Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 65/2012/TT-BCA nhiệm vụ quyền hạn hình thức nội dung tuần tra kiểm soát

Số hiệu: 65/2012/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 30/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 65/2012/TT-BCA

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, HÌNH THỨC, NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; trang bị và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.

2. Công an các đơn vị, địa phương có liên quan.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ

1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện đúng, đầy đủ và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công trong quá trình tuần tra, kiểm soát; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.

3. Khi tiếp xúc với nhân dân phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực.

4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.

5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.

Chương II.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 4. Nhiệm vụ

Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông); Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện); kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

4. Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ.

5. Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, tổ chức cấp cứu người bị nạn, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

6. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện), địa bàn được phân công theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quyền hạn

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

7. Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ

1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc;

b) Chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc;

c) Tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc;

d) Tổ chức lực lượng của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thực hiện độc lập hoặc chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương, các lực lượng có liên quan thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.

2. Công an cấp tỉnh

a) Giám đốc Công an cấp tỉnh:

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ trong phạm vi quản lý;

- Quyết định phân công trách nhiệm, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) giữa Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện theo quy định tại Thông tư này.

b) Phòng Cảnh sát giao thông:

- Tham mưu cho Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ theo địa giới hành chính của địa phương;

- Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ thuộc địa giới hành chính của địa phương; đường tỉnh, đường đô thị (đối với đô thị loại I) theo quyết định phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến đường huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh.

c) Công an cấp huyện:

- Bố trí lực lượng, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính; đường tỉnh, đường đô thị theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh;

- Trên đoạn quốc lộ đi qua thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện, nếu phát hiện các hành vi vi phạm về giao thông tĩnh và các hành vi vi phạm như: chạy xe lạng lách đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng; đua xe trái phép; đi ngược chiều đường; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển mô tô, xe gắn máy chở quá số người quy định; điều khiển, ngồi trên xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chương III.

TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 7. Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Phương tiện giao thông, gồm: Xe ôtô, xe môtô và các loại xe chuyên dùng khác được lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật

a) Hai bên thành xe ô tô tuần tra có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng, phản quang;

b) Hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau hoặc ở hai bên cốp xe môtô hai bánh tuần tra có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “C.S.G.T” màu trắng, phản quang;

c) Kiểu chữ, kích thước chữ, màu chữ và vạch sơn trên xe tuần tra quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

a) Máy đo tốc độ có ghi hình;

b) Máy đo nồng độ cồn;

c) Cân trọng tải xe cơ giới;

d) Thiết bị đánh dấu hóa chất;

đ) Thiết bị đo thử chất ma tuý;

e) Máy quay camera chuyên dụng; máy chụp ảnh, ghi âm chuyên dụng;

g) Đèn soi tia cực tím;

h) Phương tiện, thiết bị nghiệp vụ chuyên ngành và phương tiện khác.

3. Phương tiện thông tin liên lạc: Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy Fax.

4. Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho Cảnh sát giao thông.

5. Gậy chỉ huy giao thông; còi; loa; rào chắn; biển báo để ngăn đường, cản, dừng phương tiện.

6. Đèn chiếu ánh sáng.

7 Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo quy định của Bộ Công an.

Điều 8. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Khi sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 7 Thông tư này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

2. Sử dụng còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật.

3. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau đây:

a) Tuần tra, kiểm soát công khai cơ động;

b) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông về ban ngày trong điều kiện thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn (mưa, sương mù…);

c) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông về ban đêm.

Chương IV.

HÌNH THỨC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai

1. Phương thức tuần tra, kiểm soát công khai

a) Tuần tra, kiểm soát cơ động;

b) Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông;

c) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.

2. Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm, ngược lại khi kiểm soát tại một điểm được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Việc kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông phải có kế hoạch được Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

3. Khi tuần tra, kiểm soát công khai phải thực hiện các quy định dưới đây:

a) Sử dụng trang phục theo đúng quy định của Bộ Công an;

b) Sử dụng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công;

c) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và Thông tư này.

Điều 10. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ hóa trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi địa bàn được phân công. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp để luôn có sự phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang trái quy định của pháp luật để sách nhiễu, phiền hà, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Điều 11. Kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm:

a) Các thiết bị đầu cuối (thiết bị đo tốc độ có ghi hình ảnh; camera giám sát; camera chụp ảnh phương tiện vi phạm; các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác...) được lắp đặt cố định ở các vị trí bất kỳ trên một hoặc nhiều tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh đối với các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;

b) Hệ thống truyền dữ liệu;

c) Hệ thống thiết bị xử lý trung tâm.

2. Khi các thiết bị đầu cuối đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người, phương tiện tham gia giao thông; hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu về trung tâm, đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định.

3. Các hành vi vi phạm do thiết bị kỹ thuật của hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ghi, thu được, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát phải thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi, thu về hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ, việc vi phạm hành chính theo chế độ hồ sơ của Bộ Công an.

Điều 12. Huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối họp tuần tra, kiểm soát

Trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết và Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02/7/2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP.

Chương V.

NỘI DUNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

Điều 13. Hiệu lệnh dừng phương tiện

1. Hiệu lệnh dừng phương tiện của Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:

a) Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông;

b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra;

c) Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, Barie hoặc rào chắn.

2. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông

a) Ngoài khu vực nội thành, nội thị: Cán bộ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát; đồng thời, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên theo phương thẳng đứng, từ đầu gậy chỉ huy giao thông đến khuỷu tay tạo thành đường thẳng vuông góc với mặt đất; từ khuỷu tay đến vai tạo thành đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng về phía sau giữ cho gậy chỉ huy giao thông ở vị trí thẳng đứng sau đuôi mắt phải. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát;

b) Trong khu vực nội thành, nội thị: Cán bộ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện cần kiểm soát, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát, đồng thời thổi một hồi còi dài, mạnh, dứt khoát. Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, dùng gậy chỉ huy giao thông kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn cho phương tiện cần kiểm soát đỗ vào vị trí phù hợp để kiểm soát.

3. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông khi đang ngồi trên phương tiện tuần tra, kiểm soát công khai cơ động

a) Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía trước phương tiện cần kiểm soát, tay phải của cán bộ được phân công cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải phương tiện tuần tra, sau đó đưa lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát;

b) Trường hợp phương tiện tuần tra đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện cần kiểm soát, cán bộ dùng loa yêu cầu phương tiện cần kiểm soát dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông để kiểm soát;

c) Trường hợp phương tiện tuần tra đi ngược chiều với phương tiện cần kiểm soát (đường không có dải phân cách), tay trái của cán bộ cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên trái phương tiện tuần tra và chỉ vào phương tiện cần kiểm soát. Khi người điều khiển phương tiện cần kiểm soát giảm tốc độ và dừng lại vào vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông, phương tiện tuần tra đỗ vào vị trí thích hợp để thực hiện việc kiểm soát.

4. Khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, cán bộ hóa trang phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm phải thực hiện quy định sau:

a) Thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để ngăn chặn, đình chỉ và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Có thể trực tiếp ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, nhưng phải sử dụng giấy Chứng minh Công an nhân dân để thông báo cho người vi phạm biết về việc đang thực hiện nhiệm vụ; thông báo về hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm về trụ sở đơn vị để giải quyết hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai đến để tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 15. Nội dung tuần tra

1. Nội dung tuần tra phải được thể hiện trong kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm cụ thể và bảo đảm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường săt, Giám đốc công an cấp tỉnh.

2. Cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ hoặc đi bộ tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn được phân công, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kết hợp với sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng ngừa, giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Nội dung kiểm soát

1. Thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, gồm các nội dung sau:

a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm: Giấy phép lái xe; giấy chứng nhận đăng ký xe; sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải. Khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau và thực tế phương tiện về biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, trọng tải, màu sơn. Trường hợp cần thiết phải kiểm soát, đối chiếu với số máy, số khung của phương tiện;

b) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện

- Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Kiểm soát biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xi nhan, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn báo hãm, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi;

- Kiểm soát và đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, các đòn ba dọc, ba ngang, khớp nối; hệ thống phanh, các đường ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi của hệ thống phanh; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); thiết bị giám sát hành trình, thiết bị cứu hộ, cứu nạn (nếu có); các công tắc còi, đèn; hệ thống treo; hệ thống bánh lốp phương tiện về kích cỡ, độ mòn, áp lực hơi;

- Kiểm soát việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật đối với các phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.

c) Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ

- Kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hoá hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn;

- Trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật và người tham gia giao thông có cất dấu tang vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính thì được khám phương tiện vận tải, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính; khi tiến hành khám phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

a) Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát và xử lý theo quy định. Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn họ đến bộ phận xử lý để được xem;

b) Trường hợp chưa dừng ngay được phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát phải báo cáo Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên thực hiện việc thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết. Khi giải quyết vụ, việc phải cho người vi phạm xem bản ảnh hoặc kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm của họ; lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.

3. Kiểm soát một số trường hợp cụ thể

a) Kiểm soát phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải đưa phương tiện đến nơi xa khu vực dân cư; yêu cầu người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật, sau đó mới tiến hành kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Kiểm soát phát hiện người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng hoặc xe mô tô, xe gắn máy có dấu hiệu sử dụng rượu, bia thì sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn trong khí thở để kiểm tra hoặc phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng từ cấp huyện trở lên để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu có dấu hiệu sử dụng các chất ma tuý thì sử dụng thiết bị đo, thử chất ma tuý để xác định;

c) Kiểm soát, xử lý trường hợp phương tiện chở quá trọng tải cho phép

- Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát ngay tại nơi phương tiện xuất phát, gần các khu vực bến, bãi, kho, cảng và các địa điểm có lắp đặt các trạm cân;

- Chú ý quan sát thực tế hệ thống treo của phương tiện; kiểm tra các hóa đơn, chứng từ vận chuyển để phát hiện vi phạm. Nếu phát hiện trên phương tiện có dấu hiệu chở quá trọng tải cho phép, thì sử dụng cân trọng tải đã trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc phối hợp với các trạm cân của các cơ quan, đơn vị trên tuyến để kiểm tra, xử lý;

- Các trường hợp chở quá trọng tải cho phép khi phát hiện được, đều bắt buộc chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải hạ tải bảo đảm trọng tải theo quy định, xong mới cho phương tiện tiếp tục được lưu hành;

- Trường hợp cố tình không chấp hành, thì lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức cưỡng chế việc hạ tải theo đúng quy định của pháp luật; chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm bảo quản hàng hóa và chịu mọi chi phí cho việc hạ tải.

d) Kiểm soát đối với xe ô tô chở người chở quá số người quy định

- Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát gần nơi xe ô tô xuất phát, các bến xe, các điểm đón, trả khách;

- Trực tiếp lên khoang chở người để kiểm tra và thông báo công khai các hành vi vi phạm. Chú ý kiểm tra kỹ để phát hiện các vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện, niên hạn sử dụng, độ tuổi của người điều khiển phương tiện, các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các trường hợp phương tiện chạy dù, phương tiện không đủ các điều kiện kinh doanh vận tải khách theo quy định;

- Trường hợp trên phương tiện chở quá số người quy định, yêu cầu chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải bố trí phương tiện khác để sang khách hoặc đưa phương tiện về bến xe gần nhất để sang khách; chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải chịu mọi chi phí cho việc sang khách và tiền vé cho khách tiếp tục hành trình còn lại. Sau khi chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện đã thực hiện sang khách, bảo đảm số lượng theo quy định mới cho phương tiện tiếp tục được lưu hành;

- Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là người phạm tội hoặc trên phương tiện có người phạm tội, đặc biệt là đối tượng thuộc loại nguy hiểm, có mang theo vũ khí, khi kiểm soát phải có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể, cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận và tước vũ khí, bảo đảm an toàn cho mình và cho nhân dân trước khi tiến hành việc kiểm soát.

đ) Khi kiểm soát người nước ngoài, phương tiện giao thông đường bộ của người nước ngoài tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ; Hiệp định vận tải đường bộ mà Việt Nam đã tham gia ký kết với các quốc gia và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Trường hợp cần thiết, khi kiểm soát, xử lý vi phạm phải có người phiên dịch của đơn vị hoặc cơ quan xuất, nhập cảnh người nước ngoài của Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh hoặc phối hợp với Sở ngoại vụ của địa phương.

4. Giao Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội căn cứ các quy định hiện hành có văn bản thông báo, hướng dẫn chi tiết các thủ tục, giấy tờ liên quan phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm; đôn đốc, kiểm tra việc kiểm soát, xử lý vi phạm theo đúng quy định.

Điều 17. Xử lý vi phạm

1. Sau khi kiểm soát xong cán bộ tuần tra, kiểm soát thông báo các hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật cho người điều khiển phương tiện và những người trên phương tiện biết để chấp hành việc giám sát. Đối với những phương tiện chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,...) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.

2. Khi phát hiện có vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản). Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm, một bản giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. Trường hợp sau khi lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký, thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

3. Trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản

Khi xử phạt theo thủ tục đơn giản, cán bộ tuần tra, kiểm soát quyết định xử phạt tại chỗ theo quy định của pháp luật; nếu người bị xử phạt chưa thực hiện ngay được quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ liên quan để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (ghi rõ việc tạm giữ giấy tờ vào quyết định xử phạt).

4. Trường hợp vụ, việc vi phạm hành chính (trừ xử phạt theo thủ tục đơn giản) thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, nếu thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì ra quyết định xử phạt, nếu không thuộc thẩm quyền xử phạt (hình thức xử phạt, xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả) thì phải chuyển vụ, việc vi phạm đến người có thẩm quyền để xử phạt.

5. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính). Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương VI.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22/12/2012 và thay thế Thông tư số 27/2009/TT-BCA(C11) ngày 06/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Điều 19. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội thực hiện:

a) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Thông tư này;

b) Biên soạn tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

c) Tổ chức tập huấn, kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn nghiệp vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Cảnh sát giao thông trong toàn quốc.

3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc địa phương mình quản lý theo nội dung tài liệu tập huấn do Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt biên soạn;

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định tại Thông tư này.

4. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức triển khai thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo váo về Bộ Công an (qua Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Các trường Công an nhân dân;
- Công an các tỉnh, tp trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Công báo;
- Lưu: VT, C61(C67), V19.

BỘ TRƯỞNG




Thượng tướng Trần Đại Quang

 

 

Mẫu Quyết định
Ban hành kèm theo Thông tư số
65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012

 

BỘ CÔNG AN
CÔNG AN TỈNH/TP…(1)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:       /QĐ-CAT-PC67

……..(2)………., ngày …. tháng …. năm …….

 

QUYẾT ĐỊNH

Phân công trách nhiệm, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH/THÀNH PHỐ

Căn cứ Quyết định số............ ngày...../....../......... của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tổ chức bộ máy của Công an tỉnh/TP...............(1).................;

Căn cứ quyết định số...........ngày...../...../........... của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số.........ngày....../....../........... của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Cảnh sát giao thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công trách nhiệm, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày.........

Điều 3. Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an............................(3) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục VII, C67-BCA (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Giám đốc (để chỉ đạo);
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, PV11, PC67.

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

 

BỘ CÔNG AN
CÔNG AN TỈNH/TP…(1)…
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

QUY ĐỊNH

Phân công trách nhiệm, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-CAT-PC67 ngày …. tháng …. năm ..… của …….)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vị điều chỉnh

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Điều 2. Đối tượng áp dụng

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Chương II.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Phân công trách nhiệm, phân cấp tuyến, địa bàn kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Điều 4. Quan hệ phối hợp

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Chương III.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 6. Tổ chức thực hiện

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

Điều 7. Khen thưởng, xử lý vi phạm

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

 

 

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Họ và tên

 

 

Phụ lục
Ban hành kèm theo Thông tư số
65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012

 

HÌNH THỨC XE CẢNH SÁT GIAO THÔNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT

1. Mẫu chữ kẻ trên xe ô tô Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát

Dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), có kích thước chữ 10cm x 10 cm, nét chữ 03 cm; được kẻ trên vạch màu xanh nước biển (bằng chất liệu phản quang), cân đối hai bên thành xe.

Tùy từng loại xe mà bố trí vạch, khoảng cách giữa các chữ cái, các từ cho cân đối và phù hợp. Ví dụ:

1.1. Đối với xe ô tô loại 04 chỗ ngồi:

Vạch được kẻ ở hai bên thành xe, mép dưới vạch ngang dưới tay nắm cửa; kích thước vạch, phía cuối xe là 15,5 cm và phía đầu xe là 11 cm.

- Dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bên phải xe:

+ Chữ C của từ CẢNH cách đuôi xe 64cm

+ Chữ G của từ THÔNG cách mép trước của cửa trước 28cm.

- Dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bên trái xe:

+ Chữ C của từ CẢNH cách mép trước của cửa trước 37,5 cm.

+ Chữ G của từ THÔNG cách mép của cửa sau 59,5cm.

1.2. Đối với xe ô tô loại 07 chỗ ngồi:

Vạc màu xanh nước biển kẻ hai bên thành xe được nối liên tục từ nắp ca bô phải vòng sau xe sang nắp ca bô trái; kích thước vạch, phía cuối xe là 17,8cm và đầu mút nắp ca bô trước là 13cm

- Dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bên phải xe:

+ Từ CẢNH cách từ SÁT là 36cm;

+ Từ SÁT cách từ GIAO là 10cm;

+ Từ GIAO cách từ THÔNG là 26cm;

+ Chữ G của từ THÔNG cách mép cửa trước là 20cm.

- Dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bên trái xe:

+ Từ CẢNH cách từ SÁT là 26cm;

+ Từ SÁT cách từ GIAO là 10cm;

+ Từ GIAO cách từ THÔNG là 36cm;

+ Chữ C của từ CẢNH cách mép cửa trước là 31cm.

2. Mẫu chữ kẻ trên xe mô tô Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát

Mẫu chữ Cảnh sát giao thông viết tắt trên xe mô tô hai bánh tuần tra, kiểm soát như sau: Dòng chữ “C.S.G.T” màu trắng (bằng chất liệu phản quang) được kẻ trên vạch màu xanh nước biển (bằng chất liệu phản quang). Tùy theo từng chủng loại xe mà bố trí kích thước vạch, nét chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp với chủng loại xe./.



(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(2) Địa chỉ hành chính cấp tỉnh.

(3) Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No.: 65/2012/TT-BCA

Hanoi, October 30, 2012

 

CIRCULAR

STIPULATING TASKS, POWERS, FORMS AND CONTENTS OF PATROL AND CONTROL OF THE ROAD TRAFFIC POLICE

Pursuant to the Law on People’s Public Security 2005;

Pursuant lo the 2008 Law on Road Traffic;

Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2009/ND-CP of September 15, 2009, stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;

At the proposal of the Director General of the General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety;

The Minister of Public Security promulgates the Circular stipulating the tasks. powers, forms and contents of patrol and control of the road traffic police.

Chapter I.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Circular stipulates the tasks and powers of traffic police officers and non-commissioned officers performing road traffic patrol and control tasks; the supply and use of professionally technical devices, weapons and supporting tools; and the forms and contents of patrol and control of the road traffic police.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to:

1. Road traffic police officers and non- commissioned officers (hereafter referred to as officers) performing road traffic patrol and control tasks.

2. Public security forces of related units and localities.

3.

Agencies, organizations and individuals involved in road traffic activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Requirements and standards of officers performing road traffĩc patrol and control tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To strictly, fully and responsibly perform the assigned tasks in the course of patrol and control; regulations on democracy in ensuring traffic order and safety, and the Statute of the People’s Public Security.

3. To show respectful, polite, dedicated and proper attitudes in their contact with people.

4. To promptly detect, prevent and handle acts of violation related to road traffic order and safety in line with order, procedures and authority as prescribed by law.

5. To be granted insignia and Certificate of road traffic patrol and control police as prescribed by the Ministry of Public Security.

Chapter II.

TASKS AND POWERS OF OFFICERS PERFORMING ROAD TRAFFIC PATROL AND CONTROL TASKS

Article 4. Tasks

Officers on traffic patrol and control duty have the tasks of the People’s Police Force and specific tasks as follows:

1. To follow the direction of the Ministry of Public Security, the General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety, the Road-Railway Traffic Police Department, directors of provincial or municipal Departments of Public Security (hereafter referred to as provincial-level Public Security Departments); head of the Road Traffic Patrol and Control Guidance and Organization Section of the Road-Railway Traffic Police Department; head of the Road-Railway Traffic Police Section and heads of the Traffic Police Sections of provincial-level Public Security Departments (hereafter referred to as heads of Traffic Police Sections); heads of the Public Security Offices of rural districts, urban districts, towns or provincial cities (hereafter referred to as district-level Public Security Offices); to implement the patrol and control plans already approved by competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To report and propose the competent authorities to request relevant agencies to take measures to redress loopholes and shortcomings in the State management of security, order and road traffic order and safety; to coordinate wìth road administration agencies in detecting and preventing violations of regulations on protection of road works and road safety corridors.

4. To guide road users to strictly observe the road traffic law.

5. To protect scenes of traffic accidents organize the rescue of victims, settle traffic accidents in accordance with regulations of law and the Ministry of Public Security.

6. To coordinate with professional units of the PeopIe's Public Security in preventing and fighting criminals operating on road vehicles (hereafter referred to as vehicles) and assigned areas as prescribed by law.

Article 5. Power

1. To stop vehicles currently circulating on the road; to check vehicles and their papers; to examine vehicle operators and their papers and personal papers of people on the vehicles under control, and the observance of regulations on road transport in accordance with law.

2. To handle administrative violations in road traffic, security, social order and safety as prescribed by law.

3. To apply measures to prevent, and secure the handling of administrative violations in accordance with law; to temporarily seize driver’s licenses, vehicle registration certificates and other papers related to vehicles, vehicle operators or people on the vehicles when the latter commit acts of violation, and papers related to transport activities in order to ensure enforcement of administrative sanctioning decisions as prescribed by law.

4. To request agencies, units, organizations and individuals to coordinate and support the settlement of traffic accidents, traffic jams and obstructions or other cases that adversely affect traffic order and safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To requisition means of transport; means of communication; other means and technical equipment of agencies organizations and individuals as well as their operators and users in accordance with law.

7. To suspend traffic in certain road sections, to re-diverge traffic flows and routes and parking places when traffic jams occur or other necessary requirements on security and social order

8. To exercise other powers as prescribed by law.

Article 6. Assignment of responsibilities and coordination in road traffic patrol and control

1. The Road-Railway Traffic Police Department

a) To guide, inspect and urge the traffic police force to patrol and control road traffic nationwide;

b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with public security offices of units and localities in organizing the patrol and control and the handling of administrative violations related to traffic order and safety on expressways;

c) To advise the leaderships of the Ministry of Public Security and the General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety on the assurance of road traffic order and safety. To promulgate or submit to competent authorities for promulgation of plans for road traffic patrol and control nationwide;

d) To organize forces of the Road-Railway Traffic Police Department for independent implementation, or assume the prime responsibility for, and coordinate with public security offices of units and localities and related forces in the implementation of approved plans on traffic patrol and control on roads throughout the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Directors of provincial-level Public Security:

- To direct traffic police forces to patrol and control road traffic in areas under their management;

- To decide on the assignment of responsibilities and decentralization of patrol and control routes and areas and the handling of administrative violations related to road traffic order and safety (according to the form promulgated together with this Circular) between the Traffic Police Sections and district-level Public Security Offices in accordance with this Circular.

b) Traffic Police Sections:

- To advise the directors of provincial-level Public Security on decision to arrange forces of the Traffic Police Sections and district-level Public Security Offices in organizing the patrol, control and handling of violations related to traffic order and safety on the roads within the local administrative boundaries;

- To arrange forces and organize activities of patrol, control and handling of administrative violations related to traffic order and safety on national highways within their local administrative boundaries; provincial roads and urban roads (for grade-I urban centers) under decentralization decisions of the directors of provincial-level public security.

- To guide, inspect and urge the Traffic Police Forces of the district-level Public Security Offices in the implementation of patrol and control and handling of violations related to road traffic order and safety;

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Traffic Police Forces of the district-level Public Security Offices in patrolling and controlling traffic on district roads under the plans of the directors of provincial-level Public Security.

c) District-level Public Security:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- On highway sections running through provincial cities or towns or district townships, if detecting violations related to static traffic and such violations as operating vehicles in a zigzag; rallying to cause public disorder; illegal vehicle races; driving vehicles in the banned direction in one-way streets; failing to observe traffic lights; operating motorcycles or mopeds to carry persons in excess of the prescribed number; operating or sitting on motorcycles or mopeds on the road without wearing safety helmets, to handle these violations in accordance with the law.

Chapter III.

SUPPLY AND USE OF MEANS, PROFESSIONALLY TECHNICAL DEVICES AND EQUIPMENT, WEAPONS AND SUPPORING TOOLS OF THE ROAD TRAFFIC POLICE

Article 7. Supply of professionally technical devices and equipment, weapons and supporting tools

1. Vehicles include cars, motorbikes and other special-use vehicles fit with priority lamps and horns used by priority vehicles in accordance with law.

 

a) Two sides of patrol cars are painted with two light-reflective blue stripes and the white light-reflective words “CANH SAT GIAO THONG” (traffic police) in the middle;

b) Two sides of the petrol tanks or two sides of the rear trunks or boxes of patrol motorbikes are painted with a light-reflective blue stripe and the light-reflective with letters “ C.S.G.T” in the middle;

c) Type, size and color of the letter and stripes painted on patrol vehicles are provided in the appendix issued together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Video-speedometer;

b) Alcohol-strength gauge;

c) Motor vehicle tonnage scale;

d) Chemical marker;

e) Narcotic-testing equipment;

g) Special-use camcorder and special-use camera and audio recorder;

h) Ultra-violet ray lamp;

i) Specialized professional devices and equipment and other devices.

3. Means of communication: walkie-talkies, telephones and fax machines.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Traffic batons; horns; loudspeakers; barriers; road-closure and vehicle-stop signboards.

6. Illuminating lamps

7. Other professionally technical devices and equipment prescribed by the Ministry of Public Security.

Article 8. Use of professionally technical devices and equipment, weapons and supporting tools

1. The use of professionally technical devices and equipment, weapons and supporting tools defined in Article 7 of this Circular must strictly comply with the law on the installation and use of professionally technical devices and equipment of the People’s Police Forces in patrol and control activities and the law on management and use of weapons and supporting tools.

2. The use of priority horns must comply with law.

3. Priority light is used continuously in the following cases:

a) Public mobile patrol and control;

b) Control at one location on the road or at traffic police stations in daytime under bad weather conditions that limit the vision (rain, mist,...);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV.

FORMS OF PATROL AND CONTROL

Article 9. Public patrol and control

1. Methods of public patrol and control

a) Mobile patrol and control;

b) Control at traffic police stations;

c) Control at one location on the road.

2. During mobile patrol and control, control can be carried out at one location. On the contrary, during control at one location, mobile patrol and control can be carried out, which, however, must be clearly stated in patrol and control plans. Control at one location on the road or at traffic police stations must be carried out under plans approved by the head of the Road Traffic Patrol and Control Guidance and Organization Section of the Road-Railway Traffic Police Department or heads of traffic police sections or heads of public security offices of district or higher level.

3. When carrying out public patrol and control, police officers shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Use vehicles, or walk for patrol and control within the assigned areas;

c) Use professionally technical devices and equipment, weapons and supporting tools in accordance with the law and this Circular.

Article 10. Public-cum-disguised patrol and control

1. Cases of public-cum-disguised patrol and control

a) Secret use of professionally technical devices and equipment with a view to raising the effectiveness of the assurance of traffic order and safety;

b) Crime prevention and fighting; in complicated situations of security and order or traffic order and safety.

2. Competence to decide on public-cum-disguised patrol and control

a) The Director of the Road-Railway Traffic Police Department, directors of provincial-level Public Security or higher level shall decide on the public-cum-disguised patrol and control mentioned in Clause 1 of this Article;

b) The Head of the Road Traffic Patrol and Control Guidance and Organization Section of the Road-Railway Traffic Police, heads of traffic police sections and heads of district-level public security offices shall decide on the public-cum-disguised patrol and control for cases mentioned at Point a, Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) There is a patrol and control plan approved by a competent person defined in Clause 2 of this Article. The plan must specify the patrol and control time and location; professionally technical devices and equipment to be used for patrol and control;

b) The patrol and control team appoints a number of officers of the disguise team (in plain clothes) to supervise traffic order and detect and prevent violations in the assigned area. Detected violations must be immediately reported to public the patrol and control officers for control and handling in accordance with law.

The disguised patrol and control officers and public patrol and control officers in a patrol and control team shall maintain a proper distance for close coordination to ensure prompt and lawful handling of violations;

c) It is prohibited to abuse public-cum- disguised patrol and control in contravention of law to harass, trouble, or harm the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens, agencies or organizations.

Article 11. Control via road traffic order and safety violation surveillance and handling systems.

1. The road traffic order and safety violation surveillance and handling system comprises:

a) Terminal equipment (video speedometers; surveillance cameras; cameras photographing violating vehicles; control equipment; other electric, electronic and mechanical equipment, etc) fixed at random locations on one or many roads to supervise online the traffic order and safety situation and automatically video-record violations of road traffic rules;

b) Data transmission system;

c) Central Processing equipment system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Violations recorded by the road traffic order and safety violation surveillance and handling system shall be calculated, listed and printed in pictures or papers on the violations for filing together with the dossiers of administrative violation cases according to the filing regime of the Ministry of Public Security.

Article 12. Mobilization of other police forces and commune public security forces for coordination of patrol and control

The mobilization of other police forces and communal public security forces in case of necessity for coordination with the road traffic police in road traffic order and safety patrol and control shall comply with the Government’s Decree No. 27/2010/ND-CP of March 24, 2010, on the mobilization of other police forces and communal public security forces for coordination with the road traffic police in joint road traffic order and safety patrol and control in case of necessity, and the Ministry of Public Security’s Circular No. 47/2011/TT-BCA of July 02, 2011 detailing a number of articles of Decree No.27/2010/ND-CP.

Chapter V.

 CONTENTS OF PATROL AND CONTROL

Article 13. Vehicle-stopping command

1. The vehicle-stopping command of the traffic police on patrol and control duty is effected through vehicle-stopping signs, including:

a) By hands or traffic batons;

b) Horns, battery-operated hand loudspeakers and electric loudspeakers fixed on patrol vehicles;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Vehicle-stopping command by traffic batons at traffic police stations or a location on the road

a) Outside downtown areas: The officer on duty stands straight, facing the vehicle to be controlled. blowing a long, strong and definite whistle; concurrently raising up the traffic baton in the right hand vertically, with the head of the traffic baton and the elbow forming a right angle to the ground, the elbow and the shoulder forming a line in parallel with the ground and the hand palm tuming back with the traffic baton being held vertically behind the canthus of the right eye. When the vehicle operator recognizes the sign and speeds down, the officer on duty shall point the traffic baton to the vehicle in combination with whistling signs to guide the vehicle to park in at appropriate place for control;

b) Within downtown areas: The officer on duty stands straight, facing the vehicle to be control, raising up the traffic baton in the right hand and pointing to the vehicle while blowing a long, strong and definite whistle. When the vehicle operator recognizes the sign and speeds down, the officer on duty will use the traffic baton in combination with whistling signs to guide the vehicle to park at an appropriate place for control.

3. Vehicle-stopping command by the traffic baton when sitting on public mobile patrol and control vehicles

a) If the patrol vehicle moves in the same direction with and ahead of the vehicle which needs to be controlled, the officer on duty holds the traffic baton in their right hand to the right of the patrol vehicle then raises it vertically in a right angle to the ground. When the operator of the to-be-controlled vehicle speeds down and stops at a place as guided by the traffic police, the patrol vehicle will stop at a place appropriate for the patrol;

b) If the patrol vehicle move in the same direction with, but behind the to-be-controlled vehicle, the officer on duty will use a loudspeaker to require the to-be-controlled vehicle to stop at a place as guided by the traffic police for control;

c) If the patrol vehicle runs in the opposite direction with the to-be-controlled vehicle (a road without a median strip), the officer holding the traffic baton in the left hand raises the baton to the left of the to-be-controlled vehicle, pointing to the to-be-controlled vehicle. When the operator of the to-be-controlled vehicle speeds down and stops at a place as guided by the traffic police, the patrol vehicle shall stop at a appropriate place for control.

4. During public-cum-disguised patrol and control, the disguised officers who detect and record violations shall:

a) Immediately notify the violations to the public patrol and control force for prevention, stoppage and handling in accordance with law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Cases of vehicle stoppage

1. Police officers on patrol and control duty can stop vehicles for control in the following cases:

a) To detect violations of road traffic law by themselves or via recording by professionally technical devices and equipment;

b) To implement general control plans or orders of the Director of the Road-Railway Traffic Police Department or directors’ of provincial-level Public Security Departments or higher level;

c) To implement specific work plans or schemes of the Head of Traffic Patrol and Control Guidance and Organization Section of the Road-Railway Traffic Police Department, heads of traffic police sections or heads of the public security offices of district or higher level on control and handling of violations of road traffic law;

d) To have a document of the head or a deputy head of an investigative agency of district or higher level or a document of a relevant functional body requesting vehicle stoppage for control to serve the assurance of security and order;

e) To receive reports from organizations and individuals on violations of persons and vehicles operating on the road.

2. The vehicle stoppage must satisfy the following requirements:

a) Safety and lawfulness;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Upon vehicle stoppage, control must be carried out; any detected violations must be handled in accordance with law.

Article 15. Patrol contents

1. Patrol contents must be specified in patrol and control plans or schemes approved by competent authorities, aiming to specify and strictly and effectively implement the directions of the Government, the Prime Minister, the Ministry of Public Security, the General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety, the Director of the Road-Railway Traffic Police Department and directors of provincial-level Public Security.

2. Officers on patrol and control duty, who may use road vehicles or walk for patrol and control within the assigned areas, may apply professional measures in combination with the use of professionally technical devices and equipment to prevent, supervise, detect, promptly stop and strictly handle violations of traffic order and safety law and other violations in accordance with law.

Article 16. Control contents

1. The control of persons and vehicles on the road and the handling of violations of road traffic law committed by persons and vehicles on the road covers the following contents:

a) Checking papers related to persons and vehicles, including driver’s licenses; vehicle registration certificates; inspection certificates of technical safety and environment protection of road motor vehicles and other papers related to persons, vehicles and transport activities. When checking, comparing papers with actual vehicles in terms of number plate, mark, type, tonnage and paint color of the vehicles. In case of necessity, checking and comparing the machine numbers and frame numbers of the vehicles;

b) Control of the vehicles’ roadworthiness conditions

- Control of the technical safety and environment protection conditions of road motor vehicles;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Control and assessment of the technical conditions of the driving system, vertical and horizontal poles, joints; brake systems, oil or air pipes of brake systems; dashboard meters (paying attention to air-pressure meters of vehicles with air brake systems); itinerary monitoring device, rescue and salvage equipment (if any); hom buttons and light switches; suspension systems; wheel and tire systems in terms of sizes, wear-out degree and air pressure;

- Control of fire-fighting devices and tools, the transport permit according to regulation applicable to vehicles carrying passengers, petroleum and dangerous commodities.

c) Control of road transport activities

- Control of specifications and sizes of transported commodities and articles (length. width and height), types and weights of commodities or the number of persons onboard as compared to the contents prescribed in related papers, the legality of commodities and safety measures;

- If there are grounds to believe that evidences, documents and means of administrative violations are hidden in the vehicles, articles and persons, searching such vehicles, articles and persons according to administrative procedures and the law on handling of administrative violations.

2. Control via professionally technical devices and equipment

a) When traffic order and safety-related violations by persons and vehicles on the road are recorded via professionally technical devices and equipment, the officer on duty may command the stoppage of vehicles for control and handling according to regulations. If violators ask to see the images and recordings of cheir violations, the images and recordings must be shown to them if they are available right there; if the images and recordings are not yet available, they will be taken to the Processing unit for seeing;

b) If a vehicle cannot be stopped immediately for control and handling of violations according to regulations, the head of the patrol and control team shall report it to the Head of the Traffic Patrol and Control Guidance and Organization Section of the Road-Railway Traffic Police Department, the head of the traffic police section or the head of the public security office of district or higher level for notification to the vehicle owner, requesting the violator to come to the public security office at the place in which the violation is detected for settlement. During the settlement, images or recordings of the violation must be shown to the violator; and the administrative violation must be recorded in writing and handled according to regulations.

3. Control of a number of specific cases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If detecting operators of cars, tractors, special-use vehicles, motorcycles or mopeds show signs of drinking liquor or beer; use the equipment gauging the alcohol strength in their breath to examine or coordinate with a preventive medicine center of the district or higher level for examination of alcohol strength in blood. If detecting signs of narcotics use, using narcotics gauges for determination;

c) Controlling and handling vehicles carrying goods in excess of permitted tonnage

- Focusing on patrol and control right at the departure places of vehicles, near warehouses and ports and locations with scaling stations;

- Paying attention to observing the suspension systems of vehicles; examining invoices and bills of lading to detect violations. If detecting vehicles that are overloaded beyond the permitted tonnage, using tonnage scale equipped for the traffic police force or coordinating with scaling stations of agencies or units along the routes for examination and handling;

- If detecting overloading, requesting vehicles owners or operators to unload the vehicles to the prescribed tonnage before allowing the vehicles to continue their journey;

- If they deliberately refuse to abide by the request, the traffic police shall coordinate with related forces in coercing the unloading ịn accordance with law; the vehicle owners or operators are responsible for preserving the commodities and bearing all unloading costs.

d) Controlling cars carrying people in excess of the prescribed number

- Focusing on patrol and control near the departure places of cars, car stations, and passenger-receiving and releasing places:

- Personally boarding the passenger compartments for checking and publicly notifying acts of violation. Paying attention to careful examination in order to detect violations related to the technical safety of vehicles, useful life, ages of vehicle operators, fire fighting equipment, illegal operations, and lack of prescribed conditions for passenger transportation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If being informed in advance that vehicle operators are criminals or there are criminals on the vehicles, especially dangerous criminals carrying weapons, there must be specific plans and combat dispositions to be vigilant, calin, clever and actively find measures to approach and disarm the criminals ensuring safety for control officers themselves and people before carrying out the control.

e) Controlling foreigners and foreigners’ road vehicles operating on the road in the territory of the Socialist Republic of Vietnam

- Based on the provisions of the Ordinance on Diplomatic Privilege and Immunity; International Agreement on road transport and road transport Agreement already concluded between Vietnam and other countries and guiding documents.

- In case of necessity, when controlling and handling violations, there must be interpreters of the control units or the immigration agency of the Ministry of Public Security or provincial- level Public Security or the coordination from local Department of External Relations.

4. The General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety is assigned to issue according to current regulations, written notices and detailed guidelines on relevant procedures and papers to serve the control activities and handling of violations; and to urge and inspect the control and handling of violations according to regulations.

Article 17. Handling of violations

1. After control, the patrol and control officers shall notify acts of violation and their handling forms and measures as prescribed by law to vehicles operators and people on the vehicles for abiding by the control. For passenger cars of 24 or more seats, they shall personally enter the passenger compartment to notify. If no violations are detected, they shall also notify, saying: “Thank you, ladies and gentlemen, for your assistance to the police force in performing our tasks”.

2. Upon detection of violations, the patrol and control officers shall make written records of administrative violations according to regulations (except for sanctioning according to simplified procedures). Such a record must be made at least in two copies, One lo be handed to the violator or a representative of the violating organization, and one to be kept for issuance of the sanctioning decision and filing. If after the record is made and the violator or the representative of the violating organization, the witness, the victim or representative of the victim organization refuse to sign, the record maker shall write the reason therefor in the record.

3. Cases of sanctioning according to the simplified procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Administrative violations (except for sanctioning according to simplified procedures) must be recorded in writing. If they fall under their sanctioning competence, patrol and control officers shall issue sanctioning decisions; if they fall beyond their sanctioning competence (sanctioning form, additional sanction, measures to overcome consequences), these cases must be transferred to the competent persons for sanctioning.

5. Application of measures to deter administrative violations

If it is necessary to promptly deter administrative violations or to guarantee (the execution of administrative sanctioning decisions, the heads of patrol and control teams shall decide or report to competent persons for decision on the application of preventive measures (holding violators in Custody; temporary seizure of evidences and vehicles in administrative violations; body search; search of means of transport and articles; and search of places in which material evidences and means of administrative violation are hidden). The application of deterrent measures must strictly comply with the law on handling of administrative violations.

Chapter VI.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 18. Effect

This Circular takes effect on December 22, 2012, and replaces Circular No. 27/2009/TT- BCA (CU) of May 6, 2009, of the Minister of Public Security, defining the tasks, powers, forms and contents of patrol and control of the road traffic police.

Article 19. Implementation responsibility

1. The Director-General of the General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety shall direct, inspect and guide the implementation of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Monitoring, guiding, inspecting and urging the implementation of this Circular;

b) Compiling documents for professional training on patrol, control and handling of administrative violations related to road traffic order and safety;

c) Organizing the training, examination and assessment of results of processional training in patrol, control and handling of administrative violations related to road traffic order and safety for officers of the Road-Railway Traffic Police Department and leaders and commanders of traffic police units throughout the country.

3. Directors of provincial-level Public Security Departments shall:

a) Organize professional training in patrol, control and handling of administrative violations related to road traffic order and safety for traffic police officers under their respective management according to training documents developed by the Road-Railway Traffic Police Department;

b) Direct and organize the patrol, control and handling of administrative violations related to road traffic according to this Circular.

4. The directors general, heads of units under the Ministry of Public Security, the Director of the Road-Railway Traffic Police Department, directors of provincial-level Public Security Departments and directors of provincial-level Fire-Fighting Police Departments shall organize the implementation of this Circular.

The public security offices of units and localities shall report any problems arising in the course of implementation of this Circular to the Ministry of Public Security (via the General Department of Police for Administrative Management of Social Order and Safety) for timely guidance.-

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

MINISTER
SENIOR-LIEUTENANT GENERAL




Tran Dai Quang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 65/2012/TT-BCA of October 30, 2012, stipulating tasks, powers, forms and contents of patrol and control of the road traffic police

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.101

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!