UBND TỈNH AN GIANG
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 136/SXD-HĐXD
V/v triển khai thực hiện các Văn bản có liên quan đến công tác quản lý chất lượng
công trình
|
Long
Xuyên, ngày 06 tháng 4 năm 2010
|
Kính
gửi:
|
- UBND các huyện, thị xã,
thành phố;
- Các Ban Quản lý dự án cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố;
- Các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Các nhà thầu tư vấn và thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang
|
Trong thời gian qua, công tác
quản lý chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh nói chung, đã được thực hiện
tương đối đầy đủ theo các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý chất
lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được, vẫn còn
tồn tại một số thiếu sót như sau:
- Nhật ký thi công xây dựng thực
hiện chưa đúng theo theo quy định tại Điều 15 của Thông tư số 27/2009/TT-BXD
ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng như: ghi chép không sát với tình hình thực tế
tại công trình; giám sát thi công (Giám sát A) đánh giá hoặc nhận xét về tình
hình chất lượng và tiến độ thực hiện hàng ngày tại công trình; không thể hiện
khối lượng thi công thực tế tại công trình; không nêu danh sách cán bộ kỹ thuật
của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình; không đánh số trang, không
đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và xác nhận của chủ đầu tư.
- Hệ thống các biên bản nghiệm
thu lập chưa đầy đủ theo quy định như: không lập biên bản nghiệm thu hoàn thành
bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; một số biên bản không
có chữ ký của giám sát thi công (Giám sát A), đại diện nhà thầu thi công; các
biên bản nghiệm thu công việc xây dựng thể hiện không đầy đủ theo TCVN 371:2006
thường không nêu rõ tiêu chuẩn nghiệm thu, không đánh giá chất lượng của đối
tượng nghiệm thu hoặc đánh giá chất lượng sai đối tượng nghiệm thu (chẳng hạn
như: đối tượng nghiệm thu là kích thước hình học móng nhưng đánh giá chất lượng
đà kiềng);
- Không có Hệ thống quản lý chất
lượng công trình theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày
31/7/2009;
- Không đóng dấu phê duyệt bản
vẽ trước khi trước khi thi công.
- Về chất lượng bê tông: Một số
công trình vẫn còn xuất hiện hiện tượng bê tông bị rỗ mặt, bể cạnh và chiều dày
lớp bê tông bảo vệ của các cấu kiện bê tông cốt thép không đúng theo quy định.
- Về độ lệch tim trục các cột:
phần lớn các công trình sai lệch tim trục giữa cột tầng trệt và cột lầu có giá
trị sai lệch từ 1,0cm đến 3,0cm.
* Qua những tồn tại nêu trên cho
thấy, một số công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh chưa tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật về xây dựng. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
chất lượng công trình, đồng thời đảm bảo việc tổ chức triển khai thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sở Xây
dựng đề nghị các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh
triển khai thực hiện tốt các văn bản sau đây:
1. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công xây dựng; Nghị định số
49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công xây dựng;
2. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (chú
ý phần điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng);
3. Thông tư số 22/2009/TT-BXD
ngày 06/7/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết điều kiện năng lực trong hoạt
động xây dựng (Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2009 và bãi bỏ
Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD ngày 25/6/2008);
4. Thông tư số 27/2009/TT-BXD
ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng V/v hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng (Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2009 và
thay thế nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định tại Thông
tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng & điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong
hoạt động xây dựng” và phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày
15/7/2006 “Hướng dẫn lưu trữ Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây
dựng”;
5. Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD
ngày 29/12/2006 của Bộ Xây dựng V/v ban hành TCXDVN 371:2006 “Nghiệm thu chất
lượng thi công công trình xây dựng”;
6. Thông tư số 16/2008/TT-BXD
ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng V/v hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây
dựng (Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 02/10/2008 và thay thế Thông tư số
11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng”);
7. Thông tư số 33/2009/TT-BXD
ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng V/v ban hành Quy chuẩn quốc gia Phân loại, phân
cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, mã số
QCVN 03:2009/BXD (Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2010);
8. Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD
ngày 06/6/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam
“Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe” (Quyết định này
có hiệu lực thi hành từ ngày 22/6/2008);
9. Thông tư số 08/2006/TT-BXD
ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng V/v hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây
dựng (Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 06/12/2006 và thay thế Thông tư số
05/2001/TT-BXD);
10. Quyết định số
49/2008/QĐ-UBND ngày 23/12/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy
định hoạt động bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang (Quyết
định này có hiệu lực từ ngày 02/01/2009);
11. Quyết định số
73/2007/QĐ-UBND ngày 01/11/2007 của UBND tỉnh An Giang V/v phân công, phân cấp
trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn
tỉnh An Giang.
* Các văn bản nêu trên, các tổ
chức và cá nhân có thể cập nhật trên trang thông tin điện tử của Sở theo địa
chỉ www.soxaydung.angiang.gov.vn.
* Những nội dung chủ yếu cần lưu
ý trong công tác quản lý chất lượng công trình:
- Trong quá trình thực hiện phải
lựa chọn các tổ chức, cá nhân (từ công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế,...)
có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại các Điều của Chương IV của Nghị định
số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày
06/7/2009 của Bộ Xây dựng và Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008;
- Kết quả thẩm định phải được
thể hiện bằng văn bản (kết quả thẩm tra chỉ là cơ sở cho việc thẩm định trước
khi phê duyệt và không thay thế cho kết quả thẩm định của chủ đầu tư);
- Việc ký và đóng dấu phê duyệt
bản vẽ thi công trước khi triển khai thi công thực hiện theo quy định tại Điểm
b Khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 12/2009/12/02/2009 và Điều 9 của Thông tư số
27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009;
- Trong hồ sơ thiết kế cần thể
hiện rõ các tiêu chuẩn hoặc các tiêu chí kỹ thuật để làm cơ sở cho việc thí
nghiệm hoặc nghiệm thu các loại vật liệu chủ yếu (như: thép, gạch xây, ngói,
nước và các loại vật liệu cần thiết khác); phải tuân thủ theo quy định của
Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 06/6/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam “Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng
và sức khỏe”.
- Phải có giấy chứng nhận đủ
điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công
trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng (đối với các
công trình bắt buộc theo quy định của Thông tư số 16/2008/TT-BXD);
- Nhật ký thi công xây dựng (do
nhà thầu thi công xây dựng lập) thực hiện theo đúng quy định tại Điều 15 của
Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng, nhất là cần phải có
nhận xét hoặc đánh giá về tình hình chất lượng và tiến độ thực hiện công tác
xây dựng tại công trình của giám sát thi công (Giám sát A) và các nội dung cần
thiết khác;
- Việc tổ chức nghiệm thu và nội
dung các biên bản áp dụng trong quá trình nghiệm thu công trình thực hiện theo
quy định tại các Điều 23, 24, 25, 26 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ; Tiêu chuẩn
xây dựng Việt Nam (TCXDVN) 341:2006 “Nghiệm thu chất lượng thi công công trình
xây dựng”;
- Công tác giám sát tác giả
thiết kế thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 27/2009/TT-BXD
ngày 31/7/2009;
- Khi triển khai thi công xây
dựng công trình nhà thầu thi công phải lập hệ thống quản lý chất lượng công
trình theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 và Điều 12 của Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009;
- Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị
thiết kế phải lập quy trình bảo trì theo đúng quy định tại Điều 33 Nghị định
209/2004/NĐ-CP; mục 4.1 phần I của Thông tư số 08/2006/TT-BXD; Khoản 1 Điều 6 của
Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND trước khi phê duyệt
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công;
- Chủ Sở hữu, chủ quản lý sử
dụng khi tiếp nhận bàn giao công trình đưa vào sử dụng, phải thực hiện theo quy
định tại Khoản 2, Điều 17 của Thông tư số 27/2009/TT-BXD (gồm hồ sơ thiết kế,
bản vẽ hoàn công, giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực
hoặc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình (đối với công trình thuộc
dạng phải chứng nhận theo Thông tư số 16/2008/TT-BXD) các tài liệu có liên quan
tới việc vận hành, bảo hành, bảo trì và các tài liệu khác trong hồ sơ hoàn
thành công trình...). Có trách nhiệm thực hiện công tác bảo trì công trình xây
dựng theo đúng quy định tại Điều 34 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP; mục 4.2 phần
II của Thông tư số 08/2006/TT-BXD.
- Đề nghị các chủ đầu tư thực
hiện chế độ báo cáo tình hình chất lượng và công tác quản lý chất lượng công
trình theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày
31/7/2009.
- Đề nghị UBND các huyện, thị
xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Công Thương, Quản lý đô thị các huyện, thị xã,
thành phố tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về xây dựng nêu trên cho các chủ đầu tư và UBND các xã, phường, thị
trấn trên địa bàn mình quản lý, đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nêu trên.
Sở Xây dựng An Giang yêu cầu các
đơn vị thực hiện theo các quy định nêu trên. Trong quá trình thực hiện có phát
sinh khó khăn, vướng mắc phản ánh về Sở Xây dựng để trao đổi và thống nhất thực
hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Sở, ngành cấp tỉnh;
- P.CT, P.QLĐT các huyện, thị xã, thành phố (tổ chức, triển khai thực hiện);
- BGĐ Sở;
- CVP Sở;
- Lưu: VT, HĐXD.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Mai Anh Dũng
|