Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 52/LĐTBXH Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Võ Hoàng Hiệp
Ngày ban hành: 25/09/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 52/LĐTBXH

Cà Mau, ngày 25 tháng 09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Căn cứ Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020.

Căn cứ công văn số 1699/LĐTBXH-BTXH ngày 20/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 -2020.

Thực hiện công văn số 2346/UBND-VX ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2822/UBND-VX ngày 07/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Khái quát tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của tỉnh đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự phối hợp tích cực của các cơ quan ban ngành, Đoàn thể, nhất là sự tham gia ủng hộ, hỗ trợ của nhân dân và của các tổ chức xã hội, cũng như sự viện trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, từ đó công tác trẻ em đã đạt được những thành quả nhất định.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sinh sống đều khắp ở các địa phương trong tỉnh, đa số các em sống trong các hộ gia đình nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, việc tiếp cận với điều kiện giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe phục hồi chức năng còn nhiều hạn chế. Hiện nay từ phía Nhà nước và trong cộng đồng đã trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với nhiều nguồn và nhiều hình thức, nhưng vẫn còn một bộ phận trẻ em chưa nhận được sự trợ giúp đầy đủ.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo số liệu thống kê của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đến tháng 8 năm 2013 của tỉnh là 1.897 trẻ, trong đó:

- Trẻ mồ côi không nơi nương tựa: 344 em

- Trẻ bị bỏ rơi: 421 em

- Trẻ bị khuyết tật nặng: 932 em

- Trẻ là nạn nhân chất độc hóa học: 75 em

- Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS: 11 em

- Trẻ em bị thiên tai, thảm họa: 100 em

II. Mục tiêu.

1. Mục tiêu tổng quát:

Trợ giúp tất cả các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hòa nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định và có cơ hội thực hiện hiệu quả các quyền trẻ em theo qui định của pháp luật. Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em bình thường khác tại cộng đồng nơi cư trú, trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu 98% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp về y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội phù hợp.

- Số trẻ em khuyết tật nặng được chỉnh hình phục hồi chức năng đạt 95% trở lên.

- Phấn đấu 100% trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được đưa vào nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

- Phát triển các hình thức chăm sóc thay thế dựa vào gia đình và cộng đồng cho 80% số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng.

- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho 100% cán bộ, nhân viên ở các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Thí điểm chuyển hình thức chăm sóc thay thế từ cơ sở Bảo trợ xã hội cho từ 40 đến 50 trẻ về gia đình dưới hình thức con nuôi, nhận đỡ đầu.

3. Thời gian thực hiện:

Giai đoạn 2014 - 2020.

III. Đối tượng, phạm vi thực hiện.

1. Đối tượng:

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa.

2. Phạm vi thực hiện:

Triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

IV. Nội dung hoạt động.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo theo phương châm phòng ngừa là chính; công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, nhà trường và mỗi gia đình. Trong tổ chức triển khai thực hiện, chú trọng huy động các nguồn lực để thực hiện công tác này, nhất là huy động nguồn lực xã hội hóa, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho những địa bàn trọng điểm. Sau đây là những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện:

1. Tuyên truyền vận động:

- Phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng. Nâng cao kiến thức cho trẻ em và gia đình về tự bảo vệ và cùng tham gia bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cộng đồng. Trong tổ chức triển khai thực hiện công tác này, cần xác định đối tượng, địa phương có tính đặc thù để có những nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, đặc biệt làm chuyển biến tư tưởng nhận thức trong cộng đồng, gia đình, cá nhân với mục tiêu ngăn ngừa, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là hoạt động quan trọng để huy động nguồn lực cho thực hiện kế hoạch.

- Nội dung hoạt động truyền thông: giới thiệu gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình và tạo phong trào chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; lên án những hành vi xâm hại trẻ em; nêu cao tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào gia đình và cộng đồng.

2. Hoạt động trợ cấp, trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, kết hợp với vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phối hợp với các ngành có liên quan và chính quyền cơ sở trong việc quản lý, phân loại đối tượng của từng nhóm trẻ để thực hiện trợ cấp, trợ giúp kịp thời, đúng đối tượng, nhất là với các hình thức trợ cấp thường xuyên theo qui định.

3. Hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật chỉnh hình, phục hồi chức năng:

Rà soát lập danh sách, phân loại các dạng tật của trẻ, hoàn cảnh gia đình để có phương pháp tư vấn, trợ giúp khám, điều trị, chỉnh hình phục hồi chức năng tại các cơ sở và gia đình.

Phối hợp ngành y tế, Quỹ bảo trợ trẻ em và các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước lập kế hoạch trợ giúp năm 2015 có ít nhất có 70% và năm 2020 đạt 95% trẻ khuyết tật được tiếp cận với cơ hội thăm khám, điều trị, chỉnh hình, phục hồi chức năng.

4. Hoạt động trợ giúp học nghề và việc làm:

Hỗ trợ các em học nghề, tư vấn giúp các em học nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của các em, thông qua các chương trình dạy nghề, phối hợp với các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, cần có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, tiếp nhận trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học và tạo việc làm ổn định cho các em.

5. Hoạt động phòng ngừa phát hiện can thiệp trợ giúp trẻ em tiếp cận các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí và giáo dục:

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các dịch vụ và hoạt động văn hóa thường xuyên, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giao lưu học hỏi, tham quan, giải trí nhân “Tháng hành động vì trẻ em” trong năm, ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tựu trường, ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8 và các ngày lễ, tết,...

Hỗ trợ học bổng, hỗ trợ tiền đò cho các em theo kế hoạch đã triển khai thực hiện, miễn học phí và các khoản đóng góp; đồng thời hỗ trợ dụng cụ, phương tiện học tập cho 100% các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

6. Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực:

Hàng năm mở lớp tập huấn về công tác xã hội cho 100% cán bộ làm công tác xã hội cấp huyện, xã để thông hiểu công tác xã hội, nắm vững chủ trương, chính sách, công tác quản lý, phân định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có kỹ năng trong công tác tham vấn, tư vấn, tiếp cận, chia sẻ với gia đình và các trẻ.

7. Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở Bảo trợ xã hội:

Xây dựng Trung tâm công tác xã hội về trẻ em; mô hình Ngôi nhà tạm lánh để tiếp nhận chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng, thảm họa hoặc trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc và điều trị cho các cháu ở các Trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương… cũng còn hết sức thiếu thốn. Hiện nay, tình trạng xuống cấp, quá tải, khó khăn về cơ sở vật chất, môi trường vui chơi giải trí, học tập, sinh hoạt cho các em của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và các cơ sở Bảo trợ xã hội ở cộng đồng cũng là vấn đề hết sức bức xúc, nan giải.

Tại các trung tâm hiện nay việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, thư viện và dạy nghề phù hợp cho các em còn thiếu thốn. Bên cạnh đó, vật giá tăng cao nhưng mức trợ cấp tiền ăn cho đối tượng nuôi dưỡng tập trung còn quá thấp không đủ để giúp các em phục hồi sức khỏe và học tập.

8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan đến trẻ em

Tổ chức khảo sát, nắm thực trạng tình hình trẻ em của từng địa phương xác định nguyên nhân, điều kiện, những vấn đề trọng điểm. Trên cơ sở đó, thiết lập hệ thống thông tin, báo cáo từ cơ sở đến tỉnh và giữa các ngành có liên quan nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về trẻ em, phục vụ công tác báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, xây dựng và triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

9. Hoạt động giám sát, đánh giá:

Hàng năm giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành chức năng và các tổ chức hội có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, trong công tác đánh giá tại cơ sở, phối hợp với các tổ chức xã hội và nhân dân tại cộng đồng, đánh giá việc thực thi các chính sách chăm sóc của các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mô hình chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng.

V. Các giải pháp chủ yếu thực hiện.

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện chính sách, đặc biệt những xã, phường, thị trấn có số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhiều.

2. Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân và cán bộ các cấp: Thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin nhiều chiều về quá trình thực hiện, trách nhiệm của gia đình và xã hội, quyền lợi các em được thụ hưởng. Tuyên truyền vận động các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi công dân trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại gia đình và cộng đồng.

3. Thực hiện xã hội hóa: Thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực trong và ngoài nước, lồng ghép chương trình mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, chương trình Bảo vệ trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em, chính sách cứu trợ xã hội và các chương trình trợ giúp khác; đưa vào kế hoạch thực hiện của chương trình kinh tế - xã hội địa phương. Khuyến khích các hoạt động từ thiện, nhân đạo vì trẻ em. Vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc thay thế, đẩy mạnh phát triển các hình thức trợ giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra, tăng cường giám sát, đánh giá của các đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng. Tổ chức kiểm tra thực hiện các chính sách đối với trẻ, nhất là lĩnh vực trợ cấp thường xuyên.

5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ các cấp làm công tác xã hội nhất là bồi dưỡng cán bộ cấp xã, đội viên đội công tác xã hội tình nguyện; nhân viên ở các cơ sở bảo trợ xã hội.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí ban đầu của tỉnh để điều tra, lập hồ sơ quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: số lượng: 1.897 trẻ; với tổng kinh phí 60.000.000 đồng.

Kinh phí đề nghị Trung ương hỗ trợ; ngân sách hàng năm của tỉnh và huy động các tổ chức, cá nhân để thực hiện kế hoạch.

TT

Nội dung

Đề nghị Trung ương hỗ trợ

Kinh phí địa phương

Huy động các tổ chức, cá nhân

Tổng cộng

01

Truyền thông giáo dục vận động xã hội

55.000.000

60.000.000

20.000.000

135.000.000

02

Hoạt động mô hình trợ cấp, trợ giúp trẻ em ĐBKK, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa.

70.000.000

110.000.000

50.000.000

230.000.000

03

Hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật chỉnh hình và phục hồi chức năng

40.000.000

120.000.000

25.000.000

185.000.000

04

Hoạt động mô hình trợ giúp học nghề gắn liền với việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

35.000.000

90.000.000

15.000.000

140.000.000

05

Hoạt động trợ giúp trẻ em có HCĐB tiếp cận các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí và giáo dục.

40.000.000

90.000.000

20.000.000

150.000.000

06

Hoạt động đào tạo nâng cao lực lượng cho nhân viên ở các cơ sở BTXH và cộng tác viên trực tiếp làm việc với TECHCĐB

75.000.000

100.000.000

10.000.000

185.000.000

07

Xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

25.000.000

55.000.000

 

75.000.000

08

Hoạt động giám sát, đánh giá

 

30.000.000

 

30.000.000

 

Cộng

340.000.000

565.000.000

140.000.000

1.045.000.000

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trách nhiệm của các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể có liên quan trong việc phối hợp thực hiện kế hoạch, cụ thể như sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau:

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch trong toàn tỉnh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch Hoạt động hàng năm. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình.

- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức khảo sát, thống kê số liệu về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn.

- Đề xuất các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng và cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân làm công tác xã hội về trẻ em.

- Hàng năm thống kê tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để điều chỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện tiếp theo cho phù hợp.

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các ngành, các tổ chức đoàn thể, các Hội và các huyện, thành phố Cà Mau. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về tỉnh, thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động TB&XH theo qui định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo, đài các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm phát huy những điển hình tốt, những tấm lòng của tổ chức và cá nhân trong công tác chăm sóc trẻ em; tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, phổ cập giáo dục, thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp; phối hợp thực hiện kế hoạch hỗ trợ tiền đò cho trẻ em, vận động hỗ trợ các em dụng cụ và phương tiện học tập.

Phối hợp với các ngành liên quan có biện pháp để giảm tình trạng học sinh bỏ học, đồng thời vận động và giúp đỡ số trẻ em bỏ học trở lại trường. Thực hiện đầy đủ các chính sách miễn giảm học phí các loại đóng góp đối với trẻ em theo quy định.

4. Sở Y tế:

Chủ trì phối hợp với các ngành chỉ đạo các cơ sở y tế, các bệnh viện thực hiện miễn giảm viện phí, trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội.

- Chỉ đạo và thiết lập hệ thống phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các chương trình phẫu thuật nhân đạo và luyện tập phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, chăm sóc, hỗ trợ trẻ nhiễm HIV/AIDS. Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh đối với trẻ em.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan xây dựng và bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm để thực hiện kế hoạch đảm bảo theo quy định. Hướng dẫn các ngành liên quan, các địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chương trình, thực hiện kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng qui định.

6. Sở Tư pháp:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức, cá nhân nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời ngăn ngừa các hành vi lợi dụng việc cho, nhận con nuôi để trục lợi.

7. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:

Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố Cà Mau đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vui chơi giải trí, giao lưu, rèn luyện sức khỏe; tổ chức các sự kiện đặc biệt cho trẻ em hàng năm nhân các ngày lễ, tết...

8. Tỉnh Đoàn Cà Mau:

Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia giúp đỡ, đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thường xuyên triển khai các hoạt động quản lý, giáo dục thanh thiếu nhi; tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường cho học sinh trong dịp hè. Duy trì nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới mô hình tập hợp thiếu nhi tại nhà thiếu nhi Tỉnh - Huyện; thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em tại các trung tâm vui chơi cấp huyện, điểm vui chơi dành cho trẻ em cấp xã..,

9. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau:

Phối hợp cùng các Hội, các đoàn thể chính trị tích cực tham gia triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án, vận động các nhà tài trợ, các tổ chức từ thiện trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

10. Hội Nạn nhân chất độc da cam:

Rà soát đối tượng là nạn nhân của chất độc hóa học, vận động các nhà hảo tâm, từ thiện hỗ trợ trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học.

11. Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau:

Chủ trì phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về phòng ngừa, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

12. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau:

Căn cứ kế hoạch này xây dựng kế hoạch thực hiện trên địa bàn và xác lập các mục tiêu, giải pháp chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, hàng năm bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo qui định.

Kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020. Là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh, sẽ là môi trường thuận lợi để các em hòa nhập tốt với cộng đồng, có cơ hội phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Hạn chế tối đa sự phát sinh trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Huy động sự tham gia của toàn xã hội, trong đó gia đình, nhà trường, cộng đồng đóng vai trò nòng cốt để phòng ngừa, bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Góp phần tạo sự phát triển ổn định, bền vững mang lại hiệu quả xã hội tích cực.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh; (Báo cáo)
- Cục BTXH (Bộ LĐ-TBXH); (Báo cáo)
- Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; (Phối hợp)
- UBND các huyện, thành phố CM; (Phối hợp)
- Ban Giám đốc Sở LĐ-TBXH;
- Lưu: VP; Phòng KH-TC; PBT XH.

GIÁM ĐỐC




Võ Hoàng Hiệp

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 52/LĐTBXH ngày 25/09/2013 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2014 - 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.421

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.182.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!