bộ Giao thông vận tải”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục
trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường
thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- Các Thứ trưởng:
- Các Cục, Tổng cục thuộc Bộ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Trang Thông tin điện tử Thanh tra GTVT;
- Báo Giao thông:
- Lưu: VT, TTr (15b).
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa
|
QUY CHẾ
CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1878/QĐ-BGTVT
ngày 28 tháng 6 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định
về trách nhiệm, nội dung, hình thức và phương thức công khai kết luận thanh tra
của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với Thanh tra
Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ), các cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải, trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn
thanh tra, thanh tra viên, công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra thuộc Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong việc công khai kết luận thanh tra của Bộ Giao
thông vận tải.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Công khai kết
luận thanh tra của Bộ Giao thông vận tải được hiểu là việc công khai
các kết luận thanh tra do Bộ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ,
Thủ trưởng các cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Giao
thông vận tải ban hành.
2. Thông báo kết
luận thanh tra là văn bản tóm tắt nội
dung kết luận thanh tra được quy định tại Điều 6 của Quy
chế này.
Điều 4. Nguyên tắc
công khai kết luận thanh tra
1. Kết luận thanh tra của Bộ Giao
thông vận tải phải được công khai
theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật, trừ những
nội dung trong kết luận thanh tra có
liên quan đến bí mật nhà nước.
2. Việc công khai kết luận thanh tra
của Bộ Giao thông vận tải phải bảo đảm đúng thẩm quyền, nội
dung, hình thức và phương thức theo quy định tại Quy chế
này và các quy định khác của pháp luật: các tài liệu liên quan đến việc công
khai phải được lập thành hồ sơ công khai và lưu trong hồ
sơ cuộc thanh tra.
Chương 2
TRÁCH NHIỆM, NỘI
DUNG, HÌNH THỨC CÔNG KHAI KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 5. Trách nhiệm
công khai kết luận thanh tra
Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm
tổ chức việc công khai kết luận thanh tra của các cuộc thanh tra do đơn vị được
giao chủ trì thực hiện.
Điều 6. Nội dung
kết luận thanh tra được công khai
1. Nội dung kết luận thanh tra được
công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này là văn bản kết luận thanh tra, trừ những nội dung có liên
quan đến bí mật nhà nước.
2. Nội dung kết luận thanh tra được
công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này phải được xây dựng thành
thông báo kết luận thanh tra. Thông báo kết luận thanh tra gồm các nội dung
sau:
a) Nội dung thanh tra;
b) Ưu điểm và những vi phạm phát hiện
qua thanh tra:
c) Kiến nghị xử lý
hành chính, kinh tế, hình sự và các kiến nghị khác theo
quy định của pháp luật.
Điều 7. Hình thức
công khai
1. Công bố tại cuộc họp do Chánh
Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc người được ủy quyền chủ trì với sự tham
gia của trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra,
đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
2. Ngoài việc công khai kết luận
thanh tra theo khoản 1 Điều này, tùy theo tính chất của từng
cuộc thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ
trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành lựa chọn ít
nhất một trong các hình thức sau để công khai thông báo kết luận thanh tra:
a) Công khai thông báo kết luận thanh
tra trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải
(chuyên mục hệ thống công khai minh bạch - mục công khai đại chúng);
b) Công khai thông báo kết luận thanh
tra trên Trang Thông tin điện tử của Thanh tra Bộ, cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành Giao thông vận tải:
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra niêm yết
công khai thông báo kết luận thanh tra tại trụ sở của đối
tượng thanh tra;
d) Thông báo kết luận thanh tra trên
phương tiện thông tin đại chúng (gồm báo nói; báo hình:
báo viết; báo điện tử):
đ) Thông báo kết luận thanh tra tại
cuộc họp báo thường kỳ hoặc đột xuất do Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải chủ
trì theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
của Bộ Giao thông vận tải.
3. Việc áp dụng hình thức công khai
thông báo kết luận thanh tra
a) Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành quyết định hình thức công khai thông báo kết luận thanh
tra quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của trưởng
đoàn thanh tra.
b) Bộ trưởng quyết định công khai
thông báo kết luận thanh tra quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều này theo đề
nghị của Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng
các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành của Bộ Giao thông vận tải.
4. Trường hợp các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có liên quan đến cuộc thanh tra hoặc cơ quan báo chí yêu cầu
cung cấp thông tin ngoài các buổi họp báo thì thực hiện
theo quy chế phát ngôn của Bộ Giao thông vận tải.
Chương 3
PHƯƠNG THỨC CÔNG
KHAI KẾT LUẬN THANH TRA
Điều 8. Xây dựng thông báo kết
luận thanh tra
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày
ký kết luận thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra chịu trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện dự thảo thông báo kết luận thanh tra và đề xuất hình thức công khai trình Chánh Thanh tra Bộ,
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành xem xét, phê duyệt.
2. Đối với nội dung kết luận thanh
tra có ảnh hưởng, tác động lớn đến xã hội, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo Thủ
trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp
phê duyệt nội dung thông báo kết luận thanh tra trước khi tổ chức thực hiện việc
công khai.
Điều 9. Phương thức
công khai kết luận thanh tra
1. Công khai tại cuộc họp công bố kết
luận thanh tra:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh
tra, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành hoặc người được ủy quyền
phải tổ chức họp công bố văn bản kết
luận thanh tra.
b) Đối với các kết luận thanh tra có
những nội dung thuộc bí mật nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm đề xuất hình thức, nội dung công khai;
thành phần, đối tượng được cung cấp nội
dung kết luận thanh tra để Chánh
Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, chấp thuận
trước khi tổ chức thực hiện.
c) Tại cuộc họp công khai kết luận
thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn nội dung kết luận thanh tra, trừ nội
dung liên quan đến bí mật nhà nước.
d) Việc công bố công khai kết luận
thanh tra phải được lập thành biên bản.
2. Công khai bằng các hình thức khác thực hiện như sau:
a) Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày công khai kết luận thanh tra bằng hình thức họp công bố, trưởng
đoàn thanh tra có trách nhiệm đưa thông báo kết luận thanh
tra lên chuyên mục hệ thống công khai minh bạch t.Public (mục công khai đại chúng) trên Cổng Thông
tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải hoặc trang thông tin
điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành Giao thông vận tải. Thời gian công khai ít nhất là 05 ngày liên tục.
b) Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày
công khai kết luận thanh tra bằng hình thức họp công bố, trưởng đoàn thanh tra
gửi và yêu cầu đối tượng thanh tra niêm yết thông báo kết luận thanh tra tại trụ
sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra. Thời gian niêm yết ít
nhất là 15 ngày liên tục.
c) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải tổ
chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất có nội dung công khai kết luận thanh tra,
Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành có trách nhiệm tóm tắt nội dung thông báo kết luận thanh tra, phối
hợp với Văn phòng Bộ để đưa vào nội dung trong thông cáo
báo chí.
Chương 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách
nhiệm thực hiện
1. Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh
tra, thành viên Đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức, viên chức được giao
thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện trách nhiệm trong công khai kết luận thanh tra của các Cục quản lý đường bộ
khu vực
3. Cục trưởng các Cục: Đường thủy nội
địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện trách nhiệm trong công khai kết luận thanh tra của Thanh tra Cục, các Chi cục
Đường thủy nội địa và các Cảng vụ: Đường thủy nội địa, Hàng
hải và Hàng không thuộc quản lý của Cục.
4. Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ, Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ
trong việc đăng tải thông tin về nội dung kết luận thanh
tra của Bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và chuẩn bị nội dung họp
báo đột xuất, thường kỳ của Bộ khi có chỉ đạo của Bộ trưởng.
Điều 11. Khen
thưởng, kỷ luật
1. Đơn vị, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong việc thực hiện Quy chế công khai kết luận thanh
tra của Bộ Giao thông vận tải được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp
luật và của Bộ Giao thông vận tải.
2. Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, thanh tra viên, công chức,
viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm Quy chế công khai kết luận thanh
tra của Bộ Giao thông vận tải, tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm bị xem xét kỷ luật theo quy định của pháp luật và
của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 12. Sửa đổi,
bổ sung Quy chế
Quá trình thực hiện Quy chế, nếu có
vướng mắc, phát sinh thì Thủ trưởng
các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thông báo kịp thời về Thanh tra
Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem
xét, sửa đổi, bổ sung./.