NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 397/NHNN-TCKT
V/v
hướng dẫn tính và hạch toán lãi dự thu, dự chi của QTDCS
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 01 năm 2009
|
Kính gửi:
|
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
|
Để đảm bảo việc tính
và hạch toán lãi dự thu, dự chi đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDCS) phù
hợp với quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam hướng dẫn các QTDCS
tính và hạch toán lãi dự thu, dự chi như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
- QTDCS áp dụng
phương pháp tính lãi theo quy định tại Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001
của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định phương pháp tính và hạch toán thu,
trả lãi của NHNN và các tổ chức tín dụng.
- Việc tính và hạch
toán lãi phải thu (dự thu), lãi phải trả (dự chi) được thực hiện
theo Chế độ tài chính đối với QTDCS. Cụ thể:
(i) QTDCS hạch toán
số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ xác định
là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời gian và không phải trích dự phòng
cụ thể theo quy định.
(ii) Đối với số lãi
phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng
không trả được đúng hạn, QTDCS hạch toán vào TK 809 “Chi phí khác” (mở tài khoản
chi tiết: Chi phí về lãi đã hạch toán dự thu nhưng không chắc chắn thu được)
và theo dõi ngoại bảng trên TK 941 “Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt
Nam” để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào TK 702 “Thu lãi cho vay”.
(iii) Đối với số lãi
phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại (nhóm 2, 3, 4, 5) không
hạch toán dự thu lãi, đối ứng với thu nhập, QTDCS theo dõi ngoại bảng để đôn
đốc thu (hạch toán vào TK 941 “Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam”),
khi thu được thì hạch toán vào TK 702 “Thu lãi cho vay”.
- QTDCS phải quy định
cụ thể về ngày tính lãi dự thu/ lãi dự chi hàng tháng (từ ngày 25 đến ngày
31) hoặc hàng Quý (từ ngày 25 đến ngày 31 của tháng cuối Quý); phương
pháp hạch toán lãi dự thu khi chuyển nhóm nợ: hạch toán theo từng bút toán hoặc
theo định kỳ tính lãi dự thu và phải đảm bảo tính nhất quán về phương pháp lựa
chọn trong năm tài chính.
- Việc hạch toán lãi
dự chi trên tài khoản Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam được thực
hiện đối với các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (đối với các tài khoản tiền
gửi không kỳ hạn thì lãi phải trả hàng tháng được nhập vào gốc).
II. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
1. Kế toán lãi
dự thu
1.1. Định kỳ hàng
tháng/ Quý, vào ngày tính lãi dự thu, Kế toán QTDCS lập Bảng kê tính lãi phải
thu nội bảng (đối với nhóm nợ đủ tiêu chuẩn) và Bảng kê
tính lãi phải thu ngoại bảng (đối với các nhóm nợ 2, 3, 4 và 5). Sau khi
Giám đốc QTDCS hoặc người được ủy quyền kiểm tra tính chính xác và ký vào từng Bảng
kê, Kế toán thực hiện:
(i) Căn cứ vào vào số
liệu cột “Lãi phải thu kỳ này” của Bảng kê tính lãi phải thu nội bảng (Phụ
lục 01) theo từng món tiền vay (Hợp đồng tín dụng) của nhóm nợ đủ tiêu
chuẩn, hạch toán:
Nợ TK 3941- Lãi phải thu từ cho vay bằng
đồng Việt Nam
Có TK 702- Thu lãi cho vay
|
Số lãi dự thu của
tháng
|
(ii) Căn cứ vào số
liệu cột “Lãi phải thu kỳ này” của Bảng kê tính lãi phải thu ngoại bảng (Phụ
lục 02), hạch toán số lãi phải thu của khách hàng:
Nợ TK 941- Lãi cho
vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
(iii) Đối chiếu số liệu
cột “Lãi phải thu lũy kế” trên các Bảng kê: Bảng kê tính lãi phải thu nội bảng (Phụ
lục 01) với số dư Nợ trên TK 3941 “Lãi
phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam” và Bảng kê tính lãi phải thu ngoại bảng
(Phụ lục 02) với số dư Nợ trên TK 941 “Lãi cho vay chưa thu được
bằng đồng Việt Nam” đảm bảo khớp đúng, chính xác.
1.2. Khi
thu lãi của khách hàng, căn cứ vào chứng từ thu tiền, Kế toán tất toán số lãi
đã hạch toán dự thu:
Nợ TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gửi,…
)
|
Tổng số tiền lãi
khách hàng thanh toán
|
Có TK 3941- Lãi
phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam
|
Số lãi đã hạch toán
dự thu
|
Và/ Hoặc Có TK 702-
Thu lãi cho vay
|
Tổng số lãi trừ (-)
số lãi đã hạch toán dự thu
|
Đồng thời hạch toán Có
TK 941- Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam (nếu có).
1.3. Kế toán nợ lãi khi
chuyển nhóm nợ
Căn cứ vào thời gian
quá hạn và/ hoặc kết quả phân loại nợ theo các tiêu chí phân loại nợ theo quy
định hiện hành, Kế toán QTDCS thực hiện chuyển toàn bộ số dư nợ sang nhóm nợ
thích hợp.
Hạch toán lãi (dự thu)
khi chuyển nhóm nợ:
- Khi chuyển từ nhóm
nợ “đủ tiêu chuẩn” sang các nhóm nợ thích hợp khác:
Đối với số lãi đã
tính dự thu nhưng chưa thu được, Kế toán ghi giảm lãi phải thu:
Nợ TK 809- Chi phí khác
|
|
(Chi tiết: Chi phí về lãi đã hạch toán
dự thu nhưng không chắc chắn thu được)
|
Số lãi đã hạch toán
dự thu nhưng không chắc chắn thu được
|
Có
TK 3941- Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam
Đồng thời hạch toán
ngoại bảng số lãi này để theo dõi và đôn đốc thu hồi:
Nợ TK 941- Lãi cho
vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
- Khi chuyển từ các
nhóm nợ thích hợp khác về nhóm nợ “đủ tiêu chuẩn”:
Kế toán thực hiện
xuất toán số lãi chưa thu đã hạch toán nợ ngoại bảng (nếu có):
Có TK 941- Lãi cho
vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
Đồng thời, hạch toán
lãi dự thu (nếu có):
Nợ TK 3941- Lãi phải
thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam
Có TK 702- Thu lãi
cho vay
2. Kế toán lãi dự chi
2.1. Định kỳ hàng
tháng/ Quý, vào ngày tính lãi dự chi, Kế toán thực hiện các công việc như sau:
(i) Lập Bảng kê tính
lãi phải trả (Phụ lục 03). Sau khi Giám đốc QTDCS hoặc người được ủy
quyền kiểm tra tính chính xác và ký vào Bảng kê, căn cứ vào số liệu cột “Lãi
phải trả kỳ này”, Kế toán hạch toán:
Nợ TK 801- Trả lãi
tiền gửi
Có TK 4911- Lãi
phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Và/ Hoặc Có TK 4913- Lãi phải trả cho tiền
gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
|
Số tiền lãi phải trả
của tháng
|
(ii) Đối chiếu số
liệu cột “Lãi phải trả lũy kế” trên Bảng kê tính lãi phải trả (Phụ lục 03)
đảm bảo khớp đúng, chính xác với số dư các tài khoản 4911 “Lãi phải trả cho tiền
gửi bằng đồng Việt Nam” và/ hoặc TK 4913 “Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm
bằng đồng Việt Nam”.
2.2. Trả lãi tiền gửi
có kỳ hạn:
a) Định kỳ hoặc vào
ngày đến hạn, khi trả lãi cho khách hàng, Kế toán tính toán số lãi phải trả,
tất toán số lãi đã hạch toán dự trả:
Nợ TK 4911- Lãi
phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Và/ Hoặc Nợ TK 4913- Lãi phải trả cho tiền
gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam
|
Số lãi đã hạch toán
dự trả
|
Nợ TK 801- Trả lãi
tiền gửi
|
Tổng số tiền lãi (-)
Số lãi đã hạch toán dự trả
|
Có TK Thích hợp (tiền
mặt, tiền gửi,… )
|
Tổng số tiền lãi
thanh toán cho khách hàng
|
b) Trường hợp khách
hàng rút tiền gửi trước hạn, căn cứ vào quy định của QTDCS về việc rút tiền gửi
trước hạn, Kế toán tính toán số gốc, lãi phải trả cho khách hàng theo quy định
của QTDCS (nếu có), tất toán số tiền lãi dự trả có liên quan đã hạch
toán vào TK 4911 “Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam” và/ hoặc TK 4913
“Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam” và hạch toán giảm chi
phí trả lãi (TK 801 “Trả lãi tiền gửi”): số chênh lệch về chi phí trả lãi giữa
hai mức lãi suất khác nhau (nếu có).
Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về NHNN (Vụ Tài chính- Kế
toán) để biết và xử lý kịp thời.
Nơi nhận:
-
NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố;
(sao gửi và chỉ đạo các QTDCS trên địa bàn thực hiện)
- Vụ các TCTD hợp tác; (để phối hợp)
- Thanh tra NHNN; (để phối hợp)
- Lưu VP, TCKT2 (4).
|
TL/THỐNG ĐỐC
KT/VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Thị
Thanh Hương
|
PHỤ LỤC 01
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:
…………………………………
BẢNG KÊ TÍNH LÃI PHẢI
THU NỘI BẢNG
Tháng … năm…
STT
|
Số Hợp đồng tín
dụng
|
Ngày nhận tiền vay
|
Ngày đến hạn
|
Thời hạn cho vay
|
Tính lãi
|
Số ngày tính lãi
|
Lãi suất
|
Số tiền cho vay
|
Lãi phải thu kỳ này
|
Lãi phải thu lũy kể
(*)
|
Từ ngày
|
Đến ngày
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
(*) Lưu ý: Lãi phải thu lũy kế
bằng (=) số dư trên TK 3941 “Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam”.
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
|
Kiểm soát
(Ký, họ tên)
|
..….., ngày ….
tháng …. năm…
Giám đốc QTDCS
hoặc Người
được ủy quyền
(Ký, họ tên, đóng
dấu)
|
PHỤ LỤC 02
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở:
…………………………………
BẢNG KÊ TÍNH LÃI PHẢI
THU NGOẠI BẢNG
Tháng … năm…
STT
|
Số Hợp đồng tín
dụng
|
Ngày nhận tiền vay
|
Ngày đến hạn
|
Thời hạn cho vay
|
Lãi suất
|
Số tiền vay
|
Lãi phải thu kỳ này
|
Lãi phải thu lũy kế
(*)
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Lưu ý: - Lãi phải thu lũy kế
bằng (=) số dư trên TK 941 “Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam”.
-
QTDCS phải mở tài khoản chi tiết của TK 809 “Chi phí khác” để theo dõi chi phí
về lãi đã hạch toán dự thu nhưng không chắc chắn thu được. Theo đó, khi tính
toán lãi suất đầu ra bình quân, QTDCS phải lấy dư Có TK 702 “Thu lãi cho vay”
trừ (-) Dư Nợ TK 809 “Chi phí khác” (phần chi phí về lãi đã hạch toán dự thu
nhưng không chắc chắn thu được).
Người lập
bảng
(Ký, họ
tên)
|
Kiểm soát
(Ký, họ
tên)
|
..….., ngày
…. tháng …. năm…
Giám đốc
QTDCS
hoặc
Người được ủy quyền
(Ký, họ
tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 03
Quỹ tín dụng nhân dân
cơ sở:
…………………………………
BẢNG KÊ TÍNH
LÃI PHẢI TRẢ
Tháng … năm…
STT
|
Số Sổ tiết kiệm
|
Ngày gửi
|
Ngày đến hạn
|
Kỳ hạn gửi
|
Tính lãi
|
Số ngày tính lãi
|
Lãi suất
|
Số tiền gốc
|
Lãi phải trả kỳ này
|
Lãi phải trả lũy kế
(*)
|
Từ ngày
|
Đến ngày
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
(*) Lưu ý: Lãi phải trả lũy kế
bằng (=) số dư trên TK 4911 “Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam” và/
hoặc TK 4913 “Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam”.
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
|
Kiểm soát
(Ký, họ tên)
|
..….., ngày ….
tháng …. năm…
Giám đốc QTDCS
hoặc Người
được ủy quyền
(Ký, họ tên, đóng
dấu)
|