TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
6324:2010
ASTM
D 189-06e1
SẢN PHẨM DẦU MỎ - XÁC ĐỊNH CẶN CACBON - PHƯƠNG PHÁP
CONRADSON
Standard test
method for conradson carbon residue of petroleum products
Lời nói đầu
TCVN 6324:2010 thay thế cho
TCVN 6324:2006
TCVN 6324:2010 chấp nhận
hoàn toàn tương đương với ASTM D 189-06e1 Standard
test method for conradson carbon residue of petroleum products với sự cho
phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA.
Tiêu chuẩn ASTM D 189-06e1 thuộc bản quyền của ASTM quốc tế.
TCVN 6324:2010 do Tiểu ban
kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC2 Nhiên liệu lỏng - Phương
pháp thử biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
SẢN PHẨM DẦU
MỎ - XÁC ĐỊNH CẶN CACBON - PHƯƠNG PHÁP CONRADSON
Standard test
method for conradson carbon residue of petroleum products
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định
phương pháp xác định lượng cặn cacbon (Chú thích 1) còn lại sau khi làm bay hơi
và nhiệt phân dầu,
nhằm đưa ra một
số chỉ dẫn về xu hướng
tạo cốc của dầu đó. Tiêu chuẩn này thường áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ
tương đối khó bay hơi, bị phân hủy một phần khi chưng cất ở áp suất thường. Các
sản phẩm dầu mỏ chứa các thành phần tạo tro, khi được xác định theo TCVN 2690
(ASTM D482) hoặc IP Phương pháp 4 sẽ cho giá trị cặn cacbon cao hơn giá trị thực
tùy theo lượng tro tạo thành (Chú thích 2 và
Chú thích 4).
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ cặn
cacbon dùng trong tiêu
chuẩn
này để
chỉ
cặn cacbon được tạo nên sau khi làm bay hơi và nhiệt
phân sản phẩm dầu mỏ trong
các điều kiện quy định
của tiêu chuẩn này. Cặn
không phải chứa toàn là cacbon mà còn chứa cốc và có thể tiếp tục bị biến đổi do quá trình nhiệt phân. Thuật ngữ cặn cacbon
được tiếp tục sử dụng chỉ đơn thuần là do tính sử dụng rộng rãi của nó.
CHÚ THÍCH 2: Các giá trị thu được theo
tiêu chuẩn này về trị số không
giống như các giá trị thu được khi xác định theo TCVN 6018 (ASTM D 524). Tuy chúng xấp xỉ bằng nhau (xem Hình A1.1),
nhưng không áp dụng được cho tất cả các loại
vật liệu đem thử,
vì phép thử cặn
cacbon được áp dụng cho rất nhiều loại sản phẩm dầu mỏ.
CHÚ THÍCH 3: Các kết quả
thử nghiệm theo tiêu chuẩn này
tương đương với kết quả của tiêu chuẩn ASTM D 4530 (xem Hình A.1.2)
CHÚ THÍCH 4: Trong nhiên
liệu điêzen, sự có mặt của các ankyl nitrat như amyl nitrat, hexyl nitrat,
octyl nitrat làm cho
giá trị cặn
cacbon cao hơn giá trị thu được trong nhiên liệu chưa xử lý. Điều này dẫn đến kết luận sai về xu hướng tạo cốc trong nhiên liệu. Sự
có mặt của ankyl
nitrat trong nhiên liệu có
thể
phát hiện được bằng phương
pháp thử ASTM D 4046.
1.2. Các giá trị tính theo hệ SI
là giá trị tiêu chuẩn.
Các giá trị trong ngoặc đơn dùng để tham khảo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết để áp dụng
tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản
được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 2690 (ASTM D 482), Sản phẩm dầu
mỏ - Xác định
hàm lượng tro.
TCVN 6018 (ASTM D 524), Sản phẩm dầu mỏ - Xác định
cặn cacbon bằng phương pháp Ramsbottom.
TCVN 6777 (ASTM D 4057) Dầu
mỏ và sản phẩm dầu mỏ
- Phương pháp lấy mẫu thủ
công.
ASTM D 4046, Test method for alkyl
nitrate in diesel fuels by spectrophotometry (Phương pháp xác định ankyl nitrat
trong nhiên liệu điêzen bằng phương pháp quang phổ).
ASTM D 4175, Terminology relating
to petroleum, petroleum products and
lubricants (Thuật ngữ liên quan đến dầu mỏ, Sản phẩm dầu
mỏ và chất bôi trơn).
ASTM D 4177, Practice for automatic
sampling of petroleum and petroleum products (Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ -
Phương pháp lấy mẫu tự động).
ASTM D 4530, Test method for
determination of carbon residue (Micro method) (Phương pháp xác định cặn cacbon
(Phương pháp Micro)).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ASTM E 133, Specification for
distillation equipment (Thiết bị chưng cất - Yêu cầu kỹ thuật).
3. Thuật ngữ, định
nghĩa
3.1. Cặn cacbon (carbon
residue)
Cặn được tạo thành do quá trình bay
hơi và nhiệt phân của các hợp chất chứa cacbon.
3.1.1. Giải thích: Cặn không phải
chứa toàn là cacbon mà còn chứa cốc và có thể tiếp tục bị biến đổi do quá trình nhiệt phân cacbon. Thuật ngữ cặn
cacbon vẫn được dùng do tính sử dụng rộng rãi của nó.
4. Tóm tắt phương
pháp
Cho một lượng mẫu đã cân trước vào
chén nung rồi tiến hành chưng phân hủy. Phần cặn trong mẫu trải qua các phản ứng
cracking và cốc hóa khi được xử lý tại nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian
xác định. Sau khi kết thúc quá trình xử lý nhiệt theo quy định, chén nung có chứa
cặn cacbon được để nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Cặn cacbon còn lại tính
theo phần trăm so với lượng mẫu ban đầu và được gọi là cặn cacbon Conradson.
5. Ý nghĩa và ứng dụng
5.1. Giá trị cặn cacbon của
nhiên liệu đốt được dùng để đánh giá sơ bộ về mức độ tạo cặn của nhiên liệu
trong các đèn đốt dạng bình hoặc dạng ống. Tương tự như vậy, giá trị cặn cacbon
của nhiên liệu điêzen trong
trường hợp không chứa alkyl nitrat (hoặc nếu có thì việc thử nghiệm
sẽ được thực hiện trên nhiên liệu gốc không có phụ gia) thì cặn cacbon của
nhiên liệu điêzen sẽ xấp xỉ tỷ lệ với cặn tạo ra trong buồng đốt nhiên liệu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3. Giá trị cặn cacbon của gazoin được sử dụng như một chỉ dẫn trong
việc sản xuất khí từ gazoin,
trong khi giá trị cặn cacbon của cặn dầu thô, dầu xyranh và dầu nhờn lại rất có
ích trong sản xuất dầu bôi trơn.
6. Thiết bị và dụng cụ (xem Hình 1)
6.1. Chén sứ
Miệng rộng, tráng men, hoặc chén oxit
silic chịu nhiệt; dung tích từ 29 mL đến 31 mL, đường kính miệng từ 46 mm đến 49
mm.
6.2. Chén sắt
Chén sắt Skidmore, có vành và uốn
tròn, dung tích từ 65 mL đến 82 mL, đường kính trong của vành từ 53 mm đến 57 mm, đường kính ngoài từ 60 mm đến 67 mm,
cao từ 37 mm đến 39 mm, có nắp đậy, không có ống thông hơi, đóng mở theo chiều
thẳng đứng. Miệng ngang có kích thước khoảng 6,5 mm, cần được giữ sạch. Đáy phẳng
có đường kính ngoài từ 30 mm đến 32 mm.
6.3. Chén sắt
Chén sắt tròn có nắp; đường kính ngoài của miệng chén từ 78 mm đến 82 mm, cao
58 mm đến 60 mm và độ dày xấp xỉ
0,8 mm. Rải khoảng 25 mL cát khô thành lớp phẳng ở đáy chén này trước mỗi lần
thử hoặc rải dày vừa đủ
để khi đặt chén Skidmore đã đậy nắp vào trong chén này thì vừa sát với nắp chén.
6.4. Giá đỡ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kích thước tính bằng
milimét
Hình 1 - Thiết
bị xác định cặn
Conradson
6.5. Nắp chụp
Nắp chụp tròn bằng sắt đường
kính từ 120 mm
đến 130 mm, thân dưới thẳng đứng có chiều cao từ 50 mm đến 53 mm; phía trên có ống
khói cao từ 50 mm đến 60 mm, đường kính trong từ 50 mm đến 56 mm, ống
khói gắn với phần thân dưới qua một phần trung gian hình nón cụt.
Chiều cao toàn bộ của nắp chụp từ 125 mm
đến 130 mm. Nắp chụp có thể làm bằng tấm kim loại theo đúng kích thước nêu
trên. Để xem mức cho chiều cao ngọn lửa ở trên ống khói, hàn một cầu nối bằng một
dây thép hoặc dây niken - crom có đường kính khoảng 3 mm, cao 50 mm ở trên đỉnh của ống
khói.
6.6. Vỏ cách nhiệt
Dùng khuôn chịu nhiệt, vòng đai cách
nhiệt hoặc một hộp kim loại rỗng, tròn có đường kính 150 mm đến 175 mm,
nếu là hình vuông thì có cạnh từ 150 mm đến 175 mm, dày 32 mm đến 38 mm, có một lỗ hình côn được
đánh đai kim loại xuyên qua chính giữa; đường kính đáy 83 mm, và đường kính đỉnh 9 mm.
Trong trường hợp đai chịu lửa không dùng bằng dây kim loại thì dùng bằng vật liệu cứng
chịu nhiệt.
CHÚ THÍCH 5: Không có thông tin về loại cách
nhiệt được sử dụng trong phép thử liên phòng để
có được độ chụm nêu trong Điều 13.
6.7. Đèn đốt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Lấy mẫu
Mẫu được lấy theo TCVN 6777 (ASTM D 4057) và
ASTM D 4177.
8. Cách tiến hành
8.1. Lắc kỹ mẫu thử, đầu
tiên làm nóng mẫu ở nhiệt độ 50 °C ± 10 °C trong 0,5 h để giảm độ nhớt của mẫu
nếu cần. Cần lọc mẫu ngay lập tức sau khi làm nóng và lắc mẫu qua sàng kích cỡ
100 mesh. Cân 10 g mẫu dầu cần thử nghiệm không chứa hơi ẩm và các chất
lơ lửng với độ
chính xác đến 5 mg, cho vào chén sứ hoặc chén thạch anh đã cân bì trước trong
đó có sẵn hai hạt thủy tinh đường kính khoảng 2,5
mm. Đặt chén này vào giữa chén Skidmore, san phẳng lớp cát rải trong
chén sắt ngoài và đặt chén Skidmore lên chính giữa lớp cát đó. Đậy nắp cả hai
chén Skidmore và chén sắt, riêng nắp chén sắt chỉ đậy hờ để cho hơi thoát ra tự do.
8.2. Đặt giá đỡ tam giác
làm bằng dây niken - crom trần lên giá đỡ hoặc vòng đỡ thích hợp rồi đặt tấm
cách nhiệt lên giá đỡ. Sau đó đặt chén sắt ở giữa tấm cách nhiệt sao cho đáy của
nó nằm trên mặt của giá đỡ tam giác, và đậy toàn bộ bằng chụp sắt để nhiệt
được phân bố đồng đều trong suốt quá trình
thử (xem Hình 1).
8.3. Dùng đèn Meker để đốt
với ngọn lửa cao và mạnh, sao cho khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đốt đến lúc mẫu
bắt cháy là (10 ± 1,5) min (thời gian ngắn hơn thì mẫu sẽ bay hơi quá
nhanh gây nên sủi bọt hoặc ngọn lửa quá cao). Khi khói xuất hiện ở phía
trên ống khói, nhanh chóng di chuyển
hoặc nghiêng đèn sao cho ngọn lửa dọi vào thành chén để đốt cháy hơi. Sau đó tạm
thời bỏ đèn ra ngoài, và trước khi đặt đèn trở lại cần điều chỉnh bằng cách
vặn van trên ống dẫn khí đốt sao cho
hơi cháy đều đặn với ngọn lửa trên ống khói, nhưng không vượt quá cầu bắt ngang của sợi
dây làm mức. Nếu cần thiết, phải tăng nhiệt khi không thấy ngọn lửa cháy trên ống
khói. Thời gian đốt hơi sẽ là (13 ± 1) min. Nếu không thể đạt được cả hai yêu cầu
về thời gian đốt
và ngọn lửa thì yêu cầu về thời gian đốt là quan trọng hơn.
8.4. Khi hơi ngừng cháy và
quan sát không thấy còn khói xanh thì điều chỉnh lại đèn đốt và duy trì việc cấp
nhiệt như ban đầu để đáy và phần dưới của chén sắt ngoài có màu đỏ
tím, duy trì như vậy đúng 7 min. Tổng thời gian đốt là (30 ± 2) min, trong đó
đã tính đến giới hạn thêm vào theo các dung sai cho phép của giai đoạn trước bắt cháy và giai đoạn đốt.
Việc thử nghiệm chính xác theo
đúng chỉ dẫn sẽ không gặp khó
khăn khi sử dụng đèn khí đúng loại đã nêu và dùng khí đốt là loại khí đốt dân dụng
(từ 20 MJ/m3 đến 40 MJ/m3),
với điều kiện đỉnh của đèn
khí cách đáy chén nung 50 mm. Đối với bất cứ loại đèn đốt và khí đốt nào được sử
dụng cho phép thử đều phải quan sát các khoảng thời gian quy định cho từng giai
đoạn của phép thử.
8.5. Tắt đèn đốt
và để cho thiết
bị nguội cho đến
khi không còn khói và sau đó mở nắp trên chén
Skidmore (sau khoảng 15 min). Dùng cặp đã hơ nóng gắp chén sứ hoặc chén thủy
tinh ra, đặt vào bình hút ẩm, để nguội rồi
cân. Tính phần trăm cặn cacbon theo lượng mẫu ban đầu.
9. Quy trình xác định
cặn cacbon lớn hơn 5 %
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.2. Khi cặn cacbon thu
được theo quy trình mô tả ở Điều 8 (sử dụng
10 g mẫu) vượt quá 5 %, quá trình thí nghiệm sẽ có nhiều khó
khăn do mẫu bị sôi. Còn có khó khăn phức tạp với những mẫu sản phẩm nặng vì nó khó khử nước.
9.3. Đối với mẫu có cặn
cacbon lớn hơn 5 % và nhỏ hơn 15 % thu được theo quy trình mô tả ở Điều
8, thì tiến hành kiểm
tra lại với lượng mẫu 5 g ± 0,5 g cân chính xác đến 5 mg. Trong trường hợp kết
quả thu được lớn hơn 15 % thì tiến hành lại phép thử với lượng mẫu 3 g ± 0,1 g, cân
chính xác đến 5 mg.
9.4. Nếu mẫu bị sôi trào,
thì giảm lượng mẫu đến 5 g, nếu cần thì có thể giảm tiếp đến 3 g để tránh sôi trào.
9.5. Khi lượng mẫu sử dụng là
3 g, có thể không khống
chế được thời gian trước bắt cháy và thời gian đốt hơi trong giới hạn nêu ở 8.3.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, kết quả sẽ không chính xác.
10. Quy trình xác định
cặn cacbon có trong cặn chưng cất 10 %
10.1. Quy trình này áp dụng cho dầu chưng cất sáng mầu,
như FO ASTM No.1 và No.2.
10.2. Lắp thiết bị chưng cất
theo mô tả trong ASTM E 133 sử dụng bình cất D (dung tích bầu 250 mL), tấm đỡ bình cất có đường
kính lỗ 50 mm, và ống đong C (dung tích 200 mL). Tuy không bắt buộc, nhưng nên
dùng nhiệt kế chưng cất ASTM loại 8F hoặc 8C như quy định trong ASTM E 1 hoặc
Nhiệt kế chưng cất IP loại 6C quy định trong tiêu chuẩn kỹ thuật nhiệt kế IP.
10.3. Cho lượng mẫu khoảng
200 mL ở nhiệt độ từ 13 °C đến 18 °C vào trong bình cất. Duy trì bể ngưng tại 0 °C đến
4 °C (đối với một số loại dầu có thể cần thiết phải
giữ ở 38 °C đến 60 °C để tránh các chất sáp đọng lại trong ống ngưng). Dùng ống đong
đã sử dụng để lấy mẫu nhưng không cần rửa sạch để hứng phần thu hồi và đặt sao cho
đầu ống ngưng không chạm vào thành của ống đong.
10.4. Cấp nhiệt cho bình cất
với tốc độ không đổi điều chỉnh sao cho giọt đầu tiên của chất lỏng ngưng tụ
rơi khỏi ống ngưng sau khoảng thời gian từ 10 min đến 15 min kể từ khi bắt đầu cấp nhiệt. Sau
khi giọt đầu tiên đã rơi, dịch chuyển ống hứng sao cho miệng của ống ngưng chạm
vào thành của ống đong. Sau đó điều chỉnh nhiệt sao cho quá trình chưng cất tiếp tục với tốc độ không đổi từ
8 mL/min đến 10 mL/min. Tiếp tục
cất cho đến khi thu được 178 mL chất lỏng ngưng tụ, sau đó ngừng cấp nhiệt để
cho phần ngưng chảy đến khi thu được 180 mL chất lỏng (90 % chất lỏng trong
bình cất) tại ống đong.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.6. Khi cặn chưng cất còn nóng đủ
để chảy tự do, cho 10 g ± 0,5 g cặn vào trong một chén dùng để xác định cặn
cacbon đã cân bì trước. Sau khi để nguội, xác định khối lượng của mẫu chính xác đến 5 mg rồi tiến hành xác định
cặn cacbon theo quy trình đã nêu ở Điều 8.
11. Tính toán kết quả
Cặn cacbon của mẫu hoặc cặn cacbon có
trong cặn chưng cất 10 % (X) được
tính bằng phần
trăm khối lượng theo công thức
X = (A x 100) / W
trong đó
A là khối lượng cặn cacbon, tính bằng
gam;
W là khối lượng mẫu, tính bằng gam.
12. Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả thu được là cặn cacbon
Conradson, tính bằng phần trăm khối lượng hoặc cặn cacbon Conradson có trong cặn
chưng cất 10 %, tính bằng phần trăm khối lượng, theo tiêu chuẩn TCVN 6324 (ASTM
D 189).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.1. Độ chụm
Độ chụm của phương pháp này được xác định
bằng cách thống kê các kết quả thử giữa các phòng thử nghiệm liên phòng như
sau:
13.2. Độ lặp lại
Sự khác nhau giữa hai kết quả thử nghiệm
liên tục thu được từ cùng một thí nghiệm viên tiến hành với cùng một thiết bị
trong cùng các điều kiện thử, trên cùng một mẫu thử, tiến hành nhiều lần với
thao tác chuẩn xác như phương pháp thử đã quy định, cho phép chỉ một trong hai mươi
trường hợp được vượt các giá trị nêu trên Hình 2.
13.3. Độ tái lập
Sự chênh lệch giữa hai kết quả đơn lẻ
và độc lập thu được do các thí nghiệm viên khác nhau tiến hành ở những phòng thí nghiệm khác
nhau, trên cùng một mẫu thử, trong một thời gian dài, với thao tác bình thường và
chính xác theo
phương pháp thử, chỉ một trong
hai mươi trường hợp được vượt giá trị nêu trên Hình 2.
CHÚ THÍCH 6: Độ chụm dựa trên cơ sở phát triển số liệu sử dụng đơn vị inch-pound,
xem ASTM D 189-76.
13.4. Độ chệch
Phương pháp thử này dựa trên các kết
quả thực nghiệm và không biểu thị độ chệch.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH:
Log r = - 0,91666 + 0,82504 Log x + 0,08239
(Log x)2
Log R = - 0,62668 +
0,72403 Log x + 0,10730
(Log x)2
x là giá trị trung bình của các kết
quả đang so sánh
Hình 2 - Độ chụm
Phụ lục A
(Tham khảo)
A.1 Thông tin
về sự tương quan của kết quả cặn cacbon được xác định theo các phương pháp ASTM
D 189 (TCVN 6324) và ASTM D 524 (TCVN 6018) và ASTM D 4530.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nên thận trọng khi sử dụng
mối tương quan gần đúng này cho các mẫu có cặn cacbon thấp.
A.1.2 Mối tương quan trực
tiếp giữa các kết quả thu được của hai phương pháp ASTM D 189 (TCVN 6324) và
ASTM D 524 (TCVN 6018) do
Ủy ban tiêu chuẩn ASTM D 02 đưa ra được
nêu trên Hình A.1.2. Số liệu chứng minh được lưu tại trụ sở ASTM.
Hình A.1.1 - Đồ thị tương
quan
Hình A.1.2 - Đồ thị tương quan các
phép thử cặn cacbon Conradson và cặn cacbon micro