TIÊU CHUẨN VIỆT
NAM
TCVN 6826
: 2001
ISO
11733 : 1995
CHẤT
LƯỢNG NƯỚC - ĐÁNH GIÁ SỰ KHỬ VÀ SỰ PHÂN HUỶ SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC - THỬ MÔ PHỎNG BÙN HOẠT HOÁ
Water quality - Evaluation of the elimination and biodegradability of organic
compounds in an aqueous medium - Activated sludge simulation test
Lời nói đầu
TCVN 6826 : 2001 hoàn toàn tương đương với
ISO 11733 : 1995;
TCVN 6826 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13
Các phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐÁNH GIÁ SỰ LOẠI TRỪ
VÀ SỰ PHÂN HỦY SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC - THỬ MÔ
PHỎNG BÙN HOẠT HOÁ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CẢNH BÁO - CHÚ Ý AN TOÀN - Bùn hoạt hoá và nước
thải có thể chứa sinh vật gây bệnh. Do đó hết sức chú ý khi tiếp xúc với chúng.
Cần cẩn thận khi làm việc với những chất thử độc và hoá chất thử khi chưa biết
rõ các đặc tính của chúng.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đánh giá
sự loại trừ và sự phân huỷ sinh học các hợp chất hữu cơ ở nồng độ đã cho, do vi
sinh vật hiếu khí. Các điều kiện được mô tả mô phỏng trạm xử lý nước thải. Phương
pháp này áp dụng cho các hợp chất hữu cơ đáp ứng được các điều kiện sau:
a) có thể hoà tan trong nước ở nồng độ thử đã
chọn;
b) có thể phân tán tốt trong nước và cho phép
đo được cacbon hữu cơ hoà tan (DOC);
c) không bay hơi hoặc có áp suất hơi không
đáng kể;
d) không gây ức chế các vi sinh vật của chất
cấy ở nồng độ thử đã chọn;
Sự ức chế có thể xác định được bằng phương pháp
thử thích hợp [thí dụ, xem TCVN 6226: 1996
(ISO 8192:1986)].
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TCVN 6491 : 1999 (ISO 6060 : 1989) Chất lượng
nước - Xác định nhu cầu oxi hoá học.
TCVN 6226 :1996 (ISO 8192 :1986) Chất lượng nước
– Thử ức chế khả năng tiêu thụ oxi của bùn hoạt hoá.
TCVN 6634 : 2000 (ISO 8245 : 1987) Chất lượng
nước – Hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC).
TCVN 6827 : 2001 (ISO 9408:1991) Chất lượng nước
- Đánh giá sự phân hủy sinh học hiếu khí hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong
môi trường nước bằng cách phân tích nhu cầu oxi trong máy đo hô hấp kín.
TCVN 6489 : 1999 (ISO 9439 : 1990) Chất lượng
nước - Đánh giá khả năng phân hủy sinh học hiếu khí “hoàn toàn” của các chất hữu
cơ trong môi trường nước. Phương pháp dựa trên sự phân tích cacbon dioxit được
giải phóng.
ISO 9888 : 1991 Chất lượng nước - Đánh giá sự
phân huỷ sinh học hiếu khí các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước - Phép thử
tĩnh (phương pháp Zahn-Wellens).
TCVN 6494 - 2 : 2000 (ISO 10304 – 2 : 1995) Chất
lượng nước - Xác định các anion hoà tan bằng phương pháp sắc ký lỏng ion - Phần
2 : Xác định brom, clorua, nitrat, nitrit, octophosphat và sunfat trong nước
thải.
ISO 10634 :1995 Chất lượng nước - Hướng dẫn chuẩn
bị và xử lý các chất hữu cơ khó tan trong nước để đánh giá sự phân huỷ sinh học
của chúng trong môi trường nước.
ISO 11732 Chất lượng nước - Xác định nitơ
amoni bằng phân tích dòng và phát hiện bằng đo phổ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3 Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa
sau đây:
3.1 Sự phân huỷ sinh học hoàn toàn : Mức phân
huỷ đạt được khi các hợp chất thử bị phân huỷ hoàn toàn bởi các vi sinh vật tạo
thành cacbon dioxit, nước, muối khoáng và các thành phần tế bào vi sinh vật mới
(sinh khối).
3.2 Sự phân huỷ sinh học ban đầu
Mức phân huỷ đạt được khi hợp chất thử bị
thay đổi cấu trúc, không phải vô cơ hoá mà do kết quả hoạt động của vi sinh
vật.
3.3 Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Lượng chất rắn thu được bằng cách lọc hoặc ly
tâm một thể tích đã biết của bùn hoạt hoá dưới các điều kiện qui định và sấy ở
1050C đến khối lượng không đổi.
3.4 Phơi nhiễm trước: ủ trước chất cấy với
hợp chất thử nhằm cải thiện khả năng của chất cấy để phân huỷ hợp chất thử. Nếu
đạt được mục đích này thì chất cấy được coi là đã thích ứng.
4 Nguyên tắc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hai thiết bị thử liên tục (trạm bùn hoạt hoá
hoặc các bình thấm) được tiến hành song song dưới cùng điều kiện thử, với thời
gian lưu nước trung bình là 6 h và thời gian sử dụng bùn trung bình từ 6 ngày đến
10 ngày. Hợp chất thử được bổ sung thường xuyên ở nồng độ từ 10 mg/l DOC đến 20
mg/l DOC cho một trong hai thiết bị thử (môi trường hữu cơ); còn thiết bị kia được
dùng làm thiết bị kiểm tra để xác định sự phân huỷ của môi trường hữu cơ.
Thông thường, các mẫu được lấy sau xử lý thì
DOC hoặc nhu cầu oxi hoá học (COD) và / hoặc nếu cần, cả nồng độ hợp chất thử
đều được đo bằng phép phân tích riêng. Chênh lệch giữa các nồng độ trong mẫu
thử sau xử lý của thiết bị thử và thiết bị kiểm tra so với nồng độ của hợp chất
thử trước xử lý được dùng để xác định sự loại trừ của hợp chất thử. Dựa vào các
đặc tính loại trừ có thể xác định được giá trị phân huỷ sinh học.
5 Môi trường thử
Tiến hành thử trong ánh sáng khuếch tán hoặc
nơi tối, trong môi trường cách ly không có chất bay hơi làm hại đến các vi sinh
vật và ở nhiệt độ khống chế từ 20oC đến 25oC. Đối với các mục đích đặc biệt thì
cho phép sử dụng khoảng nhiệt độ thử khác.
6 Thuốc thử và vật
liệu
6.1 Nước máy, chứa ít hơn 3 mg/l DOC.
6.2 Nước đã loại ion, chứa ít hơn 2 mg/l DOC.
6.3 Môi trường hữu cơ
Cho phép sử dụng nước thải tổng hợp, nước
thải sinh hoạt hoặc hỗn hợp của chúng làm môi trường hữu cơ. Nên xác định trước
độ axit và độ kiềm của môi trường hữu cơ này. Đo nồng độ DOC hoặc COD trong
từng mẻ môi trường hữu cơ mới.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pepton 160
mg
Cao thịt 110
mg
Ure 30
mg
Kali dihydrophosphat khan (KH2PO4) 28
mg
Natri clorua (NaCl) 7
mg
Canxi clorua ngậm 2 nước (CaCl2.2H2O)
4 mg
Magie sunfat ngậm 7 nước (MgSO4.7H2O) 2
mg
Nước máy (6.1) 1
lít
Nước thải tổng hợp này là một thí dụ và có
nồng độ DOC ở khoảng 100 mg/l. Cách khác, sử dụng các thành phần có nồng độ DOC
xấp xỉ nồng độ của nước thải thực tế.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.2 Nước thải sinh hoạt
Sử dụng nước thải sinh hoạt mới đã để lắng và
nếu cần, phải trung tính và không chứa các hạt thô. Nước thải có thể được lưu giữ
vài ngày ở 4oC nếu đảm bảo được rằng DOC hoặc COD giảm không đáng kể (tức là
nhỏ hơn 20%) trong suốt quá trình lưu giữ.
6.3.3 Môi trường hữu cơ được đệm
Chất đệm thích hợp có thể bổ sung vào nước
thải sinh hoạt có độ axit hoặc độ kiềm thấp hoặc nước thải tổng hợp được chuẩn
bị từ nước máy có độ axit hoặc độ kiềm thấp, thí dụ như chất đệm cacbonat hoặc
phosphat được bổ sung để duy trì pH trong bình sục khí trong suốt quá trình thử
ở khoảng 7,5 ± 0,5. Trong trường hợp này, thí dụ : cho thêm 196 mg natri hidro
cacbonat (NaHCO3) hoặc 1,5 g kali dihidro phosphat (KH2PO4)
vào 1 lít môi trường hữu cơ. Lượng chất đệm cần thêm vào là bao nhiêu và lúc
nào cần, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vào độ axit hoặc độ kiềm của môi
trường hữu cơ và giá trị pH đo được trong bình sục khí.
6.4 Hợp chất thử
Chuẩn bị một dung dịch có nồng độ thích hợp,
thí dụ : 5 g/l hợp chất thử trong nước đã loại ion (6.2).
Xác định DOC và cacbon hữu cơ tổng số (TOC)
của dung dịch gốc và lặp lại phép đo đối với từng mẻ mới. Nếu chênh lệch giữa
DOC và TOC lớn hơn 20%, thì kiểm tra độ hoà tan trong nước của hợp chất thử ở
nồng độ thử mong muốn. So sánh DOC hoặc nồng độ hợp chất thử, đo được bằng phép
phân tích đặc biệt của dung dịch gốc với giá trị lý thuyết để chắc chắn rằng độ
thu hồi phân tích đã đạt được (thông thường có thể đạt > 90%) . Cần khẳng
định, đặc biệt đối với sự phân tán, DOC có thể được sử dụng làm thông số phân
tích hay không hoặc chỉ có thể sử dụng một kỹ thuật phân tích đặc biệt đối với
chất thử. Việc ly tâm các mẫu là cần thiết cho sự phân tán.
Đối với từng mẻ mới, đo DOC, COD hoặc nồng độ
hợp chất thử bằng các phép phân tích cụ thể.
Xác định pH của dung dịch gốc. Các giá trị pH
cao cho thấy hợp chất thử có thể ảnh hưởng đến pH của bùn hoạt hoá trong hệ
thống thử. Trong trường hợp này, trung hoà dung dịch gốc đến pH 7 ± 0,5 bằng
các lượng nhỏ axit vô cơ hoặc bazơ, nhưng tránh để hợp chất thử kết tủa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.1 Hệ thống thử
Hệ thống thử cho một hợp chất thử gồm một
thiết bị thử và một thiết bị kiểm tra. Một thiết bị kiểm tra có thể được dùng
cho vài thiết bị thử. Trong trường hợp kết hợp (xem 8.2) sử dụng một thiết bị
kiểm tra cho từng thiết bị thử. Hệ thống thử phải là loại thiết bị xử lý bùn
hoạt hoá hoặc bình thấm (xem phụ lục A). Trong cả hai trường hợp, cần có các
bình bảo quản với đủ kích cỡ cho nước thải trước và sau xử lý, và các loại bơm
để định lượng nước thải trước khi xử lý.
Mỗi một thiết bị xử lý bùn hoạt hoá gồm có
bình sục khí có dung tích khoảng 3 lít cho bùn hoạt hoá và bộ tách (bộ lọc thứ
cấp) chứa được khoảng 1,5 lít. Cho phép sử dụng các bình có các cỡ khác nhau
nếu chúng hoạt động có các tải thuỷ lực tương thích. Nếu không thể giữ được
nhiệt độ thử trong phòng thử nghiệm nằm trong phạm vi mong muốn thì nên sử dụng
các bình được bọc nước để điều nhiệt. Dùng bơm định lượng hoặc bơm khí nén để
chuyển tuần hoàn liên tục hoặc gián đoạn bùn hoạt hoá từ máy tách sang bình sục
khí.
Hệ thống bình thấm gồm ống đong xốp bên trong
có đáy hình nón, đặt trong một bình rộng hơn có hình dáng tương tự nhưng được
chế tạo từ vật liệu không thấm nước. Tách bùn từ môi trường hữu cơ đã xử lý được
thực hiện bằng cách cho đi qua thành xốp. Trong trường hợp này không có sự lắng
và do đó không tạo lại bùn. ở các giai đoạn đầu, bình thấm đôi khi bị tắc và có
thể làm tràn nước. Trong trường hợp đó cần thay bình sạch khác, cẩn thận khi
chuyển bùn vào bình mới. Làm sạch bình bị tắc bằng cách ngâm trong dung dịch
natri hipoclorit loãng, sau đó ngâm trong nước, rồi tráng kỹ bằng nước.
Chú thích 2 - Có thể sử dụng polyetylen xốp
(thí dụ: Vyon có cỡ lỗ tối đa là 90 àm và dày 2 mm ) để làm vật liệu chế tạo
ống đong xốp.
Để sục khí bùn trong các bình sục khí của cả
hai hệ thống cần có kỹ thuật thích hợp, thí dụ: sử dụng đá viên hình lập phương
(máy khuyếch tán đá viên) và khí nén. Không khí cần được làm sạch, nếu cần,
bằng cách cho đi qua bộ lọc thích hợp. Phải có đủ một lượng không khí đi qua hệ
thống để duy trì các điều kiện hiếu khí trong suốt quá trình thử nghiệm.
7.2 Thiết bị phân tích
Máy phân tích cacbon phòng thí nghiệm để xác định
DOC và TOC [TCVN 6634 : 2000 (ISO 8245)] hoặc thiết bị xác định COD [TCVN 6226
:1996 (ISO 8192 :1986)]. Nếu cần, thì dùng thiết bị thích hợp cho các phép phân
tích đặc biệt. Thiết bị để xác định chất rắn lơ lửng, pH, nồng độ oxi trong nước,
nhiệt độ, độ axit và độ kiềm và, nếu phép thử được thực hiện trong các điều
kiện nitrat hoá thì cần có thiết bị để xác định amoni, nitrat và nitrit.
7.3 Thiết bị lọc hoặc ly tâm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Máy ly tâm thích hợp có gia tốc 40 000 m/s2.
8 Cách tiến hành
Qui trình này được mô tả cho các loại thiết
bị dùng bùn hoạt hoá. Qui trình này cũng được điều chỉnh một chút đối với hệ
thống bình thấm.
8.1 Chuẩn bị chất cấy
Khi bắt đầu thử nghiệm, cấy bùn hoạt hoá hoặc
một chất cấy có nồng độ thấp các vi sinh vật vào hệ thống thử. Giữ chất cấy đã
được sục khí ở nhiệt độ phòng cho đến khi sử dụng và chỉ dùng trong 24 h.
Trong trường hợp đầu, lấy mẫu bùn hoạt hoá từ
bể sục khí của trạm xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, hoặc từ thiết bị
xử lý phòng thí nghiệm nơi chủ yếu nhận nước thải sinh hoạt.
Chú thích 3 - Nên sử dụng bùn hoạt hoá từ
trạm xử lý nước thải nitrat hoá nếu cần phải mô phỏng các điều kiện nitrat hoá.
Xác định nồng độ chất rắn lơ lửng (thí dụ sử
dụng TCVN 6625 : 2000 (ISO 11923)). Nếu cần, cô đặc bùn bằng cách để lắng sao
cho thể tích được đưa vào hệ thống thử là nhỏ nhất. Đảm bảo rằng nồng độ ban
đầu của chất khô ở khoảng 2,5 g/l.
Trong trường hợp thứ hai, sử dụng từ 2 mg/l
đến 10 mg/l nước thải thu được từ trạm xử lý sinh học nước thải sinh hoạt làm
chất cấy. Thu lấy càng nhiều loại vi khuẩn khác nhau càng tốt, điều này có thể
có ích cho việc bổ sung chất cấy từ các nguồn gốc khác nhau, thí dụ : nước bề
mặt. Trong trường hợp này, bùn hoạt hoá sẽ phát triển và tăng dần trong hệ
thống thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2.1 Định lượng môi trường hữu cơ
Chuẩn bị các hệ thống thử (7.1) trong phòng
có nhiệt độ kiểm soát được (xem điều 5) hoặc sử dụng thiết bị thử được bọc nước.
Chuẩn bị đủ một lượng môi trường hữu cơ cần
thiết (6.3). Đầu tiên, làm đầy bình sục khí và máy tách với môi trường hữu cơ
và bổ sung chất cấy (xem 8.1). Bắt đầu sục khí sao để giữ được bùn ở trạng thái
huyền phù và hiếu khí và bắt đầu định lượng nước thải cần xử lý.
Đưa môi trường hữu cơ từ các bình bảo quản
vào các bình sục khí (xem 7.1) của các thiết bị thử và thử trắng. Để có được
thời gian lưu nước thông thường là 6 h, thì bơm môi trường hữu cơ với tốc độ 0,5
l/h vào bình sục khí, tốt nhất là theo từng khoảng thời gian, để tăng khả năng
lắng của bùn. Đo lượng môi trường hữu cơ đã bơm vào các thiết bị.
Nếu môi trường hữu cơ được chuẩn bị quá 1
ngày, thì làm lạnh môi trường này ở 4oC hoặc phải có các phương pháp
bảo quản thích hợp khác để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và phân huỷ xảy ra ngoài
thiết bị thử (xem 6.3.2).
Nếu sử dụng nước thải tổng hợp thì có thể bổ
sung riêng rẽ dung dịch nước thải tổng hợp gốc đậm đặc (thí dụ : gấp 10 lần
nồng độ trong 6.3.1) và lượng nước máy tương ứng để thu được nồng độ DOC hoặc COD
mong muốn. Bảo quản dung dịch gốc ở 4oC trong tủ lạnh và dùng trực
tiếp.
8.2.2 Định lượng hợp chất thử
Cho các lượng thích hợp dung dịch gốc của hợp
chất thử (6.4) vào bình đựng nước thải trước xử lý hoặc bơm định lượng trực
tiếp, liên tục hoặc không liên tục bằng cách bơm riêng rẽ vào bình sục khí.
Nồng độ thử trung bình DOC thông thường trong nước thải trước xử lý nên từ 10 mg/l
đến 20 mg/l, hoặc với nồng độ cao hơn nhưng không quá 50 mg/l. Nếu độ tan trong
nước của hợp chất thử thấp hoặc nếu thấy có ảnh hưởng của chất độc thì giảm
nồng độ thử đến 5 mg/l DOC hoặc thậm chí thấp hơn, nhưng chỉ khi có sẵn phép
phân tích thích hợp và thực hiện được. Có thể bổ sung các chất thử phân tán ít
tan trong nước sử dụng các kỹ thuật định lượng đặc biệt. Về các thông tin cụ
thể xem ISO 10634.
Cho thêm hợp chất thử khi bắt đầu phép thử
hoặc chỉ sau khi hệ thống đã ổn định và việc loại DOC của môi trường hữu cơ đã
có hiệu quả (khoảng 80%). Việc quan trọng là kiểm tra tất cả các thiết bị đã
làm việc có hiệu quả chưa. Thêm trực tiếp với các lượng tăng dần tính từ khi
bắt đầu làm cho bùn hoạt hoá có thể thích nghi tốt hơn với hợp chất thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2.3 Xử lý bùn hoạt hoá
Nồng độ của bùn hoạt hoá thường được ổn định
trong suốt quá trình thử mà không phụ thuộc vào chất cấy được sử dụng, nằm
trong khoảng từ 1 g/l đến 3 g/l phụ thuộc vào chất lượng và nồng độ của môi trường
hữu cơ, các điều kiện thực hiện, bản chất của các vi sinh vật có mặt và ảnh hưởng
của hợp chất thử.
ít nhất hàng tuần, xác định chất rắn lơ lửng
trong các bình sục khí và gạn bỏ lượng bùn dư để duy trì được nồng độ từ 1 g/l
đến 3 g/l, hoặc tốt nhất là khống chế thời gian trung bình của bùn ở các giá
trị cố định trong khoảng từ 6 ngày đến 10 ngày. Thí dụ: nếu chọn 8 ngày thì mỗi
ngày gạn bỏ 1/8 thể tích bùn hoạt hoá trong bình sục khí. Thực hiện điều này hàng
ngày hoặc dùng bơm tự động không liên tục.
Chú thích 5 - Sự lắng ít hoặc thất thoát bùn
có thể xảy ra trong thiết bị xử lý bùn hoạt hoá. Điều này có thể được chỉnh lại
bằng một số hoạt động có thể được tiến hành song song trong các thiết bị thử và
kiểm tra :
- Có thể bổ sung định kỳ bùn mới hoặc chất
keo tụ (thí dụ : hàng tuần);
- Có thể bơm định lượng môi trường hữu cơ vào
bình sục khí ở từng khoảng thời gian (thí dụ : mỗi giờ từ 3 phút đến 10 phút);
- Có thể bơm bùn một cách gián đoạn từ bình
tách vào bình sục khí (thí du : cứ 2,5 h bơm 5 phút để phục hồi lại 1 l/h đến
1,5 l/h);
- Có thể thay bằng bơm nhu động và có thể sử
dụng lưu lượng bùn quay vòng xấp xỉ bằng lưu lượng nhánh vào trước xử lý;
- Có thể cho khí sục qua bùn trong bình tách
trong khoảng thời gian rất ngắn (thí dụ : mỗi giờ 10 giây);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Có thể bổ sung chất keo tụ thích hợp, thí
dụ : khoảng 2 ml dung dịch sắt (III) clorua (50 g/l FeCl3) trên mỗi bình để đảm
bảo rằng không xuất hiện phản ứng hoặc kết tủa hợp chất thử.
Trong suốt quá trình thử, hàng ngày phải loại
bỏ hết bùn bám lên thành của bình sục khí và của máy tách để khôi phục lại dạng
huyền phù. Kiểm tra và làm sạch định kỳ tất cả các ống nghiệm để tránh phát
triển màng mỏng sinh học. Nếu có yêu cầu khác biệt về thời gian của bùn phải
loại bỏ bùn khỏi bình sục khí, ít nhất là sau mỗi ngày làm việc. Bơm bùn lắng
từ bình tách vào bình sục khí, tốt nhất là dùng bơm gián đoạn.
8.2.4 Lấy mẫu và phân tích
Đo nồng độ oxi hoà tan, nhiệt độ, pH của bùn
hoạt hoá trong các bình sục khí ở các khoảng thời gian định kỳ. Đảm bảo rằng
luôn có đủ lượng oxi (> 2 mg/l) và nhiệt độ được giữ trong phạm vi mong muốn
(thường từ 20oC đến 25oC). Giữ pH ở 7,5 ± 0,5 bằng cách
thêm định lượng một lượng nhỏ bazơ hoặc axit vô cơ cho vào bình sục khí hoặc
cho vào nước thải trước xử lý, hoặc bằng cách tăng dung lượng đệm của môi trường
hữu cơ (xem 6.3.3). Tần số đo phụ thuộc vào thông số cần đo và độ ổn định của hệ
thống và có thay đổi đo hàng ngày hay hàng tuần.
Đo DOC, COD hoặc nồng độ hợp chất thử trong nước
thải trước xử lý bằng các phép phân tích đặc biệt, hoặc đánh giá các thông số
này từ nồng độ hợp chất thử của dung dịch gốc (6.4), môi trường hữu cơ (6.3) và
các lượng đã được bổ sung vào thiết bị thử.
Chú thích 6 - Để giảm tính biến động nồng độ
của nước thải trước xử lý, khuyến cáo rằng nên tính nồng độ DOC, COD hoặc của
hợp chất thử từ dung dịch gốc và không đo trực tiếp trong nước thải. Đối với
từng mẻ mới của dung dịch gốc hợp chất thử và môi trường hữu cơ, nên đo nồng độ
của chúng.
Lấy các mẫu thích hợp từ nước thải sau xử lý
thu được (thí dụ : tập hợp lại sau 24 h ) và lọc hoặc ly tâm chúng ở 40 000 m/s2
trong khoảng 15 phút. Nếu khó lọc thì nên ly tâm. Xác định DOC hoặc COD it nhất
là hai lần để đo sự phân huỷ sinh học hoàn toàn và nếu cần, đo sự phân huỷ sinh
học ban đầu bằng phép phân tích riêng đối với hợp chất thử.
Chú thích
7) Việc sử dụng COD như một thông số bổ sung
có thể nảy sinh các vấn đề phân tích ở nồng độ thấp và do đó khuyến cáo chỉ nên
sử dụng nếu nồng độ thử đủ cao (khoảng 30 mg/l).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tần số lấy mẫu phụ thuộc vào thời gian thử dự
kiến. Tần số lấy mẫu khuyến cáo là ba lần trong một tuần. Khi các thiết bị thử
đã làm việc tốt thì để yên trong khoảng từ 1 tuần đến tối đa là 6 tuần sau khi
hợp chất thử được đưa vào để việc thích nghi đạt được trạng thái ổn định. Sau
đó thu lấy ít nhất 15 chỉ số đúng trong pha tới hạn để đánh giá các kết quả
thử. Phép thử có thể được kết thúc, nếu đạt được độ loại trừ (thí dụ > 90%)
và các giá trị này là có thể sử dụng được. Thông thường, thời gian thử không vượt
quá 12 tuần sau khi bổ sung hợp chất thử.
Nếu phải nghiên cứu về bùn nitrat hoá và tác
dụng nitrat hoá của hợp chất thử, thì ít nhất là một tuần một lần phân tích các
mẫu từ nước thải sau xử lý của các thiết bị thử và thiết bị kiểm tra về amoni
và/hoặc tổng nitrit và nitrat. Sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp [ thí
dụ : ISO 11732, TCVN 6494-2 : 2000 (ISO 10304)].
Tiến hành tất cả các phép phân tích càng sớm
càng tốt, đặc biệt là các phép xác định nitơ. Nếu các phép phân tích bị hoãn lại
thì các mẫu phải được bảo quản trong các chai đầy, kín để ở nơi tối có nhiệt độ
khoảng 4oC. Nếu các mẫu cần phải để quá 48 h thì chúng phải được bảo quản bằng
cách làm đông lạnh sâu, axit hoá (thí dụ : 10 ml/l dung dịch axit sunfuric 400
g/l) hoặc bằng cách thêm một chất độc thích hợp [thí dụ : 20 ml/l dung dịch
thuỷ ngân (II) clorua 10 g/l]. Phải chắc chắn rằng kỹ thuật bảo quản này không ảnh
hưởng đến nồng độ của mẫu thử.
8.2.5 Sự kết hợp các thiết bị thử
Nếu tiến hành thử trong phương thức kết hợp
thiết bị, thì trong mỗi ngày làm việc phải thay bùn hoạt hoá với lượng tương tự
(từ 150 ml đến 1 500 ml đối với các bình sục khí chứa 3 lít chất lỏng) giữa các
bình sục khí của các thiết bị thử và thiết bị kiểm tra. Nếu hợp chất thử hấp
phụ mạnh vào bùn, thì chỉ thay lớp trên cùng của bộ phận tách. Sử dụng hệ số
hiệu chỉnh để tính kết quả thử (xem 9.1) nếu sử dụng hình thức thiết bị kết
hợp.
9 Tính toán và biểu
thị kết quả
9.1 Tính toán mức độ loại trừ
Xác định phần trăm loại trừ DOC hoặc COD của
hợp chất thử dùng công thức (1) :
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
DR là độ loại trừ DOC hoặc COD của hợp chất
thử tại thời điểm t, tính bằng phần trăm;
T là giá trị DOC hoặc COD trong nước thải trước
xử lý do hợp chất thử, tốt nhất là ước tính từ dung dịch gốc, tính bằng miligam
trên lít;
E là giá trị DOC hoặc COD đo được tại thời điểm
t trong nước thải sau xử lý của thiết bị thử, tính bằng miligam trên lít;
Eo là giá trị DOC hoặc COD đo được tại thời
điểm t trong nước thải sau xử lý của thiết bị kiểm tra, tính bằng miligam trên
lít.
Độ loại trừ DOC hoặc COD của môi trường hữu
cơ trong thiết bị kiểm tra là một thông tin tốt để đánh giá hoạt động phân huỷ
sinh học của bùn hoạt hoá trong suốt quá trình thử. Tính độ loại trừ từ công
thức (2) :
trong đó
DB là độ loại trừ DOC hoặc COD của môi trường
hữu cơ trong thiết bị kiểm tra tại thời điểm t, tính bằng phần trăm;
Tm là DOC hoặc COD của môi trường hữu cơ
trong nước thải kiểm tra đo được hoặc tính được từ dung dịch gốc, tính bằng
miligam trên lít.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó
DS là độ loại trừ của hợp chất thử tại thời
điểm t, tính bằng phần trăm;
Ts là nồng độ hợp chất thử đo được hoặc ước
tính được trong nước thải trước xử lý, tính bằng miligam trên lít;
Es là nồng độ hợp chất thử đo được tại thời
điểm t trong nước thải sau xử lý, tính bằng miligam trên lít.
Nếu sử dụng hình thức kết hợp thì bù lại việc
pha loãng hợp chất thử trong bình sục khí bằng cách trao đổi bùn dùng hệ số
hiệu chỉnh (xem phụ lục C). Nếu thời gian lưu nước trung bình là 6 h và đã trao
đổi nửa thể tích của bùn hoạt hoá, thì các giá trị loại trừ (DR) xác định được
hàng ngày phải được chỉnh lại bằng công thức (4) để thu được độ loại trừ (DRc)
của hợp chất thử như sau :
9.2 Biểu thị kết quả
Dựng đồ thị phần trăm loại trừ DR (hoặc DRc)
và DS, nếu có thể, theo thời gian (thí dụ : xem phụ lục B). Từ đường cong loại
trừ của hợp chất thử, thông tin sau đây có thể được so sánh để cho phép nhận
biết đường cong phân huỷ sinh học.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu sự loại trừ DOC cao quan sát được từ khi
mới bắt đầu thử nghiệm, thì hợp chất thử có khả năng bị loại trừ do sự hấp phụ
vào bùn hoạt hoá. Có thể chứng minh điều này bằng phép thử tĩnh với bùn hoạt
hoá (ISO 9888) hoặc bằng cách xác định hợp chất thử bị hấp phụ bằng phương pháp
phân tích riêng.
9.2.2 Pha trễ
Trong hệ thống thử tĩnh cũng như trong hệ
thống thử liên tục, nhiều hợp chất thử cần đến pha trễ, trong đó sự thích nghi
hoặc sự thích ứng và sự phát triển ban đầu của vi khuẩn phân huỷ xảy ra. Trong
pha trễ này, phần lớn không quan sát thấy sự loại trừ hợp chất thử. Điểm cuối
của pha trễ và điểm bắt đầu của pha phân huỷ đạt được khi loại bỏ được khoảng
10% hợp chất thử ban đầu đối với chất không hấp phụ. Pha trễ thường biến động
cao và có độ tái lập thấp.
9.2.3 Pha tới hạn
Pha tới hạn của đường cong loại trừ trong
phép thử liên tục được xác định là pha mà trong đó xảy ra sự phân huỷ tối đa.
Chu kỳ của pha tới hạn phải ít nhất là 3 tuần và có khoảng 15 giá trị đúng đo được.
9.2.4 Độ loại trừ trung bình của hợp chất thử
Tính giá trị trung bình từ các giá trị loại
trừ của pha tới hạn. Làm tròn tới số nguyên gần nhất (1%), đó là độ loại trừ
của hợp chất thử. Nên tính khoảng tin cậy 95% của giá trị trung bình.
9.2.5 Loại trừ môi trường hữu cơ
Dựng đồ thị phần trăm loại trừ DOC hoặc COD
của hợp chất hữu cơ trong thiết bị kiểm tra (DB) theo thời gian. Chỉ rõ độ loại
trừ theo cách tương tự đối với hợp chất thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu chất thử hấp phụ không đáng kể lên bùn hoạt
hoá và đường cong loại trừ có dạng đặc trưng của đường cong phân huỷ sinh học
với pha trễ và pha tới hạn thì qui sự loại trừ đo được của hợp chất thử cho sự
phân huỷ sinh học. Nếu xảy ra sự hấp phụ ban đầu cao, thì phép thử mô phỏng
không thể phân biệt được giữa các quá trình loại trừ sinh học và phi sinh học.
Trong trường hợp này, hoặc trong trường hợp khác nếu có sự nghi ngờ về sự phân
huỷ sinh học (thí dụ : nếu xảy ra sự loại trừ bề mặt), thì phân tích các hợp
chất thử hấp phụ hoặc tiến hành các phép thử phân huỷ sinh học bổ sung dựa trên
các thông số cho thấy rõ các quá trình sinh học, như phép thử dùng máy hô hấp
[TCVN 6827 : 2001 (ISO 9408)] hoặc phép thử để đo sự sinh khí cacbon dioxit
TCVN 6489 : 1999 (ISO 9439 : 1990). Nếu có thể thì sử dụng chất cấy đã phơi
nhiễm trước từ thử nghiệm mô phỏng.
10 Tính đúng đắn của
phép thử
Nếu độ phân huỷ của môi trường hữu cơ trong
thiết bị kiểm tra xác định được thì sẽ có thông tin về sự phân huỷ sinh học
thông thường của chất cấy. Phép thử coi là đúng, nếu độ phân huỷ DOC hoặc COD
trong các thiết bị kiểm tra là > 80 % sau 2 tuần và không thấy có sự bất thường
nào xảy ra.
Nếu phép thử được thực hiện dưới các điều
kiện nitrat hoá thì nồng độ trung bình trong nước thải sau xử lý nên là < 1
mg/l amoniac và < 2 mg/l nitrit.
11 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông
tin sau:
a) trích dẫn tiêu chuẩn này;
b) loại hệ thống thử và thời gian lưu nước
trung bình;
c) mọi thông tin cần thiết về nhận dạng hợp
chất thử; nồng độ DOC và TOC của dung dịch gốc, nồng độ thử, lý do để thử
nghiệm khoảng nồng độ nằm ngoài phạm vi từ 10 mg/l đến 20 mg/l DOC và ngày đưa
hợp chất thử vào;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) thể loại môi trường hữu cơ và chất cấy đã
sử dụng;
f) kỹ thuật phân tích đã sử dụng;
g) tất cả các số liệu đo được (DOC, COD, phép
phân tích đặc biệt, pH, nhiệt độ, nồng độ oxi, chất rắn lơ lửng);
h) tất cả các giá trị tính được của DR (hoặc
DRc), DB, DS dưới dạng bảng và đường cong loại trừ;
i) thông tin về pha trễ và pha tới hạn, thời
gian thử, độ loại trừ của hợp chất thử và môi trường hữu cơ trong thiết bị kiểm
tra, dùng thông tin thống kê và nêu khả năng phân huỷ sinh học và tính đúng đắn
của phép thử;
j) bất kỳ thay đổi nào về qui trình chuẩn và
bất kỳ tình huống nào có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Phụ
lục A
(tham khảo)
CÁC
HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A Bình bảo quản nước thải trước xử lý E
Bơm khí nén hoặc bơm đinh lượng để khôi phục bùn
B Bơm phân liều F
Bình thu nhận nước thải sau xử lý
C Bình sục khí (3 lít) G
Máy sục khí (máy khuếch tán đá)
D Bộ tách (bộ lọc thứ cấp) (1,5 lít)
Hình A.1 - Kiểu thiết
bị xử lý bùn hoạt hoá
A Bình bảo quản nước thải trước xử lý D
Bình ngoài không thấm
BBơm phân liều E
Bình thu nhận nước thải sau xử lý
C Bình sục khí bình thấm (3 lít) F
Máy sục khí (máy khuếch tán đá)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kích thước tính bằng
milimet
Vật liệu : thuỷ tinh
hoặc các tấm nhựa trong suốt chịu nước như nhựa PVC cứng
Hình A.3 - Thí dụ về
kích thước của bình sục khí và bộ tách của thiết bị xử lý bùn hoạt hoá
Phụ
lục B
(tham khảo)
THÍ
DỤ VỀ ĐƯỜNG CONG LOẠI TRỪ
Polyetylen glycol 400
Nồng độ thử : 20 mg/l DOC
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ
lục C
(tham khảo)
KẾT
HỢP CÁC THIẾT BỊ THỬ
Sự trao đổi bùn có thể cho độ phân huỷ cao
không chính xác do một số chất bị chuyển sang. Do đó, phải sử dụng hệ số hiệu
chỉnh mà các hệ số này phụ thuộc vào tỷ lệ trao đổi và thời gian lưu nước trung
bình. Các chi tiết để tính có thể được tìm thấy trong [1] của phụ lục D.
Tính độ loại trừ DOC hoặc COD đã hiệu chỉnh
sử dụng công thức chung :
trong đó
DRc là độ loại trừ DOC hoặc COD đã
hiệu chỉnh của hợp chất thử tại thời điểm t, được biểu thị bằng phần trăm;
DR là độ loại trừ DOC hoặc COD xác định được,
biểu thị bằng phần trăm;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
t là thời gian lưu nước trung bình, tính bằng
giờ.
Thí dụ: Nếu như nửa thể tích của bình sục khí
được trao đổi (a = 0,5) và thời gian lưu nước trung bình là 6 h, thì công thức
hiệu chỉnh là :
Phụ
lục D
(Tham khảo)
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
[1] FISCHER, W.K., GERIKE, P. và HOLTMANN, W.
Xác định độ phân huỷ sinh học theo các phép phân tích không đặc trưng (Nhu cầu
oxi hoá học, cacbon hữu cơ hoà tan) trong các thiết bị liên kết của phép thử
xác nhận OECD. The Test-Water Res. 9 (1975), pp. 1131-1135.