UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HOÀ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
156/2004/QĐ-UB
|
Nha
Trang, ngày 15 tháng 7 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ XÂY DỰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí
thuộc thẩm quyền quyết định của Hội riêng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2003/NQ-HĐND3 ngày 23/12/2003 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Khánh Hòa Khóa III - kỳ họp thứ 9 Quyết nghị về mức thu các loại phí do
địa phương quản lý;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí xây dựng áp dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-Như điều 3
-TT TU,TTHĐNN,TTUBND tỉnh
-Bộ Tài chính
-Cục Kiểm tra VBPQPL BTP.
-Lưu VP+HL
-Vụ Pháp chế-Bộ TC
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hằng
|
QUY ĐỊNH
CHẾ
ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ XÂY DỰNG
(ban hành kèm theo Quyết định số. 156 /2004/QĐ-UB ngày 15/7/2004 của UBND
tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ MỨC THU
Điều 1:
Phí xây dựng là khoản thu vào chủ đầu tư xây dựng công trình để sản xuất, kinh
doanh hoặc làm nhà ở, nhằm mục đích hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ
tầng công cộng trên địa bàn mà chủ đầu tư xây dựng công trình.
Điều 2: Phạm
vi thu phí xây dựng bao gồm:
1. Các dự án
đầu tư xây dựng mới các công trình để sản xuất , kinh doanh hoặc nhà ở chung cư
thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Hộ gia
đình hoặc cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa xây dựng mới nhà ở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
3. Các công
trình cải tạo, mở rộng, sửa chữa, phục hồi thay đổi chức năng hoặc mục đích sử
dụng dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hay nhà ở chung cư được cấp có thẩm
quyền cấp giấy phép xây dựng.
Điều 3: Đối tượng miễn thu phí xây dựng:
1 . Trụ sở
làm việc của các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, lực
lượng vũ trang và trụ sở làm việc của các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế (không nằm trong khu vực sản xuất, kinh doanh) thuộc tỉnh và Trung ương
trên địa bàn tỉnh.
2. Các công
trình kinh tế, công trình thuộc hạ tầng cơ sở và công trình công cộng được đầu
tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Các công
trình đầu tư từ nguồn đóng góp, ủng hộ hoặc biếu tặng của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước .
Điều 4:
Mức thu phí xây dựng:
Mức thu phí
xây dựng áp dụng thu theo phân loại dự án đầu tư của Quy chế Quản lý đầu tư và
xây dựng như sau:
1. Các công
trình có mức vốn xây dựng thuộc nhóm A, mức thu phí là: 0,25%/ giá trị xây lắp
công trình, bao gồm các dự án:
1.1. Các công
trình sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư của
từng công trình.
1.2. Các công
trình: Công nghiệp điện, hoá chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và
đóng tầu, lắp ráp ô tô), xi măng, khai thác, chế biến khoáng sản; các công
trình giao thông, cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ
có tổng mức vốn đầu tư trên 600tỷ đồng/dự án.
1.3. Các công
trình thuỷ lợi giao thông (khác ở điểm 1.2), cấp thoát nước và công trình hạ
tầng, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược,
thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông,
xây dựng nhà ở chung cư thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được
duyệt, có tổng mức vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng/công trình.
1.4. Các công
trình công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in, sản xuất nông, lâm, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông sản, lâm sản, có tổng mức vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng/công
trình.
1.5. Các công
trình kho tàng, văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, có tổng mức vốn đầu tư
trên 200 tỷ đồng/công trình.
2. Các công
trình xây dựng có mức vốn xây dựng thuộc nhóm B, mức thu phí là 0,5% giá trị
xây lắp công trình, bao gồm các công trình:
2.1. Các công
trình công nghiệp điện, hoá chất, phân bón chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng
tầu, lắp ráp ô tô), xi măng, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao
thông, cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ có tổng mức
vốn đầu tư từ 30 tỷ đến 600 tỷ đồng/công trình.
2.2. Các công
trình thuỷ lợi giao thông (khác ở điểm 2.1), cấp thoát nước và công trình hạ
tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính
viễn thông, xây dựng nhà ở chung cư thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi
tiết được duyệt, có tổng mức vốn đầu tư từ 20 đến 400 tỷ đồng/công trình.
2.3. Các công
trình công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thuỷ tinh, in, sản xuất nông, lâm, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông sản, lâm sản, có tổng mức vốn đầu tư 15 tỷ đến 300 tỷ
đồng/công trình
2.4. Các công
trình kho tàng, văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, có tổng mức vốn đầu tư từ
7 tỷ đến 200 tỷ đồng/công trình.
3. Các công
trình có mức vốn xây dựng thuộc nhóm C, mức thu phí là 1%/giá trị xây lắp công
trình, bao gồm các công trình:
3.1. Các công
trình công nghiệp điện, hoá chất, phân bón chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng
tầu, lắp ráp ô tô), xi măng, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao
thông, cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ có tổng mức
vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng/công trình.
3.2. Các công
trình thuỷ lợi giao thông (khác ở điểm 2.1), cấp thoát nước và công trình hạ
tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học,
hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính
viễn thông, xây dựng nhà ở chung cư thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi
tiết được duyệt, có tổng mức vốn đầu 20tỷ đồng/công trình.
3.3. Các công
trình công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in, sản xuất nông, lâm, nuôi trồng thủy
sản, chế biến nông sản, lâm sản, có tổng mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng/công
trình.
3.4. Các công
trình kho tàng, văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao có tổng mức vốn đầu tư dưới
7 tỷ đồng/ dự án.
3.5. Các công
trình cải tạo, mở rộng, sửa chữa, phục hồi, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử
dụng dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hay nhà ở được cấp có thẩm quyền
cấp giấy phép xây dựng.
4. Các công
trình là nhà ở của cá nhân và hộ gia đình ( trừ nhà ở chung cư ) , bao gồm: nhà
xây mới, nhà cải tạo hoặc sửa chữa lớn được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép xây
dựng. Mức thu phí theo phân cấp nhà Ở như sau:
4.1. Các công
trình nhà ở cấp IV mức thu là: 2.400đ/m2 xây dựng.
4.2. Các công
trình nhà ở cấp II và cấp III mức thu là: 3.000đ/m2 xây dựng.
5. Ngoài việc
chịu phí xây dựng, chủ đầu tư xây dựng công trình vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ
về tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
THU, NỘP, QUAI LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ XÂY DỰNG
Điều 5: Tổ
chức thu, nộp phí:
1. Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thu phí xây dựng đối với
tất cả các dự án, các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý. Cụ thể như sau:
- Đối với các
dự án đầu tư nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, hoặc để ở thu phí đối với chủ
đầu tư xây dựng công trình.
- Đối với nhà
ở của cá nhân và hộ gia đình, thu phí đối với cá nhân và chủ hộ gia đình có
công trình xây dựng.
2. Việc tính
toán thu phí xây dựng thực hiện như sau:
- Đối với các
công trình xây dựng có tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì thu
phí trên giá trị dự toán xây lắp trước thuế (không bao gồm giá trị thiết bị lắp
đặt). Đối với các công trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa lớn nếu không có tổng
dự toán thì căn cứ vào diện tích cải tạo, sửa chữa và định mức chi phí xây dựng
theo quy định hiện hành để tính thu phí thẹo tỷ lệ % quy định.
- Đối với
công trình nhà ở của cá nhân, hộ gia đình thu phí theo diện tích cải tạo, sửa
chữa lớn hoặc xây mới.
Điều 6:
Chứng từ thu phí:
Chứng từ thu
phí xây dựng do cơ quan Thuế phát hành. Việc cấp phát, quyết toán biên lai thu
phí xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 7:
Quản lý và sử dụng phí xây dựng:
Số tiền phí
xây dựng thu được, ngân sách xã, phường, thị trấn được hưởng 100% và được quản
lý, sử dụng như sau:
1. Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn được trích 10% trên tổng số tiền phí thu được để
chi cho các nội dung sau:
- 7% chi bồi
dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện việc thu phí.
- 3% chi bồi
dưỡng cho các cá nhân, bộ phận có liên quan đến việc thu phí.
Các khoản chi
phí như : mua văn phòng phẩm, biên lai, ấn chỉ... phục vụ cho việc thu phí xây
dựng do ngân sách xã, phường, thị trấn đài thọ.
2. Số tiền
90% còn lại nộp vào ngân sách dùng để chi đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ
tầng công cộng trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Không sử dụng vào mục đích
khác.
3. Số tiền
phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản tiền gửi của ngân sách xã,
phường, thị trấn tại Kho bạc nhà nước. Định kỳ hàng tháng tổng hợp số tiên phí
thu được, sau khi trừ tỷ lệ % được trích để lại, số còn lại nộp vào ngân sách
xã, phường, thị trấn theo Chương 160D , loại 10, khoản 05 mục 034, tiểu mục 03
mục lục ngân sách nhà nước.
4. Hàng năm,
ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phải lập dự toán thu, chi phí xây dựng
trong dự toán thu, chi ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện
hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8: Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thu,
nộp phí xây dựng đúng các quy định tại Quyết định này.
Điều 9: Trách
nhiệm của cơ quan Thuế và cơ quan Tài chính:
1. Cơ quan
Thuế các cấp có trách nhiệm cấp phát biên lai thu phí, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện thu, nộp phí xây dựng đúng quy định hiện hành.
2. Cơ quan
Tài chính các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán thu, chi
phí xây dựng theo đúng Pháp luật tài chính hiện hành.
Quá trình
thực hiện nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài
chính để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.