BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 154/2013/TT-BQP
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 08
năm 2013
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Binh chủng
Công binh;
Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy trình kỹ thuật
rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 10
năm 2013 và thay thế Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom-mìn-vật
nổ dưới biển được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BQP
ngày 26/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 3. Thủ trưởng các các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, GTVT, NN&PTNT,
Xây dựng, TN&MT;
- Bộ Tổng Tham mưu;
- Tổng cục Kỹ thuật;
- Các Quân khu, Quân chủng;
- Các Quân đoàn, Binh đoàn;
- Các cục: KH&ĐT, T.chính, K.tế, T.chiến;
- Binh chủng Công binh;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Các đơn vị, DN được cấp phép
RPBM (52b);
- Lưu: VT, THBĐ; Đ86.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
|
QUY TRÌNH
KỸ
THUẬT RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 154/2013/TT-BQP ngày 19 tháng 8 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy trình kỹ thuật này hướng dẫn
thực hiện các yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm hiệu quả, chất lượng và an toàn
trong khảo sát, thi công rà phá bom, mìn, vật nổ (sau đây
sẽ viết tắt là RPBM) dưới biển thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng phục vụ thi
công các công trình trong phạm vi cả nước.
2. Công việc RPBM dưới biển được thực
hiện trên toàn bộ vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam tại tất cả những nơi có ảnh hưởng của chiến tranh.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy trình này được áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có chuyên môn
và được phép thi công khảo sát, thi công RPBM trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy trình này các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Tín hiệu: Tất
cả các loại vật thể nhiễm từ (hoặc không nhiễm từ) nằm trong đất hoặc dưới nước
gồm sắt, thép, mảnh bom mìn, đạn và các loại bom, mìn, vật nổ mà con người hoặc các loại máy dò đang dùng hiện nay có thể phát hiện
được.
2. Mật độ tín hiệu: Là số lượng tín
hiệu phải đào, xói và xác định chủng loại để tiến hành xử lý, được tính trung bình trên một đơn vị diện tích nhất định (mật độ tín hiệu các loại có
quan hệ trực tiếp đến phương án, kế hoạch tổ chức thi công
và dự toán chi phí cho việc RPBM dưới biển).
3. Bãi vật cản nổ: Là các khu vực có
bố trí nhiều loại thủy lôi, vật cản nổ chống đổ bộ theo một
quy cách nhất định.
4. Khu vực không phải là bãi vật cản
nổ: Là các khu vực hiện có các loại bom, mìn, vật nổ chưa
nổ ở các mức độ khác nhau, trong đó có lẫn cả các mảnh bom đạn hoặc sắt thép vụn.
Khi tiến hành xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, khôi phục phát triển sản xuất hoặc làm nơi bảo tồn sinh vật biển, phải tiến hành, việc
RPBM dưới biển. Các loại bom, mìn, vật nổ thường nằm ở độ sâu tới 1 m dưới mặt
đáy biển, cá biệt có nơi từ 3 m đến 5 m.
5. Các khu vực đặc
biệt: Là các khu vực dùng làm bãi hủy bom, đạn cũ; tàu thuyền chở đạn bị đắm.
Điều 4. Điều kiện
được triển khai thi công rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
a) Độ sâu nước:
- Thi công dùng máy dò bom: Đến 30 m;
- Thi công dùng thiết bị Sona và Từ kế:
Đến 300 m.
b) Vận tốc tốc dòng hải lưu:
- Thi công dùng máy dò bom: ≤ 2,0 m/s;
- Thi công dùng thiết bị Sona và Từ kế:
≤ 2,5 m/s;
d) Cấp sóng:
- Thi công dùng máy dò bom: ≤ cấp 4;
- Thi công dùng thiết bị Sona và Từ kế:
≤ cấp 5.
d) Cấp gió:
- Thi công dùng máy dò bom: ≤ cấp 5;
- Thi công dùng thiết bị Sona và Từ kế:
≤ cấp 6.
Điều 5. Yêu cầu của
công tác rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Những người làm công tác RPBM dưới
biển phải đủ sức khoẻ và được kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ, được huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định.
2. Các loại máy dò, trang thiết bị kỹ thuật dùng cho thi công RPBM dưới biển phải đủ số lượng,
đảm bảo chất lượng. Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định tình trạng kỹ thuật,
phải thay thế ngay các chi tiết và bộ phận, không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật
và thiếu đồng bộ (việc kiểm định do đơn vị được Bộ Quốc
phòng giao nhiệm vụ thực hiện).
3. Khi thực hiện công tác RPBM dưới
biển phải triệt để tuân thủ Quy trình kỹ thuật, tuyệt đối không được chủ quan,
đơn giản; không làm tắt hoặc bỏ qua các bước theo quy định.
Không được chạy theo năng suất đơn thuần dẫn tới làm dối, làm ẩu, để sót bom,
mìn, vật nổ; để xảy ra mất an toàn trong khi thi công
RPBM, trong quá trình xây dựng và sử dụng lâu dài của công trình sau này.
4. Trong quá trình thực hiện RPBM dưới
biển phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình; kiểm
tra việc chấp hành các quy tắc an toàn để kịp loại trừ những
sai sót. Phải định kỳ kiểm tra theo phương pháp xác suất,
khối lượng diện tích kiểm tra không nhỏ hơn 1 % tổng số diện tích đã thi công RPBM dưới biển.
5. Tổ chức RPBM dưới biển phải được cấp
giấy phép (hoặc chứng nhận) hành nghề và giấy phép phải còn hiệu lực.
6. Có kế hoạch và phương án kỹ thuật
thi công được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp đặc biệt có quy định riêng).
Điều 6. Yêu cầu về
đơn vị, tổ chức rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Người chỉ huy đơn vị, tổ chức làm
nhiệm vụ RPBM dưới biển
a) Là người có năng lực quản lý, điều
hành; có hiểu biết sâu về lĩnh vực bom, mìn, vật nổ; được đào tạo cơ bản về
chuyên môn kỹ thuật, đã qua lớp đào tạo đội trưởng tại các
đơn vị, nhà trường và được cấp chứng chỉ (đối với tổ chức RPBM trong nước) hoặc
tại các cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận (đối với tổ chức RPBM nước ngoài
và các tổ chức phi chính phủ).
b) Là người có kinh nghiệm thực tiễn
ít nhất 2 năm trực tiếp làm công tác tổ chức, chỉ huy thi công RPBM; nắm chắc
quy trình kỹ thuật RPBM dưới biển; có hiểu biết sâu về
tính năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại bom,
mìn, vật nổ thường gặp trong thi công RPBM dưới biển; nắm chắc quy tắc an toàn
trong thi công RPBM dưới biển; hiểu biết và sử dụng thành thạo các trang, thiết
bị phục vụ cho công tác RPBM dưới biển; có khả năng bơi lặn tốt.
2. Nhân viên chuyên môn kỹ thuật làm
nhiệm vụ RPBM dưới biển
a) Được huấn luyện thành thạo về
chuyên môn kỹ thuật; nắm chắc về tính năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bom, mìn, vật nổ thông thường; nắm chắc quy trình
kỹ thuật, quy tắc an toàn trong RPBM dưới biển; nắm chắc tính năng kỹ thuật, sử
dụng thành thạo các loại thiết bị và trang bị chuyên dùng; có khả năng bơi lặn
tốt.
b) Được cấp chứng chỉ, đã qua lớp huấn
luyện chuyên môn kỹ thuật RPBM do Binh chủng Công binh hoặc đơn vị được Binh chủng
Công binh ủy quyền cấp (đối với tổ chức RPBM trong nước)
hoặc tại các cơ sở đào tạo được quốc tế công nhận (đối với tổ chức RPBM nước
ngoài và các tổ chức phi chính phủ).
3. Đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ RPBM
dưới biển
a) Được tổ chức chặt chẽ, đủ số lượng
cán bộ và nhân viên, đủ trang thiết bị kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
b) Có đủ các trang bị bảo hộ lao động,
thiết bị cứu hộ cứu nạn và trang bị phòng chống cháy, nổ.
4. Các đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ
RPBM dưới biển phải thực hiện nghiêm các quy định trên, nếu phát hiện vi phạm
quy định thì sẽ bị đình chỉ thi công; đơn vị, tổ chức nào tái phạm lần thứ 2 sẽ
bị thu hồi giấy phép hành nghề.
Điều 7. Phân loại
mật độ tín hiệu bom, mìn, vật nổ
Việc phân loại mật độ tín hiệu bom,
mìn, vật nổ nhằm giúp cho quá trình lập phương án và tính toán dự toán chi phí
cho thi công RPBM dưới biển được chính xác và là cơ sở để thanh quyết toán công
trình sau này.
Bảng
1. Phân loại mật độ tín hiệu áp dụng đối với từng khu vực
Đơn vị
tính: 10.000 m2
TT
|
Phân
loại khu vực
|
Số
lượng tín hiệu
|
Trên
bề mặt đáy nước
|
Đến
độ sâu 1 m tính từ đáy nước
|
Đến độ sâu 5 m tính từ đáy nước
|
1
|
Khu
vực 1
|
Từ
> 0 đến 28
|
Từ
> 0 đến 2
|
Từ
> 0 đến 0,2
|
2
|
Khu
vực 2
|
Từ
> 28 đến 46
|
Từ
> 2 đến 4
|
Từ
> 0 đến 0,5
|
3
|
Khu
vực 3
|
Từ
> 46 đến 63
|
Từ
> 4 đến 6
|
Từ
> 0 đến 1
|
4
|
Khu
vực đặc biệt
|
Từ
> 63 trở lên
|
Từ
> 6 trở lên
|
Từ
> 1 trở lên
|
Bảng
2. Phân loại các khu vực áp dụng mật độ tín hiệu
TT
|
Phân
loại
|
Tên
địa phương
|
1
|
Khu
vực 1
|
Tất cả các vùng biển và ven biển
thuộc địa phận các tỉnh nằm ngoài vùng biển và ven biển thuộc các khu vực 2,
3 trên địa bàn ven biển cả nước.
|
2
|
Khu
vực 2
|
Các vùng biển và ven biển thuộc địa
phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Kiên Giang.
|
3
|
Khu
vực 3
|
Vùng biển và ven biển thuộc địa phận
các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
|
4
|
Khu
vực đặc biệt
|
Các khu vực làm bãi hủy bom, đạn cũ ngoài biển.
|
Điều 8. Diện
tích, độ sâu và hành lang an toàn trong rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Diện tích phải
RPBM dưới biển: Căn cứ vào yêu cầu bảo đảm an toàn cho các công trình, sẽ bao gồm
các diện tích sau:
a) Diện tích mặt bằng sử dụng của công trình bao gồm toàn bộ hoặc một phần diện tích
được giao quyền sử dụng (căn cứ vào số liệu khảo sát và các tài liệu được cung cấp về tình
hình ô nhiễm bom, mìn, vật nổ).
b) Diện tích hành lang an toàn được
quy định cụ thể của từng công trình có xét đến tầm quan trọng của công trình.
2. Độ sâu cần
RPBM dưới biển: Căn cứ vào tính năng tác dụng và khả năng
xuyên sâu của các loại bom, mìn, vật
nổ, mục đích sử dụng sau này của công trình để xác định độ sâu cần RPBM dưới biển.
a) Rà phá bom, mìn, vật nổ trên bề mặt
đáy nước, áp dụng cho tất cả các dự án phục vụ việc phát triển du lịch biển, bảo
tồn sinh vật biển, nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn trước mắt cho các hoạt động
trong khu vực dự án.
b) Rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
đến độ sâu 3 m tính từ đáy nước, áp dụng cho các dự án nạo
vét luồng lạch có độ sâu nạo vét dưới 3 m. Các tuyến cáp quang biển, các tuyến ống
dẫn dầu hoặc khí đốt.
c) Rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
đến độ sâu 5 m tính từ đáy nước,
áp dụng cho các dự án nạo vét luồng lạch có độ sâu nạo vét từ ≥ 3
m đến 5 m các dự án khoan thăm dò hoặc xây dựng công nghiệp khai thác dầu khí.
3. Hành lang an toàn phải RPBM dưới
biển: Là khoảng cách trên bề mặt đáy biển tính từ mép ngoài công trình đến mép ngoài của khu vực cần rà phá bom
mìn, vật nổ. Mục
đích là bảo đảm không làm nổ bom,
mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh nằm ngoài khu vực
này do tác động của các thiết bị, máy móc khi đang tiến hành thi công công
trình. Chiều rộng của dải hành lang an toàn xác định phải
căn cứ vào tầm quan trọng của từng công trình cụ thể, vào chủng loại bom mìn, vật
nổ có trong khu vực qua số liệu khảo sát. Cụ thể:
a) Các dự án phát triển du lịch biển,
bảo tồn sinh vật biển, nuôi trồng thủy sản: 10 m tính từ mép chu vi đường biển ra phía ngoài.
b) Các dự án xây dựng dân dụng, công
nghiệp: 25 m tính từ mép chu vi đường biên ra phía ngoài.
c) Luồng đường biển: 25 m tính từ mép
trên ta luy đào của luồng ra phía ngoài về mỗi bên.
d) Tuyến đường cáp quang, cáp thông
tin, cáp điện ngầm: 25 m tính từ tim tuyến ra phía ngoài về
mỗi bên.
e) Tuyến đường ống dẫn nước, dầu,
khí: 25 m tính từ mép trên ta luy đào ra phía ngoài về mỗi bên.
f) Lỗ khoan khảo sát địa chất: Bán
kính 20 m tính từ tim lỗ ra xung quanh.
g) Lỗ khoan khai
thác nước, khai thác dầu khí: Bán kính là 50 m tính từ tim
lỗ ra xung quanh.
h) Với các công trình khác, việc quy
định về khoảng cách hành lang an toàn sẽ được xem xét và quy định cụ thể trên
cơ sở tham khảo các quy định tương ứng với từng loại công trình như đã quy định
ở trên.
Chương 2.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT
RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN
MỤC 1. CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ
Điều 9. Điều tra,
khảo sát, đánh dấu phạm vi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Điều tra thu thập qua các tài liệu
hồ sơ lưu trữ, qua chính quyền và lực lượng vũ trang quản lý địa bàn, nhân dân
địa phương về đặc điểm tình hình bom, mìn, vật nổ như: Khu vực ô nhiễm bom mìn, việc bố trí, thủ đoạn bố trí, mức độ đánh phá, chủng loại, tính chất
bom; mìn, vật nổ do các lực lượng tham chiến đã sử dụng
trong khu vực sẽ thi công RPBM dưới biển;
2. Từ các tài liệu được cung cấp hoặc
giao nhận trên thực địa, trên bản đồ tiến hành thả phao
rùa, đánh dấu ranh giới thi công. Trường hợp dự án ở xa bờ
không thả phao rùa để đánh dấu ranh giới được thì sử dụng thiết bị định vị vệ
tinh để xác định và đánh dấu phạm vi thi công trên bản đồ. Vẽ sơ đồ khu vực.
3. Tiến hành khảo sát tại thực địa
a) Khảo sát xác định chính xác khu vực
ô nhiễm bom mìn, mật độ tín hiệu toàn khu vực bằng cách tiến hành RPBM dưới biển theo đúng một số bước của quy trình tại một số vị
trí, thường có kích thước (250 x 50) m mang tính chất đại diện cho từng loại địa hình với tổng diện tích các điểm
khảo sát phải ≥ 5% tổng diện tích toàn bộ khu vực cần RPBM dưới biển.
b) Thông qua khảo sát xác định cấp đất,
độ nhiễm từ của đất đáy biển, thời tiết, khí hậu, thủy
văn; tình hình dân cư khai thác, đánh bắt hải sản trong khu vực, tìm vị trí dựng
lán trại làm nhiệm vụ.
Điều 10. Lập
phương án thi công rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Phương án thi công phải thể hiện
rõ nhiệm vụ chung, đặc điểm tình hình có liên quan đển thực hiện nhiệm vụ; khối
lượng thi công cụ thể, biện pháp tổ chức
thi công, giải pháp kỹ thuật, tiến độ thi công; công tác bảo đảm; kiến nghị.
2. Phương án thi công phải kèm theo
các văn bản khảo sát, các bản vẽ mặt bằng thi công RPBM dưới biển, thể hiện rõ
ranh giới thi công, diện tích và độ sâu RPBM dưới biển tương ứng.
3. Biện pháp tổ chức thi công phải
căn cứ vào tình hình thực tế của khu vực, địa hình, mật độ tín hiệu, yêu cầu nhiệm vụ để xác định sẽ tiến hành tất cả các bước hay chỉ tiến hành một
số bước.
4. Đối với các khu vực có địa hình và
mật độ tín hiệu bom, mìn, vật nổ thuộc diện đặc biệt như: Vùng đất bị nhiễm từ,
vùng trút bom trước khi máy bay xuống tàu sân bay hay xuống sân bay, khu vực có
các loại bom đạn chứa các chất hóa học, chất độc thì phải
có phương án thi công riêng phù hợp, sát thực tế.
5. Phương án thi công RPBM dưới biển
phải có chữ ký của người lập phương án, chỉ huy đơn vị. Phương án sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai thực hiện.
MỤC 2. RÀ PHÁ BOM,
MÌN, VẬT NỔ DƯỚI BIỂN
Điều 11. Thứ tự
các bước khi rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Chuẩn bị mặt bằng.
2. Huy động và giải thể thiết bị.
3. Điều tiết khống chế giao thông.
4. Định vị các điểm mốc đánh dấu phạm
vi thi công.
5. Dò tìm bằng máy dò bom dưới nước trên
bề mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m, độ sâu nước từ lớn hơn
15 m đến 30 m.
6. Định vị, đánh dấu tín hiệu ở độ
sâu nước đến 30 m.
7. Dò tìm trên bề mặt đáy biển và từ
đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m bằng thiết bị Sona và Từ kế, độ sâu nước từ lớn
hơn 15 m đến 300 m.
8. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ
sâu 0,5 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến 30 m.
9. Lặn kiểm tra,
xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến
30 m.
10. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu ở độ
sâu từ 1m đến 3 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn
15 m đến 30 m.
11. Lặn kiểm tra,
xử lý tín hiệu nằm trên bề mặt đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 30 m đến 300 m
bằng thiết bị ROV.
12. Đào đất bằng thuốc nổ, kiểm tra,
xử lý tín hiệu đến độ sâu 1 m, độ sâu nước từ lớn hơn 30 m
đến 150 m.
13. Hủy bom, mìn, vật nổ tại chỗ, độ
sâu nước đến 30 m.
14. Hủy bom, mìn, vật nổ tại chỗ, độ
sâu nước từ lớn hơn 30 m đến 150 m.
15. Lập phương án và tổ chức thi công
đào, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ lớn hơn 1 m đến 3 m hoặc đến 5 m tính
từ đáy nước.
Chú ý:
- Tùy theo điều
kiện địa hình, địa chất, thủy văn tại khu vực thi công để
lựa chọn phương án dò tìm ở độ sâu nước đến 30 m bằng máy dò bom dưới nước hoặc
bằng thiết bị Sona và Từ kế.
- Nếu áp dụng phương pháp dò tìm bằng
máy dò bom dưới nước ở độ sâu nước đến 30 m, khi phát hiện thấy tín hiệu thì phải
thực hiện ngay việc định vị và đánh dấu cho từng tín hiệu. Việc lặn, kiểm tra,
xử lý tín hiệu cũng được thực hiện ngay sau khi đã hoàn thành việc dò tìm ở từng
mức độ sâu, trước khi thực hiện việc
dò tìm ở độ sâu lớn hơn.
Điều 12. Chuẩn bị
mặt bằng
1. Xác định khu vực sẽ rà phá bom,
mìn, vật nổ: Căn cứ vào các mốc đã được đánh dấu khi khảo
sát, hoặc tọa độ được bàn giao tiến hành xác định khu vực
sẽ RPBM dưới biển. Tổ chức vẽ sơ đồ khu vực.
2. Chuẩn bị mặt bằng: Tiến hành xác định
các chướng ngại vật lớn không có điều kiện trục vớt, xử lý như các loại tàu
thuyền đắm, thì đánh dấu để khi dò sẽ có sự chú ý đặc biệt trong việc loại bỏ
triệt để các vật gây tín hiệu nhiễu để dò tìm hết bom, mìn, vật nổ.
Điều 13. Huy động
và giải thể thiết bị (tính cho 1 đội thi công)
Là công tác điều động các thiết bị phục
vụ cho thi công từ vị trí tập kết đến vị trí thi công, bao gồm cả việc giải tán
thiết bị. Các thiết bị phải huy động và số lượng cần huy động gồm:
1. Tàu phục vụ dò tìm đến 2.500 cv: 1
chiếc (tùy theo độ sâu nước, điều kiện khí hậu, thủy triều
và khoảng cách từ khu vực thi công tới bờ).
2. Tàu phục vụ định vị, lặn xử lý tín
hiệu đến 650 cv: từ 1 đến 2 chiếc.
3. Tàu phục vụ điều tiết khống chế
giao thông loại 350 cv (được trang bị các thiết bị cảnh báo, thông tin): 2 đến
4 chiếc (tùy theo yêu cầu của từng công trình).
4. Tàu bảo đảm hậu cần loại 350 cv: 1
chiếc.
5. Thiết bị lặn đến độ sâu 30 m (có
thiết bị cấp hơi bề mặt): từ 2 đến 4 bộ.
6. Thiết bị hút và xói bùn cát (máy nổ,
máy hút hoặc xói, đường ống hút hoặc xói đủ cho độ sâu khu vực thi công): 1 bộ.
7. Thiết bị ROV (Thiết bị lặn không
người lái điều khiển từ xa): 1 bộ.
8. Thiết bị dò tìm bom, mìn, vật nổ:
a) Máy dò bom dưới nước: từ 2 đến 3 bộ.
b) Thiết bị Sona và Từ kế (đồng bộ):
01 bộ.
c) Máy dò mìn dưới nước: 2 bộ.
d) Dụng cụ làm tay: số lượng và chủng
loại theo yêu cầu nhiệm vụ.
Điều 14. Điều tiết
khống chế giao thông
Là công tác quan sát phát hiện, thông
báo các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực hoặc có dấu hiệu đi qua khu vực
đang thi công RPBM dưới biển yêu cầu di chuyển hoặc vòng
tránh sang hướng khác.
1. Trang bị: Tàu 350 cv, và đồng bộ các
thiết bị thông tin tín hiệu như cờ, loa, bộ đàm, súng bắn pháo hiệu và pháo hiệu.
2. Thứ tự thực hiện:
a) Tàu điều tiết khống chế giao thông
chạy trước đội hình RPBM dưới biển, thường khoảng cách từ 300 m đến 500 m.
b) Thường xuyên quan sát, phát hiện các
tàu thuyền hoạt động hoặc có dấu hiệu đi ngang qua khu vực thi công, phát tín
hiệu để tàu bạn chuyển hướng vòng tránh qua khu vực đang thi công.
Điều 15. Định vị
các điểm mốc, thả neo đánh dấu phạm vi thi công
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các điểm
dùng để khống chế phạm vi thi công.
2. Trang bị: Tàu đến 650 cv, thiết bị
định vị vệ tinh (DGPS), phao, neo rùa.
3. Thứ tự công việc:
a) Định vị bằng thiết bị DGPS.
b) Thả phao, rùa.
c) Xác định, đánh dấu các vị trí mốc
vào sơ đồ khu vực thi công.
4. Phương pháp thực hiện:
a) Tàu đến 650 cv có cẩu mi ni tự
hành được trang bị thiết bị định vị vệ tinh DGPS, phao (có đánh dấu bằng cờ đỏ
to), neo phụ.
b) Nhập hệ thống tọa độ chuẩn đánh dấu ranh giới phạm vi khu vực sẽ thi công RPBM dưới biển.
c) Vào chế độ tìm tọa độ, theo tuần tự
như đã nhập:
- Chạy tàu theo hướng dẫn trên màn
hình: Góc độ, cự ly;
- Khi máy báo đã đến khu vực tọa
độ cần tìm, dừng chạy, dùng phao và neo phụ thả xuống đánh dấu vị
trí;
- Kiểm tra độ chính xác của phao dấu:
Đưa ăng ten của thiết bị định vị DGPS lên trên đỉnh phao dấu và bấm nút xác định
tọa độ. Nếu tọa độ báo không chuẩn thì phải dùng cẩu để điều chỉnh phao nhằm đạt được tọa độ yêu cầu;
- Khi phao dấu đã chuẩn, tiến hành thả
phao, rùa neo vào vị trí;
- Tiến hành xác định từng điểm tọa độ
được đánh dấu là có tín hiệu nằm trong chu vi khu vực thi
công cho đến khi kết thúc.
Điều 16. Dò tìm
trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m bằng máy dò bom dưới
nước, độ sâu nước từ Iớn hơn 15 m đến 30 m
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các khu vực
bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ thuộc vùng ven biển, có điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phù hợp với việc dò tìm bằng
máy dò bom dưới nước, độ sâu nước từ > 15 m đến 30 m.
2. Trang bị: Máy dò bom, thuyền
Composit, thuyền cao su các loại, phao, neo loại 50 kg và
20 kg, dây đánh dấu đường dò các loại, các trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ
lao động.
3. Thứ tự công việc:
a) Kiểm tra xác định độ nhiễm từ của
đất đáy nước để điều chỉnh máy dò cho phù hợp, máy dò được
đặt làm việc ở nấc độ nhạy thấp từ 1 đến 3 tùy theo độ nhiễm từ của lòng đất
đáy nước.
b) Căng dây kết hợp với phao loại 1 m3,
neo loại 50 kg và 20 kg để chia nhỏ khu vực thi công thành các ô dò có kích thước
(50 x 50) m hoặc lớn hơn tùy theo địa hình khu vực và phương
án thi công, căng dây đánh dấu đường dò chia ô dò thành
các dải dò, mỗi dải rộng 1 m (hướng dò trùng với hướng dòng chảy).
c) Dùng máy dò bom đặt trên xuồng cao
su hoặc thuyền Composit, đầu dò thả xuống gần sát mặt đất đáy nước, tiến hành
dò tìm, đánh dấu tín hiệu phát hiện được đúng yêu cầu kỹ thuật dọc theo dây
đánh dấu đường dò (đầu dò luôn thẳng đứng và không được sát mặt đất đáy nước).
Dò xong từng dải tiếp tục chuyển dây để dò trên dải tiếp
theo.
Điều 17. Định vị,
đánh dấu tín hiệu ở độ sâu nước đến 30 m
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các tín hiệu
phát hiện được khi dò tìm dưới biển đến độ sâu tới 5m tính từ đáy biển, ở độ
sâu nước đến 30 m.
2. Trang bị: Máy dò bom, thuyền
Composit, thuyền cao su các loại; phao, neo (loại 20 kg làm bằng các loại vật liệu
không nhiễm từ), cáp nilon và cờ đánh dấu tín hiệu; các trang bị bảo đảm an
toàn và bảo hộ lao động.
3. Thứ tự công việc:
a) Khi máy dò bom phát tín hiệu có vật
thể nhiễm từ dưới đáy biển tại vị trí đang dò tìm (chỉ thị bằng âm thanh hay độ
lệch của kim đồng hồ). Di chuyển máy dò theo dây dò để kiểm tra xác định chính
xác vị trí tâm của tín hiệu.
b) Thả neo loại 20 kg (đối với các
khu vực có lưu tốc dòng chảy ≥ 1 m/s và độ sâu nước lớn hơn 3 m) và loại 10 kg (đối
với các khu vực khác) cạnh vị trí tâm tín hiệu vừa xác định để đánh, dấu vị trí
tín hiệu, neo được nối với các phao nhựa đường kính ≥ 30 cm bằng các dây nilon
Φ 12 mm, trên phao có cắm cờ đỏ đánh dấu tín hiệu để chờ xử lý.
Điều 18. Dò tìm
trên mặt đáy biển và từ đáy biển đến độ sâu 3 m hoặc 5 m bằng thiết bị Sona và
Từ kế, độ sâu nước từ lớn hơn 30 m đến 300 m
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các khu vực
bị ô nhiễm bom, mìn, vật nổ ở độ sâu 3 m hoặc 5 m tính từ
đáy biển, độ sâu nước từ > 30 m đến 300 m.
2. Trang bị: Tàu đến 2.500 cv (tùy độ
sâu nước, khoảng cách với bờ, điều kiện khí hậu và thủy
triều để chọn loại phương tiện), thiết bị Sona và Từ kế, thiết bị DGPS, thiết bị
định vị thủy âm và các thiết bị kết nối đồng bộ, tời.
3. Thứ tự công việc
a) Kiểm tra sự hoạt động của các tất
cả các trang, thiết bị như: Tàu, thiết bị Sona và Từ kế, các thiết bị định vị,
các thiết bị kết nối, tời.
b) Tiến hành định vị phạm vi khu vực
thi công trong ngày.
c) Lập chương
trình chia nhỏ khu vực thành các đường dò (theo chiều dài khu vực) cho thiết bị
Sona và Từ kế làm việc, mỗi đường dò có chiều dài tùy theo
chiều dài của khu vực cần dò tìm căn cứ vào khối lượng thi
công trong ngày, nhưng không dài quá 5 km. Khoảng cách giữa 2 đường dò liền kề
nhau phải căn cứ vào tính năng của thiết bị để quyết định, thường từ 30 m đến
35 m.
d) Chạy tàu theo dọc đường dò đã được
lập trình với tốc độ 8 km/h, điều chỉnh cáp kéo sao cho thiết bị Sona và Từ kế
phải cách mặt đất đáy biển tối thiểu là 10 m (theo tính năng của
máy). Để đảm bảo tránh sót tín hiệu, các vệt dò sau phải
trùm lên vệt dò trước đó từ 3 m đến 5 m. Tín hiệu từ tính do máy dò từ kế phát
hiện được sẽ được hiển thị trên màn hình. Sau khi dò hết chiều dài đường dò thứ nhất trong ô thi công, quay tàu để dò sang đường dò thứ
hai cạnh đường dò thứ nhất. Cứ như thế cho đến hết phạm vi thi công dự kiến
trong ngày.
e) Ghi và truyền số liệu thu được vào
bộ nhớ của máy tính chuyên dụng.
f) Thực hiện việc xử lý số liệu thu
được, kết quả cuối cùng sẽ là bản đồ hình ảnh bề mặt đáy biển và bản đồ từ tính
cùng tọa độ của các vật thể nằm trên bề mặt hoặc nằm dưới đáy biển mà máy dò
phát hiện được. Dùng bộ đàm để liên hệ và cung cấp các tọa độ có tín hiệu cho tàu xử lý tín hiệu chạy phía sau.
Điều 19. Lặn kiểm
tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 15
m đến 30 m
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các tín hiệu
nằm ở độ sâu đến 5 m tính từ đáy biển phát hiện được khi dò tìm và đánh dấu, độ
sâu nước đến 30 m.
2. Trang bị: Máy dò mìn dưới nước, bộ
lặn đồng bộ, thiết bị xói và hút bùn cát, máy xói áp lực cao, thuyền Composit,
thuyền cao su các loại, phao, neo, thuốn, xẻng, cáp nilon, khung vây được chế tạo
theo yêu cầu, trang bị bảo đảm an toàn và bảo hộ lao động, thiết bị phục vụ việc
lắp đặt và tháo gỡ khung vây.
3. Thứ tự công việc:
a) Chuẩn bị và thực hiện đầy đủ các
biện pháp an toàn, dùng thợ lặn mang theo máy dò mìn dưới
nước và các dụng cụ làm tay cần thiết lặn xuống vị trí
tâm tín hiệu đã được đánh dấu, tiến hành việc kiểm tra xác định
chính xác vị trí tín hiệu và độ nằm sâu của tín hiệu:
- Nếu tín hiệu nằm ngay trên bề mặt
đáy biển, thận trọng kiểm tra, xác định tín hiệu và tiến hành trục vớt thu gom;
- Nếu tín hiệu nằm ở độ sâu đến 0,5
m, thận trọng dùng dụng cụ làm tay đào tìm theo đúng yêu cầu kỹ thuật cho đến
khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra;
- Nếu tín hiệu nằm ở độ sâu đến 1 m,
dùng thiết bị xói và hút bùn cát kết hợp với dụng cụ làm tay, thận trọng đào bới
theo đúng yêu cầu kỹ thuật cho đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra;
- Nếu tín hiệu nằm ở độ sâu đến 3 m
hoặc đến 5 m, dùng các thiết bị đào kết hợp với vòi xói áp
lực cao, thiết bị xói và hút bùn cát vừa tiến hành xăm tìm vừa đào hoặc xói cho
đến khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra. Với các khu vực có địa chất phức tạp (cát
chảy, bùn) thì phải làm các khung vây bằng sắt góc và tôn giống như các khoang
giếng để đặt xuống khu vực tâm tín hiệu; dùng thợ lặn kết hợp với các loại vòi
xói áp lực cao để xói cát, bùn hạ dần các khoang vây xuống rồi đào cho đến khi
lộ hẳn vật gây tín hiệu ra.
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu:
Nếu không phải là bom, mìn, vật nổ thì dùng dây cáp nilon
trục vớt lên thuyền để đưa về nơi quy định; nếu là bom, mìn, vật nổ thì xử lý
an toàn và dùng dây cáp nilon trục vớt lên thuyền đưa về nơi quy định; nếu là
bom, mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc vật nổ lạ thì dùng
phao, neo và cờ đỏ đánh dấu lại chờ xử lý riêng.
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải
dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo
sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự đã nêu
trên.
Điều 20. Lặn kiểm
tra, xử lý tín hiệu nằm trên bề mặt đáy biển, độ sâu nước từ lớn hơn 30 m đến
300 m bằng thiết bị ROV
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các tín hiệu
nằm trên bề mặt đáy biển được phát hiện khi thực hiện bước dò tìm, độ sâu nước
từ > 30 m đến 300 m.
2. Trang bị: Tàu 650 cv, thiết bị ROV
(Thiết bị lặn không người lái điều khiển từ xa), thiết bị DGPS, máy dò mìn dưới
nước.
3. Thứ tự công việc:
a) Căn cứ sơ đồ tín hiệu đã đánh dấu
(tọa độ các điểm có tín hiệu), tập kết tàu xử lý, làm công
tác chuẩn bị, dùng thiết bị ROV (có gắn cánh tay máy và máy dò mìn), tới vị trí
đã đánh dấu, tiến hành tìm vật gây tín hiệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật thông
qua Camera lắp trên thiết bị ROV để xác định chính xác.
b) Kiểm tra xác định vật gây tín hiệu:
Nếu không phải là bom, mìn, vật nổ thì tiến hành thu gom vận chuyển lên tàu xử
lý bằng cánh tay máy của tàu lặn để đưa về nơi quy định; nếu
tín hiệu là các loại bom, mìn, vật nổ thì phải tập kết về vị trí quy định để tổ
chức hủy nổ; nếu là bom, mìn, vật nổ không an toàn cho thu gom, vận chuyển hoặc
vật nổ lạ thì dùng phao, neo và cờ đỏ đánh dấu lại chờ tổ chức hủy nổ tại chỗ.
c) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải
dùng máy dò kiểm tra lại xung quanh và phía dưới tín hiệu vừa xử lý để đảm bảo
sạch hết tín hiệu. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự đã nêu
trên.
Điều 21. Đào đất
bằng thuốc nổ, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 1m tính từ đáy biển, độ sâu
nước từ lớn hơn 30 m đến 150 m
(Phải chuẩn bị và tính toán chặt chẽ,
chi tiết các vấn đề liên quan như: Bảo vệ môi trường, loại lượng nổ được sử dụng,
cự li an toàn, chọn phương pháp gây nổ phù hợp nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
người và trang bị và phải có sự thử nghiệm để làm cơ sở lựa chọn định mức, dự
toán cho hợp lý).
1. Phạm vi áp dụng: Tất cả các tín hiệu
được hiển thị trên bản đồ từ trường đáy biển thu được khi thực hiện bước dò
tìm, nằm ở độ sâu đến 1 m tính từ đáy biển, độ sâu nước từ > 30 m đến 150 m.
2. Trang bị: Tàu 650 cv, xuồng cao su; thiết bị ROV, thiết bị DGPS; máy dò mìn dưới nước;
máy đo thông mạch và điểm hỏa, thuốc nổ
chịu nước, dây nổ chịu nước, kíp điện, dây
điện kép, vải gói buộc lượng nổ, dây gai; các loại phao,
neo, dây nilon.
3. Thứ tự công việc
a) Tập kết tàu xử lý, làm công tác
chuẩn bị, thực hiện các biện pháp an toàn, dùng tàu lặn không người lái có điều
khiển (ROV) có gắn cánh tay máy, tới vị trí đã đánh dấu tìm vị trí tâm tín hiệu
thông qua máy dò mìn dưới nước theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
b) Thông qua thiết bị ROV, kiểm tra,
xác định sơ bộ độ nằm sâu của tín hiệu; tiến hành chuẩn bị lượng nổ và phụ kiện
nổ theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
c) Dùng thiết bị ROV đặt các lượng nổ
ốp (lượng nổ tập trung) lên mặt đất trên vị trí tâm tín hiệu (với lượng thứ nhất,
các lượng sau phải đặt vào đáy hố nổ do
lượng trước đó tạo ra), bố trí đường dây gây nổ theo phương án, tổ chức cảnh giới,
quy định tín hiệu; tiến hành gây nổ lượng nổ để đào cho tới khi lộ hẳn vật gây tín hiệu ra (theo từng mức độ sâu mỗi lần
nổ là 0,5 m).
d) Kiểm tra xác
định tín hiệu, nếu tín hiệu là các loại sắt thép thì xử lý theo biện pháp thông thường; nếu là bom mìn an toàn cho thu gom thì dùng cánh tay máy của thiết bị ROV trục vớt lên tàu tập kết về
vị trí quy định để tổ chức hủy nổ; nếu là bom mìn không an
toàn cho thu gom hoặc vật nổ lạ thì dùng phao, neo và cờ đỏ
đánh dấu lại chờ tổ chức hủy nổ tại chỗ.
e) Sau khi đã xử lý xong tín hiệu phải
dùng máy dò mìn dưới nước kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí tín hiệu
vừa xử lý để đảm bảo sạch hết tín hiệu.
Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý như thứ tự đã nêu trên.
Điều 22. Hủy
bom, mìn, vật nổ tại chỗ, độ sâu nước từ lớn hơn 15 m đến 30 m
1. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả
các tín hiệu là bom, mìn, vật nổ không an toàn cho trục vớt,
thu gom, vận chuyển; bom đạn hóa học được xử lý bằng
phương pháp riêng.
2. Trang bị: Tàu đến 650 cv, xuồng
cao su; thiết bị lặn thường, thiết bị DGPS; máy dò mìn dưới nước; máy đo thông
mạch và điểm hỏa, thuốc nổ chịu nước, dây nổ chịu nước,
kíp điện, dây điện kép, vải gói buộc lượng nổ, dây gai; các loại phao, neo, dây
nilon.
3. Thứ tự công việc:
a) Tập kết tàu xử
lý, xác định chính xác lại vị trí tín
hiệu, thả phao, neo phụ đánh dấu vị trí tín hiệu.
b) Làm công tác chuẩn bị và thực hiện
đầy đủ các biện pháp an toàn, dùng thợ lặn kiểm tra, trực tiếp đưa lượng nổ được
tính toán và chuẩn bị sẵn xuống đặt áp sát và liên kết chặt vào bom, mìn, vật nổ,
bố trí hệ thống gây nổ gồm:
- Dây nổ dùng để kích nổ lượng nổ hủy,
có chiều dài bằng chiều sâu mực nước tại vị trí có vật nổ cộng với độ chùng của
dây, thường độ chùng của dây bằng 25 % tổng chiều dài dây, một đầu dây được
liên kết chặt vào lượng nổ bằng cách cuốn tối thiểu 7 vòng dây nổ vào thỏi thuốc
mồi nằm trong lượng nổ hoặc dùng kíp đặt trực tiếp vào lượng nổ (theo đúng kỹ
thuật sử dụng thuốc nổ và hỏa cụ), đầu dây nổ còn lại được
buộc vào một phao nhựa Φ 30 cm và để hở đầu dây trên mặt nước dùng để liên kết
với kíp kích nổ;
- Kíp điện và đưòng dây gây nổ điện
đã được chuẩn bị sẵn theo đúng yêu cầu kỹ thuật, kíp điện được liên kết với đầu
dây nổ trên mặt nước;
- Trạm gây nổ được đặt trên tàu, khoảng
cách giữa tàu đặt trạm gây nổ tới khu vực bố trí lượng nổ
phải được tính toán cụ thể nhằm tránh được các ảnh hưởng của sóng nổ theo đúng điều
lệ công tác nổ.
c) Sau khi kiểm tra an toàn, tiến
hành gây nổ lượng nổ để kích nổ phá hủy bom, mìn, vật nổ theo đúng phương án được
duyệt.
d) Sau khi hủy xong,
dùng thợ lặn mang thiết bị lặn và máy dò mìn kiểm tra lại xung quanh và phía dưới
vị trí hố hủy để đảm bảo bom, mìn, vật nổ đã được hủy
nổ hết. Nếu còn tín hiệu thì phải tiến hành xử lý theo thứ tự nêu trên.
Điều 23. Hủy
bom, mìn, vật nổ tại chỗ, độ sâu nước từ lớn hơn 30 m đến 150 m
1. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho tất cả
các tín hiệu là bom, mìn, vật nổ không an toàn cho trục vớt, thu gom, vận chuyển;
bom đạn hóa học được xử lý bằng phương pháp riêng.
2. Trang bị: Tàu 650 cv, xuồng cao su
trung; thiết bị ROV, thiết bị DGPS; máy dò mìn dưới nước; máy đo thông mạch và điểm
hỏa, thuốc nổ chịu nước, dây nổ chịu nước, kíp điện, dây
điện kép, vải gói buộc lượng nổ, dây gai; các loại phao, neo, dây nilon.
3. Thứ tự công việc:
a) Tập kết tàu xử
lý, xác định chính xác lại vị trí tín hiệu, thả thêm phao, neo phụ đánh dấu vị
trí tín hiệu (tùy độ sâu của nước và lưu tốc dòng chảy mà
neo có trọng lượng khác nhau, thường trọng lượng của neo từ
50 kg đến 200 kg, dây neo bằng nilon có Φ 16 mm, phao phụ có Φ 30 cm).
b) Làm công tác chuẩn bị và thực hiện
đầy đủ các biện pháp an toàn, điều khiển thiết bị ROV có gắn máy dò mìn dưới nước
xuống vị trí đã đánh dấu (đi theo dây neo xuống vị trí), kết hợp vừa dò tìm bằng máy dò vừa kiểm tra, quan sát thông qua camera, màn
hình, để xác định lại chính xác loại bom, mìn, vật nổ để có cơ sở tính toán và
chọn loại lượng nổ kích nổ cho phù hợp. Điều chỉnh phao và
neo để đặt vào sát bên cạnh vị trí bom, mìn, vật nổ.
c) Dùng thiết bị ROV có cánh tay máy
cặp lượng nổ có kèm theo hệ thống gây nổ đã được tính toán
và chuẩn bị sẵn như đã nêu ở phần b Điều 22 (nếu nước quá sâu và có dòng chảy
có thể tăng thêm đối trọng để lượng nổ khi được đặt vào vị trí bom, mìn, vật nổ
không bị trôi hay bị nâng lên do lực đẩy của cột nước), điều
khiển ROV theo dây neo xuống đặt áp sát lượng nổ vào bom,
mìn, vật nổ.
d) Sau khi kiểm tra an toàn, tiến
hành gây nổ lượng nổ để kích nổ phá hủy bom, mìn, vật nổ theo đúng phương án được
duyệt.
e) Sau khi hủy nổ xong, phải dùng thiết
bị ROV và máy dò mìn dưới nước kiểm tra lại xung quanh và phía dưới vị trí hố hủy để đảm bảo bom, mìn, vật nổ đã được hủy nổ hết. Nếu còn tín hiệu
thì phải tiến hành xử lý như thứ tự nêu trên.
Điều 24. Lập
phương án và tổ chức thi công đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ lớn hơn 1 m đến 3
m hoặc đến 5 m tính từ đáy biển
1. Việc thi công đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ > 1 m đến 3 m hoặc 5 m tính từ đáy biển, xa
bờ là một công việc khó khăn phức tạp, phụ thuộc nhiều vào độ sâu
nước và thời tiết khí hậu. Đơn vị trực tiếp thi công phải căn cứ vào từng điều
kiện cụ thể để lập phương án và dự toán riêng ứng với từng công trình.
2. Khi lập phương án và dự toán cho
việc đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu nước đến 30 m cần tham khảo Điều
26 và 27 của Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ kèm theo Quyết định số
95/2003/QĐ-BQP ngày 07/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Khi lập phương án và dự toán cho
việc đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu nước từ > 30 m đến 150 m cần tham khảo Điều 26 và 27 của Quy trình kỹ thuật rà phá bom, mìn, vật nổ được
ban hành kèm theo Quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 07/8/2003 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng và Điều 20 của quy trình này.
Chương
3.
THU GOM, PHÂN LOẠI,
BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ HỦY BOM, MÌN, VẬT NỔ THU ĐƯỢC SAU DÒ TÌM
Điều 25. Thu
gom, phân loại bom, mìn, vật nổ thu được sau dò tìm
1. Với các loại bom, mìn, vật nổ an
toàn khi thu gom, vận chuyển thì dùng các biện pháp kỹ thuật
để xử lý an toàn đầu nổ, tập trung về
nơi cất giữ để hủy thành đợt theo kế hoạch.
2. Khi thu gom bom, mìn, vật nổ dò
tìm được vào nơi cất giữ chờ hủy phải tổ chức phân loại và xếp riêng từng chủng
loại thành các khu vực khác nhau. Không để lẫn các loại bom, mìn, vật nổ với
nhau. Đối với các loại bom, mìn, vật nổ nhạy nổ và bom, mìn, vật nổ chứa chất
cháy, chất hóa học... phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo quản phù hợp với
từng loại.
3. Số lượng các loại bom, mìn, vật nổ
đã thu gom hoặc đã xử lý xong trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào sổ
theo dõi và nhật ký thi công tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Bom, mìn, vật nổ dò
tìm được trong từng ngày phải được đưa về nơi cất giữ để
quản lý, không được để lại hiện trường qua đêm.
4. Trường hợp
bom, mìn, vật nổ phát hiện được nhưng chưa thể đào, trục vớt và xử lý an toàn
ngay trong ngày thì phải cắm các loại biển báo và tổ chức canh gác cho đến khi
đào, trục vớt và xử lý xong.
Điều 26. Vận
chuyển bom, mìn, vật nổ thu được sau dò tìm
1. Với các loại
bom, mìn, vật nổ thông thường, an toàn cho việc thu gom, vận chuyển thì tập trung vào vị trí quy định để cuối mỗi ca làm việc tổ chức vận
chuyển, phân loại và xếp vào nơi cất
giữ bảo quản.
2. Khi thu gom, vận chuyển từ nơi tập
trung về nơi cất giữ, các loại bom, mìn, vật nổ phải được
xếp vào các hòm gỗ có lót cát hoặc rơm rạ: theo đúng quy tắc an toàn khi vận chuyển đối với từng loại rồi mới
vận chuyển về để phân loại và cất giữ bảo quản.
Điều 27. Bảo quản
bom, mìn, vật nổ thu được sau dò tìm
1. Nơi cất giữ, bảo quản các loại
bom, mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải được bố trí ở nơi xa
dân, xa vị trí đóng quân, xa các kho tàng và các công trình khác. Tùy vào số lượng,
chủng loại bom, mìn, vật nổ thu gom được để bố trí cho hợp lý, bảo đảm an toàn. Các khoảng cách an
toàn thực hiện theo QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp,
ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Công thương.
2. Nơi cất giữ, bảo quản các loại
bom, mìn, vật nổ thu được trong quá trình dò tìm phải nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng
của các loại sóng nổ gây ra cho các công trình xung quanh trong trường hợp do
nguyên nhân nào đó các loại bom, mìn, vật nổ bị kích nổ.
3. Nơi cất giữ, bảo quản bom, mìn, vật
nổ thu gom được trong quá trình dò tìm phải được tổ chức canh gác và bảo vệ chặt
chẽ, nghiêm túc theo đúng Điều lệ canh phòng do Bộ Tổng Tham mưu quy định.
Điều 28. Hủy
bom, mìn, vật nổ thu được sau dò tìm
1. Khi tiêu hủy phải tổ chức thực hiện
đúng theo quy trình công nghệ hiện hành. Trường hợp trang thiết bị của trạm xử
lý chưa phù hợp với nội dung của quy trình, đơn vị phải báo cáo bằng văn bản đến
cấp có thẩm quyền để có hướng dẫn
riêng. Việc xuất, nhập bom, mìn, vật nổ đi hủy phải thực hiện như hàng quản lý
tại kho thực lực.
2. Trước khi tiến hành tiêu hủy phải kiểm tra tình trạng hòm hộp, bao gói; mức độ an toàn (bom,
mìn, vật nổ phải được tháo hết ngòi nổ, kíp nổ); chủng loại, lô, số lượng, chất
lượng bom, mìn, vật nổ phải xử lý.
3. Lập kế hoạch tiêu hủy bom, mìn, vật
nổ theo mẫu của quy trình xử lý và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Khu vực xử lý được bố trí ở nơi
thuận tiện, đủ cự ly an toàn cho các công trình, khu dân cư, vận chuyển, thực
hiện các nguyên công, bảo đảm vệ sinh môi trường. Mỗi
nguyên công được bố trí ở một vị trí thích hợp theo sơ đồ, khoảng cách và diện tích của từng vị trí được quy định trong quy
trình.
5. Cán bộ chỉ huy xử lý phải có trình độ chuyên môn về vũ khí từ bậc đại học trở lên, đã trực tiếp xử
lý bom, mìn, vật nổ bằng các phương
pháp tương ứng nhiều lần bảo đảm an toàn.
6. Cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ
thuật phải có trình độ chuyên môn về vũ khí từ sơ cấp trở
lên, được huấn luyện về quy trình xử lý bom, mìn, vật nổ bằng các phương pháp tương ứng, qua kiểm tra đạt yêu cầu và
được cấp giấy chứng nhận.
7. Các trang thiết bị, vật tư, phương
tiện vận chuyển phải bảo đảm đúng theo yêu cầu của quy trình và định mức đang
hiện hành.
8. Trước khi tiến hành tiêu hủy bom,
mìn, vật nổ phải phổ biến kế hoạch, huấn luyện bổ sung và làm thử. Thông báo
cho các cơ quan có liên quan, các cấp chính quyền, các cơ
quan quân sự, nhân dân địa phương và các loại phương tiện thường qua lại trong
khu vực.
9. Việc tiêu hủy bom, mìn, vật nổ được
thực hiện theo quy trình công nghệ xử lý các loại bom, mìn, đạn đã được các cấp
có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng (Tổng cục Kỹ thuật, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ
tư lệnh Công binh, Bộ tư lệnh Hóa học...) ban hành.
10. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom, mìn, vật
nổ bằng phương pháp tháo tách vỏ lấy thuốc nổ đối với bom, mìn, vật nổ đã tháo
ngòi nổ, kíp nổ, có cấu tạo vỏ phi kim
loại và loại thuốc nổ nhồi trong bom, mìn, vật nổ là các
loại thuốc nổ TNT, Comp-B, C4 đã có
quy trình xử lý được ban hành.
11. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom, mìn, vật
nổ bằng phương pháp xì hơi nước để tách vỏ và thuốc nổ đối với các loại bom,
mìn, vật nổ đã tháo ngòi nổ, kíp nổ. Thuốc nổ nhồi bên trong là các loại có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 100 °C và đã có quy trình xử lý.
12. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom, mìn, vật
nổ bằng phương pháp đốt đối với các loại bom, mìn, vật nổ đã tháo ngòi nổ, kíp
nổ, không còn khả năng nổ, đang cháy chuyển sang nổ hoặc phóng đẩy khi cháy hoặc
thải ra chất độc khi cháy.
13. Chỉ áp dụng tiêu hủy bom, mìn, vật
nổ bằng phương pháp nổ đối với các loại bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh không
áp dụng được bằng phương pháp tháo gỡ, xì hơi nước và phương pháp đốt (thường
được áp dụng cho các loại bom, mìn, vật nổ không được phép di chuyển, thu hồi).
14. Toàn bộ vật phẩm thu hồi được sau
xử lý phải được đăng ký quản lý đầy đủ. Đề xuất phương án
xử lý tiếp theo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
15. Chấp hành các quy tắc an toàn
theo quy trình xử lý của từng chủng loại bom, mìn, vật nổ, bảo đảm an toàn tuyệt
đối.
16. Sau khi thực hiện xong việc tiêu
hủy bom, mìn, vật nổ, phải tổng hợp kết quả báo cáo các cơ quan chức năng có
liên quan.
Chương 4.
KIỂM TRA, GIÁM
SÁT KỸ THUẬT, NGHIỆM THU, BÀN GIAO
Điều 29. Kiểm
tra chất lượng thi công rà phá bom, mìn, vật nổ
1. Việc tự kiểm tra chất lượng các
công trình thi công RPBM dưới biển của các đơn vị phải được tiến hành thường
xuyên và liên tục. Bộ Tư lệnh Công binh hoặc cơ quan Công binh các Quân khu,
Quân đoàn, Quân chủng theo phân cấp quản lý lập kế hoạch
và thực hiện việc kiểm tra giám định chất lượng thi công RPBM dưới biển theo
Quyết định phê duyệt phương án kỹ thuật thi công RPBM của Quân khu hoặc của Bộ
Quốc phòng.
2. Việc kiểm tra được thực hiện theo phương
pháp xác suất trên tổng diện tích đã thi công RPBM dưới biển, diện tích kiểm
tra phải ≥ 1 % tổng số diện tích đã thi công. Khi kiểm tra nếu phát hiện còn để
sót ≥ 0,3 % số lượng tín hiệu theo số liệu khảo sát dù không phải là bom, mìn, vật nổ nhưng có kích thước ≥ (37 x 60)
mm thì đơn vị thi công phải tổ chức làm lại từ đầu.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp
tổ chức hoặc tự tổ chức việc giám sát kỹ thuật thi công công trình RPBM dưới biển
theo phương án đã được duyệt.
4. Khi khảo sát lập phương án kỹ thuật
thi công RPBM dưới biển phải có đầy đủ các yêu cầu đảm bảo về an toàn. Khi lập
phương án tổ chức thi công và kế hoạch thi công phải có
các biện pháp, công tác tổ chức thực hiện, công tác đảm bảo an toàn cho người
và trang bị.
5. Khi triển khai thực hiện, lực lượng
tham gia RPBM dưới biển phải được phổ biến kế hoạch, quán triệt các quy trình,
quy định và huấn luyện bổ sung. Trong quá trình thi công phải tuân thủ các quy
trình, quy định, quy tắc an toàn.
6. Mọi hạng mục công việc trong quá
trình RPBM dưới biển đều phải được tiến hành trên cơ sở
phương án thi công và kế hoạch thi công đã được duyệt, các bước triển khai phải
được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất theo đúng trình tự, đúng quy trình.
Trong quá trình tổ chức thi công nghiêm cấm tự động thay đổi quy trình kỹ thuật.
Khi cần thay đổi một số bước trong quy trình đã được duyệt phải được sự đồng ý
của cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
7. Tổ chức khi thi công RPBM dưới biển các công trình, dự án phải: Có giấy phép hành nghề được
cơ quan có thẩm quyền cấp, có đủ điều kiện năng lực, nhân
sự và các trang thiết bị cần thiết cho công tác RPBM dưới
biển; có hợp đồng với Chủ đầu tư về việc RPBM thông qua lựa chọn theo quy định
hiện hành (đấu thầu hoặc chỉ định thầu); phải có phương án kỹ thuật thi công
RPBM dưới biển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có kế hoạch và tiến độ thi
công chi tiết được cơ quan cấp trên
trực tiếp phê duyệt; có các biện pháp, tổ chức thực hiện,
tổ chức theo dõi giám sát bảo đảm an toàn trong toàn bộ quá trình thi công.
8. Tổ chức RPBM dưới biển khi thi
công phải có đầy đủ các công trình phụ trợ: Nhà làm việc, nhà ở, các trang bị đảm
bảo phục vụ sinh hoạt, hỗ trợ y tế; khu vực trực cấp cứu y
tế, kho tạm, nơi lưu giữ bom, mìn, vật nổ thu gom trước
khi tiêu hủy; khu vực hủy bom, mìn, vật nổ (nếu có); hệ thống đánh dấu, chỉ dẫn
khoanh vùng khu vực nguy hiểm.
Điều 33. Quy tắc
an toàn trong rà phá bom, mìn, vật nổ dưới biển
1. Kiểm tra môi trường dò tìm dưới biển: Khoanh khu vực thi công, đánh dấu điểm mốc; dọn
các chướng ngại vật trên mặt nước; đánh dấu chướng ngại vật lớn ảnh hưởng đến
quá trình dò tìm; kiểm tra độ sâu nước, tốc độ dòng chảy.
2. Trước mỗi ca làm việc, các nhân
viên kỹ thuật phải làm công tác kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của tất cả các loại trang thiết bị theo đúng yêu cầu.
3. Phải khoanh khu vực đang RPBM dưới
biển bằng các phao có cắm cờ. Bố trí các tổ cảnh giới khu
vực đang RPBM, hướng dẫn, phân luồng tàu thuyền đi lại và không cho người, tàu
thuyền vào khu vực RPBM dưới biển.
4. Người thực hiện công việc RPBM dưới biển phải được trang bị đầy
đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân trong quá trình làm việc theo quy định
thực hiện công việc theo đúng Quy trình kỹ thuật.
5. Tàu thuyền phục vụ công việc RPBM
dưới biển chỉ được đi lại trong khu vực theo đúng các vị trí đã được phân công.
6. Mỗi ca làm việc dò tìm liên tục tổng
cộng là 6 giờ, một người sử dụng máy dò bom mìn không được làm việc 2 ca liên tục
trong một ngày. Nhân viên lặn xử lý tín hiệu làm việc
không quá 2 giờ/ca. Bố trí cho nhân viên nghỉ giải lao giữa giờ.
7. Người thực hiện công việc xử lý
tín hiệu phải là nhân viên kỹ thuật xử lý, có chứng chỉ là thợ lặn của cơ quan
có thẩm quyền cấp, có sức khỏe tốt được trang bị đầy đủ
các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân trong quá trình làm việc theo quy định; thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật và các quy định an toàn công tác
lặn thi công dưới nước.
8. Các trang thiết bị khi xử lý tín hiệu dưới biển phải được kiểm định
bảo đảm tình trạng kỹ thuật và an toàn theo quy định gồm:
Máy dò bom dưới nước; trang bị lặn đồng
bộ (lặn hình hoặc lặn nhái); thuyền Composit, thuyền cao su các loại; máy xói
áp lực cao, máy hút bùn, cát; thiết bị trục vớt chuyên dụng; phao, neo, thuôn,
xẻng, cáp ni lông, các trang bị đảm bảo an toàn và bảo hộ lao động.
9. Chỉ trục vớt bom, mìn, vật nổ đã xử
lý an toàn. Khi trục vớt bom, mìn, vật nổ phải dùng thiết bị trục vớt chuyên dụng.
Kéo từ từ vật nổ lên khỏi mặt nước sau đó đưa lên thuyền Composit, thuyền bằng
cao su hoặc thuyền gỗ chuyên dụng. Định vị, chèn chặt vật
nổ trên thuyền, cố định các vị trí đầu nổ, tránh va chạm.
Không được vận chuyển bom, mìn, vật nổ trên cùng phương tiện chở người và trang
thiết bị thi công.
10. Việc tổ chức thu gom và hủy bom,
mìn, vật nổ thu được sau dò tìm chỉ được thực hiện vào cuối mỗi ca làm việc.
Điều 34. Quy tắc
an toàn khi thu gom, phân loại, vận chuyển và hủy bom, mìn, vật nổ thu được sau
dò tìm
1. Khi thu gom, phân loại và vận chuyển
bom, mìn, vật nổ dò tìm được phải thực hiện theo QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng
và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương,
và:
a) Chỉ thu gom, vận chuyển các loại bom,
mìn, vật nổ bảo đảm an toàn khi thu gom, vận chuyển. Trường
hợp có các loại bom, mìn, vật nổ không an toàn trong vận chuyển nhưng không thể
phá hủy tại chỗ phải xin chỉ thị và được sự đồng ý bằng
văn bản của cấp có thẩm quyền mới được tổ chức vận chuyển đi hủy sau khi đã
áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật đặc biệt về đảm bảo an
toàn.
b) Không được mang các loại bom, mìn,
vật nổ thu gom được trong khi dò tìm về nhà ở và nơi nghỉ ngơi sinh hoạt.
c) Xe dùng để vận chuyển bom, mìn, vật
nổ mang đi hủy chỉ được phép dùng xe có thùng bằng gỗ, xe phải luôn ở tình trạng
kỹ thuật tốt, lái xe phải là người có tay nghề cao, cẩn thận,
bình tĩnh và dũng cảm. Thùng xe được lót một lớp cát dày lớn
hơn 25 cm. Không được để lẫn các loại xăng dầu trên thùng xe khi vận chuyển
bom, mìn, vật nổ.
d) Bom, mìn, vật nổ xếp lên xe phải nằm
ngang với hướng xe chạy, phải có các vật chèn không cho
bom, mìn, vật nổ va vào nhau.
e) Xe vận chuyển bom, mìn, vật nổ tối
đa chỉ gồm 3 người: Lái chính, cán bộ áp tải và lái phụ
(khi cần).
g) Xe vận chuyển bom, mìn, vật nổ
không được đi qua thành phố, nơi tập trung đông người. Nếu
bắt buộc phải đi qua thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền,
phải đi vào ban đêm, lúc vắng người và phải hợp đồng chặt
chẽ về tuyến đường đi với cơ quan có trách nhiệm. Xe không
được phép đỗ, dừng ở chỗ đông người
hoặc gần khu vực có kho tàng trong vòng bán kính nguy hiểm.
2. Khi tổ chức hủy bom, mìn, vật nổ
phải tuân thủ tuyệt đối các quy định tại Điều 28 của Quy trình này, và:
a) Tùy từng loại bom, mìn, vật nổ thu
được trong dò tìm mà chọn phương pháp hủy cho phù hợp. Trước khi tiến hành hủy phải có phương án hủy được cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Khu vực bố trí bãi hủy bom, mìn,
vật nổ phải có các trạm cảnh giới an toàn ở các vị trí cần
thiết. Phải có các vị trí ẩn nấp bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ, cho chỉ huy bãi hủy và
các vị trí cảnh giới.
b) Sau khi kết thúc mỗi đợt hủy phải
tổ chức kiểm tra an toàn khu vực bãi hủy trước khi rút quân. Không tổ chức hủy
nổ khi có trời mưa, sấm sét, dông bão. Trường hợp sau khi đã bố trí xong hố hủy
mới xảy ra mưa, sấm sét, dông bão thì phải rời khỏi bãi hủy
và tổ chức canh gác an toàn cho toàn bộ khu vực bãi hủy.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 35. Điều khoản
thi hành
Đối với các văn bản viện dẫn trong
Quy trình, khi được thay thế hoặc sửa đổi thì các nội dung
của Quy trình có liên quan, đến các văn bản viện dẫn được
phép áp dụng theo các nội dung của văn bản mới được ban hành theo quy định của
pháp luật.
Điều 36. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Công
binh có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy
trình này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng
(qua Bộ Tư lệnh Công binh) để nghiên cứu, bổ sung cho phù
hợp./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
|