Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 29/2015/TB-LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa thống nhất Tan-za-ni-a Người ký: Đinh La Thăng, Bernard K.Mambe
Ngày ban hành: 27/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2015/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2015

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo;

Hiệp định vận tải biển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-da-ni-a, ký tại Hà Nội ngày 27 tháng 10 năm 2014, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2015.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Phòng Công báo, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Giao thông Vận tải
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Ngoại giao: TACP;
- Lưu: LPQT (2).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Đức Hạnh

HIỆP ĐỊNH

VẬN TẢI BIỂN

GIỮA

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA THỐNG NHẤT TAN-DA-NI-A

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-da-ni-a, sau đây được gọi là “Các Bên”,

Với mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Các định nghĩa

Trong Hiệp định này:

1. Thuật ngữ “Tàu của mỗi bên” được hiểu là:

(a) Bất kỳ tàu thương mại nào được đăng ký mang cờ quốc tịch của một Bên phù hợp với pháp luật và quy định của Bên đó và được sử dụng cho hoạt động vận tải biển thương mại hoặc là tàu huấn luyện hàng hải thương mại.

(b) Bất kỳ tàu thương mại nào được đăng ký mang cờ quốc tịch của một nước thứ ba và được một công ty vận tải biển của một trong các Bên khai thác hoặc thuê, bao gồm các tàu mà công ty đó sở hữu, khai thác hoặc thuê.

Thuật ngữ “Tàu của mỗi Bên” không bao gồm các tàu sau:

(i) Tàu chiến (như được định nghĩa tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982);

(ii) Tàu tham gia nghiên cứu khí tượng học, thủy văn học, hải dương học;

(iiii) Tàu cá;

(iv) Tàu phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi giải trí;

(v) Tàu công vụ và tàu được sử dụng với các mục đích phi thương mại.

2. Thuật ngữ “thuyền viên” được hiểu là thuyền viên hoặc bất kỳ người nào được tuyển dụng làm việc trên tàu của một Bên và những người này có tên trong danh sách thuyền viên của tàu đó.

3. Thuật ngữ “hành khách” được hiểu là những người được vận chuyển trên tàu của một Bên trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển và những người này có tên trong danh sách hành khách của tàu đó.

4. Thuật ngữ “cảng của một Bên” được hiểu là bất kỳ cảng biển thuộc lãnh thổ của một Bên và được Bên đó công bố là cảng sử dụng cho vận tải biển quốc tế.

5. Thuật ngữ “công ty vận tải biển” được hiểu là bất kỳ doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật của một Bên và tham gia hoạt động kinh doanh vận tải biển quốc tế.

6. Thuật ngữ “tàu huấn luyện hàng hải thương mại” được hiểu là bất kỳ tàu nào sử dụng chỉ nhằm mục đích huấn luyện và đào tạo thuyền viên.

7. Thuật ngữ “cơ quan có thẩm quyền” được hiểu là:

(a) Đối với Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Giao thông vận tải hoặc cơ quan khác được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền.

(b) Đối với Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-da-ni-a: Bộ phụ trách Vận tải biển hoặc cơ quan khác được Chính phủ nước Cộng hòa Thống nhất Tan-da-ni-a ủy quyền.

8. Thuật ngữ “dịch vụ đại lý hàng hóa” được hiểu là việc gom và thuê vận chuyển hàng; xác định, thu và chuyển trả tiền cước vận chuyển và các khoản chi phí khác phát sinh từ các hợp đồng dịch vụ hoặc theo bảng giá cước; việc đàm phán và tham gia các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận tải đa phương thức và hợp đồng vận chuyển bao; niêm yết và thông báo bảng giá cước, thu xếp các dịch vụ vận chuyển có sử dụng vận đơn thương mại hoặc chứng từ vận tải đa phương thức; trực tiếp tiếp thị và chào bán dịch vụ vận chuyển đường biển và các dịch vụ có liên quan với khách hàng.

9. Thuật ngữ “lập chứng từ hàng hóa” được hiểu là việc chuẩn bị chứng từ vận chuyển, tờ khai hàng hóa, chứng từ hải quan và các tài liệu khác có liên quan đến xuất xứ, đích đến và đặc điểm của hàng hóa vận chuyển, ký và phát hành vận đơn, bao gồm cả vận đơn suốt, được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động vận chuyển bằng đường biển quốc tế.

10. Thuật ngữ “giao nhận đường biển” được hiểu là việc tập hợp, thu gom và gửi hàng qua người vận chuyển đường biển và thay mặt người gửi hàng đặt chỗ hoặc thu xếp khoang cho các lô hàng đó và xử lý chứng từ có liên quan đến việc gửi các lô hàng đó.

Điều 2

Quyền của tàu biển mỗi Bên

1. Tàu của mỗi Bên có quyền vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các cảng của các Bên mở ra cho hoạt động thương mại quốc tế và từ các cảng này đến các cảng của nước thứ ba. Tuy vậy, Hiệp định này không cho phép các tàu của một Bên có quyền nhận lên tàu hành khách hoặc hàng hóa trên lãnh thổ của Bên kia để vận chuyển đến một điểm khác thuộc lãnh thổ của Bên đó (vận tải nội địa).

2. Tàu của mỗi Bên có quyền đến cảng của Bên kia với điều kiện phải tuân theo các quy định về việc thông báo trước khi tàu đến cảng cho các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó phù hợp với luật pháp của nước nơi tàu đến. Tuy vậy, về việc tàu đến cảng, Hiệp định này không hạn chế các Bên áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn hoặc các lợi ích về môi trường của mình.

3. Tàu của mỗi Bên được đối xử thuận lợi bằng với tàu thương mại của Bên kia và bằng với tàu thương mại của bất kỳ nước nào khác trong việc sử dụng trang thiết bị cảng trên lãnh thổ của Bên kia, bao gồm cầu cảng, bến cảng, trang thiết bị phục vụ tàu và bốc dỡ hàng, nhà kho, thanh toán cảng phí.

Điều 3

Các cơ hội thương mại

1. Công ty vận tải biển của mỗi Bên có quyền đầu tư đến 51% vốn đăng ký của liên doanh được thành lập với các đối tác của Bên kia trên lãnh thổ của Bên đó để tham gia vào vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

2. Các liên doanh đã nói tại khoản 1 của Điều này sẽ được phép giao kết hợp đồng hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế chở trên tàu của các liên doanh đó phù hợp với luật pháp của mỗi Bên.

Điều 4

Chuyển tiền

1. Công ty vận tải biển của mỗi Bên được tự do cung cấp các dịch vụ nêu tại Điều 3 của Hiệp định này trên lãnh thổ của Bên kia để được trả bằng đồng tiền bản địa của Bên đó hoặc bằng các loại tiền tự do chuyển đổi theo mức độ mà các luật và quy định của nước sở tại cho phép, với điều kiện là các luật và quy định đó được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.

2. Công ty vận tải biển của mỗi Bên, khi có yêu cầu, được quyền chuyển đổi và chuyển về nước những khoản thu được tại địa phương sau khi đã trừ khi đi các khoản phải chi tại địa phương. Việc chuyển đổi và chuyển tiền sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và phù hợp với luật pháp của mỗi Bên.

Điều 5

Tài liệu của tàu

1. Trong phạm vi luật và quy định của mỗi bên, mỗi Bên sẽ công nhận các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu đã được Bên kia cấp hoặc công nhận trên cơ sở luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan mà bên đó là thành viên.

2. Số đo dung tích ghi trên Giấy chứng nhận Dung tích quốc tế của tàu được cấp phù hợp với Công ước quốc tế về đo dung tích tàu 1969, đã được sửa đổi là cơ sở để tính các loại phí, lệ phí thu theo dung tích tàu và không phải đo lại. Tuy vậy, trong trường hợp một Bên có cơ sở rõ ràng để nghi ngờ về sự chính xác của Giấy chứng nhận Dung tích quốc tế của tàu biển thì Bên đó sẽ thông báo cho quốc gia mà tàu mang cờ quốc tịch.

Điều 6

Chứng chỉ chuyên môn và giấy tờ tùy thân của thuyền viên

1. Mỗi Bên sẽ công nhận các chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên do cơ quan có thẩm quyền của Bên kia cấp theo quy định tại Quy tắc I/10 của Công ước quốc tế về các Tiêu chuẩn Đào tạo, Cấp chứng chỉ và Trực ca cho Thuyền viên (STCW 1978, sửa đổi Manila).

2. Mỗi Bên sẽ công nhận các giấy tờ tùy thân của thuyền viên do cơ quan có thẩm quyền của Bên kia cấp. Các giấy tờ này bao gồm:

a) Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hộ chiếu thuyền viên, sổ thuyền viên và/hoặc hộ chiếu; và

b) Đối với nước Cộng hòa Thống nhất Tan-da-ni-a: sổ thuyền viên và/hoặc hộ chiếu.

Với điều kiện là các Bên phải trao đổi mẫu các giấy tờ được đề cập tại tiểu mục này.

Điều 7

Xuất nhập cảnh và hải quan

1. Các luật và quy định của một Bên liên quan đến việc đến cảng, rời cảng, thủ tục, an ninh tàu biển, xuất nhập cảnh, hộ chiếu, hải quan, kiểm dịch và các quy định về thư tín, bưu phẩm sẽ được áp dụng đối với tàu, hành khách, thuyền viên và hàng hóa trên tàu của Bên kia khi tàu đó đến, đậu lại hoặc rời lãnh thổ của Bên thứ nhất.

2. Thuyền viên của mỗi Bên có thể nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ của Bên kia để lên tàu, hồi hương hoặc vì những lý do khác được cơ quan chức năng của Bên kia chấp thuận, phù hợp với các quy định tại khoản 1 và phù hợp với luật và quy định hiện hành của Bên đó.

3. Thuyền viên làm việc trên tàu của một Bên khi cần được điều trị y tế khẩn cấp có thể vào và lưu lại trên lãnh thổ của Bên kia trong thời hạn được Bên kia cho phép để điều trị y tế ngay với điều kiện việc vào và lưu lại như vậy phù hợp với luật và quy định của Bên đó.

4. Mỗi Bên có quyền từ chối không cho nhập cảnh vào lãnh thổ của mình thuyền viên hoặc hành khách trên tàu của Bên kia phù hợp với luật và quy định hiện hành của Bên đó.

Điều 8

Trợ giúp tàu gặp nạn

1. Nếu tàu của một Bên rõ ràng có thể gặp nguy hiểm hoặc các tình huống nguy hiểm, tai nạn hoặc hành vi bạo lực chống lại tàu trong nội thủy, lãnh thổ của Bên kia, thì Bên đó, nếu thực tế cho phép, tạo thuận lợi hoặc trợ giúp thuyền trưởng, thuyền viên, hành khách cũng như tàu và hàng. Đồng thời, Bên đó phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước mà tàu mang cờ quốc tịch.

2. Trong trường hợp tai nạn xảy ra tại vùng lãnh thổ hoặc nội thủy của một Bên, thì Bên đó phải thực hiện các biện pháp phù hợp, bao gồm cả các biện pháp được quy định tại các văn kiện của Tổ chức Hàng hải Quốc tế để điều tra tai nạn. Các Bên đồng ý sẽ hợp tác trong quá trình điều tra tai nạn phù hợp với pháp luật có liên quan của mỗi Bên. Bên đó sẽ nhanh chóng thông báo Bên kia kết quả của việc điều tra.

3. Tất cả các hàng hóa và tài sản được dỡ hoặc cứu được từ tàu bị nạn sẽ không phải nộp các loại thuế và phí hải quan, trừ các loại phí và chi phí sử dụng tại cảng nếu có, với điều kiện số hàng hóa và tài sản đó không được giải phóng để sử dụng hoặc tiêu thụ trên lãnh thổ của Bên đó. Chủ tàu phải trả các chi phí lưu kho phù hợp với các quy định hiện hành của Bên này với điều kiện các phí đó phải đúng đắn, hợp lý và không có sự phân biệt đối xử.

Điều 9

Bảo vệ Môi trường Hàng hải

1. Tàu biển từ các quốc gia của các Bên phải tuân thủ luật pháp và quy định quốc gia và các công ước quốc tế có liên quan có hiệu lực trong quốc gia của các Bên liên quan đến việc bảo vệ môi trường hàng hải.

2. Trong trường hợp xảy ra ô nhiễm do việc vi phạm các quy định tại Điều khoản này, tàu vi phạm phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật quốc gia và công ước quốc tế có liên quan đến bản chất của việc ô nhiễm.

Điều 10

Tham vấn

1. Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các quy định của Hiệp định này, các Bên sẽ thành lập một Ủy ban hỗn hợp với thành phần là đại diện các cơ quan có liên quan của mỗi Bên.

2. Ủy ban hỗn hợp sẽ xem xét các vấn đề mà các Bên cùng quan tâm liên quan đến việc giải thích về thực hiện Hiệp định này và những vấn đề vận tải biển khác như là trao đổi thông tin giữa các Cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan đến hoạt động của các công ty vận tải biển và tàu biển của các Bên tham gia vận tải biển giữa hai quốc gia, đặc biệt trong việc bắt giữ tàu.

Trong trường hợp Ủy ban hỗn hợp không thể đồng thuận liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này thì các Bên sẽ giải quyết bằng đàm phán thông qua con đường ngoại giao.

3. Ủy ban hỗn hợp sẽ nhóm họp tại địa điểm và thời gian do các Bên thỏa thuận trên cơ sở đề nghị của một trong các Bên.

4. Bên nhận được đề nghị tham vấn của Bên kia sẽ trả lời cho Bên đó trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.

Điều 11

Hợp tác

Trong phạm vi kinh phí cho phép, các Bên sẽ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực phát triển cảng biển và vận tải biển, đặc biệt là vận chuyển hành khách và hàng hóa và đào tạo, huấn luyện thuyền viên.

Điều 12

Hiệu lực thi hành, sửa đổi và chấm dứt

1. Hiệp định sau khi ký sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày các Bên trao đổi công hàm ngoại giao, khẳng định đã hoàn tất các thủ tục nội bộ theo quy định để Hiệp định có hiệu lực.

2. Hiệp định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn năm năm và mặc nhiên được gia hạn trong từng khoảng thời gian một năm liên tiếp.

3. Hiệp định này có thể được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của các Bên.

4. Hiệp định này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào sau sáu tháng kể từ ngày một Bên thông báo qua đường ngoại giao cho Bên kia ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này trừ khi các Bên có thống nhất khác. Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến các chương trình hoặc hoạt động cụ thể đang được thực hiện phù hợp với những nội dung quy định tại Hiệp định này.

ĐỂ LÀM BẰNG, những người có tên dưới đây được sự ủy quyền hợp thức của Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.

LÀM tại Hà Nội, ngày 27/10/2014, thành hai bản gốc, bằng tiếng Việt và tiếng Anh; tất cả các văn bản có giá trị pháp lý ngang nhau, trong trường hợp có sự giải thích khác nhau thì văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên sử dụng.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM





Đinh La Thăng
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA THỐNG NHẤT
TAN-DA-NI-A




Bernard K.Mambe
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế

AGREEMENT

ON

MARITIME TRANSPORT

BETWEEN

THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

AND

THE GOVERNMENT OF THE UNITED REPUBLIC OF TANZANIA

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the United Republic of Tanzania, hereinafter referred to as the “Parties”,

Desiring to strengthen and to extend cooperation in the field of maritime transport on the basis of the principles of equal access and mutual benefit,

Have agreed as follows:

Article 1

Definitions

For the purposes of this Agreement:

1. The term “vessel of a Party” means:

(a) Any merchant vessel registered to fly national flag of either Party in accordance with its laws and regulations and used for either commercial shipping or a merchant marine training vessel.

(b) Any merchant vessel registered fly national flag of a third country that is operated or chartered by a shipping company of either Party, including vessels owned, operated or chartered by such shipping company.

The term “vessel of a Party” shall not include the following vessels:

(i) Warships (as defined in the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea);

(ii) Vessels engaged in meteorological, hydrographic, oceanographic field research;

(iii) Fishing vessels;

(iv) Recreational vessels;

(v) Public vessels and any vessels used for non-commercial purposes.

2. The term “crew member” means seafarers, or any persons employed for duties on board a vessel of either Party and whose name is included on the crew list of such vessel.

3. The term “passenger” means a person carried by a vessel of either Party under a contract of carriage and whose name is included in the passenger list of such vessel.

4. The term “port of a Party” means any seaport in the territory of a Party that is declared open to international shipping by that Party.

5. The term “shipping company” means any enterprise that is established and operated under the laws of a Party, and that engages in international maritime transport.

6. The term “merchant marine training vessel” means any vessel for the purpose of training and education of seafarers.

7. The term “competent authorities” means:

(a) For the Government of the Socialist Republic of Viet Nam: the Ministry of Transport or such other body as the Government of the Socialist Republic of Viet Nam may designate.

(b) For the Government of the United Republic of Tanzania: the Ministry in charge of Maritime Transport or such other body as the Government of the United Republic of Tanzania may designate.

8. The term “cargo agency services” means the solicitation and booking of cargo; assessment, collection, and remittance of freight and other charges arising out of service contracts, multimodal transportation agreements and contracts of affreightment; quoting and publishing tariffs; arranging transport services using commercial bills of lading or combined transport documents; direct marketing and sales of maritime transport and related services with customers.

9. The term “cargo documentation” means the preparation of transport documents, including cargo manifests, customs documents, or other documents related to the origin, destination and character of the goods transported; signing and issuing bills of lading, including through bills of lading, that are generally accepted in international maritime transport.

10. The term “ocean freight forwarding” means the assembling, collecting, consolidation and dispatch of shipments via an ocean carrier and booking or otherwise arranging space for those shipments on behalf of shippers and processing the documentation for performing related activities to those shipments.

Provided that the Parties shall exchange the specimen of the documents mentioned in this sub article.

Article 7

Immigration and Customs

1. The laws and regulations of a Party relating to entry, exit, clearance, vessel security, immigration, passports, customs, quarantine, and, in the case of mail, postal regulations shall apply to vessels of the other Party, and to passengers, crew, or cargo on board such vessels entering, within or leaving the territory of either Party.

2. Members of the crew of vessels of either Party may enter and exit the territory or travel through the territory of the other Party to join vessels, repatriate or for any other reason acceptable to the appropriate authorities of the other Party, subject to the provisions of paragraph 1 and in, compliance with the applicable laws and regulations of the said other Party.

3. Members of the crew of vessels of either Party in need of immediate medical care may enter and remain in the territory of the other Party for the period of time acceptable to the proper authorities of the other Party for immediate medical treatment provided such entry and sojourn are otherwise in compliance with the applicable laws and regulations of that Party.

4. Either Party may deny entry into its territory to a crew member of a vessel of the other Party and to a passenger on board such vessels in accordance with the applicable laws and regulations of that Party.

Article 8

Assistance to Vessels in Distress

1. If a vessel of a Party is involved in an apparent distress situation, accident, or act of violence against it in the internal waters or territorial sea of the other Party, such other Party shall, if practical, facilitate or provide assistance to the master, crew members, passengers, vessel and cargo. Such other Party shall also promptly notify the diplomatic representative or consular representative of the State whose flag the vessel is flying.

2. The Party in whose territorial sea or internal waters the accident has taken place shall take the appropriate steps, including as specified in applicable International Maritime Organization instruments, to conduct an investigation of the accident. The Parties agree to cooperate in the conduct of the investigation and to allow representatives of either Party to participate in the investigation in accordance with its relevant national laws. That Party shall promptly inform the other Party of the results of an investigation.

3. All cargo and other property unloaded or saved from a vessel in distress shall be exempted from all customs duties and taxes, except port usage fees and charges as applicable, provided that such cargo and property are not released for consumption or use in the territory of the other Party. The shipowner shall pay storage costs incurred in accordance with the applicable regulations of the Party, provided that all such charges shall be just, reasonable, and non-discriminatory.

Article 9

Maritime Environmental Protection

1. Vessels from the countries of the Parties are subject to the national domestic laws and regulations concerned and relevant international conventions in force in the countries of the Parties pertaining to maritime environmental protection.

2. In the event of any pollution resulting from a breach of the provisions of this Article, the vessel in default shall be liable under the national laws and regulations concerned that relevant international conventions applicable to the nature of the pollution.

Article 10

Consultations

1. To facilitate the implementation of this Agreement, a joint committee comprising representatives of the relevant authorities shall be established by the Parties.

2. The Joint Committee shall consider matters of common concern with respect to the interpretation and implementation of this Agreement and other maritime transportation issues such as exchanges of information between the competent authorities and those related to activities of shipping companies and vessels of the Parties involved in maritime transport between the two countries, especially in arresting of a ship.

If the Joint Committee cannot reach any agreement relating to interpretation or application of this Agreement, this disagreement shall be settled through diplomatic channels.

3. At the request of either Party, the Joint Committee shall hold consultations on a date and at a venue agreed by the Parties.

4. A Party shall respond to a request for consultations from the other Party within 15 days from the date of receipt of the request.

Article 11

Cooperation

The Parties shall, subject to available funds, cooperate closely in the field of port and maritime transport development, in particular cargo and passenger trades and training of seafarers.

Article 12

Entry into Force, Amendment and Termination

1. The signed Agreement shall enter into force 30 days after exchange of diplomatic notes confirming completion by the Parties of the internal procedures required for its entry into force.

2. This Agreement shall remain in force for five years and shall be renewed automatically for successive one year periods.

3. This Agreement may by amended by agreement of the Parties.

4. This Agreement may be terminated at any time by either Party upon six months’ written notice, through diplomatic channels, to the other Party unless there is other agreement between the two Parties. Termination of this Agreement shall not affect specific programs or activities being done in accordance with the content stipulated in this Agreement.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective Governments, have signed this Agreement.

DONE at ……………, on…………………., in duplicate in the Vietnamese and English languages; all texts being equally authentic, in case of divergences, the English text shall prevail.

FOR THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM




Dinh La Thang
Minister of Transportation

FOR THE GOVERNMENT OF THE UNITED REPUBLIC OF TANZANIA




Bernard K.Mambe
Minister of Foreign Affairs and International Cooperation

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo hiệu lực của Hiệp định vận tải biển giữa Việt Nam và Tan-da-ni-a

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.152

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.66.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!