ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
17/CT-CTUBND
|
Sơn
La, ngày 22 tháng 11 năm 2016
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VẬN HÀNH CÁC CÔNG
TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Công trình cấp nước sạch tập
trung nông thôn là cơ sở vật chất cần thiết cho đời sống nhân dân, góp phần cải
thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, bảo đảm an sinh,
phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước
đã tập trung nguồn lực để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, đặc biệt
là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn.
Từ năm 2000 đến hết quý I năm
2016, trên địa bàn tỉnh có là 1.437 công trình cấp nước sạch tập trung nông
thôn được đầu tư và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau khi rà soát, tỷ lệ hoạt động
của các công trình kém hiệu quả và không hoạt động còn cao (chiếm 37,9%). Để
nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành các công trình cấp nước sạch tập
trung nông thôn trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban,
ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố
- Tiếp tục rà soát hiện trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động các công
trình cấp nước tập trung, bao gồm hiện trạng công trình và trang thiết bị, tình
trạng hoạt động của công trình, phân loại công trình và hình thức tổ chức quản
lý vận hành, làm rõ nguyên nhân tồn tại và có phương án xử lý cụ thể đối với từng
công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động.
- Xác lập sở hữu nhà nước đối với các công trình do UBND các huyện,
thành phố quản lý theo quy định của nhà nước. Nội dung chủ yếu gồm: Tên, địa chỉ
công trình; Năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng; Diện tích (đất, sàn xây dựng);
Công suất (thiết kế, thực tế); Hiện trạng hoạt động thực tế của công
trình (bền vững, trung bình, kém hiệu quả, không hoạt động); Giá trị
công trình; Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Tổng kết đánh giá các hình thức tổ chức quản lý vận hành để lựa chọn
hình thức phù hợp. Đối với những công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả hoặc
không hoạt động, cương quyết chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và quản lý khai
thác vận hành công trình sau đầu tư. Chỉ thực hiện việc phân cấp đầu tư xây dựng và quản lý vận
hành các công trình cấp nước tập trung khi thẩm định đơn vị có đủ năng lực,
trình độ chuyên môn và nắm vững quy định hướng dẫn của chương trình, tăng cường
hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra và giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ
quan quản lý chuyên môn đối với việc đầu tư và quản lý khai thác công trình sau
đầu tư.
- Huy
động các nguồn lực, khuyến khích đầu tư và quản lý vận hành các công trình nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa
phương, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế, tham gia đặc biệt
là kinh tế tư nhân; thúc đẩy xã hội hóa công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo
dưỡng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Thường xuyên
cập nhật tình trạng hoạt động của các công trình và báo cáo định kỳ 6 tháng/lần
về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
về nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành các công
trình cấp nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn huyện.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ cấp huyện, xã, Ban quản lý các bản về công tác quản lý vận hành
công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn.
- Xây dựng đơn
giá nước sạch các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn trên nguyên tắc
tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý theo từng vùng cho phù hợp điều kiện thực
tế của địa phương, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, đánh giá,
lựa chọn công nghệ xử lý nước phù hợp với điều kiện nguồn nước, kinh tế - xã hội,
phong tục tập quán ở địa phương để hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện;
kịp thời xử lý các vướng mắc trong đầu tư, khai thác các công trình nước sạch tập
trung nông thôn.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và mở
các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện, xã, Ban Quản lý các
bản nhằm nâng cao nhận thức về công tác quản lý vận hành các công trình cấp nước
sạch tập trung nông thôn.
- Chỉ đạo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo QCVN: 02-2009/BYT của Bộ Y tế.
Hàng năm ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí chương trình để thực hiện
nhiệm vụ này.
- Tổng hợp
tình hình hoạt động của các công trình, đề xuất kịp thời khắc phục các hư hỏng
của công trình và báo cáo 6 tháng/lần về UBND tỉnh; Hướng dẫn các doanh nghiệp,
hợp tác xã đầu tư các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn theo tiêu
chí của ”Chương trình mở rộng vệ sinh và nước sạch nông thôn theo kết quả đầu
ra”.
3. Sở Tài chính:
- Hướng dẫn công tác bàn
giao tài sản công trình do ngân sách nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy
định hiện hành của nhà nước.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng đơn giá nước sạch của các
công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn phù hợp với từng địa phương.
- Xem xét phương án hỗ trợ chi phí vận hành, bảo dưỡng đối với
các công trình thu phí nước không đủ bù các chi phí theo Thông tư số
75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2012 về việc hướng dẫn nguyên
tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại
các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.
- Thẩm định, xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt giá nước sạch của các
công trình cấp nước tập trung nông thôn phù hợp theo nguyên tắc tính đúng, tính
đủ các chi phí hợp lý.
4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở,
ngành liên quan, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính
sách khuyến khích đầu tư và quản lý vận hành các công trình nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, hợp
tác xã tham gia đầu tư, quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02
tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến
khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn và Nghị định
số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ Về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư.
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công
tác sửa chữa, nâng cấp công trình xuống cấp, hư hỏng để nâng cao hiệu quả sử dụng.
5. Ngân hàng Chính
sách xã hội - Chi nhánh Sơn La
Tiếp tục thực hiện cho vay vốn tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ; Ưu tiên nguồn vốn cho vay các
hộ gia đình chưa có công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn
tại các xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo và các đối tượng
chính sách.
6. Sở Y tế
Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật
có liên quan đến hoạt động cấp nước được quy định tại Điều 10 Nghị định số
117/2007/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định
khác có liên quan.
7. Sở Công thương, Công ty Điện lực
Sơn La
Đưa các công trình cấp nước tập trung nông thôn có sử dụng điện vào diện
cung cấp điện ưu tiên, nhất là trong các tháng mùa khô và các đợt cao điểm ngày
lễ, Tết; Công ty Điện lực Sơn La
phối hợp tiếp nhận lại toàn bộ các Trạm biến áp cấp điện cho các công trình cấp nước tập trung nông thôn đã xây dựng,
để Công ty Điện lực Sơn La khai thác vận hành, sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp,
nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư, giảm tổn thất điện năng trong toàn hệ thống
điện. Có biện pháp khắc phục kịp thời các
sự cố kỹ thuật đảm bảo cung cấp điện thường xuyên, ổn định, hạn chế thấp nhất
tình trạng mất điện dẫn đến việc ngưng cung cấp nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt
và sản xuất của nhân dân.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng
dẫn UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư các dự án công trình cấp nước sạch tập
trung nông thôn thực hiện nghiêm việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; xác định và công bố hành lang bảo vệ
nguồn nước, khu vực lấy nước sinh hoạt; chấp hành pháp luật đất đai, sử dụng đất
đai cho dự án có hiệu quả.
9. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà
nước về cấp nước nước sạch nông thôn, tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ
công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật về cấp nước. Các sở liên quan, UBND các huyện, thành phố và người
đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch
tập trung nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện, báo cáo
tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị này trước ngày 20 tháng 12 hàng năm./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh văn phòng UBND tỉnh
- Các sở,
ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VP; Mạnh KT, 28 bản.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Minh Hùng
|